Bài 4 trang 132 SGK Toán 8 tập 2>
Cho hình bình hành ABCD. Các điểm M, N theo thứ tự là trung điểm của AB, CD. Gọi E là giao điểm của AN và DM, K là giao điểm của BN và CM.
Đề bài
Cho hình bình hành \(ABCD\). Các điểm \(M, N\) theo thứ tự là trung điểm của \(AB, CD\). Gọi \(E\) là giao điểm của \(AN\) và \(DM\), \(K\) là giao điểm của \(BN\) và \(CM\). Hình bình hành \(ABCD\) phải có điều kiện gì để tứ giác \(MENK\) là:
a) Hình thoi?
b) Hình chữ nhật?
c) Hình vuông?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Áp dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông.
Lời giải chi tiết
Vì \(AB = 2MB, DC = 2DN \) (tính chất trung điểm)
Mà \(AB = DC\) (tính chất hình bình hành)
\( \Rightarrow MB = DN\)
Mà \(MB // DN\)
Tứ giác \(MBND\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
Suy ra: \(MD=NB\) (tính chất)
Ta có: \(AM=MB=DN=NC=\dfrac{DC}{2}\) và \(AM//DN;MB//NC\)
Nên các tứ giác \(AMND, MBCN\) là hình bình hành.
\( \Rightarrow \) \(E\) là trung điểm của \(DM, K\) là trung điểm của \(BN\) (tính chất hình bình hành)
\( \Rightarrow \) \(EM = NK\) (vì \(DM=NB\))
Mà \(EM // NK\) (do \(DM // BN\))
\( \Rightarrow \) \(MENK\) là hình bình hành.
a) Để \(MENK\) là hình thoi thì hình bình hành \(MENK\) phải có hai đường chéo vuông góc. Tức là \(MN ⊥ EK\).
Mà \(MN//BC;\,EK//CD\)
Suy ra \(BC ⊥ CD\).
Vậy \(ABCD\) phải là hình chữ nhật.
b) Để \(MENK\) là hình chữ nhật thì hình bình hành \(MENK\) phải có hai đường chéo bằng nhau. Tức là \(MN = EK\).
Mà \(MN = BC\), \(EK = \dfrac{1}{2}CD\) suy ra:
\(BC = \dfrac{1}{2}CD\).
c) Để \(MENK\) là hình vuông thì \(MENK\) phải vừa là hình thoi vừa là hình chữ nhật. Tức là hình bình hành \(ABCD\) phải là hình chữ nhật có: \(BC = \dfrac{1}{2}DC\)
Loigiaihay.com
- Bài 5 trang 132 SGK Toán 8 tập 2
- Bài 6 trang 132 SGK Toán 8 tập 2
- Bài 7 trang 132 SGK Toán 8 tập 2
- Bài 8 trang 132 SGK Toán 8 tập 2
- Bài 9 trang 132 SGK Toán 8 tập 2
>> Xem thêm