Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 2) - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Đun nóng m gam chất hữu cơ (X) chứa C, H, O với 100 ml dung dịch NaOH 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Làm bay hơi cẩn thận dung dịch sau khi trung hòa, thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức (Y), (Z) và 15,14 gam hỗn hợp 2 muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic (T). Kết luận nào sau đây đúng?

  • A.

    Chất hữu cơ X có chứa 14 nguyên tử hiđro.

  • B.

    Ancol (Y) và (Z) là 2 chất đồng đẳng liên tiếp với nhau.

  • C.

    Số nguyên tử cacbon trong axit (T) bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong chất hữu cơ X.

  • D.

    Axit (T) có chứa 2 liên kết đôi trong phân tử.

Câu 2 :

Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng) thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m là

  • A.

    16,32

  • B.

    8,16

  • C.

    20,40

  • D.

    13,60

Câu 3 :

Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là 2 este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 12,84 gam E phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 2,8 gam hỗn hợp 3 ancol có cùng số mol. Khối lượng muối của axit có phân tử khối lớn nhất trong G là

  • A.

    6,48 gam.       

  • B.

    4,86 gam.       

  • C.

    2,68 gam.

  • D.

    3,24 gam.

Câu 4 :

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

  • A.

    20

  • B.

    25

  • C.

    30

  • D.

    27

Câu 5 :

X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y với một ancol 2 chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 2,576 lít CO2 (đktc) và 2,07 gam H2O. Mặt khác, 3,21 gam M phản ứng vửa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,2M, đun nóng. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Thành phần % theo số mol của Y trong M là 12,5%.

  • B.

    Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X và Y bằng 6.

  • C.

    Tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử T bằng 6.

  • D.

    X không làm mất màu nước brom.

Câu 6 :

Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol một este E đơn chức, mạch hở bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng và 12,88 gam chất rắn khan Y. Nung chất rắn Y trong bình kín với lượng oxi vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, hơi nước và 8,97 gam một muối duy nhất.

Cho các phát biểu liên quan tới bài toán:

(1) Thể tích CO2 (ở đktc) thu được 5,264 lít.

(2) Tổng số nguyên tử C, H, O có trong một phân tử E là 21.

(3) Este E tạo bởi ancol có phân tử khối là 74.

(4) Este E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    1

  • D.

    2

Câu 7 :

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với 

  • A.

    85,0    

  • B.

    85,5

  • C.

    84,0

  • D.

    83,0

Câu 8 :

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C = C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là

  • A.

    8,64 gam. 

  • B.

    9,72 gam.

  • C.

    4,68 gam.

  • D.

    8,10 gam.

Câu 9 :

X là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C, Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 46,32 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 1,92 mol O2. Mặt khác đun nóng 46,32 gam E cần dùng 660 ml dung dịch KOH 1M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa muối kali của hai axit cacboxylic. Tổng số nguyên tử H có trong phân tử X và Y là

  • A.

    16

  • B.

    12

  • C.

    14

  • D.

    18

Câu 10 :

X và Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đụng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam, đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là

  • A.

    50,82%.

  • B.

    13,9%.

  • C.

    26,4%.

  • D.

    8,88%.

Câu 11 :

Đun nóng m gam chất hữu cơ (X) chứa C, H, O với 100 ml dung dịch NaOH 2,5M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 50 ml dung dịch HCl 1M. Làm bay hơi cẩn thận dung dịch sau khi trung hòa, thu được 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức (Y), (Z) và 17,725 gam hỗn hợp 2 muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic (T). Công thức của X là

 

  • A.

    CH3OOC-CH=CH-COOCH2-CH2-CH3

  • B.

    CH3OOC-CH=CH-COOCH2CH3

     

  • C.

    CH3OOC-CH2-COOCH2-CH2-CH3

  • D.

    CH3OOC-CH2-COOCH2-CH3.

Câu 12 :

Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch NaOH 4,5M (đun nóng) thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 47,45 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn trong bình tăng 8,5 gam so với ban đầu. Giá trị của m là

 

  • A.

    40,8

  • B.

    30,3

  • C.

    20,40

  • D.

    13,60

Câu 13 :

Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là 2 este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 41,1 gam E cần vừa đủ 1,295 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 41,1 gam E phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 3,4M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 16,8 gam hỗn hợp 3 ancol có cùng số mol. Khối lượng của X là

  • A.

    6,48 gam.

  • B.

    5,2 gam.

  • C.

    4,8 gam.

  • D.

    3,24 gam.

Câu 14 :

X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y với một ancol 2 chức no, mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 1,3 mol CO2 và 1,4 mol gam H2O. Mặt khác 37,6 gam M phản ứng vửa đủ với 100 ml dung dịch KOH 5M, đun nóng. Phát biểu nào sau đây đúng?

 

  • A.

    Thành phần % theo số mol của Y trong M là 12,5%.

     

  • B.

    Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X và Y bằng 6.

     

  • C.

    Tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử T bằng 6.

     

  • D.

    X không làm mất màu nước brom.

Câu 15 :

X, Y, Z là ba axit cacboxylic no,đơn chức, mạch hở cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 24,42 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 20,384 lít CO2 (đktc) và 14,94 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 20,384 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,44gam Ag. Mặt khác, cho 12,21 gam M phản ứng hết với 200 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

  • A.

    18 

  • B.

    20

  • C.

    25

  • D.

    27

Câu 16 :

Xà phòng hóa hoàn toàn 0,15 mol một este E đơn chức, mạch hở bằng 32g gam dung dịch MOH 25% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 30,9 gam chất lỏng và 14,3 gam chất rắn khan Y. Nung chất rắn Y trong bình kín với lượng oxi vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, hơi nước và 10,6 gam một muối duy nhất. Số mol MOH dư là

  • A.

    0,02.

  • B.

    0,03

  • C.

    0,05.

  • D.

    0,1.

Câu 17 :

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 36 gam dung dịch MOH 20% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 33,4 gam chất lỏng X và 12,8 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được CO2, H2O và 9,54 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 19,04 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với 

  • A.

    80

  • B.

    85,5

  • C.

    84,0

  • D.

    83,0

Câu 18 :

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C = C). Đốt cháy 20,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 36,9 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 20,3 gam E với 100 ml dung dịch NaOH 2,5M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là

  • A.

    7,05 gam.

  • B.

    14,1 gam.

  • C.

    16,3 gam.

  • D.

    8,10 gam.

Câu 19 :

X là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C, Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 29 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 28 lít O2  đktc. Mặt khác đun nóng 29 gam E cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 4M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa muối natri của hai axit cacboxylic. Tổng số nguyên tử C có trong phân tử X và Y là

  • A.

    6

  • B.

    4

  • C.

    8

  • D.

    5

Câu 20 :

X và Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 48,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 600 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đụng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam, đồng thời thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 1,5 mol O2 thu được CO2, Na2CO3 và 0,9 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là

  • A.

    50,82%.

  • B.

    15,8%.

  • C.

    32,64%.

  • D.

    40%.

Câu 21 :

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức, no, mạch hở, hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam X thu được 7,26 gam CO2 và 2,7 gam nước. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (ở điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m gần nhất với số nào sau đây

  • A.
    4,6                                  
  • B.
    4,5                              
  • C.
    5,5                                      
  • D.
    5,7
Câu 22 :

Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z là

  • A.
    32,88% 
  • B.
    58,84% 
  • C.
    50,31% 
  • D.
    54,18%
Câu 23 :

Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết π). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó tổng khối lượng hai muối của hai axit no là a gam.

Giá trị của a là: 

Câu 24 :

Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ và số mol của Y bé hơn số mol X) tạo thành từ cùng một axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm COOH) và ba ancol no (số nguyên tử C trong phân tử mỗi ancol nhỏ hơn 4). Thủy phân hoàn toàn 34,8 gam M bằng 490 ml dung dịch NaOH 1M (dư 40% so với lượng phản ứng). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 38,5 gam chất rắn khan. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 34,8 gam M thì thu được CO2 và 23,4 gam H2O.

Thành phần phần trăm theo khối lượng Y trong M là:

Câu 25 :

Cho hỗn hợp E gồm hai este mạch hở, không nhánh X, Y (MX < MY) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được ancol Z và 10,76 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z vào bình chứa Na dư thấy có 0,08 mol khí H2 thoát ra và khối lượng bình tăng 7,2 gam so với ban đầu. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, H2O và 0,08 mol CO2

Phần trăm khối lượng của X trong E là:

Câu 26 :

Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. 

Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là:

Câu 27 :

Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen. Cho 0,25 mol hỗn hợp gồm X và Y tác dụng tối đa với 0,3 mol NaOH trong dung dịch, thu được dung dịch Z chứa 23,5 gam ba muối. 

Khối lượng muối của phenol có trong Z là:

Câu 28 :

Cho 5,94 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được ancol Z và 6,74 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với một lượng dư Na thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ T thu được H2O, Na2CO3 và 0,05 mol CO2

Phần trăm khối lượng của X trong E là:

Câu 29 :

Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (không chứa nhóm chức nào khác). Cho 0,08 mol X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,16 mol Ag. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 0,08 mol X bằng dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa 9,34 gam hỗn hợp 2 muối và 1,6 gam CH3OH.

Phần trăm khối lượng este có phân tử khối lớn hơn trong X là:

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. 

Phân tử khối của Y là:

Câu 31 :

Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ) trong đó có hai este đơn chức và một este hai chức). Đốt cháy hoàn toàn 10,86 gam E trong O2 thu được H2O và 0,44 mol CO2. Mặt khác, cho 10,86 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp T gồm ba ancol và dung dịch chứa 11,88 gam hỗn hợp hai muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp. Toàn bộ T cho vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 4,83 gam. 

Phần trăm khối lượng của Y trong E là:

Câu 32 :

Hỗn hợp E gồm ba este đều đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ). Cho 0,09 mol hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ tối đa 0,11 lít dung dịch NaOH 1M, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được hỗn hợp hơi G gồm một anđehit, một ancol và phần rắn chứa 9,7 gam 2 muối. Chia G thành 2 phần bằng nhau: Phần một cho vào dung dịch AgNO3 dư/NH3 thu được 4,32 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn phần 2, thu được 0,07 mol CO2

Phần trăm khối lượng của este Y trong E là:

Câu 33 :

Hỗn hợp E gồm 2 este: X đơn chức và Y hai chức (X, Y chỉ chứa nhóm chức este, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn m gam E trong oxi dư thu được 1,85 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 37 gam hỗn hợp Z gồm 2 muối và hỗn hợp T gồm 2 ancol (2 ancol đều có khả năng tách nước tạo anken). Đốt cháy hoàn toàn 37 gam hỗn hợp Z thu được H2O, 0,275 mol CO2 và 0,275 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A.

    76%.

  • B.

    74%.

  • C.

    73%.

  • D.

    75%.

Câu 34 :

Cho 9,38 gam hỗn hợp X1 gồm: đimetyl ađipat; anlyl axetat; glixerol triaxetat và phenyl benzoat thủy phân hoàn toàn trong dung dịch KOH dư, đun nóng, thu được a gam hỗn hợp muối và 2,43 gam hỗn hợp X2 gồm các ancol. Cho toàn bộ hỗn hợp X2, thu được ở trên tác dụng với K dư, thu được 0,728 lít H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 9,38 gam hỗn hợp X1 bằng O2 dư, thu được 11,312 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A.

    12,47 

  • B.

    15,6

  • C.

    11,5

  • D.

    14,3

Câu 35 :

X, Y là hai este đều đơn chức, mạch hở, trong phân tử có 2 liên kết π, (MX < MY); Z là este no, hai chức, mạch hở. Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp M chứa 2 muối và hỗn hợp G chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng toàn bộ G với H2SO4 đặc ở 140oC (giả sử hiệu suất đạt 100%) thu được 19,35 gam hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy toàn bộ M cần dùng 1,675 mol O2, thu được CO2, 0,875 mol H2O và 0,375 mol Na2CO3

Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là:

Câu 36 :

Cho 35,04 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 560 ml dung dịch NaOH 1,0M thu được a gam hỗn hợp Y gồm hai ancol no, mạch hở và b gam hỗn hợp muối Z (phân tử các muối chỉ chứa một nhóm chức). Đun nóng a gam Y với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 6,64 gam hỗn hợp gồm ba ete. Hóa hơi hoàn toàn lượng T nói trên thu được thể tích hơi bằng thể tích của 3,36 gam N2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N= 14; O = 16; Na = 23; S = 32.)

Giá trị của b bằng:

Câu 37 :

Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A.

    2,7

  • B.

    1,1

  • C.

    4,7

  • D.

