Giải bài 1, 2, 3 trang 78, 79 SGK Toán 4>
Tính giá trị của biểu thức : a) 50 : (2 x 5) ; ...
Bài 1
Video hướng dẫn giải
Tính giá trị của biểu thức:
a) 50 : (2 × 5); b) 72 : (9 × 8); c) 28 : (7 × 2).
Phương pháp giải:
Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
a : (b × c) = (a : b) : c = (a : c) : b
Lời giải chi tiết:
a) 50 : (2 × 5) = 50 : 10 = 5
Hoặc : 50 : (2 × 5) = 50 : 2 : 5 = 25 : 5 = 5
b) 72 : (9 × 8) = 72 : 72 = 1
Hoặc : 72 : (9 × 8) = 72 : 9 : 8 = 8 : 8 = 1
c) 28 : (7 × 2) = 28 : 14 = 2
Hoặc : 28 : (7 × 2) = 28 : 7 : 2 = 4 : 2 = 2
Bài 2
Video hướng dẫn giải
Chuyển mỗi phép chia sau đây thành phép chia một số chia cho một tích rồi tính (theo mẫu) :
Mẫu : 60 : 15 = 60 : (5 × 3)
= 60 : 5 : 3
= 12 : 3 = 4.
a) 80 : 40 b) 150 : 50. c) 80 : 16
Phương pháp giải:
Viết số chia dưới dạng tích của hai số thích hợp rồi thực hiện phép chia một số chia cho một tích để tính giá trị biểu thức đã cho.
Lời giải chi tiết:
a) 80 : 40 = 80 : (10 × 4)
= 80 : 10 : 4
= 8 : 4 = 2.
b) 150 : 50 = 150 : ( 10 × 5)
= 150 : 10 : 5
= 15 : 5 = 3.
c) 80 : 16 = 80 : (8 × 2)
= 80 : 8 : 2
= 10 : 2 = 5.
Bài 3
Video hướng dẫn giải
Có 2 bạn học sinh, mỗi bạn mua 3 quyển vở cùng loại và tất cả phải trả 7200 đồng. Tính giá tiền mỗi quyển vở.
Phương pháp giải:
Cách 1 :
- Tìm số quyển vở cả hai bạn mua.
- Tìm giá tiền 1 quyển vở ta lấy số tiền phải trả chia cho số quyển vở cả hai bạn mua.
Cách 2 :
- Tìm số tiền mỗi bạn phải trả ta lấy số tiền hai bạn phải trả chia cho 2.
- Tìm giá tiền 1 quyển vở ta lấy số tiền mỗi bạn phải trả chia cho số quyển vở mỗi bạn đã mua.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Có 2 học sinh
Mỗi bạn mua 3 quyển vở
Tất cả phải trả: 7200 đồng
Mỗi quyển vở: .... đồng?
Bài giải
Cách 1 :
Hai bạn mua số quyển vở là:
3 × 2 = 6 (quyển)
Giá tiền mỗi quyển vở là:
7200 : 6 = 1200 (đồng)
Đáp số: 1200 đồng.
Cách 2 :
Mỗi bạn phải trả số tiền là :
7200 : 2 = 3600 (đồng)
Giá tiền mỗi quyển vở là :
3600 : 3 = 1200 (đồng)
Đáp số: 1200 đồng.
Lý thuyết
Tính và so sánh giá trị của các biểu thức:
\(24:(3 \times 2)\) \(24:3:2\) \(24:2:3\)
Ta có: \(24:(3 \times 2)=24:6=4\)
\(24:3:2=8:2=4\)
\(24:2:3=12:3=4\)
Vậy: \(24:(3 \times 2)=24:3:2\)\(=24:2:3\)
Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
- Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 78 SGK Toán 4
- Bài 1, 2, 3 trang 79 SGK Toán 4
- Bài 1, 2, 3 trang 80 SGK Toán 4
- Bài 1, 2, 3 trang 81 SGK Toán 4
- Bài 1, 2, 3 trang 82 SGK Toán 4
>> Xem thêm