Bài 3.1, 3.2, 3.3 phần bài tập bổ sung trang 141, 142 SBT toán 7 tập 1


Giải bài 3.1, 3.2, 3.3 phần bài tập bổ sung trang 141, 142 sách bài tập toán 7 tập 1. Cho hình bs 1. Điền vào chỗ trống ...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài 3.1

Cho hình bs 1. Điền vào chỗ trống:

\(\begin{array}{l}
\widehat {{A_1}} = ...\\
\widehat {{A_2}} = ...\\
\widehat B = ...
\end{array}\) 

Phương pháp giải:

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

Xét \(\Delta ABC\) và \(\Delta CDA\) có:

\(AC\) chung

\(AB=CD\) (gt)

\(BC=DA\) (gt)

\( \Rightarrow \Delta ABC = \Delta CDA\) (c.c.c)

Do đó: 

\(\begin{array}{l}
\widehat {{A_1}} = \widehat {{C_2}}\\
\widehat {{A_2}} = \widehat {{C_1}}\\
\widehat B = \widehat D
\end{array}\)

(các góc tương ứng).

Bài 3.2

a) Vẽ tam giác \(ABC\) có \(BC = 2cm, AB = AC = 3cm.\)

b) Gọi \(E\) là trung điểm của cạnh \(BC\) của tam giác \(ABC\) trong câu a). Chứng minh rằng \(AE\) là tia phân giác của \(BAC.\) 

Phương pháp giải:

a) Dựng tam giác \(ABC\) biết \(AB=c;BC=a;AC=b\)

- Vẽ đoạn \(BC= a\)

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ \(BC\) vẽ cung tròn tâm \(B\) bán kính \(c\) và cung tròn tâm \(C\) bán kính \(b\).

- Hai cung tròn cắt nhau tại \(A\).

- Vẽ các đoạn \(AB,AC\), ta được tam giác \(ABC\).

b) Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

 

a) 

- Vẽ đoạn \(BC= 2cm\)

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ \(BC\) vẽ cung tròn tâm \(B\) bán kính \(3cm\) và cung tròn tâm \(C\) bán kính \(3cm\).

- Hai cung tròn cắt nhau tại \(A\).

- Vẽ các đoạn \(AB, AC\), ta được tam giác \(ABC\) cần dựng.

b) Xét \(ΔBAE\) và \(ΔCAE\) có:

\(AB = AC\) \((=3cm)\)

\(BE = EC\) (vì \(E\) là trung điểm của \(BC\))

\(AE\) chung

\(⇒ ΔBAE = ΔCAE\) (c.c.c) 

\(⇒ \widehat {BAE} = \widehat {CAE}\) (hai góc tương ứng)

Vậy \(AE\) là phân giác của góc \(BAC.\)

Bài 3.3

Cho bốn điểm \(A, B, C, D\) thuộc đường tròn \((O)\) sao cho \(AB = CD.\) Chứng minh rằng \(\widehat {AOB} = \widehat {COD}\). 

Phương pháp giải:

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

 

Xét \(ΔAOB\) và \(ΔCOD\) có:

\(OA = OC\) (cùng bằng bán kính đường tròn)

\(OB = OD\) (cùng bằng bán kính đường tròn)

\(AB = CD\) (gt)

\(⇒ ΔAOB = ΔCOD\) (c.c.c)

\(⇒\widehat {AOB} = \widehat {COD}\) (hai góc tương ứng). 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.5 trên 11 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.