Bài 85 trang 109 SGK Toán 8 tập 1>
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, CD. Gọi M là giao điểm của AF và DE
Đề bài
Cho hình chữ nhật \(ABCD\) có \(AB = 2AD\). Gọi \(E, F\) theo thứ tự là trung điểm của \(AB, CD\). Gọi \(M\) là giao điểm của \(AF\) và \(DE\), \(N\) là giao điểm của \(BF\) và \(CE\).
a) Tứ giác \(ADFE\) là hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác \(EMFN\) là hình gì? Vì sao?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Áp dụng dấu hiệu nhận biết:
- Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành,
- Tứ giác có các cặp cạnh đối song song là hình bình hành,
- Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật,
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
Lời giải chi tiết
Vì \(ABCD\) là hình chữ nhật nên \(AB=CD,AD=BC, AB//CD\)
Lại có \(E, F\) theo thứ tự là trung điểm của \(AB, CD\) nên \(AE=EB=\dfrac{AB}2\), \(DF=FC=\dfrac{DC}2\)
Lại có \(AB=2AD\)
Suy ra \(AE = EB = BC = CF = FD = DA\)
a) Xét tứ giác \(ADFE\) có:
\(AE // DF\) (do \(AB//CD\)), \(AE = DF\) (chứng minh trên)
\( \Rightarrow \) Tứ giác \(ADFE\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
Hình bình hành \(ADFE\) có \(\widehat{A} = 90^0\) nên là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật )
Hình chữ nhật \(ADFE\) có \(AE = AD\) (chứng minh trên) nên nó là hình vuông (dấu hiệu nhận biết hình vuông)
b) Xét tứ giác \(DEBF\) có:
\(EB // DF\) (do \(AB//CD\)), \(EB = DF\) (chứng minh trên)
\( \Rightarrow \) Tứ giác \(DEBF\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành).
\( \Rightarrow \) \(DE // BF\) (tính chất hình bình hành)
Xét tứ giác \(AECF\) có:
\(EA // CF\) (do \(AB//CD\)), \(EA = CF\) (chứng minh trên)
\( \Rightarrow \) Tứ giác \(AECF\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành).
\( \Rightarrow \) \(AF // EC\) (tính chất hình bình hành)
Xét tứ giác \(EMFN\) có: \(ME//NF,MF//NE\) (do \(DE // BF,AF//EC \) (chứng minh trên))
\( \Rightarrow \) Tứ giác \(EMFN\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành).
Theo câu a, \(ADFE\) là hình vuông nên \(ME = MF, ME ⊥ MF\) (tính chất hình vuông)
Hình bình hành \(EMFN\) có \(\widehat{M} = 90^0\) nên là hình chữ nhật, lại có \(ME = MF\) nên là hình vuông (dấu hiệu nhận biết hình vuông)
Loigiaihay.com
- Bài 86 trang 109 SGK Toán 8 tập 1
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 12 - Chương 1 - Hình học 8
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 12 - Chương 1 - Hình học 8
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 12 - Chương 1 - Hình học 8
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Bài 12 - Chương 1 - Hình học 8
>> Xem thêm