2K10! GẤP! KHOÁ ÔN THI VÀO LỚP 10 CẤP TỐC

CHỈ 399.000Đ - TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC - BỘ ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ 2

XEM NGAY
Xem chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 6 - Chương 1 - Hình học 9


Giải Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 6 - Chương 1 - Hình học 9

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức :

A=3cot772tan13cos226+cos264cos271cos219sin234+sin256+sin215+sin275A=3cot772tan13cos226+cos264cos271cos219sin234+sin256+sin215+sin275

Bài 2. Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AB=1cmAB=1cm, CD=5cmCD=5cmˆC=30,ˆD=60ˆC=30,ˆD=60. Tính diện tích hình thang ABCD.

Bài 3. Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, các đường cao BI, CK cắt nhau tại H. Trên đoạn HB, HC lần lượt lấy các điểm D và E sao cho ^ADC=^AEB=90.ˆADC=ˆAEB=90.

a. Chứng minh rằng ∆ADE cân 

b. Cho AD=6cm,AC=10cmAD=6cm,AC=10cm. Tính DC, CI và diện tích ADI.ΔADI.

LG bài 1

Phương pháp giải:

Sử dụng:

Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

sin2α+cos2α=1sin2α+cos2α=1

Lời giải chi tiết:

Ta có: 

A=3cot772tan13cos226+cos264cos271cos219sin234+sin256+sin215+sin275=3tan132tan13cos226+sin226cos271sin271sin234+cos234+sin215+cos215=321(cos271+sin271)1+1=32112=32

LG bài 2

Phương pháp giải:

* Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng: 

+) Cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với côsin góc kề.

+) Cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc nhân với côtang góc kề.

 * Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông

Lời giải chi tiết:

Gọi I là giao điểm của CB và DA

Khi đó ∆ICD vuông tại I (vì ˆC+ˆD=30+60=90) và ID=12CD (trong tam giác vuông cạnh đối diện góc 30˚ bằng nửa cạnh huyền).

Mặt khác ∆ICD vuông tại I, ta có:

IC=CD.sinD=5.sin60=532(cm)

Do đó: SICD=12IC.ID=12.532.52=2538(cm2)

Vì AB // CD (gt) nên:

^IAB=ˆD=60 (đồng vị)

^IBA=ˆC=30

Tương tự, trong ∆IAB vuông tại I, ta có:

IA=AB.sin30=1.sin30=12(cm)vaIB=AB.cos30=1.cos30=32(cm)

Do đó: SIAB=12IA.IB=12.12.32=38(cm2)

Ta có: SABCD=SICDSIAB=253838=2438=33(cm2)

LG bài 3

Phương pháp giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Khi đó ta có các hệ thức sau: 

+) AB2=BH.BCAC2=CH.BC 

+) HA2=HB.HC 

+) AB.AC=BC.AH

+) BC2=AB2+AC2 (Định lí Pitago). 

Lời giải chi tiết:

a. Ta có: ∆ADC vuông tại D, đường cao DI nên : 

AD2=AC.AI (định lí 1) (1)

Tương tự: ∆AEB có đường cao EK:

AE2=AB.AK (2)

Dễ thấy ∆AIB đồng dạng ∆AKC (g.g)

ABAC=AIAKAB.AK=AC.AI(3)

Từ (1), (2) và (3) AD2=AE2

Vậy ∆ADE cân tại E.

b. Ta có: ∆ADC vuông :

DC=AC2AD2=10262=8(cm)

Lại có DI là đường cao của tam giác vuông ADC, ta có:

CD2=CA.CI (định lí 1)

CI=CD2CA=8210=6,4(cm)

Do đó: AI=ACCI=106,4=3,6(cm)

Ta có: DI.CA=DA.DC (định lí 3)

DI=DA.DCAC=6.810=4,8(cm)

Vậy SADI=12AI.DI=12.3,6.4,8=8,64(cm2)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 12 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com

>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY

Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.