Chương mở đầu: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Đây là chương giúp học sinh vận dụng các phương pháp để học tập tốt và có hiệu quả trong môn Khoa học tự nhiên. Thông qua chương này, học sinh có thể biết được cách trình bày và vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kĩ năng (quan sát, liên kết, đo đạc, dự báo) để giải quyết vấn đề. Ngoài ra trong chương này còn giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng một số dụng cụ đo trong nội dung môn sẽ học (cổng quang điện, đồng hồ đo thời gian hiện số).
Chương 3: Tốc độ
Đây là chương mở đầu giới thiệu đến học sinh cách tính và đo tốc độ của vật chuyển động, có thể sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian để tính tốc độ, từ đó thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông để học sinh vận dụng trong đời sống thực tiễn.
Chương 4: Âm thanh
Trong thực tế, âm thanh xung quanh con người ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, chương này giúp học sinh giải quyết các vấn đề về âm thanh phát ra từ đâu, độ to và độ cao của nó thay đổi ra sao khi tần số sóng âm lớn, hiện tượng phản xạ âm trong các hang động tại sao lại có và một số biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn
Chương 5: Ánh sáng
Chương này rất quan trọng trong chương trình Khoa học tự nhiên 7, chương xoay quanh vấn đề về ánh sáng, năng lượng của ánh sáng, hiện tượng ảnh quan sát được khi chiếu sáng vào vật, ảnh của vật quan sát qua gương, giúp học sinh trả lời một số câu hỏi trong thực tế như tại sao xe cứu thương lại có dòng chữ viết ngược.
Chương 6: Từ
Đây là chương có lí thuyết trừu tượng, khó tưởng tượng trong Khoa học tự nhiên 7, khi học chương này thì học sinh sẽ được tìm hiểu về nam châm, ứng dụng của nam châm, từ trường, khi nào thì có từ trường, nam châm có mối liên hệ như thế nào với từ trường và cách chế tạo nam châm điện đơn giản.