Bài 10.1, 10.2, 10.3, 10.4 phần bài tập bổ sung trang 26 SBT toán 6 tập 2>
Giải bài 10.1, 10.2, 10.3, 10.4 phần bài tập bổ sung trang sách bài tập toán 6. 5/9 là tích của hai phân số ...
Bài 10.1
\(\displaystyle{5 \over {38}}\) là tích của hai phân số :
\(\displaystyle\left( A \right){{ - 5} \over 2}.{1 \over { - 19}};\)
\(\displaystyle\left( B \right){{ - 5} \over {19}}.{1 \over 2};\)
\(\displaystyle\left( C \right){5 \over { - 2}}.{{ - 1} \over { - 19}};\)
\(\displaystyle\left( D \right){1 \over { - 2}}.{5 \over {19}}.\)
Hãy chọn đáp số đúng.
Phương pháp giải:
Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử với nhau, nhân các mẫu với nhau:
\(\dfrac{a}{b}.\dfrac{c}{d}=\dfrac{a.c}{b.d}.\)
Lời giải chi tiết:
\(\displaystyle {{ - 5} \over 2}.{1 \over { - 19}} = \dfrac{(-5).1}{2.(-19)} = \dfrac{-5}{-38} = \dfrac{5}{38};\)
\(\displaystyle {{ - 5} \over {19}}.{1 \over 2}= \dfrac{(-5).1}{19.2} = \dfrac{-5}{38};\)
\(\displaystyle {5 \over { - 2}}.{{ - 1} \over { - 19}}=\dfrac{5.(-1)}{(-2).(-19)} = \dfrac{-5}{38};\)
\(\displaystyle {1 \over { - 2}}.{5 \over {19}}=\dfrac{1.5}{(-2).19} = \dfrac{5}{-38}=\dfrac{-5}{38}.\)
Vậy \(\displaystyle{5 \over {38}}\) là tích của hai phân số \(\displaystyle {{ - 5} \over 2}.{1 \over { - 19}}.\)
Chọn đáp án \((A).\)
Bài 10.2
Tích \(\displaystyle{1 \over {11}}.{1 \over {12}}\) bằng:
\(\displaystyle\left( A \right){1 \over {12}} - {1 \over {11}};\) \(\displaystyle\left( B \right){2 \over {23}};\)
\(\displaystyle\left( C \right){1 \over {11}} + {1 \over {12}}\) \(\displaystyle\left( D \right){1 \over {11}} - {1 \over {12}}\)
Hãy chọn đáp số đúng.
Phương pháp giải:
Áp dụng kết quả bài 87: \(\dfrac{1}{{n.\left( {n+1} \right)}} = \dfrac{1}{n} - \dfrac{1}{{n+1}}.\)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng kết quả bài 87 ta có : \(\displaystyle{1 \over {11}}.{1 \over {12}} ={1 \over {11}} - {1 \over {12}} .\)
Cách khác:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\dfrac{1}{{11}}.\dfrac{1}{{12}} = \dfrac{{1.1}}{{11.12}} = \dfrac{1}{{132}}\\
\dfrac{1}{{11}} - \dfrac{1}{{12}} = \dfrac{{12}}{{132}} - \dfrac{{11}}{{132}} = \dfrac{1}{{132}}\\
\Rightarrow \dfrac{1}{{11}}.\dfrac{1}{{12}} = \dfrac{1}{{11}} - \dfrac{1}{{12}}
\end{array}\)
Chọn đáp án \(\displaystyle\left( D \right).\)
Bài 10.3
Tìm phân số tối giản \(\displaystyle{a \over b}\) sao cho phân số \(\displaystyle{a \over {b - a}}\) bằng \(8\) lần phân số \(\displaystyle{a \over b}.\)
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất : Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) được gọi là bằng nhau nếu \(a.d = b.c.\)
Lời giải chi tiết:
Từ đề bài, ta có:
\(\displaystyle{a \over {b - a}} = 8.{a \over b}\)
\(\Rightarrow \dfrac{a}{{b - a}} = \dfrac{{8a}}{b}\)
\(\Rightarrow ab = 8a(b – a)\)
\( \Rightarrow ab = 8ab – 8a^2\)
\( \Rightarrow 8a^2=8ab-ab\)
\(\Rightarrow 8a^2 = 7ab\)
\(\Rightarrow 8a = 7b\)
\(\Rightarrow \displaystyle{a \over b} = {7 \over 8}.\)
Bài 10.4
Tìm số nguyên dương nhỏ nhất để khi nhân nó với mỗi một trong các phân số tối giản \(\displaystyle{3 \over 4},{{ - 5} \over {11}},{7 \over {12}}\), đều được tích là những số nguyên.
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất : Một phân số viết được dưới dạng số nguyên khi tử số là bội của mẫu số.
Lời giải chi tiết:
Gọi \(a\) là số nguyên dương cần tìm.
Để \(\displaystyle{{3a} \over 4},{{ - 5a} \over 11},{{7a} \over {12}}\) là những số nguyên thì \(a\) phải chia hết cho \(4\), cho \(11\), cho \(12.\)
Lại có \(a\) là số nguyên dương nhỏ nhất nên \(a = BCNN(4,11,12) = 3.4.11=132.\)
Loigiaihay.com
- Bài 88 trang 26 SBT toán 6 tập 2
- Bài 87 trang 26 SBT toán 6 tập 2
- Bài 86 trang 25 SBT toán 6 tập 2
- Bài 85 trang 25 SBT toán 6 tập 2
- Bài 84 trang 25 SBT toán 6 tập 2
>> Xem thêm