Bài 16.4 phần bài tập bổ sung trang 28 SBT toán 6 tập 1>
Giải bài 16.4 phần bài tập bổ sung trang 28 sách bài tập toán 6. Số 4 có thể là ước chung của hai số n + 1 và 2n + 5 (n ∈ N) không?
Đề bài
Số \(4\) có thể là ước chung của hai số \(n + 1\) và \(2n + 5\)\( (n \in \mathbb N)\) không\(?\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Ước chung của hai số là ước của cả hai số đó.
+) Nếu \(a\; \vdots \; b\) thì \( b\in Ư(a),\) \((a,\;b \in \mathbb{N^*})\)
+) Nếu: \(a \;\vdots \; m, b \;\vdots\; m \) thì \( (a-b) \;\vdots\; m\)
Lời giải chi tiết
Giả sử \(4\) là ước chung của \(n + 1\) và \(2n + 5.\)
Ta có \((n + 1)\; ⋮\; 4\) nên \(2(n+1)\; ⋮\; 4\) hay \((2n+2)\; ⋮\; 4\)
Lại có \((2n + 5)\; ⋮\; 4\).
Suy ra \([(2n + 5) - (2n + 2)]\; ⋮\; 4\).
Suy ra \( 3 \;⋮ \;4\) (vô lí).
Vậy số \(4\) không thể là ước chung của \(n + 1\) và \(2n + 5\).
Loigiaihay.com
- Bài 16.3 phần bài tập bổ sung trang 28 SBT toán 6 tập 1
- Bài 16.2 phần bài tập bổ sung trang 28 SBT toán 6 tập 1
- Bài 16.1 phần bài tập bổ sung trang 28 SBT toán 6 tập 1
- Bài 175 trang 27 SBT toán 6 tập 1
- Bài 174 trang 27 SBT toán 6 tập 1
>> Xem thêm