Bài 17 trang 81 SBT toán 8 tập 1>
Giải bài 17 trang 81 sách bài tập toán 8. Cho tam giác ABC . Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau ở I. Qua I kẻ đường thẳng song song với BC, cắt các cạnh AB và AC ở D và E...
Cho tam giác \(ABC.\) Các tia phân giác của các góc \(B\) và \(C\) cắt nhau ở \(I.\) Qua \(I\) kẻ đường thẳng song song với \(BC,\) cắt các cạnh \(AB\) và \(AC\) ở \(D\) và \(E.\)
LG a
Tìm các hình thang trong hình vẽ.
Phương pháp giải:
Sử dụng định nghĩa: Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
Lời giải chi tiết:
Đường thẳng đi qua \(I\) song song với \(BC\) cắt \(AB\) tại \(D\) và \(AC\) tại \(E,\) ta có các hình thang sau: \(BDEC,\) \(BDIC,\) \(BIEC.\)
LG b
Chứng minh rằng hình thang \(BDEC\) có một cạnh đáy bằng tổng hai cạnh bên.
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất hai góc so le trong, tam giác cân.
Lời giải chi tiết:
\(\) \(DE // BC\) (theo cách vẽ)
\( \Rightarrow {\widehat I_1} = {\widehat B_1}\) (hai góc so le trong)
Mà \({\widehat B_1} = {\widehat B_2}\) (vì BI là phân giác góc B)
Suy ra: \({\widehat I_1} = {\widehat B_2}\)
Do đó: \(∆ BDI\) cân tại \(D\)
\(⇒ DI = DB \;\;\; (1)\)
Ta có: \({\widehat I_2} = {\widehat C_1}\) (so le trong)
\({\widehat C_1} = {\widehat C_2}\) (vì CI là phân giác góc C)
Suy ra: \({\widehat I_2} = {\widehat C_2}\) do đó: \(∆ CEI\) cân tại \(E\)
\(⇒ IE = EC \;\;\; \;\;\; (2)\)
\(DE = DI + IE \;\;\; (3)\)
Từ \((1),\)\( (2)\) và \((3)\) suy ra: \(DE = BD + CE\)
Loigiaihay.com
- Bài 18 trang 82 SBT toán 8 tập 1
- Bài 19 trang 82 SBT toán 8 tập 1
- Bài 20 trang 82 SBT toán 8 tập 1
- Bài 21 trang 82 SBT toán 8 tập 1
- Bài 2.1 phần bài tập bổ sung trang 82 SBT toán 8 tập 1
>> Xem thêm