Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 - Toán 8

Tải về

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Toán 8

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Bài 1 (2 điểm)Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a)\(2{x^3} - 50x\)

b)\({x^2} - 6x + 9 - 4{y^2}\)

c)\({x^2} - 7x + 10\)

Bài 2 (1,5 điểm)

a.Làm tính chia: \(\left( {12{x^6}{y^4} + 9{x^5}{y^3} - 15{x^2}{y^3}} \right):3{x^2}{y^3}\)

b. Rút gọn biểu thức: \(\left( {{x^2} - 2} \right)\left( {1 - x} \right) + \left( {x + 3} \right)\left( {{x^2} - 3x + 9} \right)\)

Bài 3 (2,5 điểm)Cho biểu thức: \(A = \dfrac{5}{{x + 3}} - \dfrac{2}{{3 - x}} - \dfrac{{3{x^2} - 2x - 9}}{{{x^2} - 9}}\) (với \(x \ne  \pm 3\))

a)Rút gọn biểu thức \(A\).

b)Tính giá trị của \(A\) khi \(\left| {x - 2} \right| = 1\)

c)Tìm giá trị nguyên của \(x\) để\(A\) có giá trị nguyên.

Bài 4 (3,5 điểm)Cho \(\Delta ABC\)vuông tại \(A\), gọi \(M\) là trung điểm của \(AC\). Gọi \(D\) là điểm đối xứng với \(B\)  qua \(M\).

a)Chứng minh tứ giác \(ABC{\rm{D}}\) là hình bình hành.

b)Gọi \(N\) là điểm đối xứng với \(B\)  qua \(A\). Chứng minh tứ giác \(AC{\rm{D}}N\) là hình chữ nhật.

c)Kéo dài \(MN\) cắt \(BC\) tại \(I\). Vẽ đường thẳng qua \(A\) song song với \(MN\) cắt \(BC\) ở\(K\). Chứng minh: \(KC = 2BK\)

d)Qua \(B\) kẻ đường thẳng song song với \(MN\) cắt \(AC\) kéo dài tại \(E\) . Tam giác \(ABC\) cần có thêm điều kiện gì để tứ giác \(EBMN\) là hình vuông.

Bài 5 (0,5 điểm)Cho \(a\) thỏa mãn: \({a^2} - 5a + 2 = 0\). Tính giá trị của biểu thức:\(P = {a^5} - {a^4} - 18{a^3} + 9{a^2} - 5a + 2017 + \left( {{a^4} - 40{a^2} + 4} \right):{a^2}\)

LG bài 1

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}a)\,\,2{x^3} - 50x\,\\{\rm{ = }}\,{\rm{2}}x\left( {{x^2} - 25} \right)\\ = 2x\left( {x - 5} \right)\left( {x + 5} \right)\end{array}\)

\(\begin{array}{l}b)\,\,{x^2} - 6x + 9 - 4{y^2}\\ = {\left( {x - 3} \right)^2} - 4{y^2}\\ = \left( {x - 3 + 2y} \right)\left( {x - 3 - 2y} \right)\end{array}\)

\(\begin{array}{l}c)\,{x^2} - 7x + 10\\ = {x^2} - 5x{\rm{ }} - 2x + 10\\ = \left( {{x^2} - 5{\rm{x}}} \right) - \left( {2x - 10} \right)\\ = x\left( {x - 5} \right) - 2\left( {x - 5} \right)\\ = \left( {x - 5} \right)\left( {x - 2} \right)\end{array}\)

LG bài 2

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}a)\,\,\left( {12{x^6}{y^4} + 9{x^5}{y^3} - 15{x^2}{y^3}} \right):3{x^2}{y^3}\\ = \left( {12{{\rm{x}}^6}{y^4}:3{{\rm{x}}^2}{y^3}} \right) + \left( {9{x^5}{y^3}:3{x^2}{y^3}} \right) - \left( {15{x^2}{y^3}:3{x^2}{y^3}} \right)\\ = 4{x^4}y + 3{x^3} - 5\end{array}\)\(\begin{array}{l}b)\,\,\left( {{x^2} - 2} \right)\left( {1 - x} \right) + \left( {x + 3} \right)\left( {{x^2} - 3x + 9} \right)\\ = {x^2} - {x^3} - 2 + 2x + {x^3} - 3{x^2} + 9x + 3{x^2} - 9x + 27\\ = {x^2} + 2x + 25\end{array}\)

LG bài 3

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}a)\,\,A = \dfrac{5}{{x + 3}} - \dfrac{2}{{3 - x}} - \dfrac{{3{x^2} - 2x - 9}}{{{x^2} - 9}}\,\,\left( {x \ne  \pm 3} \right)\\ = \dfrac{5}{{x + 3}} + \dfrac{2}{{x - 3}} - \dfrac{{3{x^2} - 2x - 9}}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x + 3} \right)}}\\ = \dfrac{{5\left( {x - 3} \right) + 2\left( {x + 3} \right) - 3{{\rm{x}}^2} + 2x{\rm{ + }}9}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3} \right)}}\\ = \dfrac{{5x - 15 + 2x + 6 - 3{x^2} + 2x\,{\rm{ + }}\,9}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3} \right)}}\\ = \dfrac{{ - 3{x^2} + 9x}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3} \right)}}\\ = \dfrac{{ - 3x\left( {x - 3} \right)}}{{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3} \right)}} = \dfrac{{ - 3x}}{{x + 3}}.\end{array}\)

\(b)\,\,\left| {x - 2} \right| = 1 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 2 = 1\\x - 2 =  - 1\end{array} \right. \)

\(\Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 3\left( {ktm} \right)\\x = 1\left( {tm} \right)\end{array} \right.\)

Với \(x = 1\) thay vào A ta có: \(A = \dfrac{{ - 3.1}}{{1 + 3}} = \dfrac{{ - 3}}{4}\).

c) Ta có: \(A = \dfrac{{ - 3x}}{{x + 3}} =  - 3 + \dfrac{9}{{x + 3}}\), để\(A\) nguyên \( \Leftrightarrow \left( {x + 3} \right) \in U\left( 9 \right) = \left\{ { \pm 1;\; \pm 3;\; \pm 9} \right\}\)

\(x + 3\)

1

-1

3

-3

9

-9

\(x\)

-2 (tm)

-4 (tm)

0 (tm)

-6 (tm)

6 (tm)

-12 (tm)

 

Vậy với \(x \in \left\{ { - 2; - 4;\;0; - 6;\;6; - 12} \right\}\) thì \(A\) nguyên.

LG bài 4

Lời giải chi tiết:

a) Ta có: Vì \(D\)  và \(B\) đối xứng với nhau qua \(M\) (gt)\( \Rightarrow M{\rm{D}} = MB\)(tính chất hai điểm đối xứng với nhau qua 1 điểm)

Xét tứ giác \(ABC{\rm{D}}\) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}MC = MA\left( {gt} \right)\\M{\rm{D}} = MB\left( {cmt} \right)\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \) Tứ giác \(ABC{\rm{D}}\) là hình bình hành (dhnb)

b)Vì \(N\) đối xứng với \(B\)  qua \(A\) (gt)

\( \Rightarrow NA = AB\)(tính chất)

Lại có \(ABC{\rm{D}}\) là hình bình hành (cmt)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}DC = AB\\DC//AB\end{array} \right.\)(tính chất) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}DC = AN\\DC//AN\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow AN{\rm{D}}C\) là hình bình hành (dhnb)

      Mặt khác, \(\angle CAB = {90^0}\left( {gt} \right) \Rightarrow \angle CAN = {90^0}\)

