Bài 7 trang 25 SBT toán 8 tập 1


Giải bài 7 trang 25 sách bài tập toán 8. Dùng tính chất cơ bản của phân thức hoặc quy tắc đổi dấu để biến mỗi cặp phân thức sau thành một cặp phân thức bằng nó và có cùng mẫu thức ...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dùng tính chất cơ bản của phân thức hoặc quy tắc đổi dấu để biến mỗi cặp phân thức sau thành một cặp phân thức bằng nó và có cùng mẫu thức :

LG a

\(\displaystyle {{3x} \over {x - 5}}\) và \(\displaystyle {{7x + 2} \over {5 - x}}\)

Phương pháp giải:

- Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A.M}{B.M}\) ( \(M\) là một đa thức khác đa thức \(0\))

- Nếu chia cả tử và mẫu của một đa thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A : N}{B : N}\) ( \(N\) là một nhân tử chung)

Lời giải chi tiết:

\(\displaystyle {{3x} \over {x - 5}} = {{ - \left( {3x} \right)} \over { - \left( {x - 5} \right)}} = {{ - 3x} \over {5 - x}}\)

\(\displaystyle {{7x + 2} \over {5 - x}}\)

LG b

\(\displaystyle {{4x} \over {x + 1}}\) và \(\displaystyle {{3x} \over {x - 1}}\)

Phương pháp giải:

- Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A.M}{B.M}\) ( \(M\) là một đa thức khác đa thức \(0\))

- Nếu chia cả tử và mẫu của một đa thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A : N}{B : N}\) ( \(N\) là một nhân tử chung)

Lời giải chi tiết:

\(\displaystyle {{4x} \over {x + 1}} = {{4x\left( {x - 1} \right)} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x - 1} \right)}}\)\(\,\displaystyle = {{4{x^2} - 4x} \over {{x^2} - 1}}\)

\(\displaystyle {{3x} \over {x - 1}}= {{3x\left( {x + 1} \right)} \over {\left( {x - 1} \right)\left( {x + 1} \right)}} \)\(\,\displaystyle = {{3{x^2} + 3x} \over {{x^2} - 1}}\)

LG c

\(\displaystyle {2 \over {{x^2} + 8x + 16}}\) và \(\displaystyle{{x - 4} \over {2x + 8}}\)

Phương pháp giải:

- Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A.M}{B.M}\) ( \(M\) là một đa thức khác đa thức \(0\))

- Nếu chia cả tử và mẫu của một đa thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A : N}{B : N}\) ( \(N\) là một nhân tử chung)

Lời giải chi tiết:

\(\displaystyle {2 \over {{x^2} + 8x + 16}}=\frac{2}{{{x^2} + 2.x.4 + {4^2}}} \)

\(\displaystyle = \frac{2}{{{{\left( {x + 4} \right)}^2}}} = {4 \over {2{{\left( {x + 4} \right)}^2}}}\)

\(\displaystyle {{x - 4} \over {2x + 8}} = {{x - 4} \over {2\left( {x + 4} \right)}} \)\(\,\displaystyle = {{\left( {x - 4} \right)\left( {x + 4} \right)} \over {2\left( {x + 4} \right)\left( {x + 4} \right)}} = {{{x^2} - 16} \over {2{{\left( {x + 4} \right)}^2}}}\)

LG d

\(\displaystyle {{2x} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x - 3} \right)}}\) và \(\displaystyle{{x + 3} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}\)

Phương pháp giải:

- Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A.M}{B.M}\) ( \(M\) là một đa thức khác đa thức \(0\))

- Nếu chia cả tử và mẫu của một đa thức cho một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

\( \dfrac{A}{B}= \dfrac{A : N}{B : N}\) ( \(N\) là một nhân tử chung)

Lời giải chi tiết:

\(\displaystyle {{2x} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x - 3} \right)}} \)\(\,\displaystyle = {{2x\left( {x - 2} \right)} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x - 3} \right)\left( {x - 2} \right)}}\)\(\,\displaystyle = {{2{x^2} - 4x} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)}}\)

\(\displaystyle {{x + 3} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)}}\)\(\,\displaystyle = {{\left( {x + 3} \right)\left( {x - 3} \right)} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)}}\)\(\,\displaystyle  = {{{x^2} - 9} \over {\left( {x + 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)}}\)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.6 trên 16 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí