

Bài 1 trang 131 SGK Toán 8 tập 2>
Đề bài
Dựng hình thang \(ABCD\, (AB// CD)\), biết ba cạnh: \(AD = 2cm, CD = 4 cm, BC = 3cm\) và đường chéo \(AC = 5 cm.\)
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Áp dụng cách dựng tam giác, hình thang.
- Dấu hiệu nhận biết hình thang.
Lời giải chi tiết
Cách dựng:
- Dựng đoạn thẳng \(CD = 4cm\).
- Dựng hai cung tròn tâm \(C\) bán kính \(5cm\) và tâm \(D\) bán kính \(2cm\) hai cung tròn cắt nhau tại \(A\).
- Dựng đường thẳng \(d\) qua \(A\) song song với \(DC\).
- Dựng cung tròn tâm \(C\) bán kính \(3cm\) cắt \(d\) tại \(2\) điểm \(B\) và \(B'\).
Các tứ giác \(ABCD\) và \(AB’CD\) là những hình thang thỏa mãn đề bài.
Chứng minh:
Tứ giác \(ABCD\) có \(AB // CD\) (vì \(d\) // \(CD\)), \(AD = 2cm\), \(CD = 4 cm\), \(BC = 3 cm\), \(AC=5cm\) là hình thang thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Tứ giác \(AB’CD\) cũng là hình thang thỏa mãn yêu cầu vì \(AB’//CD\), \(AD = 2cm, CD = 4 cm, CB’ = 3 cm\), \(AC=5cm\).
Vậy bài toán có hai nghiệm hình.
Loigiaihay.com


- Bài 2 trang 131 SGK Toán 8 tập 2
- Bài 3 trang 131 SGK Toán 8 tập 2
- Bài 4 trang 132 SGK Toán 8 tập 2
- Bài 5 trang 132 SGK Toán 8 tập 2
- Bài 6 trang 132 SGK Toán 8 tập 2
>> Xem thêm
- Lý thuyết đường trung bình của tam giác, của hình thang
- Lý thuyết tính chất đường phân giác của tam giác
- Lý thuyết định lí đảo và hệ quả của định lí Talet
- Lý thuyết diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
- Lý thuyết bất phương trình bậc nhất một ẩn
- Lý thuyết nhân đa thức với đa thức
- Lý thuyết chia đa thức cho đơn thức
- Lý thuyết diện tích xung quanh của hình chóp
- Lý thuyết Hình bình hành
- Lý thuyết nhân đơn thức với đa thức