Bài 61 trang 99 SGK Toán 8 tập 1>
Đề bài
Cho tam giác \(ABC\), đường cao \(AH\). Gọi \(I\) là trung điểm của \(AC, E\) là điểm đối xứng với \(H\) qua \(I\). Tứ giác \(AHCE\) là hình gì ? Vì sao ?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành: Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật: Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.
Lời giải chi tiết
Theo giả thiết \(I\) là trung điểm của \(AC\) nên \(IA = IC\) (tính chất trung điểm)
Vì \(E\) là điểm đối xứng với \(H\) qua \(I\) (giả thiết) nên \(I\) là trung điểm của \(HE\) hay \(IE = IH\) (tính chất đối xứng)
Do đó, tứ giác \(AHCE\) có hai đường chéo \(AC, HE\) cắt nhau tại trung điểm \(I\) của mỗi đường nên \(AHCE\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
Mặt khác \(AH\) là đường cao trong tam giác \(ABC\) nên \(\widehat{AHC}=90^0\)
Do đó \(AHCE\) là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật).
Cách 2: Tứ giác \(AHCE\) có hai đường chéo \(AC, HE\) bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm \(I\) của mỗi đường nên \(AHCE\) là hình chữ nhật
Loigiaihay.com


- Bài 62 trang 99 SGK Toán 8 tập 1
- Bài 63 trang 100 SGK Toán 8 tập 1
- Bài 64 trang 100 SGK Toán 8 tập 1
- Bài 65 trang 100 SGK Toán 8 tập 1
- Bài 66 trang 100 SGK Toán 8 tập 1
>> Xem thêm
- Lý thuyết đường trung bình của tam giác, của hình thang
- Lý thuyết tính chất đường phân giác của tam giác
- Lý thuyết định lí đảo và hệ quả của định lí Talet
- Lý thuyết diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
- Lý thuyết bất phương trình bậc nhất một ẩn
- Lý thuyết diện tích xung quanh của hình chóp
- Lý thuyết Hình bình hành
- Lý thuyết đối xứng trục
- Lý thuyết hai tam giác đồng dạng
- Lý thuyết nhân đơn thức với đa thức