Lý thuyết tính chất kết hợp của phép nhân


a) Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức:

a) Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức:

$(2 \times 3) \times 4$ và $2 \times (3 \times 4)$

Ta có:              $(2 \times 3) \times 4 = 6 \times 4 = 24$

                        $2 \times (3 \times 4) = 2 \times 12 = 24$

Vậy:                $(2 \times 3) \times 4 = 2 \times (3 \times 4)$

b) So sánh giá trị của hai biểu thức $(a \times b) \times c$ và $a \times (b \times c)$ trong bảng sau:

Ta thấy giá trị của $(a \times b) \times c$ và của $a \times (b \times c)$ luôn bằng nhau, ta viết:

\((a\, \times b) \times c = a \times (b\, \times c)\)

Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.

Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng $a \times b \times c$ như sau:

                        \(a\, \times b\, \times c = (a\, \times b) \times c = a \times (b\, \times c)\)


Bình chọn:
4.4 trên 74 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt từ cơ bản đến nâng cao, bứt phá điểm 9,10. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.