Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 8 - Chương 1 - Hình học 8>
Đề bài
Cho tam giác ABC, trọng tâm G. Gọi \(A'B'C'\) lần lượt là điểm đối xứng của A, B, C qua G.
a) Chứng minh tứ giác \(BC'B'C\) là hình bình hành.
b) Chứng minh: \(\Delta A'B'C' = \Delta ABC.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm \(O\) nếu \(O\) là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó.
Tứ giác có hai đường chéo giao nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành
Hình bình hành có các cặp cạnh đối bằng nhau
Lời giải chi tiết
a) \(B’ B\) và \(C’,C\) đối xứng nhau qua G nên G là trung điểm của \(BB’\) và \(CC’\)
\( \Rightarrow BC’B’C\) là hình bình hành (Tứ giác có hai đường chéo giao nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành)
b) Chứng minh tương tự ta được \(AB’,A’B,C’ACA’\) là hình bình hành
suy ra
\(\eqalign & B’C’= BC, \)
\( C’A’ = AC,\)
\( B’A’ = AB \)
Do đó \(\Delta A’B’C’= \Delta ABC\left( {c.c.c} \right)\)
Loigiaihay.com


- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 8 - Chương 1 - Hình học 8
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 8 - Chương 1 - Hình học 8
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 8 - Chương 1 - Hình học 8
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 8 - Chương 1 - Hình học 8
- Bài 57 trang 96 SGK Toán 8 tập 1
>> Xem thêm
- Lý thuyết đường trung bình của tam giác, của hình thang
- Lý thuyết hình thang cân
- Lý thuyết tính chất đường phân giác của tam giác
- Lý thuyết hình chữ nhật
- Lý thuyết Hình bình hành
- Lý thuyết định lí đảo và hệ quả của định lí Talet
- Lý thuyết đối xứng trục
- Lý thuyết hai tam giác đồng dạng
- Bài 45 trang 20 SGK Toán 8 tập 1