

Đề số 4 – Đề kiểm tra học kì 2 – Toán 8
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Toán 8
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Tập nghiệm của phương trình (x2+25)(x2−94)=0 là:
A. {±5;±32} B. {−25;94}
C. {±32} D. {−5;32}
Câu 2: Nghiệm của bất phương trình: 12−3x≤0 là:
A. x≤4 B. x≥4
C. x≤−4 D. x≥−4
Câu 3: Cho tam giác ABC đồng dạng với tam giác MNP và SABCSMNP=9
A. MNAB=9 B. MNAB=3
C. MNAB=19 D. MNAB=13
Câu 4: Cho tam giác ABC,AD là phân giác của ∠BAC, biết AB=16cm,AC=24cm,DC=15cm. Khi đó BD bằng:
A. 10cm B. 1285cm
C. 110cm D. 452cm
II. TỰ LUẬN:
Bài 1 (2,5 điểm):
Cho hai biểu thức A=1y−1−y1−y2 và B=y2−y2y+1
1. Tính giá trị biểu thức A tại y=2.
2. Rút gọn biểu thức M=A.B.
3. Tìm giá trị của y để biểu thức M<1.
Bài 2 (2 điểm):
Một ô tô đi từ Hà Nội đến Đền Hùng với vận tốc trung bình là 30km/h . Trên quãng đường từ Đền Hùng về Hà Nội, vận tốc ô tô tăng thêm 10km/h nên thời gian về rút ngắn hơn thời gian đi là 36 phút. Tính quãng đường từ Hà Nội đến Đền Hùng.
Bài 3 (3 điểm):
Cho tam giác ABC vuông tại B, đường cao BH.
a. CMR: ΔHBA đồng dạng với ΔHCB, từ đó suy ra HB2=HC.HA.
b. Kẻ HM⊥AB={M},HN⊥BC={N}. CMR: MN=BH.
c. Lấy I,K lần lượt là trung điểm của HC và HA. Tứ giác KMNI là hình gì? Vì sao?
d. So sánh diện tích tứ giác KMNI và diện tích tam giác ABC.
Bài 4 (0,5 điểm):
Cho a,b,c>0. Chứng minh: ab2+bc2+ca2≥1a+1b+1c
Đ/a TN
1. C |
2. B |
3. D |
4. A |
Câu 1:
Phương pháp:
Áp dụng các tính chất và cách giải phương trình tích: A(x).B(x)=0 ⇒[A(x)=0B(x)=0
Cách giải:
(x2+25)(x2−94)=0⇒[x2+25=0x2−94=0⇒[x2=−25(ktm)x2=94⇒x=±32
Vậy tập nghiệm của phương trình (x2+25)(x2−94)=0 là S={±32}.
Chọn C.
Câu 2:
Phương pháp:
Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn bằng các quy tắc chuyển vế đổi dấu và chia cả hai vế của bất phương trình cho cùng một số âm thì đổi dấu của bất phương trình.
Cách giải:
12−3x≤0⇔−3x≤−12 ⇔x≥4
Vậy nghiệm của bất phương trình: 12−3x≤0 là x≥4
Chọn B.
Câu 3:
Phương pháp:
Hai tam giác đồng dạng theo tỉ số đồng dạng là k thì tỉ số của diện tích hai tam giác đó là k2.
Cách giải:
Do ΔABC∽ΔMNP nên SABCSMNP=(ABMN)2
Mà SABCSMNP=9 nên suy ra (ABMN)2=9⇒ABMN=3⇒MNAB=13
Vậy MNAB=13
Chọn D.
Câu 4:
Phương pháp:
Áp dụng tính chất của tia phân giác: Cho ΔABC có đường phân giác AD ta có tỉ lệ: ABAC=BDCD.
Cách giải:
Vì AD là phân giác của ∠BAC, áp dụng tính chất tia phân giác ta có:
ABAC=DBDC⇒1624=DB15⇒DB=16.1524=10(cm)
Vậy DB=10cm
Chọn A.
LG bài 1
Phương pháp giải:
1. Thay y=2 vào biểu thức A rồi tính giá trị biểu thức đó.
2. Rút gọn biểu thức A sau đó thức hiện phép nhân hai biểu thức A và B.
3. Dựa vào kết quả ở câu 2 để lập luận tìm giá trị của y sao cho M<1.
Lời giải chi tiết:
1. Tính giá trị của biểu thức A tại y=2.
Điều kiện: y≠±1.
Thay y=2(tm) vào biểu thức A ta được
A=12−1−21−22=11−21−4=1−2−3=1+23=53
Vậy với y=2thì A=53.
2. Rút gọn biểu thức M=A.B.
ĐKXĐ: y≠±1;y≠12.
Ta có:
A=1y−1−y1−y2=1y−1+yy2−1=y+1(y−1)(y+1)+y(y−1)(y+1)=y+1+y(y−1)(y+1)=2y+1(y−1)(y+1).⇒M=A.B=2y+1(y−1)(y+1)⋅y2−y2y+1=2y+1(y−1)(y+1)⋅y(y−1)2y+1=yy+1.
3. Tìm giá trị của y để M<1.
Điều kiện: y≠±1;y≠12
M<1⇔yy+1<1⇔yy+1−1<0⇔yy+1−y+1y+1<0⇔y−(y+1)y+1<0⇔−1y+1<0
Vì −1<0 nên −1y+1<0⇒y+1>0⇒y>−1
Vậy để biểu thức M<1 thì y>−1;y≠1;y≠12.
LG bài 2
Phương pháp giải:
Bước 1. Lập phương trình:
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số;
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết;
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải phương trình.
Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.
Lời giải chi tiết:
Gọi quãng đường từ Hà Nội đến Đền Hùng là x(km),(x>0).
Vận tốc của ô tô khi đi từ Đền Hùng về Hà Nội là: 30+10=40(km/h)
Thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Đền Hùng là x30(h).
Thời gian ô tô đi từ Đền Hùng về Hà Nội là x40(h).
Đổi: 36 phút =35(h).
Vì thời gian về rút ngắn hơn thời gian đi là 36 phút nên ta có phương trình:
x30−x40=35⇔4x120−3x120=72120⇒4x−3x=72⇔x=72(tm)
Vậy quãng đường đi từ Hà Nội đến đền Hùng là 72 km.
LG bài 3
Phương pháp giải:
a) Chứng minh 2 tam giác đồng dạng theo trường hợp góc – góc.
b) Chứng minh tứ giác HMAN là hình chữ nhật, từ đó suy ra MN=BH.
Lời giải chi tiết:
a. Xét ΔHBA và ΔHCB ta có:
∠HBA=∠HCB (cùng phụ với ∠BAC)
∠AHB=∠BHC=900
⇒ΔHBA∽ΔHCB(g−g)
⇒HBHC=HAHB⇒HB2=HC.HA
b. Ta có HM⊥AB={M},HN⊥BC={N} nên ∠HMB=∠HNB=900.
Lại có ∠MBN=900 (vì tam giác ABC vuông tại B)
Tứ giác HMAN có 3 góc vuông nên đó là hình chữ nhật, suy ra MN=BH (hai đường chéo của hình chữ nhật).
c. MH//BC nên ∠KHM=∠ICN (hai góc đồng vị)
K là trung điểm cạnh huyền AH⇒KH=KA=KM ⇒ΔKHM cân tại K⇒∠KHM=∠KMH(tc)
I là trung điểm cạnh huyền HC⇒IN=IH=IC⇒ΔIHC cân tại I⇒∠ICN=∠INC(tc).
∠HIN=∠INC+∠ICN (góc ngoài tam giác)
∠MKH+∠HIN =∠MKH+2∠ICN=∠MKH+2∠KHM=1800
Nên MK//NI, suy ra KMNI là hình thang (dhnb).
Xét ΔKAM có KA=KM(=12AH) nên ΔKAM là tam giác cân, suy ra ∠KAM=∠AMK.
Vì HMBN là hình chữ nhật nên ∠NMB=∠MBH (tính chất hình chữ nhật)
Mà ∠MBH=∠BCA⇒∠AMK+∠NMB=∠MAH+∠ICN=900
Suy ra KMNI là hình thang vuông tại M,N.
d. Ta có:
SABC=12AC.BHSKMNI=12(KM+NI).MN=12.(12AH+12HC).BH=14AC.BH⇒SKMNI=12SABC
LG bài 4
Phương pháp giải:
Cách 1: Chứng minh ab2+bc2+ca2≥1a+1b+1c bằng cách chứng minh ab2+bc2+ca2−1a−1b−1c≥0
Cách 2: Sử dụng bất đẳng thức Cauchy.
Lời giải chi tiết:
Cách 1:
Ta có: ab2+bc2+ca2≥1a+1b+1c⇔ab2+bc2+ca2−1a−1b−1c≥0
⇔ab2−2b+1a+bc2−2c+1b+ca2−2a+1c≥0
⇔(√ab)2−2.√ab.1√a+(1√a)2+(√bc)2−2.√bc.1√b+(1√b)2+(√ca)2−2.√ca.1√c+(1√c)2≥0
⇔(√ab−1√a)2+(√bc−1√b)2 +(√ca−1√c)2≥0(đúng với mọi a,b,c>0)
Dấu xảy ra khi a=b=c
Vậy với a,b,c>0 thì ab2+bc2+ca2 ≥1a+1b+1c.
Cách 2:
Với a,b,c>0, áp dụng BĐT Cô-si ta được:
ab2+1a≥2√ab2.1a≥2b;bc2+1b≥2√bc2.1b≥2c;ca2+1c≥2√ca2.1c≥2a.
Cộng vế với vế các BĐT trên ta được:
ab2+1a+bc2+1b+ca2+1c≥2b+2c+2a
⇔ab2+bc2+ca2≥2b+2c+2a−1a−1b−1c
⇔ab2+bc2+ca2≥1a+1b+1c (đpcm)
Vậy với a,b,c>0 thì ab2+bc2+ca2≥1a+1b+1c. Dấu xảy ra khi a=b=c.
Nguồn sưu tầm
Loigiaihay.com

