Giải toán 4, giải bài tập toán 4, để học tốt Toán 4 đầy đủ số học và hình học CHƯƠNG II. BỐN PHÉP TÍNH VỚI CÁC SỐ TỰ NHIÊN. HÌNH HỌC

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 44 SGK Toán 4


Bài 1. Tìm giá trị của a + b + c.

Sách giáo khoa lớp 5 - Cánh diều (mới)

Tải pdf, xem online sgk lớp 5 mới đầy đủ các môn

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 1

Video hướng dẫn giải

Tìm giá trị của a + b + c nếu:

a) a = 5; b = 7; c =10;                                b) a = 12; b = 15; c = 9.

Phương pháp giải:

Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) Nếu a = 5; b = 7; c =10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 12 + 10 = 22.

b) Nếu a = 12; b = 15; c = 9 thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 27 + 9 = 36.

Quảng cáo
decumar

Bài 2

Video hướng dẫn giải

a × b × c là biểu thức có chứa ba chữ.

Nếu a = 4, b = 3 và c = 5 thì giá trị của biểu thức a × b × c là:

a × b × c = 4 × 3 × 5 = 12 × 5 = 60

Tính giá trị của a × b × c nếu :

a) a = 9, b = 5 và c = 2;                            b) a = 15, b = 0 và c = 37.

Phương pháp giải:

Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Biểu thức chỉ có phép nhân thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Lời giải chi tiết:

a) Nếu a = 9, b = 5 và c = 2 thì a × b × c = 9 × 5 × 2 = 45 × 2 = 90.

b) Nếu a = 15, b = 0 và c = 37 thì a × b × c = 15 × 0 × 37 = 0 × 37 = 0.

Bài 3

Video hướng dẫn giải

Cho biết m = 10, n = 5, p = 2 tìm giá trị biểu thức:

a) m + n + p                  b) m – n – p                    c) m + n × p 

    m + (n + p)                   m – (n + p)                    (m + n) × p

Phương pháp giải:

- Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau;

- Biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải;

- Biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

Lời giải chi tiết:

Nếu m = 10, n = 5 , p = 2 thì :

a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 15 + 2 = 17.

    m + ( n + p) = 10 + (5 + 2) = 10 + 7 = 17.

b) m – n – p = 10 – 5 – 2 = 5 – 2 = 3.

    m – ( n + p) = 10 – (5 + 2) = 10 – 7 = 3.

c) m + n × p = 10 + 5 × 2 = 10 + 10 = 20.

   (m + n) × p = (10 + 5) × 2 = 15 × 2 = 30.

Bài 4

Video hướng dẫn giải

Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c.

a) Gọi P là chu vi của hình tam giác.

Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó. 

 b) Tính chu vi của hình tam giác biết:

    a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm;

    a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm;

    a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm.

Phương pháp giải:

- Muốn tính chu vi tam giác ta lấy độ dài ba cạnh cộng lại với nhau.

- Thay chữ bằng số vào biểu thức a + b + c rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Lời giải chi tiết:

a) Công thức tính chu vi P của tam giác là :   

                         P = a + b + c.

b) Nếu a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm thì P = 5cm + 4cm + 3cm = 12cm.

    Nếu a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm thì P = 10cm + 10cm + 5cm = 25cm.

    Nếu a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm thì P = 6dm + 6dm + 6dm = 18dm. 


Bình chọn:
4.7 trên 446 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán lớp 4 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 4 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp con lớp 4 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.