Bài 17 trang 49 SGK Toán 9 tập 2>
Xác định a, b', c rồi dùng công thức nghiệm thu gọn giải các phương trình:
Video hướng dẫn giải
Xác định \(a, b', c\) rồi dùng công thức nghiệm thu gọn giải các phương trình:
LG a
\(4{x^2} + 4x + 1 = 0\)
Phương pháp giải:
Xét phương trình: \(ax^2+bx+c=0\) (\(a \ne 0\)) với \(b=2b'\) và biệt thức: \(\Delta' =(b')^2-ac.\)
+) Nếu \(\Delta' > 0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\(x_1=\dfrac{-b'+\sqrt{\Delta'}}{a};\ x_2=\dfrac{-b'-\sqrt{\Delta'}}{a}\)
+) Nếu \(\Delta' < 0\) thì phương trình vô nghiệm.
+) Nếu \(\Delta' =0\) thì phương trình có hai nghiệm kép: \(x_1=x_2=\dfrac{-b'}{a}\).
Lời giải chi tiết:
\(4{x^2} + 4x + 1 = 0\)
Ta có: \(a = 4,\ b' = 2,\ c = 1\)
Suy ra \(\Delta' = {2^2} - 4.1 = 0\)
Do đó phương trình có nghiệm kép:
\({x_1} = {x_2} = \dfrac{ - 2}{4} = - \dfrac{1 }{ 2}\).
LG b
\(13852{x^2} - 14x + 1 = 0\)
Phương pháp giải:
Xét phương trình: \(ax^2+bx+c=0\) (\(a \ne 0\)) với \(b=2b'\) và biệt thức: \(\Delta' =(b')^2-ac.\)
+) Nếu \(\Delta' > 0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\(x_1=\dfrac{-b'+\sqrt{\Delta'}}{a};\ x_2=\dfrac{-b'-\sqrt{\Delta'}}{a}\)
+) Nếu \(\Delta' < 0\) thì phương trình vô nghiệm.
+) Nếu \(\Delta' =0\) thì phương trình có hai nghiệm kép: \(x_1=x_2=\dfrac{-b'}{a}\).
Lời giải chi tiết:
\(13852{x^2} - 14x + 1 = 0\)
Ta có: \(a = 13852,\ b' = - 7,\ c = 1\)
Suy ra \(\Delta' = {( - 7)^2} - 13852.1 = - 13803 < 0\)
Do đó phương trình vô nghiệm.
LG c
\(5{x^2} - 6x + 1 = 0\)
Phương pháp giải:
Xét phương trình: \(ax^2+bx+c=0\) (\(a \ne 0\)) với \(b=2b'\) và biệt thức: \(\Delta' =(b')^2-ac.\)
+) Nếu \(\Delta' > 0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\(x_1=\dfrac{-b'+\sqrt{\Delta'}}{a};\ x_2=\dfrac{-b'-\sqrt{\Delta'}}{a}\)
+) Nếu \(\Delta' < 0\) thì phương trình vô nghiệm.
+) Nếu \(\Delta' =0\) thì phương trình có hai nghiệm kép: \(x_1=x_2=\dfrac{-b'}{a}\).
Lời giải chi tiết:
\(5{x^2} - 6x + 1 = 0\)
Ta có: \(a = 5,\ b' = - 3,\ c = 1\)
Suy ra \(\Delta ' = {( - 3)^2} - 5.1 = 4 > 0\).
Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\({x_1} = \dfrac{3 + \sqrt 4}{5}=\dfrac{5}{5} = 1\)
\({x_2} = \dfrac{3 - \sqrt 4}{5}=\dfrac{1}{5}.\)
LG d
\( - 3{x^2} + 4\sqrt 6 x + 4 = 0\)
Phương pháp giải:
Xét phương trình: \(ax^2+bx+c=0\) (\(a \ne 0\)) với \(b=2b'\) và biệt thức: \(\Delta' =(b')^2-ac.\)
+) Nếu \(\Delta' > 0\) thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\(x_1=\dfrac{-b'+\sqrt{\Delta'}}{a};\ x_2=\dfrac{-b'-\sqrt{\Delta'}}{a}\)
+) Nếu \(\Delta' < 0\) thì phương trình vô nghiệm.
+) Nếu \(\Delta' =0\) thì phương trình có hai nghiệm kép: \(x_1=x_2=\dfrac{-b'}{a}\).
Lời giải chi tiết:
\( - 3{x^2} + 4\sqrt 6 x + 4 = 0\)
Ta có: \(a = - 3,\ b' = 2\sqrt 6 ,\ c = 4\)
Suy ra \(\Delta ' = {(2\sqrt 6 )^2} - ( - 3).4 = 36 > 0\)
Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\({x_1} = \dfrac{ - 2\sqrt 6 + 6}{ - 3} = \dfrac{2\sqrt 6 - 6}{3}\)
\({x_2} = \dfrac{ - 2\sqrt 6 - 6}{ - 3} = \dfrac{2\sqrt {6 }+6 }{3}\)
Loigiaihay.com
- Bài 18 trang 49 SGK Toán 9 tập 2
- Bài 19 trang 49 SGK Toán 9 tập 2
- Bài 20 trang 49 SGK Toán 9 tập 2
- Bài 21 trang 49 SGK Toán 9 tập 2
- Bài 22 trang 49 SGK Toán 9 tập 2
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục