Bài 5.1, 5.2, 5.3 phần bài tập bổ sung trang 56 SBT toán 9 tập 2
Giải bài 5.1, 5.2, 5.3 phần bài tập bổ sung trang 56 sách bài tập toán 9. Giả sử x1, x2 là hai nghiệm của phương trình bậc hai a.x^2 + bx + c = 0
Bài 5.1
Giả sử x1,x2x1,x2 là hai nghiệm của phương trình bậc hai ax2+bx+c=0ax2+bx+c=0 có ∆′=0. Điều nào sau đây là đúng?
A) x1=x2=b2a
B) x1=x2=−b′a
C) x1=x2=−ba
D) x1=x2=−b′2a
Phương pháp giải:
Phương trình ax2+bx+c=0(a≠0) và b=2b′, Δ′=b′2−ac
+ Nếu Δ′>0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
x1=−b′+√△′a; x2=−b′−√△′a
+ Nếu Δ′=0 thì phương trình có nghiệm kép x1=x2=−b′a.
+ Nếu Δ′<0 thì phương trình vô nghiệm.
Lời giải chi tiết:
Giả sử x1,x2 là hai nghiệm của phương trình bậc hai ax2+bx+c=0 có ∆′=0 thì x1=x2=−b′a
Chọn B.
Bài 5.2
Tìm mối liên hệ giữa a,b,c để phương trình (b2+c2)x2−2acx+a2−b2=0 có nghiệm.
Phương pháp giải:
Tìm điều kiện để phương trình ax2+bx+c=0 (1) có nghiệm ta xét hai trường hợp sau:
- TH1: a=0 từ đó tìm nghiệm của (1).
- TH2: a≠0, phương trình (1) có nghiệm khi và chỉ khi Δ≥0.
Lời giải chi tiết:
- TH1: b2+c2=0 ⇔b=0 và c=0.
Khi đó phương trình đã cho có dạng: a2=0 (*)
Phương trình (*) có nghiệm khi a=0.
Vậy a=b=c=0 thì phương trình đã cho có vô số nghiệm.
- TH2: b2+c2≠0
Phương trình (b2+c2)x2−2acx+a2−b2=0 có nghiệm khi và chỉ khi Δ′≥0
b2+c2≠0 suy ra b và c không đồng thời bằng 0.
Δ′=(−ac)2−(b2+c2)(a2−b2)=a2c2−a2b2+b4−a2c2+b2c2=−a2b2+b4+c2b2=b2(−a2+b2+c2)Δ′≥0⇔b2(−a2+b2+c2)≥0
Vì b2≥0 ⇒Δ′≥0 ⇔−a2+b2+c2≥0 ⇔b2+c2≥a2
Vậy a2≤b2+c2 thì phương trình đã cho có nghiệm.
Bài 5.3
Chứng tỏ rằng phương trình (x−a)(x−b)+(x−b)(x−c) +(x−c)(x−a)=0 luôn có nghiệm.
Phương pháp giải:
Phương trình ax2+bx+c=0(a≠0) và b=2b′, Δ′=b′2−ac luôn có nghiệm khi và chỉ khi Δ′≥0.
Đối với bài này ta chứng minh phương trình đã cho có Δ′≥0.
Lời giải chi tiết:
(x−a)(x−b)+(x−b)(x−c)+(x−c)(x−a)=0
⇔x2−bx−ax+ab+x2−cx−bx+bc+x2−ax−cx+ac=0
⇔3x2−2(a+b+c)x+ab+bc+ac=0
Δ′=(a+b+c)2−3(ab+bc+ac)
=a2+b2+c2+2ab+2ac+2bc−3ab−3ac−3bc
=a2+b2+c2−ab−bc−ac
=12(2a2+2b2+2c2−2ab−2ac−2bc)
=12[(a2−2ab+b2)+(b2−2bc+c2)+(a2−2ac+c2)]
=12[(a−b)2+(b−c)2+(a−c)2]
Ta có: (a−b)2≥0;(b−c)2≥0; (a−c)2≥0
Suy ra: (a−b)2+(b−c)2+(a−c)2≥0
⇒Δ′=12[(a−b)2+(b−c)2+(a−c)2]≥0
Vậy phương trình luôn có nghiệm.
Loigiaihay.com


- Bài 34 trang 56 SBT toán 9 tập 2
- Bài 33 trang 56 SBT toán 9 tập 2
- Bài 32 trang 56 SBT toán 9 tập 2
- Bài 31 trang 56 SBT toán 9 tập 2
- Bài 30 trang 56 SBT toán 9 tập 2
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Xem ngay
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |