

Bài 16 trang 143 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2
Giải bài tập Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O) kẻ tiếp tuyến MA và cát tuyến MCB tới đường tròn (C nằm giữa M và
Đề bài
Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O) kẻ tiếp tuyến MA và cát tuyến MCB tới đường tròn (C nằm giữa M và B). Phân giác của góc ^BAC cắt BC tại D và cắt đường tròn (O) tại N. Chứng minh:
a) MA = MD
b) MA2=MC.MB
c) NB2=NA.ND
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Chứng minh ^ADCvà ^MAN cùng bằng 12sdcungAN. Từ đó suy ra tam giác MAD cân tại M.
b) Chứng minh tam giác MAC và tam giác MBA đồng dạng.
c) Chứng minh tam giác NBA và tam giác NDB đồng dạng.
Lời giải chi tiết
a) Ta có ^ADC là góc có đỉnh ở bên trong đường tròn ⇒^ADC=sdcungAC+sdcungBN2.
Mà ^BAN=^CAN(AN là tia phân giác của ^BAC) ⇒sd^BN=sdcungCN (hai góc nội tiếp bằng nhau chắn 2 cung bằng nhau).
⇒^ADC=sdcungAC+sdcungCN2=12sdcungAN.
Lại có ^MAN=12sdcungAN (số đo góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo cung bị chắn),
⇒^ADC=^MAN⇒ΔMAD cân tại M ⇒MA=MD.
b) Xét tam giác MAC và tam giác MBA có:
ˆM chung;
^MAC=^MBA (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AC)
⇒ΔMAC đồng dạng ΔMBA (g.g)
⇒MAMB=MCMA ⇒MA2=MB.MC.
cc) Xét tam giác NBA và tam giác NDB có:
+) ˆN chung;
+) sd^BN=sdcungCN ⇒^NAB=^NBD (trong 1 đường tròn, hai góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau thì bằng nhau);
⇒ΔNBA∼ΔNDB(g.g) ⇒NBND=NANB ⇒NB2=NA.ND.
Loigiaihay.com


- Bài 17 trang 143 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2
- Bài 18 trang 143 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2
- Bài 19 trang 143 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2
- Bài 20 trang 143 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2
- Bài 21 trang 143 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Xem ngay
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |