

Bài 37 trang 123 SGK Toán 9 tập 1>
Tổng hợp đề thi vào 10 tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc
Toán - Văn - Anh
Đề bài
Cho hai đường tròn đồng tâm \(O\). Dây \(AB\) của đường tròn lớn cắt đường tròn nhỏ ở \(C\) và \(D\). Chứng minh rằng \(AC=BD\).
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Vẽ đường kính vuông góc với một dây.
+) Sử dụng tính chất: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.
Lời giải chi tiết
Vẽ \(OM\perp AB \Rightarrow OM \bot CD\).
Xét đường tròn \((O; OC)\) (đường tròn nhỏ) có OM là một phần đường kính, CD là dây và \(OM\perp CD\) nên M là trung điểm của CD hay \(MC=MD\) (định lý) (1)
Xét đường tròn \((O; OA)\) (đường tròn lớn) có OM là một phần đường kính, AB là dây và \(OM\perp AB\) nên M là trung điểm của AB hay \(MA=MB\) (định lý) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\) \(MA-MC=MB-MD\) \(\Rightarrow AC=BD.\)
Nhận xét. Kết luận bài toán vẫn được giữ nguyên nếu C và D đổi chỗ cho nhau.


- Bài 38 trang 123 SGK Toán 9 tập 1
- Bài 39 trang 123 SGK Toán 9 tập 1
- Bài 40 trang 123 SGK Toán 9 tập 1
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Bài 8 - Chương 2 - Hình học 9
- Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Bài 8 - Chương 2 - Hình học 9
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau.
- Lý thuyết Hệ thức Vi-ét và ứng dụng.
- Lý thuyết về đường kính và dây của đường tròn
- Lý thuyết góc nội tiếp
- Lý thuyết diện tích hình tròn, hình quạt tròn
- Lý thuyết. Hình nón - Hình nón cụt - Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
- Lý thuyết Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
- Lý thuyết góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
- Lý thuyết tứ giác nội tiếp
- Lý thuyết độ dài đường tròn, cung tròn