

Lý thuyết trường hợp đồng dạng thứ ba>
Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng
1. Các kiến thức cần nhớ

Định lý: Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đồng dạng.
Nếu \(\Delta ABC\) và \(\Delta A'B'C'\) có \(\widehat A = \widehat {A'}\) và \(\widehat B = \widehat {B'}\) (h.1)
Thì \(\Delta ABC \backsim \Delta A'B'C'\) (g.g)
2. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Sử dụng tam giác đồng dạng để tính toán
Phương pháp:
+ Từ tam giác đồng dạng suy ra các cặp cạnh tỉ lệ và các góc bằng nhau
+ Từ đó tính cạnh và góc
Dạng 2: Chứng minh tam giác đồng dạng và các hệ thức liên quan
Phương pháp:
+ Sử dụng trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác để chứng minh tam giác đồng dạng
+ Từ đó suy ra các hệ thức cần chứng minh


- Trả lời câu hỏi 1 Bài 7 trang 78 SGK Toán 8 Tập 2
- Trả lời câu hỏi 2 Bài 7 trang 79 SGK Toán 8 Tập 2
- Bài 35 trang 79 SGK Toán 8 tập 2
- Bài 36 trang 79 SGK Toán 8 tập 2
- Bài 37 trang 79 SGK Toán 8 tập 2
>> Xem thêm