Bài 9.2 phần bài tập bổ sung trang 111 SBT toán 9 tập 2>
Giải bài 9.2 phần bài tập bổ sung trang 111 sách bài tập toán 9. Tính chu vi của hình cánh hoa, biết OA = R...
Đề bài
Tính chu vi của hình cánh hoa, biết \(OA = R\) \((h.bs.6).\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Ta sử dụng kiến thức:
+) Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.
+) Trong đường tròn \(R,\) độ dài \(l\) của một cung \(n^\circ\) được tính theo công thức: \(l=\dfrac{\pi Rn}{180}.\)
Lời giải chi tiết
Hình vẽ có \(6\) cung tròn bằng nhau có bán kính bằng \(R\)
\(\overparen{BOF}\) của đường tròn \((A; R)\)
\(\overparen{AOC}\) của đường tròn \((B; R)\)
\(\overparen{BOD}\) của đường tròn \((C; R)\)
\(\overparen{COE}\) của đường tròn \((D; R)\)
\(\overparen{DOF}\) của đường tròn \((E; R)\)
\(\overparen{EOA}\) của đường tròn \((F; R)\)
Vì ABCDEF là lục giác đều nội tiếp đường tròn tâm O (theo cách vẽ hình cánh hoa) nên \(AB = BC = CD = DE = EF\)
Từ đó suy ra các tam giác OAB, OBC, OCD, ODE, OEF, OFA bằng nhau (c-c-c)
Nên: \(\widehat {AOB} = \widehat {BOC} = \widehat {COD}\)\( = \widehat {DOE} = \widehat {EOF} = \widehat {FOA} = \dfrac{{{{360}^0}}}{6} = {60^0}\)
Vì OA=OB và \(\widehat {AOB} =60^0\) nên \(∆AOB\) đều, tương tự ta có \(∆AOF\) đều nên \(\widehat {BAF} = {120^\circ}\)
\( \Rightarrow sđ \overparen{BOF}=120^\circ\)
\(l = \displaystyle {{\pi R.120} \over {180}} = {{2\pi R} \over 3}\)
Chu vi cánh hoa: \(\displaystyle {{2\pi R} \over 3}.6 = 4\pi R\)
Loigiaihay.com
- Bài 9.1 phần bài tập bổ sung trang 111 SBT toán 9 tập 2
- Bài 62 trang 110 SBT toán 9 tập 2
- Bài 61 trang 110 SBT toán 9 tập 2
- Bài 60 trang 110 SBT toán 9 tập 2
- Bài 59 trang 110 SBT toán 9 tập 2
>> Xem thêm