Bài 29 trang 10 SBT toán 8 tập 2


Giải bài 29 trang 10 sách bài tập toán 8. Giải các phương trình sau : a) (x - 1)(x^2 + 5x - 2) - (x^3 - 1) = 0 ; ...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Giải các phương trình sau :

LG a

\(\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 5x - 2} \right) - \left( {{x^3} - 1} \right) = 0\)

Phương pháp giải:

- Phân tích vế trái thành nhân tử.

- Áp dụng phương pháp giải phương trình tích: \(A(x).B(x) = 0 ⇔ A(x) = 0\) hoặc \(B(x) = 0.\)

Lời giải chi tiết:

\(\left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 5x - 2} \right) - \left( {{x^3} - 1} \right) = 0\)

\( \displaystyle  \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + 5x - 2} \right) \) \( \displaystyle - \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} + x + 1} \right) = 0  \)

\( \displaystyle  \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\) \( \displaystyle \left[ {\left( {{x^2} + 5x - 2} \right) - \left( {{x^2} + x + 1} \right)} \right] = 0  \)

\( \displaystyle   \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\) \( \displaystyle \left( {{x^2} + 5x - 2 - {x^2} - x - 1} \right) = 0  \)

\( \displaystyle \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {4x - 3} \right) = 0  \)

\(\Leftrightarrow x - 1 = 0\) hoặc \(4x - 3 = 0\)

+)   \(x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = 1\)

+)   \(4x - 3 = 0 \Leftrightarrow 4x=3 \Leftrightarrow x = 0,75\)

 Vậy phương trình có nghiệm tập nghiệm \( \displaystyle S = \{1; 0,75\}.\)

LG c

\({x^2} + \left( {x + 2} \right)\left( {11x - 7} \right) = 4\)

Phương pháp giải:

- Chuyển vế phải sang vế trái và phân tích vế trái thành nhân tử.

- Áp dụng phương pháp giải phương trình tích: \(A(x).B(x) = 0 ⇔ A(x) = 0\) hoặc \(B(x) = 0.\)

Lời giải chi tiết:

\({x^2} + \left( {x + 2} \right)\left( {11x - 7} \right) = 4\)

\( \displaystyle  \Leftrightarrow {x^2} - 4 + \left( {x + 2} \right)\left( {11x - 7} \right) = 0 \)

\( \displaystyle \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right)\left( {x - 2} \right) \) \( \displaystyle+ \left( {x + 2} \right)\left( {11x - 7} \right) = 0\) 

\(\eqalign{  &   \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right)\left[ {\left( {x - 2} \right) + \left( {11x - 7} \right)} \right] = 0  \cr  &  \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right)\left( {x - 2 + 11x - 7} \right) = 0  \cr  &  \Leftrightarrow \left( {x + 2} \right)\left( {12x - 9} \right) = 0 \cr} \)

\( \Leftrightarrow x + 2 = 0\) hoặc \(12x - 9 = 0\)

+)   \(x + 2 = 0 \Leftrightarrow x =  - 2\)

+)   \(12x - 9 = 0 \Leftrightarrow 12x=9 \Leftrightarrow x = 0,75\)

 Vậy phương trình có tập nghiệm \( \displaystyle S = \{-2;0,75\}.\)

LG c

\({x^3} + 1 = x\left( {x + 1} \right)\)

Phương pháp giải:

- Chuyển vế phải sang vế trái và phân tích vế trái thành nhân tử.

- Áp dụng phương pháp giải phương trình tích: \(A(x).B(x) = 0 ⇔ A(x) = 0\) hoặc \(B(x) = 0.\)

Lời giải chi tiết:

\({x^3} + 1 = x\left( {x + 1} \right)\) 

\( \displaystyle \Leftrightarrow \left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - x + 1} \right) = x\left( {x + 1} \right)  \)

\( \displaystyle  \Leftrightarrow \left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - x + 1} \right) \) \( \displaystyle - x\left( {x + 1} \right) = 0  \)

\(\eqalign{  &  \Leftrightarrow \left( {x + 1} \right)\left[ {\left( {{x^2} - x + 1} \right) - x} \right] = 0  \cr  &  \Leftrightarrow \left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - x + 1 - x} \right) = 0  \cr  &  \Leftrightarrow \left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - 2x + 1} \right) = 0  \cr  &  \Leftrightarrow \left( {x + 1} \right){\left( {x - 1} \right)^2} = 0 \cr} \)

\( \Leftrightarrow x + 1 = 0\) hoặc \({\left( {x - 1} \right)^2} = 0\)

+)   \(x + 1 = 0 \Leftrightarrow x =  - 1\)

+)   \({\left( {x - 1} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow x - 1 = 0 \) \( \displaystyle \Leftrightarrow x = 1\)

 Vậy phương trình có tập nghiệm \( \displaystyle S = \{-1 ; 1\}.\)

LG d

\({x^3} + {x^2} + x + 1 = 0\)

Phương pháp giải:

- Phân tích vế trái thành nhân tử.

- Áp dụng phương pháp giải phương trình tích: \(A(x).B(x) = 0 ⇔ A(x) = 0\) hoặc \(B(x) = 0.\)

Lời giải chi tiết:

\({x^3} + {x^2} + x + 1 = 0\)

\(\eqalign{  &  \Leftrightarrow {x^2}\left( {x + 1} \right) + \left( {x + 1} \right) = 0  \cr  &  \Leftrightarrow \left( {{x^2} + 1} \right)\left( {x + 1} \right) = 0 \cr} \)

 \(\Leftrightarrow {x^2} + 1 = 0\) hoặc \(x + 1 = 0\)

+)   \({x^2} + 1 = 0\) : vô nghiệm (vì \({x^2} \ge 0\) nên \({x^2} + 1 > 0\) )

+)    \(x + 1 = 0 \Leftrightarrow x =  - 1\)            

 Vậy phương trình có tập nghiệm \( \displaystyle S = \{-1\}.\)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.3 trên 19 phiếu
  • Bài 30 trang 10 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 30 trang 10 sách bài tập toán 8. Giải các phương trình bậc hai sau đây bằng cách đưa về dạng phương trình tích : a) x^2 - 3x + 2 = 0 ; ...

  • Bài 31 trang 10 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 31 trang 10 sách bài tập toán 8. Giải các phương trình sau bằng cách đưa về dạng phương trình tích : ...

  • Bài 32 trang 10 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 31 trang 10 sách bài tập toán 8. Cho phương trình (3x + 2k - 5)(x - 3k + 1) = 0, trong đó k là một số. a) Tìm các giá trị của k sao cho một trong các nghiệm của phương trình là x = 1 ...

  • Bài 33 trang 11 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 33 trang 11 sách bài tập toán 8. Biết rằng x = -2 là một trong các nghiệm của phương trình : x^3 + ax^2 -4x - 4 = 0. a) Xác định giá trị của a ; b) ...

  • Bài 34 trang 11 SBT toán 8 tập 2

    Giải bài 34 trang 11 sách bài tập toán 8. Cho biểu thức hai biến f(x, y) = (2x - 3y + 7)(3x + 2y - 1). a) Tìm các giá trị của y sao cho phương trình (ẩn x) f (x,y) = 0, nhận x = -3 làm nghiệm. b) Tìm các giá trị của x sao cho phương trình (ẩn y) f (x,y) = 0, nhận y = 2 làm nghiệm.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí