

Bài 17 trang 146 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 1
Giải bài tập Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài nhau tại A.
Đề bài
Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài nhau tại A. Gọi M là giao điểm của một trong hai tiếp tuyến chung ngoài BC (B∈(O),C∈(O′)) và tiếp tuyến chung trong A. Chứng minh rằng BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO’ tại M.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Chứng minh IM⊥BC, với I là trung điểm của OO′.
+) Chứng minh M thuộc đường tròn đường kính OO′.
Lời giải chi tiết
Gọi I là trung điểm của OO′⇒I là tâm đường tròn đường kính OO′.
Áp dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau ta có: {MA=MBMA=MC⇒MB=MC⇒M là trung điểm của BC.
Vì BC là tiếp tuyến chung ngoài của (O) và (O′) nên {OB⊥BCO′C⊥BC⇒OB//O′C⇒ Tứ giác OBCO′ là hình thang.
Xét hình thang OBCO′ có:
I là trung điểm của OO′ (cách dựng)
M là trung điểm của BC(cmt)
⇒IM là đường trung bình của hình thang OBCO′⇒IM//OB//O′C.
Mà OB⊥BC⇒IM⊥BC tại M (1).
Áp dụng tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau ta có:
MO là tia phân giác của ∠AMB ;
MO′ là tia phân giác của ∠AMC.
Mà ∠AMB và ∠AMC là 2 góc kề bù ⇒MO⊥MO′⇒∠OMO′=900⇒M thuộc đường tròn đường kính OO′ (2).
Từ (1) và (2) ⇒BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO′.
Loigiaihay.com


- Bài 18 trang 146 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 1
- Bài 19 trang 146 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 1
- Bài 20 trang 146 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 1
- Bài 16 trang 146 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 1
- Bài 15 trang 146 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 1
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Xem ngay
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |