

Lý thuyết tính chất cơ bản của phân thức>
1.Tính chất
1. Tính chất cơ bản của phân thức
- Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.
\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A.M}{B.M}\) ( \(M\) là một đa thức khác đa thức \(0\))
- Nếu chia cả tử và mẫu của một đa thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.
\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A : N}{B : N}\) ( \(N\) là một nhân tử chung)
Ví dụ:
\(\begin{array}{l}
\dfrac{x}{{x + 1}} = \dfrac{{x.2x}}{{\left( {x + 1} \right).2x}} = \dfrac{{2{x^2}}}{{2{x^2} + 2x}}\\
\dfrac{{15{x^2}}}{{3x\left( {2x + 1} \right)}} = \dfrac{{15{x^2}:3x}}{{3x\left( {2x + 1} \right):3x}} = \dfrac{{5x}}{{2x + 1}}
\end{array}\)
2. Qui tắc đổi dấu
Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức mới bằng phân thức đã cho.
\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{-A}{-B}\)
Ví dụ: \(\dfrac{{3x}}{4} = \dfrac{{ - 3x}}{{ - 4}}\)


- Trả lời câu hỏi 1 Bài 2 trang 37 SGK Toán 8 Tập 1
- Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 37 SGK Toán 8 Tập 1
- Trả lời câu hỏi 3 Bài 2 trang 37 SGK Toán 8 Tập 1
- Trả lời câu hỏi 4 Bài 2 trang 37 SGK Toán 8 Tập 1
- Trả lời câu hỏi 5 Bài 2 trang 38 SGK Toán 8 Tập 1
>> Xem thêm
- Lý thuyết đường trung bình của tam giác, của hình thang
- Lý thuyết tính chất đường phân giác của tam giác
- Lý thuyết định lí đảo và hệ quả của định lí Talet
- Lý thuyết diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng
- Lý thuyết bất phương trình bậc nhất một ẩn
- Lý thuyết nhân đa thức với đa thức
- Lý thuyết chia đa thức cho đơn thức
- Lý thuyết diện tích xung quanh của hình chóp
- Lý thuyết Hình bình hành
- Lý thuyết nhân đơn thức với đa thức