Lý thuyết tính chất cơ bản của phân thức


1.Tính chất

1. Tính chất cơ bản của phân thức

- Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A.M}{B.M}\) ( \(M\) là một đa thức khác đa thức \(0\))

- Nếu chia cả tử và mẫu của một đa thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A : N}{B : N}\) ( \(N\) là một nhân tử chung)

Ví dụ: 

\(\begin{array}{l}
\dfrac{x}{{x + 1}} = \dfrac{{x.2x}}{{\left( {x + 1} \right).2x}} = \dfrac{{2{x^2}}}{{2{x^2} + 2x}}\\
\dfrac{{15{x^2}}}{{3x\left( {2x + 1} \right)}} = \dfrac{{15{x^2}:3x}}{{3x\left( {2x + 1} \right):3x}} = \dfrac{{5x}}{{2x + 1}}
\end{array}\)

2. Qui tắc đổi dấu

 Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức mới bằng phân thức đã cho.

\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{-A}{-B}\)

Ví dụ: \(\dfrac{{3x}}{4} = \dfrac{{ - 3x}}{{ - 4}}\)


Bình chọn:
4.6 trên 65 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.