    2,9

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đun nóng m gam chất hữu cơ (X) chứa C, H, O với 100 ml dung dịch NaOH 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Làm bay hơi cẩn thận dung dịch sau khi trung hòa, thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức (Y), (Z) và 15,14 gam hỗn hợp 2 muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic (T). Kết luận nào sau đây đúng?

  • A.

    Chất hữu cơ X có chứa 14 nguyên tử hiđro.

  • B.

    Ancol (Y) và (Z) là 2 chất đồng đẳng liên tiếp với nhau.

  • C.

    Số nguyên tử cacbon trong axit (T) bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong chất hữu cơ X.

  • D.

    Axit (T) có chứa 2 liên kết đôi trong phân tử.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Xác định hỗn hợp muối khan thu được gồm muối của axit cacboxylic (T) và NaCl
+) Biện luận X có dạng: R1OOC-R-COOR2

+)${m_{R{{\left( {COONa} \right)}_2}}}$ = m muối - mNaCl

+) Tính nNaOH phản ứng với X => tính số mol muối R(COONa)2 => R
+) ${n_{{R_1}OH}} = {n_{{R_2}OH}} = {n_{este}} = \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{2}$ => Mhỗn hợp ancol => 2 ancol
+) Từ CTPT của 2 ancol và của muối => CTPT của X
Biện luận và tìm đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp muối khan thu được gồm muối của axit cacboxylic (T) và NaCl
X tác dụng với NaOH thu được 1 muối của axit hữu cơ và hỗn hợp 2 ancol => X là este 2 chức, tạo bởi axit 2 chức và 2 ancol đơn chức

=> X có dạng: R1OOC-R-COOR2

=> muối tạo bởi phản ứng của X với NaOH là R(COONa)2 

${m_{R{{\left( {COONa} \right)}_2}}}$ = m muối - mNaCl = 15,14 - 0,04 . 58,5 = 12,8 gam
nNaOH = 0,2 - 0,04 = 0,16 (mol)
→ nmuối = 0,08 => (R + 134) . 0,08 = 12,8 → R = 26 (C2H2)
+) ${n_{{R_1}OH}} = {n_{{R_2}OH}} = {n_{este}} = \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{2} = 0,08\,mol$

=> M2 ancol =  $\dfrac{{7,36}}{{0,08}} = 92$ → R1 + 17 + R2 + 17 = 92 => R1 + R2 = 58
=> Cặp nghiệm thỏa mãn là: R= 15; R= 43 => CH3 và C3H7
X là: CH3OOC-CH=CH-COOCH2-CH2-CH3
A sai vì X có 12 nguyên tử H

B sai vì Y và Z là CH3OH và C3H7OH không phải đđlt

Axit (T): C2H2(COOH)2 => D sai vì T chỉ chứa 1 liên kết đôi trong phân tử

Câu 2 :

Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng) thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m là

  • A.

    16,32

  • B.

    8,16

  • C.

    20,40

  • D.

    13,60

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) E gồm các este của ancol (tổng a mol) và các este của phenol (tổng b mol)

+) Từ số mol NaOH phản ứng => PT (1) ẩn a, b

+) Tính số mol ancol sinh ra => số mol H2 sinh ra

+) mancol = mtăng + mH2

+) nH2O = neste của phenol = b

+) Bảo toàn khối lượng: mhỗn hợp E + mNaOH = mmuối + mancol + mH2O

Lời giải chi tiết :

E gồm các este của ancol (tổng a mol) và các este của phenol (tổng b mol)

Este của ancol + NaOH → Muối + ancol

Este của phenol + 2NaOH → Muối axit cacboxylic + muối phenol + H2O

=> nNaOH = a + 2b = 0,2 (1)

Vì các este đều đơn chức => ancol đơn chức => nancol = a => nH2 = 0,5a

=> mancol = mtăng + mH2 = 6,9 + a

nH2O = neste của phenol = b

Bảo toàn khối lượng: mhỗn hợp E + mNaOH = mmuối + mancol + mH2O

=> 136.(a + b) + 0,2.40 = 20,5 + a + 6,9 + 18b  (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,1 và b = 0,05

=> m = 136.(a + b) = 20,4

Câu 3 :

Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là 2 este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 12,84 gam E phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 2,8 gam hỗn hợp 3 ancol có cùng số mol. Khối lượng muối của axit có phân tử khối lớn nhất trong G là

  • A.

    6,48 gam.       

  • B.

    4,86 gam.       

  • C.

    2,68 gam.

  • D.

    3,24 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Từ nNaOH => nO (E)

Đốt E tạo ra a mol CO2 và b mol H2O

+) Bảo toàn O => PT (1) ẩn a, b

+) Bảo toàn khối lượng => PT (2) ẩn a, b

Y và Z là đồng phân nên tất cả các chất trong E đều 2 chức => nE =  $\dfrac{{{n_{NaOH}}}}{2}$

+) Vì nE = a – b nên E chứa các axit và este 2 chức, no, mạch hở

+) Tính số $\bar C = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_E}}}$ => biện luận tìm các chất trong hỗn hợp E

+) Gọi số mol X, Y, Z lần lượt là x, y, z mol

+) Từ số mol E => PT (3)

+) Từ số mol CO2 => PT (4)

Do các ancol có số mol bằng nhau nên nT = nZ = z

Từ khối lượng ancol => PT (5)

Giải hệ và tính mC2H4(COONa)2

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,22 => nO (E) = 0,44 mol

Đốt E tạo ra a mol CO2 và b mol H2O

Bảo toàn O => 2a + b = 0,44 + 0,37.2

Bảo toàn khối lượng : 44a + 18b = 12,84 + 0,37.32

=> a = 0,43 và b = 0,32

Y và Z là đồng phân nên tất cả các chất trong E đều 2 chức => nE = nNaOH / 2 = 0,11

Dễ thấy nE = a – b nên E chứa các chất no, mạch hở

Số C = $\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_E}}}$ = 3,91

Do este 2 chức ít nhất 4C nên X là CH2(COOH)2 (x mol) và Y là C2H4(COOH)2 (y mol)

Sản phẩm là 3 ancol nên Z là (HCOO)2C2H4 (z mol) và T là CH3-OOC-COO-C2H5

Do các ancol có số mol bằng nhau nên nT = z

nE = x + y + 2z = 0,11

nCO2 = 3x + 4y + 4z + 5z = 0,43

mancol = 62z + 32z + 46z = 2,8

=> x = 0,03; y = 0,04; z = 0,02

=> mC2H4(COONa)2 = 6,48

Câu 4 :

X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

  • A.

    20

  • B.

    25

  • C.

    30

  • D.

    27

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Este T có độ không no k = 3 => số mol T

+) T = X + Y + Z + E – 3H2O

Sử dụng phương pháp quy đổi hỗn hợp thành:

CnH2nO2 : a mol ; CmH2m+2O3 : b mol ; H2O : 0,15 mol

+) Từ nCO2 , nH2O và mM, lập 3 PT ẩn a, b, n, m => giải hệ được a và b

Các axit gồm: HCOOH và YCOOH

+) nHCOOH = $\dfrac{{{n_{Ag}}}}{2}$ và n­YCOOH = nZCOOH

+) Hai axit Y và Z có số C tương ứng là x và y, lập PT từ số mol CO2

=> biện luận để tìm x, y và m => tính n

Trong 13,3 gam M chứa CnH2nO2 (0,2 mol), nNaOH = 0,4 mol => số mol muối và NaOH còn dư trong N => khối lượng

Lời giải chi tiết :

M có tráng gương nên các axit X, Y, Z no, đơn chức

Este T có độ không no k = 3 nên ${{n}_{T}}=\frac{{{n}_{C{{O}_{2}}}}-{{n}_{{{H}_{2}}O}}}{2}=0,05$

Vì T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E  => T = X + Y + Z + E – 3H2O

Quy đổi hỗn hợp thành:

CnH2nO2 : a mol

CmH2m+2O3 : b mol

H2O : - 0,15 mol

nCO2 = na + mb = 1

nH2O = na + b.(m + 1) – 0,15 = 0,9

mM = a.(14n + 32) + b.(14m + 50) – 18.0,15 = 26,6

Giải hệ trên ta được: a = 0,4 và b = 0,05

Các axit gồm: nHCOOH = nAg / 2 = 0,1 và n­YCOOH = nZCOOH = 0,15

Hai axit Y và Z có số C tương ứng là x và y

nCO2 = 0,1.1 + 0,15x + 0,15y + 0,05m = 1

=> 3x + 3y + m = 18

Do 1 < x < y và m ≥ 3 nên x = 2; y = 3 và m = 3 là nghiệm duy nhất

Trong 13,3 gam M chứa CnH2nO2 (0,2 mol), nNaOH = 0,4 mol

=> chất rắn chứa CnH2n-1O2Na (0,2 mol) và NaOH dư (0,2 mol)

=> m = 24,75 gam

Câu 5 :

X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y với một ancol 2 chức Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,21 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 2,576 lít CO2 (đktc) và 2,07 gam H2O. Mặt khác, 3,21 gam M phản ứng vửa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,2M, đun nóng. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.

    Thành phần % theo số mol của Y trong M là 12,5%.

  • B.

    Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X và Y bằng 6.

  • C.

    Tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử T bằng 6.

  • D.

    X không làm mất màu nước brom.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp quy đổi M thành:

CnH2nO2: 0,04 mol

CmH2m+2O2 : a mol

H2O: b mol

+) Từ nCO2 , nH2O và mM , lập hệ PT ẩn a, b, n, m => giải ra a và b

+) Biện luận tìm n và m dựa vào số C trung bình

Vậy Z là C3H8O2 (0,02 mol); X và Y là HCOOH (0,025 mol) và CH3COOH (0,015 mol)

+) từ nH2O = b mol => nT = 0,5b

=> Thành phần của M, biện luận và tìm đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Quy đổi M thành:

CnH2nO2: 0,04 mol

CmH2m+2O2 : a mol

H2O: b mol

nCO2 = 0,04n + ma = 0,115

nH2O = 0,04n + a.(m +1) – b = 0,115

mM = 0,04.(14n + 32) + a.(14m + 34) – 18b = 3,21

=> a = 0,02 và b = 0,02

=> nCO2 = 0,04n + 0,02m = 0,115

=> 8n + 4m = 23

Do số $\bar C = \dfrac{{0,115}}{{0,04{\text{ }} + {\text{ }}a}} = 1,92$ nên phải có chất chứa 1C => m = 3 và n = 1,375

Vậy Z là C3H8O2 (0,02 mol); X và Y là HCOOH (0,025 mol) và CH3COOH (0,015 mol)

nH2O = 0,02 mol => nT = 0,01 mol

Vậy M chứa:

Z: C3H8O2 : 0,01 mol

X: HCOOH: 0,015 mol

Y: CH3COOH : 0,005 mol

T: HCOO-C3H6-OOC-CH3 : 0,01 mol

Vì HCOOH có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 => đáp án sai là D

Câu 6 :

Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol một este E đơn chức, mạch hở bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng và 12,88 gam chất rắn khan Y. Nung chất rắn Y trong bình kín với lượng oxi vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, hơi nước và 8,97 gam một muối duy nhất.

Cho các phát biểu liên quan tới bài toán:

(1) Thể tích CO2 (ở đktc) thu được 5,264 lít.

(2) Tổng số nguyên tử C, H, O có trong một phân tử E là 21.

(3) Este E tạo bởi ancol có phân tử khối là 74.

(4) Este E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    1

  • D.

    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Chất lỏng thu được sau pư gồm H2O của dung dịch ROH và ancol.
+) Từ nồng độ của MOH => tính khối lượng ancol 
+) Sau pư còn MOH dư nên este pư hết
+) n ancol = n este => ancol
+) Tính nMOH và nnuối theo M

Bảo toàn nên ta có: nMOH = 2 nmuối => M
=>  m muối của este = mrắn khan – mMOH dư => M muối => CTPT của muối
=> CTPT của este
+) Từ các CTPT tìm được => loại đáp án

+) BTNT C => nCO2 => V

Lời giải chi tiết :

$0,1mol\,E + {\text{ }}26g\,dd\,MOH\,28\% \to \left\{ \begin{gathered}26,12g\,chất\,lỏng \hfill \\12,88g{\mkern 1mu} Y\xrightarrow{{{t^o}}}\left\{ \begin{gathered}C{O_2}{\text{ + }}{{\text{H}}_{\text{2}}}O \hfill \\8,97g\,\,{M_2}C{O_3} \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \end{gathered} \right.$

- Chất lỏng thu được sau pư gồm H2O của dung dịch ROH và ancol.
mMOH = 7,28 gam; mH2O = 18,72 gam
=> m ancol = 7,4 gam
Sau pư còn MOH dư nên este pư hết.
ancol = n este = 0,1 mol
=> M ancol = 74 gam: C4H9OH (vì este đơn chức)

${n_{MOH{\text{ }}bd}} = \dfrac{{7,28}}{{M + 17}}$

${n_{muối}}{\text{ }} = {\text{ }}\dfrac{{8,97}}{{2M + 60}}$

M bảo toàn nên ta có:
MOH = 2 nmuối
=> M = 39: Kali
KOH ban đầu = 0,13 mol; n KOH dư = 0,13 - 0,1 = 0,03 mol
=>  m muối của este = 12,88 - 0,03 . 56 = 11,2 gam
=> M muối = 112
Muối có công thức là R-COO-K
=> R = 29: C2H5
Vậy este là C2H5COOC4H9 => (2) và (4) sai, (3) đúng

$\left\{ \begin{gathered}{C_2}{H_5}COO{C_4}{H_9}:0,1mol \hfill \\KOH:0,13mol \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}26,12\left\{ \begin{gathered}{H_2}O \hfill \\{C_4}{H_9}OH \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\12,8g\,Y\,\left\{ \begin{gathered}KOH\,dư \hfill \\{C_2}{H_5}COOK:0,1 \hfill \\ \end{gathered} \right.\xrightarrow{{{t^0}}}\left\{ \begin{gathered}C{O_2} + {H_2}O \hfill \\{K_2}C{O_3}:0,065\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \end{gathered} \right.$

BTNT C => nCO2 = 0,3 - 0,065 = 0,235 mol => V = 5,264 lít => (1) đúng

Câu 7 :

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 24,72 gam chất lỏng X và 10,08 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được CO2, H2O và 8,97 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 12,768 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với 

  • A.

    85,0    

  • B.

    85,5

  • C.

    84,0

  • D.

    83,0

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) BTKL: mE = mX + mY – mdd MOH => m

+) E là este no, đơn chức, mạch hở nên X là ancol no, đơn chức, mạch hở ROH

+) Tính số mol H2O có trong X, từ số mol H2 sinh ra => số mol ROH => tìm ROH

+) nE = nROH => tìm E => Y

+) BTNT M: nMOH ban đầu = 2.nM2CO3  => lập PT tìm M

Lời giải chi tiết :

mMOH = 7,28 gam => nMOH = $\dfrac{{7,28}}{{M + 17}}$  mol

${m_{{H_2}O}} = 26 - 7,28 = 18,72\,(gam) \Rightarrow {n_{{H_2}O}} = 1,04\,mol$

nH2 = 0,57 mol

BTKL: mE = mX + mY – mdd MOH = 24,72 + 10,08 – 26 => m = 8,8 gam

E là este no, đơn chức, mạch hở nên X là ancol no, đơn chức, mạch hở ROH

X gồm H2O (1,04 mol) và ROH trong đó mROH = mX – mH2O = 24,72 – 18,72 = 6 gam

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

1,04                →               0,52 mol

ROH + Na → RONa + 0,5H2

0,1               ←               0,05 mol

=> MROH = $\dfrac{6}{{0,1}} = 60$ (C3H8O)

${M_E} = \dfrac{{8,8}}{{0,1}} = 88$  (C4H8O2) => E là HCOOC3H7

Y gồm HCOOM (0,1 mol) và MOH dư (a mol)

Đốt Y: ${n_{{M_2}C{O_3}}} = \dfrac{{8,97}}{{2M + 60}}\,mol$ 

BTNT M: nMOH ban đầu = 2.nM2CO3  =>  $\dfrac{{7,28}}{{M + 17}} = 2.\dfrac{{8,97}}{{2M + 60}}\, \Rightarrow M = 39$

=> Y gồm HCOOK (0,1 mol) và KOH dư (0,03 mol)

$\% {m_{HCOOK}} = \dfrac{{0,1.84}}{{10,8}}.100\% = 83,33\% $

Câu 8 :

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C = C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là

  • A.

    8,64 gam. 

  • B.

    9,72 gam.

  • C.

    4,68 gam.

  • D.

    8,10 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

nE = nNaOH = 0,3 (mol) => nO (E) = 0,6 (mol)

Gọi a, b lần lượt là số mol COvà H2O

∆mGIẢM = mCO2 + mH2O - m (1)

mE = mC + mH + mO               (2)

Từ (1) và (2) => a = ? và b = ? (mol)

Số C = nCO2/ nE = ? =>  X là HCOOCH3

nY + nZ = nCO2 – nH2O = ? (mol)

=> nX = nE – ( nY + nZ ) = ? (mol)

=> Số C trung bình của Y, Z = nCO2 (đốt cháy Y, Z)/ n(Y+Z) = ?

=> CTCT của Y, Z

Lời giải chi tiết :

nE = nNaOH = 0,3 (mol) => nO (E) = 0,6 (mol)

Gọi a, b lần lượt là số mol COvà H2O

∆mGIẢM = mCO2 + mH2O - m

=> 44a + 18b – 100a = -34,5   (1)

mE = mC + mH + mO

=>  12a + 2b + 0,6.16 = 21,62  (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,87 và b = 0,79 (mol)

Số C = nCO2/ nE = 0,87/0,3 = 2,9 => X là HCOOCH3

Vì Y, Z đều có 2 liên kết pi trong phân tử nên khi đốt cháy có:

nY + nZ = nCO2 – nH2O = 0,08 (mol)

=> nX = nE – 0,08 = 0,22 (mol)

Vậy nếu đốt Y và Z sẽ thu được: nCO2 = 0,87 – 0,22.2 = 0,43 (mol)

=> Số C trung bình của Y, Z = 0,43/0,08 = 5,375

Y, Z có đồng phân hình học nên Y là: CH3- CH=CH-COOCH3

Do sản phẩm xà phòng hóa chỉ có 2 muối và 2 ancol kế tiếp nên Z là: CH3-CH=CH-COOC2H5.

Vậy muối có phân tử khối lớn nhất là CH3-CH=CH-COONa : 0,08 mol

=> mmuối = 0,08. 108 = 8,64 (g)

Câu 9 :

X là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C, Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 46,32 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 1,92 mol O2. Mặt khác đun nóng 46,32 gam E cần dùng 660 ml dung dịch KOH 1M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa muối kali của hai axit cacboxylic. Tổng số nguyên tử H có trong phân tử X và Y là

  • A.

    16

  • B.

    12

  • C.

    14

  • D.

    18

Đáp án : C

Phương pháp giải :

nCOO = nKOH => nO(E) = 2nCOO

Giả sử CO2 (x mol) H2O (y mol)

*BTNT O => (1)

*BTKL => (2)

Giải (1) và (2) => x; y

=> nE = nCO2 – nH2O

Giả sử E gồm a mol X và b mol Y

a+b = nE

a+2b = 2nKOH

=> a; b

=> 0,18n + 0,24m = nCO2 = 1,86 (n, m là số C trong X, Y)

=> n; m 

Lời giải chi tiết :

nCOO = nKOH = 0,66 mol => nO(E) = 2nCOO = 1,32 mol

Giả sử CO2 (x mol) H2O (y mol)

*BTNT O => 1,32+1,92.2 = 2x + y (1)

*BTKL => 44x + 18y = 46,32 + 1,92.32 (2)

Giải (1) và (2) => x = 1,86; y = 1,44

nE = nCO2 – nH2O = 1,86 – 1,44 = 0,42 mol

Giả sử E gồm a mol X và b mol Y

a + b = 0,42

a + 2b = 2nKOH = 0,66

=> a = 0,18; b = 0,24

=> 0,18n + 0,24m = nCO2 = 1,86 (n, m là số C trong X, Y)

=> n = 5; m = 4

X là CH2=CH-CH2-COOCH3 (C5H8O2) và Y là (COOCH3)2 (C4H6O4)

Tổng số H là 8+6 = 14

Câu 10 :

X và Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đụng Na dư thấy khối lượng bình tăng 19,24 gam, đồng thời thu được 5,824 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,7 mol O2 thu được CO2, Na2CO3 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là

  • A.

    50,82%.

  • B.

    13,9%.

  • C.

    26,4%.

  • D.

    8,88%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

T là este hai chức, mạch hở, tạo ra từ 2 axit và 1 ancol nên các axit này đều đơn chức và ancol 2 chức.

Đặt Z là R(OH)2 => nR(OH)2 = nH2

+) Từ mtăng = mRO2 => R

+) Muối có dạng RCOONa (0,4 mol)

nH2O = 0,4 mol => số H = 2 => HCOONa (0,2 mol) và CxH3COONa (0,2 mol)

+) Viết PT đốt cháy, từ số mol O2 cần dùng => x

=> X, Y => T

Quy đổi E thành:

HCOOH (0,2 mol)

CH2=CH-COOH (0,2 mol)

C3H6(OH)2 (0,26 mol)

H2O: y mol

+) Từ mE = 38,86 => y => nT

Lời giải chi tiết :

T là este hai chức, mạch hở, tạo ra từ 2 axit và 1 ancol nên các axit này đều đơn chức và ancol 2 chức.

Đặt Z là R(OH)2 => ${n_{R{{\left( {OH} \right)}_2}}} = {n_{{H_2}}} = 0,26$

=> mtăng = ${m_{R{O_2}}}$ = 0,26.(R + 32) = 19,24

=> R = 42 => R là C3H6

Vậy Z: C3H6(OH)2

Muối có dạng RCOONa (0,4 mol)

${n_{{H_2}O}}$ = 0,4 mol => số H = 2 => HCOONa (0,2 mol) và CxH3COONa (0,2 mol)

2HCOONa + O2 → Na2CO3 + CO2 + H2O

0,2      →       0,1

2CxH3COONa + (2x + 2)O2 → Na2CO3 + (2x + 1)CO2 + 3H2O

0,2       →             0,2.(x + 1)

=> nO2 = 0,2.(x + 1) + 0,1 = 0,7 => x = 2

Vậy X, Y là HCOOH và CH2=CH-COOH

=> T là HCOOC3H6OOC-CH=CH2

Quy đổi E thành:

HCOOH (0,2 mol)

CH2=CH-COOH (0,2 mol)

C3H6(OH)2 (0,26 mol)

H2O: -y mol

mE = 38,86 => -y = -0,25

=> nT = y / 2 = 0,125

=> %T = 0,125 . 158 / 38,86 = 50,82%

Câu 11 :

Đun nóng m gam chất hữu cơ (X) chứa C, H, O với 100 ml dung dịch NaOH 2,5M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 50 ml dung dịch HCl 1M. Làm bay hơi cẩn thận dung dịch sau khi trung hòa, thu được 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức (Y), (Z) và 17,725 gam hỗn hợp 2 muối khan, trong đó có một muối của axit cacboxylic (T). Công thức của X là

 

  • A.

    CH3OOC-CH=CH-COOCH2-CH2-CH3

  • B.

    CH3OOC-CH=CH-COOCH2CH3

     

  • C.

    CH3OOC-CH2-COOCH2-CH2-CH3

  • D.

    CH3OOC-CH2-COOCH2-CH3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Xác định hỗn hợp muối khan thu được gồm muối của axit cacboxylic (T) và NaCl
+) Biện luận X có dạng: R1OOC-R-COOR2

+) m muối axit cacboxylic = m muối - mNaCl

+) Tính nNaOH phản ứng với X => tính số mol muối R(COONa)2 => R
+) n hỗn hợp ancol = nNaOH  => Mhỗn hợp ancol => 2 ancol
+) Từ CTPT của 2 ancol và của muối => CTPT của X
Biện luận và tìm đáp án đúng.

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp muối khan thu được gồm muối của axit cacboxylic (T) và NaCl
X tác dụng với NaOH thu được 1 muối của axit hữu cơ và hỗn hợp 2 ancol => X là este 2 chức, tạo bởi axit 2 chức và 2 ancol đơn chức

=> X có dạng: R1OOC-R-COOR2

=> muối tạo bởi phản ứng của X với NaOH là R(COONa)2 

mRCOONa = m muối - mNaCl = 17,725 - 0,05 . 58,5 = 14,8 gam
nNaOH = 0,25 - 0,05= 0,2 (mol)
→ nmuối = 0,1 => (R + 134) . 0,1 = 14,8 → R = 14(CH2)
Ta có n mỗi ancol  = 0,1 mol

=> M2 ancol =   → R1 + 17 + R2 + 17 = 78=> R1 + R2 = 44
=> Cặp nghiệm thỏa mãn là: R= 15; R= 29 => CH3 và C2H5
X là: CH3OOC-CH2-COOCH2-CH3

Câu 12 :

Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 100 ml dung dịch NaOH 4,5M (đun nóng) thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 47,45 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng Na dư, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng chất rắn trong bình tăng 8,5 gam so với ban đầu. Giá trị của m là

 

  • A.

    40,8

  • B.

    30,3

  • C.

    20,40

  • D.

    13,60

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) E gồm các este của ancol (tổng a mol) và các este của phenol (tổng b mol)

+) Từ số mol NaOH phản ứng => PT (1) ẩn a, b

+) Tính số mol ancol sinh ra => số mol H2 sinh ra

+) mancol = mtăng + mH2

+) nH2O = neste của phenol = b

+) Bảo toàn khối lượng: mhỗn hợp E + mNaOH = mmuối + mancol + mH2O

Lời giải chi tiết :

E gồm các este của ancol (tổng a mol) và các este của phenol (tổng b mol)

Este của ancol + NaOH → Muối + ancol

Este của phenol + 2NaOH → Muối axit cacboxylic + muối phenol + H2O

=> nNaOH = a + 2b = 0,45 (1)

Vì các este đều đơn chức => ancol đơn chức => nancol = a => nH2 = 0,5a

=> mancol = mtăng + mH2 = 8,5 + a

nH2O = neste của phenol = b

Bảo toàn khối lượng: mhỗn hợp E + mNaOH = mmuối + mancol + mH2O

=> 136.(a + b) + 0,45.40 = 47,45 + a + 8,5 + 18b  (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,15 và b = 0,15

=> m = 40,8

Câu 13 :

Hỗn hợp E gồm X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là 2 este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 41,1 gam E cần vừa đủ 1,295 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 41,1 gam E phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 3,4M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 16,8 gam hỗn hợp 3 ancol có cùng số mol. Khối lượng của X là

  • A.

    6,48 gam.

  • B.

    5,2 gam.

  • C.

    4,8 gam.

  • D.

    3,24 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ nNaOH => nO (E)

Đốt E tạo ra a mol CO2 và b mol H2O

+) Bảo toàn O => PT (1) ẩn a, b

+) Bảo toàn khối lượng cho phản ứng cháy => PT (2) ẩn a, b

Giải hệ phương trình => a và b

Y và Z là đồng phân nên tất cả các chất trong E đều 2 chức => nE =  

+) Vì nE = a – b nên E chứa các axit và este 2 chức, no, mạch hở

+) Tính số  C dựa vào số mol của E và CO2 => biện luận tìm các chất trong hỗn hợp E

+) Gọi số mol X, Y, Z lần lượt là x, y, z mol

+) Từ số mol E => PT (3)

+) Từ số mol CO2 => PT (4)

Do các ancol có số mol bằng nhau nên nT = nZ = z

Từ khối lượng ancol => PT (5)

Giải hệ và tính mC2H4(COONa)2

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,68 => nO (E) = 1,36 mol

Đốt E tạo ra a mol CO2 và b mol H2O

Bảo toàn O => 2a + b = 1,36 + 1,295.2 (1)

Bảo toàn khối lượng : 44a + 18b = 41,1 + 1,295.32

=> a = 1,43 và b = 1,09

Y và Z là đồng phân nên tất cả các chất trong E đều 2 chức => nE = nNaOH / 2 = 0,34

Dễ thấy nE = a – b nên E chứa các chất no, mạch hở

Số C = \(\frac{{1,43}}{{0,34}} = 4,2\)

Do este 2 chức ít nhất 4C ( Y,Z là đồng phân, X,Y kế tiếp và T >Z 1C) nên X là CH2(COOH)2 (x mol) và Y là C2H4(COOH)2 (y mol)

Sản phẩm là 3 ancol nên Z là (HCOO)2C2H4 (z mol) và T là CH3-OOC-COO-C2H5

Do các ancol có số mol bằng nhau nên nT = z

nE = x + y + 2z = 0,34

nCO2 = 3x + 4y + 4z + 5z = 1,43

mancol = 62z + 32z + 46z = 16,8

=> x = 0,05; y = 0,05; z = 0,12

=> mCH2(COOH)2 = 5,2 gam

Câu 14 :

X, Y là hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MX < MY), T là este tạo bởi X, Y với một ancol 2 chức no, mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 1,3 mol CO2 và 1,4 mol gam H2O. Mặt khác 37,6 gam M phản ứng vửa đủ với 100 ml dung dịch KOH 5M, đun nóng. Phát biểu nào sau đây đúng?

 

  • A.

    Thành phần % theo số mol của Y trong M là 12,5%.

     

  • B.

    Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X và Y bằng 6.

     

  • C.

    Tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử T bằng 6.

     

  • D.

    X không làm mất màu nước brom.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp quy đổi M thành:

CnH2nO2: 0,5 mol

CmH2m+2O2 : a mol

H2O: b mol

+) Từ nCO2 , nH2O và mM , lập hệ PT ẩn a, b, n, m => giải ra a và b

+) Biện luận tìm n và m dựa vào số C trung bình

Vậy Z là C2H6O2 ; X và Y là HCOOH và CH3COOH

+) từ nH2O = b mol => nT  

=> Thành phần của M, biện luận và tìm đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

\({n_{KOH}} = {n_{{C_n}{H_{2n}}{O_2}}} = 0,5mol\)

Quy đổi M thành:

CnH2nO2: 0,5 mol

CmH2m+2O2 : a mol

H2O: b mol

nCO2 = 0,5n + ma = 1,3

nH2O = 0,5n + a.(m +1) – b = 1,4

mM = 0,5(14n + 32) + a.(14m + 34) – 18b = 37,6

=> a = 0,3 và b = 0,2

=> nCO2 = 0,5n + 0,3m = 1,3

=> 5n + 3m = 13

Do ancol đa chức nên m ≥2 => m = 2 và n = 1,4

Vậy Z là C2H6O2 (0,3 mol); X và Y là HCOOH (0,3mol) và CH3COOH (0,2 mol) ( theo quy tắc đường chéo tìm tỉ lệ ra mol 2 axit)

nH2O = 0,2 mol => nT = 0,1 mol

Vậy M chứa:

Z: C2H6O2 : 0,2 mol

X: HCOOH: 0,2 mol

Y: CH3COOH : 0,1 mol

T: HCOO-C2H4-OOC-CH3 : 0,1 mol

Vì HCOOH có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 => đáp án D sai

Tổng số cacbon trong T bằng 5 => C sai

Tổng số H trong X và Y bằng 6 => B đúng

Phần trăm Y là 15,96% => A sai

Câu 15 :

X, Y, Z là ba axit cacboxylic no,đơn chức, mạch hở cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 24,42 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 20,384 lít CO2 (đktc) và 14,94 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 20,384 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,44gam Ag. Mặt khác, cho 12,21 gam M phản ứng hết với 200 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

  • A.

    18 

  • B.

    20

  • C.

    25

  • D.

    27

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Este tạo từ X,Y,Z đều no, đơn chức, mạch hở với ancol no, 3 chức mạch hở => số pi trong Este = 3

Đốt cháy X, Y, Z đều có mol nước bằng mol CO2 => nH2O – nCO2 = 2n Este T

Coi T= X + Y + Z + E – 3H2O

Sử dụng phương pháp quy đổi hỗn hợp thành:

CnH2nO2 : a mol ; CmH2m+2O3 : b mol ; H2O : 0,12 mol

+) Từ nCO2 , nH2O và mM, lập 3 PT ẩn a, b, n, m => giải hệ được a và b

Các axit gồm: HCOOH và YCOOH

+) nHCOOH = \(\frac{{{n_{Ag}}}}{2}\)  và nYCOOH = nZCOOH

+) Hai axit Y và Z có số C tương ứng là x và y, lập PT từ số mol CO2

=> biện luận để tìm x, y và m => tính n

Trong 10,192gam M chứa CnH2nO2 , nNaOH = 0,2 mol => số mol muối và NaOH còn dư trong N => khối lượng

Lời giải chi tiết :

Este tạo từ X,Y,Z đều no, đơn chức, mạch hở với ancol no, 3 chức mạch hở => số pi trong Este = 3

Đốt cháy X, Y, Z đều có mol nước bằng mol CO2

=> nT = (0,91 – 0,83)/2= 0,04 mol

Vì T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E  => T = X + Y + Z + E – 3H2O

Quy đổi hỗn hợp thành:

CnH2nO2 : a mol

CmH2m+2O3 : mol = nT = 0,04

H2O : mol = 3nT = 0,12

nCO2 = na + m.0,04 = 0,91

mM = a.(14n + 32) + 0,04.(14m + 50) – 18.0,12 = 24,42

Giải hệ trên ta được: a = 0,37  

Các axit gồm: nHCOOH = nAg / 2 = 0,09 và nYCOOH = nZCOOH = (0,37-0,09)/2 =0,14 mol

Hai axit Y và Z có số C tương ứng là x và y

nCO2 = 0,09.1 + 0,14x + 0,14y + 0,04m = 0,91

=> 7x + 7y + 2m = 41

Do 1 < x < y và m ≥ 3 nên x = 2; y = 3 và m = 3 là nghiệm duy nhất

Trong 12,21 gam M chứa CnH2nO2 (0,185 mol), nNaOH = 0,2 mol

=> chất rắn chứa CnH2n-1O2Na (0,185mol) và NaOH dư (0,015mol)

=> m = 16,12 gam

Câu 16 :

Xà phòng hóa hoàn toàn 0,15 mol một este E đơn chức, mạch hở bằng 32g gam dung dịch MOH 25% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 30,9 gam chất lỏng và 14,3 gam chất rắn khan Y. Nung chất rắn Y trong bình kín với lượng oxi vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, hơi nước và 10,6 gam một muối duy nhất. Số mol MOH dư là

  • A.

    0,02.

  • B.

    0,03

  • C.

    0,05.

  • D.

    0,1.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Chất lỏng thu được sau pư gồm H2O của dung dịch ROH và ancol.
+) Từ nồng độ của MOH => tính khối lượng ancol 
+) Sau pư còn MOH dư nên este pư hết
+) n ancol = n este => ancol
+) Tính nMOH và nnuối theo M

Bảo toàn nên ta có: nMOH = 2 nmuối => M
=>  m muối của este = mrắn khan – mMOH dư => M muối => CTPT của muối
=> CTPT của este
+) Từ các CTPT tìm được => loại đáp án

+) BTNT C => nCO2 => V

Lời giải chi tiết :

mMOH = 8 gam => mnước (trong dung dịch ROH) = 24 gam

- Chất lỏng thu được sau pư gồm H2O của dung dịch ROH và ancol.

=> 30,9 = 24 + mancol

=> m ancol = 6,9 gam 

Este đơn chức => n ancol = n este = 0,15 mol
=> M ancol = 46 gam: C2H5OH (vì este đơn chức)

CH3COOM + MOH \(\buildrel { + {O_2}} \over
\longrightarrow \) M2CO3 + CO2 + H2O

=> nMOH = 2nM2CO3 => \(\dfrac{8}{{M + 17}} = 2.\dfrac{{10,6}}{{M.2 + 60}}\) => M = 23 => M là Na

Bảo toàn khối lượng ta có MEste + mNaOH = mancol + mcr

=> mEste = 13,2 => MEste  = 88 => CT este là CH3COOC2H5
=> mMuối = 12,3gam

=> mNa = 14,3-13,2 = 2 => nNaOH dư = 0,05 mol

Câu 17 :

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 36 gam dung dịch MOH 20% (M là kim loại kiềm). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 33,4 gam chất lỏng X và 12,8 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được CO2, H2O và 9,54 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho X tác dụng với Na dư, thu được 19,04 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng muối trong Y có giá trị gần nhất với 

  • A.

    80

  • B.

    85,5

  • C.

    84,0

  • D.

    83,0

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) BTKL: mE = mX + mY – mdd MOH => m

+) E là este no, đơn chức, mạch hở nên X là ancol no, đơn chức, mạch hở ROH

+) Tính số mol H2O có trong X, từ số mol H2 sinh ra => số mol ROH => tìm ROH

+) nE = nROH => tìm E => Y

+) BTNT M: nMOH ban đầu = 2.nM2CO3  => lập PT tìm M

Lời giải chi tiết :

mMOH = 7,2 gam => nMOH = \(\dfrac{{7,2}}{{M + 17}}\) g/ mol

Khối lượng nước m = 36 - 7,2 = 28,8 gam

=> nH2O = 1,6 mol

nH2 = 0,57 mol

BTKL: m este = mX + mY – mdd MOH = 33,4 + 12,8 – 36 => m = 10,2 gam

E là este no, đơn chức, mạch hở nên X là ancol no, đơn chức, mạch hở ROH

X gồm H2O (1,6 mol) và ROH trong đó mROH = mX – mH2O = 33,4 – 28,8 = 4,6 gam

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

1,6                →                   0,8 mol

ROH + Na → RONa + 0,5H2

0,1               ←               0,05 mol

=> MROH = 46. vậy ROH là C2H5OH

Ta có mol este = số mol ancol => neste = 0,1=> M este = 102 (C5H10O2) => E là C2H5COOC2H5

Y gồm C2H5COOM (0,1 mol) và MOH dư (a mol)

BTNT M: nMOH ban đầu = 2.nM2CO3  => nMOH = \(\dfrac{{7,2}}{{M + 17}}\) = 2. \(\dfrac{{9,54}}{{2M + 60}}\)

=> M là Na

=> mC2H5COONa = 9,6 gam => mNaOH dư = 12,8 – 9,6 = 3,2 gam => nNaOH dư = 0,08 m

%Muối trong Y = \(\dfrac{{9,6}}{{12,8}}.100\%  = 75\% \)  

Câu 18 :

X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no chứa một liên kết C = C). Đốt cháy 20,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 36,9 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 20,3 gam E với 100 ml dung dịch NaOH 2,5M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp F là

  • A.

    7,05 gam.

  • B.

    14,1 gam.

  • C.

    16,3 gam.

  • D.

    8,10 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nE = nNaOH = 0,25 (mol) => nO (E) = 0,5 (mol)

Gọi a, b lần lượt là số mol COvà H2O

∆mGIẢM = mCO2 + mH2O - m (1)

mE = mC + mH + mO               (2)

Từ (1) và (2) => a = ? và b = ? (mol)

Số C = nCO2/ nE = ? =>  X là HCOOCH3

nY + nZ = nCO2 – nH2O = ? (mol)

=> nX = nE – ( nY + nZ ) = ? (mol)

=> Số C trung bình của Y, Z = nCO2 (đốt cháy Y, Z)/ n(Y+Z) = ?

=> CTCT của Y, Z

Lời giải chi tiết :

nE = nNaOH = 0,25 (mol) => nO (E) = 0,5 (mol)

Gọi a, b lần lượt là số mol COvà H2O

∆mGIẢM = mCO2 + mH2O - m

=> 44a + 18b – 100a = -36,9   (1)

mE = mC + mH + mO

=>  12a + 2b + 0,5.16 = 20,3  (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,9 và b = 0,75 (mol)

Vì Y, Z đều có 2 liên kết pi trong phân tử nên khi đốt cháy có:

nY + nZ = nCO2 – nH2O = 0,15 (mol)

=> nX = nE – 0,15 = 0,1 (mol)

Mà Y,Z là este không no và thủy phân cho ancol nên số CY, Z \( \ge \) 4

Số Ctrung bình của X <  \(\dfrac{{0.9 - 0,15.4}}{{0,1}} = 3\)

\( \to \) X có thể là HCOOCH3 hoặc CH3COOCH3

Nếu X là HCOOCH3

Vậy nếu đốt Y và Z sẽ thu được: nCO2 = 0,9 – 0,1.2 = 0,7 (mol)

=> Số C trung bình của Y, Z = 0,7/0,15 = 4,67

Y là:  CH2=CH-COOCH3

Do sản phẩm xà phòng hóa chỉ có 2 muối và 2 ancol kế tiếp nên Z là: CH2=CH-COOC2H5.

Vậy muối có phân tử khối lớn nhất là CH2=CH-COONa : 0,15 mol

=> mmuối = 0,15.94 = 14,1 (g)

Nếu X là CH3COOCH3

Vậy nếu đốt Y và Z sẽ thu được:  \({n_{C{O_2}}} = 0,9 - 0,1.3 = 0,6mol\)

Vậy số C trung bình của Y, Z = 0,6/0,25 = 2,4 ( không thỏa mãn) \( \to \)  loại trường hợp này

Câu 19 :

X là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C, Y là este no, hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 29 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 28 lít O2  đktc. Mặt khác đun nóng 29 gam E cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 4M, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp chứa muối natri của hai axit cacboxylic. Tổng số nguyên tử C có trong phân tử X và Y là

  • A.

    6

  • B.

    4

  • C.

    8

  • D.

    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

nCOO = nKOH => nO(E) = 2nCOO

Giả sử CO2 (x mol) H2O (y mol)

*BTNT O => (1)

*BTKL => (2)

Giải (1) và (2) => x; y

=> nE = nCO2 – nH2O

Giả sử E gồm a mol X và b mol Y

a+b = nE

a+2b = 2nKOH

=> a; b

Biện luận => n; m 

Lời giải chi tiết :

nCOO = nNaOH = 0,4mol => nO(E) = 2nCOO = 0,8 mol

Giả sử CO2 (x mol) H2O (y mol)

*BTNT O => 0,8 +1,25.2 = 2x + y (1)

*BTKL => 44x + 18y = 29 + 1,25.32 (2)

Giải (1) và (2) => x = 1,2; y = 0,9

nE = nCO2 – nH2O = 1,2 – 0,9 = 0,3 mol

Giả sử E gồm a mol X và b mol Y

a + b = 0,3

a + 2b = 2nNaOH = 0,4

=> a = 0,2; b = 0,1

=> 0,2n + 0,1m = nCO2 = 1,2 (n, m là số C trong X, Y)

=> n = 4; m = 4

X là  C=C-COOCH3 (C4H6O2) và Y là (COOCH3)2 (C4H6O4)

Tổng số C là 4+ 4 = 8

Câu 20 :

X và Y là hai axit cacboxylic đều mạch hở; Z là ancol no; T là este hai chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 48,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 600 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn toàn bộ Z qua bình đụng Na dư thấy khối lượng bình tăng 12 gam, đồng thời thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 1,5 mol O2 thu được CO2, Na2CO3 và 0,9 mol H2O. Phần trăm khối lượng của T trong E là

  • A.

    50,82%.

  • B.

    15,8%.

  • C.

    32,64%.

  • D.

    40%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

T là este hai chức, mạch hở, tạo ra từ 2 axit và 1 ancol nên các axit này đều đơn chức và ancol 2 chức.

Đặt Z là R(OH)2 => nR(OH)2 = nH2

+) Từ mtăng = mRO2 => R

+) Muối có dạng RCOONa (0,4 mol)

nH2O = 0,4 mol => số H = 2 => HCOONa (0,2 mol) và CxH3COONa (0,2 mol)

+) Viết PT đốt cháy, từ số mol O2 cần dùng => x

=> X, Y => T

Quy đổi E thành:

CH3COOH

CH2=CH-COOH

C2H4(OH)2

H2O: y mol

+) Từ mE => y => nT

Lời giải chi tiết :

T là este hai chức, mạch hở, tạo ra từ 2 axit và 1 ancol nên các axit này đều đơn chức và ancol 2 chức.

Đặt Z là R(OH)2 => => nR(OH)2 = nH2 = 0,2 mol

=> mtăng =  mR(OH)2 – mH2 =>  mR(OH)2 =12 + 0,2.2= 12,4

=> MROH = \(\dfrac{{12,4}}{{0,2}} = 62\)

=> R = 42 => R là C2H4

Vậy Z: C2H4(OH)2

Muối có dạng RCOONa (0,6 mol)

Số Htrong muối là H =\(\dfrac{{0,9.2}}{{0,6}} = 3\)  Hai muối tỉ lệ 1: 1 => số H = 3 => CH3COONa (0,3 mol) và CxH3COONa (0,3 mol)

2CH3COONa + 4O2 → Na2CO3 + 3CO2 + 3H2O

0,3          →       0,6

2CxH3COONa + (2x + 2)O2 → Na2CO3 + (2x + 1)CO2 + 3H2O

0,3       →            0,3.(x + 1)

=> nO2 = 0,3.(x + 1) + 0,6 = 1,5 => x = 2

Vậy X, Y là CH3COOH và CH2=CH-COOH

=> T là CH3COOC2H4OOC-CH=CH2

Quy đổi E thành:

CH3COOH (0,3 mol)

CH2=CH-COOH (0,3 mol)

C2H4(OH)2 (0,2 mol)

H2O: y mol

mE = 48,4=> mH2O = 3,6  => y = 0,2

=> nT = y/ 2 = 0,1

=> %T = 15,8 / 48,4 = 32,64%

Câu 21 :

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức, no, mạch hở, hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam X thu được 7,26 gam CO2 và 2,7 gam nước. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (ở điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m gần nhất với số nào sau đây

  • A.
    4,6                                  
  • B.
    4,5                              
  • C.
    5,5                                      
  • D.
    5,7

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi CTPT trung bình của ancol là R’OH; axit là R(COOH)2; este: R(COOR’)2 với số mol lần lượt là a; b; c

Bảo toàn khối lượng : mO2 → nO2

Bảo toàn nguyên tố O: nO(X) → a + 4b + 4c=nO(X) (1)

nCOO = nNaOH pứ ⇒ 2b + 2c ⇒ a = ?

nancol = 0,04 mol = 2neste + nancol ban đầu ⇒ neste = c = ?b = ?

Ta có MR’OH = 19,5.2 = 39 g ⇒ MR’

mX = mancol + maxit + meste ⇒ R

=> dung dịch Y chứa chất gì

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT trung bình của ancol là R’OH; axit là R(COOH)2; este: R(COOR’)với số mol lần lượt là a; b; c

Ta có nCO2 = 0,165 mol; nH2O = 0,15 mol

Bảo toàn khối lượng: mX + mO2 = mCO2 + mH2O → mO2 =7,26 + 2,7 – 4,84 = 5,12 → nO2 = 0,16 mol

Bảo toàn nguyên tố O: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO(X) = 2.0,165 + 0,15 -0,16.2 = 0,16 mol

→ a + 4b + 4c = 0,16 mol

nCOO = nNaOH pứ ⇒ 2b + 2c = 0,08 - 0,01 = 0,07 mol ⇒ a = 0,02 mol

nancol = 0,04 mol = 2neste + nancol ban đầu ⇒ neste = c = 0,01 ⇒ b = 0,025 mol

Ta có MR’OH = 19,5.2 = 39 g ⇒ MR’ = 22 g

mX = mancol + maxit + meste ⇒ 4,84 = 0,02 . 39 + 0,025 .(R + 90) + 0,01. (R + 132)

⇒ R = 14 (CH2)

Vậy dung dịch Y gồm 0,01 mol NaCl và 0,035 mol CH2(COONa)2

⇒ m = 5,765 g gần nhất với 5,7g

 

Câu 22 :

Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z là

  • A.
    32,88% 
  • B.
    58,84% 
  • C.
    50,31% 
  • D.
    54,18%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cho Y tác dụng với NaOH thu được muối không phân nhánh nên trong hỗn hợp X chỉ chứa este đơn chức và este hai chức (được tạo bởi axit hai chức và ancol đơn chức).

Bảo toàn nguyên tố

Biện luận

Lời giải chi tiết :

nCOO = nNaOH = 0,11 mol

Số chức este trung bình = 0,11 : 0,08 = 1,375

Cho Y tác dụng với NaOH thu được muối không phân nhánh nên trong hỗn hợp X chỉ chứa este đơn chức và este hai chức (được tạo bởi axit hai chức và ancol đơn chức).

Đặt số mol ancol đơn chức và hai chức lần lượt là a và b (mol)

nX = a + b = 0,08 mol (1)

nNaOH = a + 2b = 0,11 (2)

Giải (1) và (2) được a = 0,05 và b = 0,03

*Phản ứng của Y với NaOH:

Ta có n ancol = nNaOH = 0,11 mol => M ancol = 6,88 : 0,11 = 688/11 (g/mol)

Mà ancol có dạng: CnH2n+2O => n = (688/11 – 18)/14 = 35/11

=> nC(ancol) = 35/11.0,11 = 0,35 mol

Đốt 0,01 mol X cần 0,09 mol O2 => đốt 0,08 mol X cần 0,72 mol O2

Đốt Y tương đương việc đốt 0,08 mol X và 0,17 mol H2

=> nO2 (đốt 0,08 mol Y) = nO2(đốt 0,08 mol X) + 0,5nH2 = 0,72 + 0,5.0,17 = 0,805 mol

*Phản ứng đốt Y:

Đặt số mol CO2 và H2O lần lượt là x, y (mol)

nCO2 – nH2O = n este hai chức => x – y = 0,03 (3)

BTNT “O”: nO(Y) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => 2x + y = 0,11.2 + 2.0,805 (4)

Giải (4) và (5) được x = 0,62 và y = 0,59

nCO2 = nC(muối) + nC(ancol) => nC(muối) = 0,62 – 0,35 = 0,27 mol

Muối gồm:

CnH2n-1O2Na: 0,05

CmH2m-4O4Na2: 0,03

=> 0,05n + 0,03m = 0,27 => 5n + 3m = 27 có nghiệm là n = 3 và m = 4

=> C3H5O2Na (0,05) và C4H4O4Na2 (0,03)

=> %m C4H4O4Na2 = 50,31%

Câu 23 :

Este X hai chức, mạch hở, tạo bởi một ancol no với hai axit cacboxylic no, đơn chức. Este Y ba chức, mạch hở tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic không no, đơn chức (phân tử có hai liên kết π). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X và Y cần vừa đủ 0,5 mol O2 thu được 0,45 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,16 mol E cần vừa đủ 210 ml dung dịch NaOH 2M thu được hai ancol (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) và hỗn hợp ba muối, trong đó tổng khối lượng hai muối của hai axit no là a gam.

Giá trị của a là: 

Đáp án

Giá trị của a là: 

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính tỉ lệ nX : nY

- Xét trong 0,16 mol hỗn hợp E: Tính nNaOH ⟹ nX, nY ⟹ tỉ lệ nX : nY.

Bước 2: Tính số mol các chất trong hỗn hợp E

- Xét m gam hỗn hợp E: quy đổi hỗn hợp thành (HCOO)2C3H6 (a mol); (CH2=CHCOO)3C3H5 (b mol); CH2 (c mol)

- Viết PTHH đốt cháy E, lập hệ phương trình tính a, b, c:

   Dựa vào tính nO2, tính nCO2 và tỉ lệ nX : nY

⟹ Giải hệ tìm được a, b, c.

Bước 3: Tính a gam muối của axit cacboxylic no

- Gọi số nhóm CH2 trong X, Y lần lượt là m và n (n phải chẵn do Y tạo bởi 1 axit).

- Lập phương trình mối liên hệ giữa m và n. Biện luận tìm giá trị m, n thỏa mãn.

-  Lượng chất ở 2 thí nghiệm khác nhau.

     0,04 mol E tạo m gam muối của axit cacboxylic no.

⟹ 0,16 mol    →   a gam muối của axit cacboxylic no.

⟹ m gam của axit cacboxylic no.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính tỉ lệ nX : nY

- Xét trong 0,16 mol hỗn hợp E:

+ nhh E = nX + nY = 0,16 (1)

+ nNaOH = 2nX + 3nY = 0,42 (2)

⟹ nX = 0,06 và n= 0,1 (mol) ⟹ nX : nY = 3 : 5.

Bước 2: Tính số mol các chất trong hỗn hợp E

- Quy đổi m gam hỗn hợp E thành (HCOO)2C3H6 (a mol); (CH2=CHCOO)3C3H5 (b mol); CH2 (c mol)

- PTHH đốt cháy E:

(HCOO)2C3H6 + 5O2 → 5CO2 + 4H2O

a     →                 5a  →    5a

(CH2=CHCOO)3C3H5 + 12,5O2 → 12CO2 + 7H2O

b       →                           12,5b   →   12b

CH2 + 1,5O2 → CO2  + H2O

c   →   1,5c →     c  

⟹ nO2 = 5a + 12,5b + 1,5c = 0,5 (*)

⟹ nCO2 = 5a + 12b + c =  0,45 (**)

Mà nX : nY = 3 : 5 ⟹  5a - 3b = 0 (***)

Từ (*) (**) (***) ⟹ a = 0,015; b = 0,025; c = 0,075.

Bước 3: Tính a gam muối của axit cacboxylic no

- Gọi số nhóm CH2 trong X, Y lần lượt là m và n (n phải chẵn do Y tạo bởi 1 axit).

⟹ 0,015m + 0,025n = 0,075 ⟹ 3m + 5n = 15

+ Nếu n = 0 ⟹ m = 5 (thỏa mãn) ⟹ không cần trả CH2 cho Y.

+ Nếu n = 2 ⟹ m = 1,67 (loại).

- Muối của axit no gồm: HCOONa (0,03) và CH2 (0,075) ⟹ mmuối = 3,09 gam.

Như vậy tỉ lệ:

       0,04 mol E tạo 3,09 gam muối của axit cacboxylic no.

⟹  0,16 mol E tạo a = 12,36 gam muối của axit cacboxylic no.

Câu 24 :

Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ và số mol của Y bé hơn số mol X) tạo thành từ cùng một axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm COOH) và ba ancol no (số nguyên tử C trong phân tử mỗi ancol nhỏ hơn 4). Thủy phân hoàn toàn 34,8 gam M bằng 490 ml dung dịch NaOH 1M (dư 40% so với lượng phản ứng). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 38,5 gam chất rắn khan. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 34,8 gam M thì thu được CO2 và 23,4 gam H2O.

Thành phần phần trăm theo khối lượng Y trong M là:

Đáp án

Thành phần phần trăm theo khối lượng Y trong M là:

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính nNaOH pư

- nNaOH bđ = nNaOH pư + 40%nNaOH pư  ⟹ nNaOH pư 

Bước 2: Xác định CTPT của X, Y, Z

- Chất rắn khan gồm RCOONa (0,35 mol) và NaOH dư (0,14 mol)

⟹ mchất rắn = mmuối + m­NaOH dư ⟹ MR = 27 (CH2=CH-)

- nNaOH pư = nM = 0,35 mol ⟹ nO = 2nM = 0,35.2 = 0,7 mol

- Bảo toàn khối lượng este: mC = meste - mH - mO ⟹ nC = nCO2

- Gọi k là độ bất bão hòa trung bình của 3 este: Ta có neste =  ⟹ k = 16/7 > 2 ⟹ phải có este có gốc ancol dưới dạng vòng no.

- Xét các trường hợp CTCT của X (a mol), Y (b mol) và Z (c mol):

+ Lập hệ phương trình tìm a,b, c dựa vào tính: nM, mM, nH2O

+ Nếu ny < nX thì thỏa mãn.

Bước 3: Tính %m trong M.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính nNaOH pư

- nNaOH bđ = nNaOH pư + 40%nNaOH pư = 0,49 mol ⟹ nNaOH pư = 0,35 mol

Bước 2: Xác định CTPT của X, Y, Z

- Chất rắn gồm: RCOONa (0,35 mol) và NaOH dư (0,14 mol)

⟹ mchất rắn = 0,35.(R + 67) + 0,14.40 = 38,5 ⟹ R = 27 (CH2=CH-)

- nNaOH pư = nM = 0,35 mol ⟹ nO = 2nM = 0,35.2 = 0,7 mol

- Bảo toàn khối lượng este: mC = meste - mH - mO = 21 gam ⟹ nC = 1,75 mol = nCO2

- Ta có neste = \(\dfrac{{{n_{CO2}} - {n_{H2O}}}}{{k - 1}}\) ⟹ k = 16/7 > 2 ⟹ phải có este có gốc ancol dưới dạng vòng no.

*Trường hợp 1:

X: CH2=CHCOOCH3 (a mol)

Y: CH2=CHCOOC2H5 (b mol)

Z: (c mol)

+) nM = a + b + c = 0,35 (1)

+) mM = 86a + 100b + 112c = 34,8 (2)

+) nH2O = 3a + 4b + 4c = 1,3 (3)

⟹ a = 0,1; b = 0,15; c = 0,1 (không thỏa mãn nY < nX).

*Trường hợp 2:

X: CH2=CHCOOCH3 (a mol)

Y: (b mol)

Z: CH2=CHCOOC3H7 (c mol)

+) nM = a + b + c = 0,35 (1)

+) mM = 86a + 112b + 114c = 34,8 (2)

+) nH2O = 3a + 4b + 5c = 1,3 (3)

⟹ a = 0,175; b = 0,1; c = 0,075 (thỏa mãn nY < nX).

Bước 3: Tính %m trong M.

nY = 0,1 mol ⟹ mY = 0,1.112 = 11,2 gam

%mY = (11,2/ 34,8).100% = 32,18%.

Câu 25 :

Cho hỗn hợp E gồm hai este mạch hở, không nhánh X, Y (MX < MY) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được ancol Z và 10,76 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z vào bình chứa Na dư thấy có 0,08 mol khí H2 thoát ra và khối lượng bình tăng 7,2 gam so với ban đầu. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, H2O và 0,08 mol CO2

Phần trăm khối lượng của X trong E là:

Đáp án

Phần trăm khối lượng của X trong E là:

Phương pháp giải :

Bước 1: Tìm CTPT ancol Z

- Khi ancol Z + Na: mbình tăng = mancol - mH2 ⟹ mancol.

- Gọi CTTQ ancol là R(OH)t (t = 1 hoặc t = 2 do các este không phân nhánh).

- Viết PTHH ancol Z tác dụng với Na.

- Từ nH2 ⟹ nancol ⟹ mối liên hệ giữa R và t ⟹ R, t thỏa mãn ⟹ công thức ancol.

Bước 2: Tìm CTPT 2 muối T

- Khi cho E + NaOH: nNaOH pư = nCOO = nC2H5OH

+ BTNT.Na ⟹ nNa2CO3 = 0,5nNaOH

+ Dùng BTKL phản ứng NaOH: mE + mNaOH = mmuối + mancol ⟹ mE

+ BTNT.C ⟹ nC(muối) = nCO2 đốt muối + nNa2CO3.

- Nhận thấy nCOO = nC trong muối nên nguyên tử C chỉ nằm trong nhóm COO

⟹ 2 muối là HCOONa và (COONa)2.

Bước 3: Tính %mX trong E

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tìm CTPT ancol Z

- Khi ancol Z + Na:

mbình tăng = mancol - mH2 ⟹ mancol = 7,2 + 0,08.2 = 7,36 gam.

- Gọi CTTQ ancol là R(OH)t (t = 1 hoặc t = 2 do các este không phân nhánh).

- PTHH: R(OH)t + tNa → R(ONa)t + 0,5t H2

  0,16/t          ←                       0,08  (mol)

⟹ Mancol = 7,36 : (0,16/t) = 46t

⟹ R + 17t = 46t ⟹ R = 29t ⟹ t = 1; R = 29

⟹ Z: C2H5OH thỏa mãn.

Bước 2: Tìm CTPT 2 muối T

- Khi cho E + NaOH: nNaOH pư = nCOO = nC2H5OH = 0,16 mol

⟹ nNa2CO3 = 0,5nNaOH = 0,08 mol (BTNT.Na)

+ Dùng BTKL phản ứng NaOH: mE + mNaOH = mmuối + mancol

⟹ mE = 10,76 + 7,36 - 0,16.40 = 11,72 gam

+ BTNT.C ⟹ nC(muối) = nCO2 đốt muối + nNa2CO3 = 0,08 + 0,08 = 0,16 mol.

- Nhận thấy nCOO = nC trong muối nên nguyên tử C chỉ nằm trong nhóm COO

⟹ Muối gồm \(\left\{ \begin{array}{l}HCOON{\rm{a}}:a\\{(COON{\rm{a}})_2}:b\end{array} \right.\)

Bước 3: Tính %mX trong E

- Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{NaOH}} = a + 2b = 0,16\\{m_{muoi}} = 68{\rm{a}} + 134b = 10,76\end{array} \right.\) ⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}a = 0,04\\b = 0,06\end{array} \right.\)

⟹ \(E\left\{ \begin{array}{l}HCOO{C_2}{H_5}:0,04\left( X \right)\\{(COO{C_2}{H_5})_2}:0,06\left( Y \right)\end{array} \right.\)

- mE = 0,04.7,4 + 0,06.146 = 11,72 gam

⟹ %mX = (2,96/ 11,72).100% = 25,26%.

Câu 26 :

Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. 

Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là:

Đáp án

Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là:

Phương pháp giải :

Bước 1: Tìm nX và nY

- Khi hỗn hợp + NaOH thì \(1 < \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{este}}}} = 1,2 < 2\) nên hỗn hợp có một este tạo từ phenol (giả sử là X)

- Vì X + 2NaOH → muối + H2O

      Y + NaOH → muối + ancol

- Lập hệ giải nX và nY

Bước 2:  Tìm CTCT Y và muối tạo từ Y

- BTKL có meste + mNaOH = mmuối + mH2O + mancol ⟹ mancol mà có nancol = nY 

⟹ ancol ⟹ CTCT của Y ⟹ CTCT của muối tạo từ Y

Bước 3:  Tìm CTCT X

- Vì hỗn hợp muối thu được từ phản ứng là có 3 muối nên X + NaOH tạo 2 muối (khác với muối tạo  từ Y)

⟹ CTCT của X

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tìm nX và nY

- nhỗn hợp = 0,05 mol

- Khi hỗn hợp + NaOH thì \(1 < \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{este}}}} = 1,2 < 2\) nên hỗn hợp có một este tạo từ phenol (giả sử là X)

Vì X + 2NaOH → muối + H2O

      Y + NaOH → muối + ancol

- Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{n_{hh}} = {n_X} + {n_Y} = 0,05\\{n_{NaOH}} = 2{n_X} + {n_Y} = 0,06\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{n_X} = 0,01(mol)\\{n_Y} = 0,04(mol)\end{array} \right.\)

Bước 2:  Tìm CTCT Y và muối tạo từ Y

- BTKL có meste + mNaOH = mmuối + mH2O + mancol

⟹  6,8 + 0,06.40 = 4,7 + 0,01.18 + mancol

⟹ mancol = 4,32 (gam)

⟹ Mancol = \(\dfrac{{4,32}}{{0,04}} = 108\) (g/mol)

⟹ ancol là C7H8O (C6H5CH2OH)

⟹ este Y là HCOOCH2C6H5 ⟹ muối tạo từ Y là HCOONa (0,04 mol)

Bước 3:  Tìm CTCT X

- Vì hỗn hợp muối thu được từ phản ứng là có 3 muối nên X + NaOH tạo 2 muối (không phải HCOONa) nên X là CH3COOC6H5 (0,01 mol)

- Vậy muối gồm: HCOONa (0,04 mol), CH3COONa (0,01 mol) và C6H5ONa (0,01 mol)

→ mCH3COONa = 0,01.82 = 0,82 gam.

Câu 27 :

Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen. Cho 0,25 mol hỗn hợp gồm X và Y tác dụng tối đa với 0,3 mol NaOH trong dung dịch, thu được dung dịch Z chứa 23,5 gam ba muối. 

Khối lượng muối của phenol có trong Z là:

Đáp án

Khối lượng muối của phenol có trong Z là:

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol X, Y trong hỗn hợp

- Ta thấy 1 < nNaOH : nhh < 2 mà các este đều đơn chức

⟹ Trong hỗn hợp có 1 este của phenol (giả sử là X) và 1 este thường (giả sử là Y).

- Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}X:{a^{mol}}\\Y:{b^{mol}}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{n_{hh}} = a + b\\{n_{NaOH}} = 2{\rm{a}} + b\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = \\b = \end{array} \right.\)

- Từ số mol hỗn hợp và số mol NaOH phản ứng tính được số mol từng este.

Bước 2: Tính khối lượng muối do X sinh ra

PTHH: X + 2NaOH → Muối 1 + Muối 2 + H2O

- Áp dụng BTKL tính tổng khối lượng muối 1 và muối 2

Bước 3: Tìm CTCT muối Y, biện luận tìm X

- mmuối do Y  = mhh muối – mmuối 1 + muối 2 ⟹ Mmuối do Y ⟹ CT muối do Y

- Từ muối Y biện luận tìm X:

Do sau phản ứng thu được 3 muối do đó muối của X sinh ra phải khác muối của Y => CT của X

Bước 4: Tính khối lượng muối của phenol

Muối của phenol trong Z là C6H5ONa ⟹ mmuối của phenol 

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính số mol X, Y trong hỗn hợp

- Ta thấy 1 < nNaOH : nhh = 0,3 : 0,25 = 1,2 < 2

⟹ Trong hỗn hợp có 1 este của phenol (giả sử là X) và 1 este thường (giả sử là Y).

- Gọi neste của phenol = a mol, neste thường = b mol.

Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}X:{a^{mol}}\\Y:{b^{mol}}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{n_{hh}} = a + b = 0,25\\{n_{NaOH}} = 2{\rm{a}} + b = 0,3\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 0,05\\b = 0,2\end{array} \right.\)

Bước 2: Tính khối lượng muối do X sinh ra

- PTHH: X + 2NaOH → Muối 1 + Muối 2 + H2O

0,05 →                0,05 →   0,05 →  0,05 (mol)

- Tổng khối lượng muối 1 và muối 2 = 0,05.136 + 0,1.40 - 0,05.18 = 9,9 gam.

Bước 3: Tìm CTCT muối Y, biện luận tìm X

- Khối lượng muối do Y tác dụng với NaOH tạo ra là 23,5 - 9,9 = 13,6 gam.

⟹ Mmuối do Y = 13,6 : 0,2 = 68 (HCOONa).

- Do sau phản ứng thu được 3 muối nên X phải sinh ra 2 muối khác HCOONa

⟹ X là CH3COOC6H5.

Bước 4: Tính khối lượng muối của phenol

Muối của phenol trong Z là C6H5ONa (0,05 mol)

⟹ mmuối của phenol = 0,05.116 = 5,8 gam.

Câu 28 :

Cho 5,94 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được ancol Z và 6,74 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với một lượng dư Na thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ T thu được H2O, Na2CO3 và 0,05 mol CO2

Phần trăm khối lượng của X trong E là:

Đáp án

Phần trăm khối lượng của X trong E là:

Phương pháp giải :

- Sơ đồ bài toán:

Bước 1: Tìm CTPT của Z

- Tính \({n_{{H_2}}}{\mkern 1mu}  =  > \,{\mkern 1mu} {n_{OH(ancol)}}{\mkern 1mu}  = {\mkern 1mu} \,2{n_{{H_2}}}{\mkern 1mu}  = {\mkern 1mu} \,{n_{NaOH{\kern 1pt} (p/ư)}}\)

- Tính mZ = mE + mNaOH – mT

- Đặt ancol Z: R(OH)x => MR => Biện luận x tìm R = 15 (CH3-)

Bước 2: Tìm CTPT của hh muối T

- BTNT Na => \({n_{N{a_2}C{O_3}}}\, = \,\frac{1}{2}{n_{NaOH}}\)

=> nC (muối) = \({n_{N{a_2}C{O_3}\,}} + \,{N_{C{O_2}}}\)

- nC = nNa => Tìm được CTPT của hh muối T.

Bước 3: Tính %mX

- Đặt số mol muối T là a mol và b mol

=> Hệ phương trình: BTNT Na trong hh muối T; BTKL hh muối T.

=> a và b

=> Tìm CTPT của X và Y trong E => %mX

Lời giải chi tiết :

- Sơ đồ bài toán:

Bước 1: Tìm CTPT của Z

- nH2 = 0,05 mol ⟹ nOH(ancol) = 2nH2 = 0,1 mol = nNaOH(pư).

BTKL: mZ = 5,94 + 0,1.40 - 6,74 = 3,2 gam.

Đặt ancol Z: R(OH)x (\(\dfrac{{0,1}}{x}\)mol) ⟹ \(\dfrac{{0,1}}{x}\).(R + 17x) = 3,2 ⟹ R = 15x ⟹ x = 1; R = 15 (CH3-) thỏa mãn.

Vậy Z là CH3OH.

Bước 2: Tìm CTPT của hh muối T

- BTNT "Na" ⟹ nNa2CO3 = ½nNaOH = 0,05 mol

⟹ nC(muối) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,05 + 0,05 = 0,1 mol

- Nhận thấy nC = nNa ⟹ Muối gồm HCOONa (a mol) và (COONa)2 (b mol) (vì MX,Y < 150).

Bước 3: Tính %mX

- Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}a + 2b = 0,1\left( {BT:Na} \right)\\68{\rm{a}} + 134b = {m_{muoi}} = 6,74\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 0,04\\b = 0,03\end{array} \right.\)

⟹ \(E\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{X:HCOOC{H_3}\left( {0,04} \right)}\\{Y:{{\left( {COOC{H_3}} \right)}_2}\left( {0,03} \right)}\end{array}} \right.\)

⟹ %mX = 40,40%.

Câu 29 :

Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (không chứa nhóm chức nào khác). Cho 0,08 mol X tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,16 mol Ag. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 0,08 mol X bằng dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa 9,34 gam hỗn hợp 2 muối và 1,6 gam CH3OH.

Phần trăm khối lượng este có phân tử khối lớn hơn trong X là:

Đáp án

Phần trăm khối lượng este có phân tử khối lớn hơn trong X là:

Phương pháp giải :

Bước 1: Đặt X là RCOOR’, xác định R.

- X + AgNO3:

Ta thấy nAg : nX = 2 : 1 ⟹ Cả 2 este đều có đầu HCOO-.

Bước 2: Xác định CTCT của 2 este

- X + NaOH:

+ Do thu được CH3OH ⟹ 1 este là HCOOCH3 ⟹ nHCOOCH3 = nCH3OH.

+ Sau phản ứng thu được 2 muối ⟹ este còn lại là este của phenol có dạng HCOOC6H4Y.

+ Xác định thành phần của muối. Từ khối lượng muối suy ra Y.

Bước 3: Tính %m este có PTK lớn hơn trong X

- Xác định thành phần hỗn hợp X ban đầu

⟹ % khối lượng este có PTK lớn hơn trong X.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Đặt X là RCOOR’, xác định R.

- X + AgNO3:

Ta thấy nAg : nX = 2 : 1 ⟹ Cả 2 este đều có đầu HCOO-.

Bước 2: Xác định CTCT của 2 este

- X + NaOH:

+ Do thu được CH3OH ⟹ 1 este là HCOOCH3 ⟹ nHCOOCH3 = nCH3OH = 1,6/32 = 0,05 mol.

+ Sau phản ứng thu được 2 muối ⟹ este còn lại là este của phenol có dạng HCOOC6H4Y

\(\begin{array}{l}X\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{HCOOC{H_3}:0,05}\\{HCOO{C_6}{H_4}Y:0,03}\end{array}} \right.\\ \to Muối{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \,gồm:\begin{array}{*{20}{l}}{HCOON{\rm{a}}:0,08{\mkern 1mu} mol}\\{Y{C_6}{H_4}ON{\rm{a}}:0,03{\mkern 1mu} mol}\end{array}\end{array}\)

⟹ mmuối = 0,08.68 + 0,03.(Y + 115) = 9,34 ⟹ Y = 15 (CH3-)

Bước 3: Tính %m este có PTK lớn hơn trong X

- \(X\left\{ \begin{array}{l}HCOOC{H_3}:0,05\\HCOO{C_6}{H_4}C{H_3}:0,03\end{array} \right.\)

⟹ %mHCOOC6H4CH3 = \(\dfrac{{0,03.136}}{{0,05.60 + 0,03.136}}.100\% \) = 57,63%.

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. 

Phân tử khối của Y là:

Đáp án

Phân tử khối của Y là:

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định CTCT của 2 muối trong T

- Xét E + O2 ⟶ CO2 + H2O

BTKL ⟹ mH2O ⟹ nH2O

BTNT O ⟹ nO(E) ⟹ n-COO-(E).

- Xét E + NaOH

⟹ nNaOH(pứ) = n-COO-(E) ⟹ nNaOH(dư trong T).

- Xét đốt cháy T gồm 0,02 mol NaOH ⟶ 0,01 mol H2O

BTNT H ⟹ muối trong T không chứa H mà 3 este trong E no, mạch hở

⟹ Axit tạo nên este trong E là (COOH)2 và 2 ancol tạo E đồng đẳng no, đơn chức, mạch hở.

Bước 2: Xác định CTCT của 2 ancol trong T

- Xét E + NaOH ⟶ T + ancol

BTKL ⟹ mancol ⟹ Mancol ⟹ 2 ancol tạo este.

Điểm mấu chốt của bài toán: Ta thấy số mol H2O đốt NaOH dư bằng với mol H2O sinh ra khi đốt T ⟹ các muối trong T đều không chứa H ⟹ các muối đều phải 2 chức ⟹ các ancol đều phải đơn chức.

Bước 3: Xác định CTCT của Y, tính MY.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Xác định CTCT của 2 muối trong T

- Xét E + O2 ⟶ CO2 + H2O

BTKL ⟹ mH2O = 3,42 gam ⟹ nH2O = 0,19 mol.

BTNT O ⟹ nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 0,2 mol ⟹ n-COO-(E) = 0,1 mol.

- Xét E + NaOH

⟹ nNaOH(pứ) = n-COO-(E) = 0,1 mol.

⟹ nNaOH(dư trong T) = 0,1.20%/100% = 0,02 mol.

* Xét đốt cháy T gồm 0,02 mol NaOH ⟶ 0,01 mol H2O

BTNT H ⟹ nNaOH = 2nH2O ⟹ muối trong T không chứa H mà 3 este trong E no, mạch hở

⟹ Axit tạo nên este trong E là (COOH)2 và 2 ancol tạo E đồng đẳng no, đơn chức, mạch hở.

Ta có muối trong T là (COONa)2 có n(COONa)2 = nNaOH(pứ)/2 = 0,05 mol.

