Bài 8 trang 58 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2 >
Giải bài tập Cho phương trình
Đề bài
Cho phương trình \({x^2} - 2mx + m - 2 = 0\) (m là tham số)
a) Chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
b) Gọi x1, x2 là các nghiệm của phương trình. Tìm giá trị của m để biểu thức \(M = \dfrac{{ - 24}}{{{x_1}^2 + {x_2}^2 - 6{x_1}{x_2}}}\) đạt giá trị nhỏ nhất.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a)Để chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m ta chứng minh cho \(\Delta \left( {\Delta '} \right) > 0,\forall m\)
b) Biến đổi biểu thức M về biểu thức có chứa \({x_1} + {x_1};{x_1}.{x_2}\) sau đó thay hệ thức Viet \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - \dfrac{b}{a}\\{x_1}.{x_2} = \dfrac{c}{a}\end{array} \right.\) vào M ta rồi tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức đó.
Lời giải chi tiết
a) \({x^2} - 2mx + m - 2 = 0\,\,\,\left( 1 \right)\)
Xét
\(\begin{array}{l}\Delta ' = {\left( { - m} \right)^2} - \left( {m - 2} \right) \\\;\;\;\;\;= {m^2} - m + 2\\ \;\;\;\;\;= {m^2} - 2.\dfrac{1}{2}.m + \dfrac{1}{4} - \dfrac{1}{4} + 2\\\;\;\;\;\; = {\left( {m - \dfrac{1}{2}} \right)^2} + \dfrac{7}{4} > 0,\forall m\end{array}\)
Khi đó phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
b) Do phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt \({x_1};{x_2}\) nên áp dụng hệ thức Viet cho phương trình (1) ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2m\\{x_1}.{x_2} = m - 2\end{array} \right.\)
\(\begin{array}{l}M = \dfrac{{ - 24}}{{{x_1}^2 + {x_2}^2 - 6{x_1}{x_2}}}\\\;\;\;\;\; = \dfrac{{ - 24}}{{{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 2{x_1}{x_2} - 6{x_1}{x_2}}}\\\;\;\;\;\; = \dfrac{{ - 24}}{{{{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}^2} - 8{x_1}{x_2}}}\\\;\;\;\;\; = \dfrac{{ - 24}}{{4{m^2} - 8\left( {m - 2} \right)}} \\\;\;\;\;\;= \dfrac{{ - 24}}{{4{m^2} - 8m + 16}} \\\;\;\;\;\;= \dfrac{6}{{ - {m^2} + 2m - 4}}\end{array}\)
M đạt giá trị nhỏ nhất khi \( - {m^2} + 2m - 4\) đạt giá trị lớn nhất
Ta có: \( - {m^2} + 2m - 4 \)\(\,= - \left( {{m^2} - 2m + 4} \right) \)\(\,= - \left[ {{{\left( {m - 1} \right)}^2} + 3} \right] \)\(\,= - {\left( {m - 1} \right)^2} - 3 \le - 3,\forall m\)
Khi đó ta có: \(M \ge \dfrac{6}{{ - 3}} = - 2 \Leftrightarrow m = 1\)
Vậy giá trị nhỏ nhất của M là -2 khi m = 1.
Loigiaihay.com
- Bài 9 trang 58 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2
- Bài 10 trang 58 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2
- Bài 11 trang 58 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2
- Bài 12 trang 58 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2
- Bài 7 trang 58 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2
>> Xem thêm