Lý thuyết một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông>
Lý thuyết một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
1. Hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông
Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), đường cao \(AH\) (hình vẽ). Khi đó ta có các hệ thức sau:
+) \(A{B^2} = BH.BC\) và \(A{C^2} = CH.BC\) hay \({c^2} = a.c'\) và \({b^2} = ab'\) (1)
+) \(H{A^2} = HB.HC\) hay \({h^2} = c'b'\) (2)
+) \(AB.AC = BC.AH\) hay \(cb = ah\) (3)
+) \(\dfrac{1}{{A{H^2}}} = \dfrac{1}{{A{B^2}}} + \dfrac{1}{{A{C^2}}}\) hay \(\dfrac{1}{{{h^2}}} = \dfrac{1}{{{c^2}}} + \dfrac{1}{{{b^2}}}\) (4).
+) \(B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\) (Định lí Pitago).
2. Các dạng toán cơ bản
Dạng 1: Tính độ dài các đoạn thẳng trong tam giác vuông
Phương pháp:
Sử dụng hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông.
Dạng 2: Chứng minh các hệ thức liên quan giữa các yếu tố trong tam giác vuông
Phương pháp:
Ta thường sử dụng các kiến thức:
- Đưa về hai tam giác đồng dạng có chứa các đoạn thẳng có trong hệ thức.
- Sử dụng các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông để chứng minh.
Loigiaihay.com
- Trả lời câu hỏi 1 Bài 1 trang 66 SGK Toán 9 Tập 1
- Trả lời câu hỏi 2 Bài 1 trang 67 SGK Toán 9 Tập 1
- Bài 1 trang 68 SGK Toán 9 tập 1
- Bài 2 trang 68 SGK Toán 9 tập 1
- Bài 3 trang 69 SGK Toán 9 tập 1
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục