Bài 29 trang 126 SGK Toán 8 tập 1>
Khi nối trung điểm của hai đáy hình thang, tại sao ta được hai hình thang có diện tích bằng nhau?
Đề bài
Khi nối trung điểm của hai đáy hình thang, tại sao ta được hai hình thang có diện tích bằng nhau?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Diện tích hình thang bằng một nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao.
$$S = {1 \over 2}\left( {a + b} \right).h$$
Lời giải chi tiết
Cho hình thang \(ABCD\). Gọi \(M, N\) lần lượt là trung điểm của hay đáy \(AB, CD\).
Gọi \(h\) là chiều cao của hình thang \(AMND\) thì \(h\) cũng là chiều cao của hình thang \(BMNC\).
Diện tích hình thang \(AMND\) là: \(S_{AMND}=\dfrac{1}2.(AM+DN).h\) (1)
Diện tích hình thang \(BMNC\) là: \(S_{BMNC}=\dfrac{1}2.(BM+NC).h\) (2)
Mà \(AM = MB\) (3) (do M là trung điểm AB) và \(DN = NC\) (4) (do N là trung điểm của DC)
Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra: \(S_{AMND}=S_{BMNC}\)
Loigiaihay.com
- Bài 30 trang 126 SGK Toán 8 tập 1
- Bài 31 trang 126 SGK Toán 8 tập 1
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 4 - Chương 2 - Hình học 8
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 4 - Chương 2 - Hình học 8
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Bài 4- Chương 2 - Hình học 8
>> Xem thêm