\( \Rightarrow \)hình bình hành \(AN{\rm{D}}C\) là hình chữ nhật (dhnb) (đpcm)

c)Xét \(\Delta BNI\) có: \(AK//NI\) (do \(AK//MN\) )

\(NA = AB\left( {gt} \right)\)

\( \Rightarrow \)\(AK\) là đường trung bình của \(\Delta BNI\)(định lý)

\( \Rightarrow KI = KB\) (tính chất)

Xét \(\Delta CAK\) có: \(MI//AK\) (do \(AK//NI\))

\(MA = MC\) (gt)

\( \Rightarrow \)\(MI\) là đường trung bình của \(\Delta ACK\) (dhnb)

\( \Rightarrow IK = CI\) (tính chất)

Mà \(KC = CI + IK \Rightarrow KC = 2KI = 2KB\) (do \(KI = KB\))

d)Vì \(BE//MN\left( {gt} \right) \Rightarrow BE//IM \Rightarrow \) Tứ giác \(BEMI\) là hình thang (dấu hiệu nhận biết hình thang)

Lại có: K là trung điểm của BI (cmt) và \(AK//MI\left( {cmt} \right) \Rightarrow A\)là trung điểm của EM (trong hình thang, nếu một đường thẳng đi qua trung điểm của cạnh bên thứ nhất và song song với cạnh đáy thì đi qua trung điểm của cạnh bên thứ hai)

Xét tứ giác \(BENM\) có hai đường chéo BN và EM cắt nhau tại trung điểm A của mỗi đường.

\( \Rightarrow BENM\)là hình bình hành (dhnb)

Mà \(BN \bot EM\left( {gt} \right) \Rightarrow \) hình bình hành BENM là hình thoi (dhnb)

Để hình thoi BENM là hình vuông khi và chỉ khi \(AB = AM \Leftrightarrow AB = \dfrac{1}{2}AC\).

LG bài 5

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}P = {a^5} - {a^4} - 18{a^3} + 9{a^2} - 5a + 2017 + \left( {{a^4} - 40{a^2} + 4} \right):{a^2}\\\;\;\; = \left( {{a^5} - 5{a^4} + 2{a^3}} \right) + \left( {4{a^4} - 20{a^3} + 8{a^2}} \right) + \left( {{a^2} - 5a + 2} \right) + 2015 + \dfrac{{{a^4} - 40{a^2} + 4}}{{{a^2}}}\\\;\;\; = {a^3}\left( {{a^2} - 5a + 2} \right) + 4{a^2}\left( {{a^2} - 5a + 2} \right) + 2015 + \dfrac{{{a^4} - 40{a^2} + 4}}{{{a^2}}}\\\;\;\; = 2015 + \dfrac{{{a^4} - 40{a^2} + 4}}{{{a^2}}}\\\;\;\; = \dfrac{{{a^4} + 1975{a^2} + 4}}{4}.\end{array}\)

Theo đề bài ta có: \({a^2} - 5a =  - 2 \Rightarrow {\left( {{a^2} - 5a} \right)^2} = 4 \Rightarrow {a^4} - 10{a^3} + 25{a^2} = 4\)

\(\begin{array}{l}P = \dfrac{{{a^4} + 1975{a^2} + 4}}{{{a^2}}}\\\;\;\; = \dfrac{{\left( {{a^4} - 10{{\rm{a}}^3} + 25{{\rm{a}}^2}} \right) + \left( {10{a^3} - 50{a^2} + 20a} \right) + \left( {4{a^2} - 20a + 8} \right) + 1996{a^2} - 4}}{{{a^2}}}\\\;\;\; = \dfrac{{4 + 10a\left( {{a^2} - 5a + 2} \right) + 4\left( {{a^2} - 5a + 2} \right) + 1996{a^2} - 4}}{{{a^2}}} = 1996\end{array}\)

Vậy \(P = 1996.\)

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Toán 8 tại Tuyensinh247.com

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.5 trên 11 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.