⟹ mT = m(COONa)2 + nNaOH(dư) = 7,5 gam.

Bước 2: Xác định CTCT của 2 ancol trong T

- Xét E + NaOH ⟶ T + ancol

BTKL ⟹ mancol = mE + mNaOH - mT = 6,46 + 0,12.40 - 7,5 = 3,76 gam.

Lại có nancol = nNaOH(pứ) = 0,1 mol.

⟹ MTB(ancol) = 37,6/0,1 = 37,6 ⟹ Hỗn hợp hai ancol là CH3OH và C2H5OH.

Bước 3: Xác định CTCT của Y, tính MY.

- Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (M< M< M< 248)

⟹ X là (COOCH3); Y là CH3OOC-COOC2H5 và Z là (COOC2H5)2.

⟹ MY = 132.

Câu 31 :

Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ) trong đó có hai este đơn chức và một este hai chức). Đốt cháy hoàn toàn 10,86 gam E trong O2 thu được H2O và 0,44 mol CO2. Mặt khác, cho 10,86 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp T gồm ba ancol và dung dịch chứa 11,88 gam hỗn hợp hai muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp. Toàn bộ T cho vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 4,83 gam. 

Phần trăm khối lượng của Y trong E là:

Đáp án

Phần trăm khối lượng của Y trong E là:

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định CTCT của 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp

- Đặt nNaOH = e ⟹ nOH(ancol) = e ⟹ nH2 = 0,5e

mtăng = mancol - mH2 ⟹ mancol 

- BTKL có: mE + mNaOH = mmuối + mancol ⟹ Mmuối, xác định CTCT

Bước 2: Tính số mol 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp

- Lập hệ phương trình tính số mol 2 muối HCOONa và CH3COONa.

nHCOONa + nCH3COONa = nNaOH (1)

68.nHCOONa + 82.nCH3COONa = 11,88 (2)

Bước 3: Quy đổi hỗn hợp ancol, tính số mol các chất

- Quy đổi ancol thành CH3OH (a); C2H4(OH)2 (b) và CH2 (c)

Tính a, b,c dựa vào: nNaOH; mancol; và nC (ancol) 

Bước 4: Xác định CTCT X, Y, Z. Tính %mY

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Xác định CTCT của 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp

- Đặt nNaOH = e ⟹ nOH(ancol) = e ⟹ nH2 = 0,5e.

mtăng = mancol - mH2 ⟹ mancol = e + 4,83.

- Bảo toàn khối lượng phản ứng:

mE + mNaOH = mmuối + mancol ⟹ 10,86 + 40e = 11,88 + e + 4,83 ⟹ e = 0,15 mol

- Mmuối = 11,88/0,15 = 79,2 ⟹  2 muối là HCOONa; CH3COONa.

Bước 2: Tính số mol 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp

- Ta có: nHCOONa + nCH3COONa = nNaOH (1)

68.nHCOONa + 82.nCH3COONa = 11,88 (2)

Từ (1) (2) nHCOONa = 0,03 mol; mCH3COONa = 0,12 mol

Bước 3: Quy đổi hỗn hợp ancol, tính số mol các chất

- Quy đổi ancol thành CH3OH (a); C2H4(OH)2 (b) và CH2 (c).

+) nNaOH = a + 2b = 0,15

+) mancol = 32a + 62b + 14c = 4,83 + 0,15 = 4,98

+) nC (ancol) = a + 2b + c = 0,44 - nC (muối) = 0,44 - 0,03 - 0,12.2 = 0,17

⟹ nCH3OH = a = 0,05 mol; nC2H4(OH)2 = b = 0,05 mol và nCH2 = c = 0,02 mol

Bước 4: Xác định CTCT X, Y, Z. Tính %mY

- Hỗn hợp ancol chứa 0,05 mol C2H4(OH)2

Mà nHCOONa = 0,03 mol < nC2H4(OH)2 = 0,05 mol

⟹ Este đa chức là (CH3COO)2C2H4 (0,05).

- Còn lại HCOONa (0,03); CH3COONa (0,02); CH3OH (0,05) và CH2 (0,02) của các este đơn chức tạo ra.

Do c < 0,03 và c = 0,02 nên các este đơn chức là:

X là HCOOCH3 (0,03); Y là CH3COOC2H5 (0,02).

⟹ %mY = 16,20%.

Câu 32 :

Hỗn hợp E gồm ba este đều đơn chức X, Y, Z (MX < MY < MZ). Cho 0,09 mol hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ tối đa 0,11 lít dung dịch NaOH 1M, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được hỗn hợp hơi G gồm một anđehit, một ancol và phần rắn chứa 9,7 gam 2 muối. Chia G thành 2 phần bằng nhau: Phần một cho vào dung dịch AgNO3 dư/NH3 thu được 4,32 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn phần 2, thu được 0,07 mol CO2

Phần trăm khối lượng của este Y trong E là:

Đáp án

Phần trăm khối lượng của este Y trong E là:

Phương pháp giải :

Bước 1: Biện luận xác định thành phần và tính số mol các chất trong hh của este

- Ta thấy 1 < nNaOH/nE < 2 ⟹ hỗn hợp có este thường và este của phenol.

- Từ số mol hỗn hợp và số mol NaOH ⟹ số mol este thường và este của phenol.

Bước 2: Xác định CTCT chung của 2 muối

- Phần 1: Từ nAg ⟹ nanđehit ⟹ nancol.

- Phần 2:

+ Gọi số C trong anđehit và ancol lần lượt là x và y. Từ số mol CO2 lập được mối liên hệ giữa x và y ⟹ giá trị x, y phù hợp.

- Hỗn hợp chỉ gồm có 2 muối ⟹ 3 este cùng chung 1 gốc axit ACOONa và muối phenol. Từ khối lượng muối suy ra CTCT chung các muối.

Bước 3: Tính %mY trong E.

­- Từ CTCT muối ⟹ CTCT các chất của hh E

- Tính %mY trong E

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Biện luận xác định thành phần và tính số mol các chất trong hh của este

- Ta thấy 1 < nNaOH/nE = 1,22 < 2 ⟹ hỗn hợp có este thường và este của phenol.

- Gọi neste thường = a; neste phenol = b

⟹ a + b = 0,09 mol và nNaOH = a + 2b = 0,11

⟹ neste thường ancol = 0,07 mol; neste phenol = 0,02 mol

Bước 2: Xác định CTCT chung của 2 muối

- Phần 1: nAg = 0,04 mol ⟹ nanđehit = 0,02 mol

⟹ nancol = 0,035 - 0,02 = 0,015 mol.

- Phần 2: Gọi số C trong anđehit và ancol lần lượt là x và y

⟹ nCO2 = 0,02x + 0,015y = 0,07 ⟹ x = y = 2

⟹ CH3CHO và C2H5OH.

- Hỗn hợp chỉ gồm có 2 muối ⟹ 3 este cùng chung 1 gốc axit ACOONa (0,09 mol) và muối phenol: BONa (0,02 mol)

mmuối = mACOONa + mBONa = 9,7 ⟹ 9A + 2B = 289

⟹ A = 15 (CH3-) và B = 77 (C6H5-)

Bước 3: Tính %mY trong E.

- Vậy hỗn hợp E gồm:

X: CH3COOC2H5 (0,03 mol)

Y: CH3COOCH=CH2 (0,04 mol)

Z: CH3COOC6H5 (0,02 mol)

⟹ %mY = 30%.

Câu 33 :

Hỗn hợp E gồm 2 este: X đơn chức và Y hai chức (X, Y chỉ chứa nhóm chức este, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn m gam E trong oxi dư thu được 1,85 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 37 gam hỗn hợp Z gồm 2 muối và hỗn hợp T gồm 2 ancol (2 ancol đều có khả năng tách nước tạo anken). Đốt cháy hoàn toàn 37 gam hỗn hợp Z thu được H2O, 0,275 mol CO2 và 0,275 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A.

    76%.

  • B.

    74%.

  • C.

    73%.

  • D.

    75%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định CTCT 2 muối Z

- Áp dụng bảo toàn nguyên tố C, Na thì thấy nC (muối) = nNa (muối) ⟹ 2 muối HCOONa và (COONa)2.

- Tìm số mol mỗi muối dựa vào khối lượng hỗn hợp muối và bảo toàn Na.

Bước 2: Biện luận, dự đoán CTCT 2 ancol T

- Các ancol tách nước tạo anken ⟹ Hai ancol no, đơn chức, mạch hở (từ C2H5OH trở lên).

Bước 3: Xác định CTCT 2 este X, Y

- Gọi công thức 2 este là HCOOC2H5.xCH2 và (COOC­2H5)2.yCH2.

- Dựa vào bảo toàn C ⟹ giá trị phù hợp của x và y ⟹ Công thức 2 este.

Bước 4: Tính %mY trong E.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Xác định CTCT 2 muối Z

- Đốt hỗn hợp muối Z:

+ Bảo toàn C: nC (muối) = nCO2 + nNa2CO3 = 0,55 mol

+ Bảo toàn Na: nNa = 2.nNa2CO3 = 0,55 mol

Ta thấy số C = số Na ⟹ hai muối là HCOONa và (COONa)2.

- Đặt nHCOONa = a; n(COONa)2 = b

+ Bảo toàn Na: a + 2b = 0,55 (1)

+ mmuối = 68a + 134b = 37 (2)

Từ (1), (2) ⟹ nHCOONa = a = 0,15 mol; n(COONa)2 = b = 0,2 mol.

Bước 2: Biện luận, dự đoán CTCT 2 ancol T

- Các ancol tách nước tạo anken ⟹ Hai ancol no, đơn chức, mạch hở (từ C2H5OH trở lên).

Bước 3: Xác định CTCT 2 este X, Y

- Gọi công thức 2 este là HCOOC2H5.xCH2 (0,15 mol) và (COOC­2H5)2.yCH2 (0,2 mol)

Bước 4: Tính %mY trong E.

- Bảo toàn C: nCO2 = 0,15.(x + 3) + 0,2.(y + 6) = 1,85

⟹ 3x + 4y = 4 ⟹ x = 0; y = 1 thỏa mãn

⟹ 2 este là HCOOC2H5 và C2H5OOC-COOC3H7.

⟹ %mY = 74,246%.

Câu 34 :

Cho 9,38 gam hỗn hợp X1 gồm: đimetyl ađipat; anlyl axetat; glixerol triaxetat và phenyl benzoat thủy phân hoàn toàn trong dung dịch KOH dư, đun nóng, thu được a gam hỗn hợp muối và 2,43 gam hỗn hợp X2 gồm các ancol. Cho toàn bộ hỗn hợp X2, thu được ở trên tác dụng với K dư, thu được 0,728 lít H2 (ở đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 9,38 gam hỗn hợp X1 bằng O2 dư, thu được 11,312 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A.

    12,47 

  • B.

    15,6

  • C.

    11,5

  • D.

    14,3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol của COO trong hỗn hợp X1

- Tính nCO2; nH2O 

- nCOO = 2.nO(X1) = (mX - mC - mH)/16

Bước 2: Tính nKOH phản ứng

Khi ancol X2 tác dụng với K:

nOH(ancol) = 2nH2 ⟹ nCOO(phenol) = nH2O ⟹ nKOH pư 

Bước 3: Tính a

Bảo toàn khối lượng: mX1 + mKOH pư = mmuối + mX2 + mH2O

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính số mol của COO trong hỗn hợp X1

- Đốt X1: nCO2 = 0,505 mol; nH2O = 0,3 mol

⟹ nO(X1) = (mX - mC - mH)/16 = 0,17 mol

⟹ nCOO = 0,085 mol (do nhóm COO có 2 nguyên tử O)

Bước 2: Tính nKOH phản ứng

- Khi ancol tác dụng với K:

nOH(ancol) = 2nH2 = 0,065 mol

⟹ nCOO(phenol) = 0,085 - 0,065 = 0,02 mol

⟹ nH2O = 0,02 mol ⟹ nKOH pư = 0,065 + 0,02.2 = 0,105 mol

Bước 3: Tính a

Bảo toàn khối lượng: mX1 + mKOH pư = mmuối + mX2 + mH2O

⟹ 9,38 + 0,105.56 = a + 2,43 + 0,02.18

⟹ a = 12,47 gam.

Câu 35 :

X, Y là hai este đều đơn chức, mạch hở, trong phân tử có 2 liên kết π, (MX < MY); Z là este no, hai chức, mạch hở. Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp M chứa 2 muối và hỗn hợp G chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng toàn bộ G với H2SO4 đặc ở 140oC (giả sử hiệu suất đạt 100%) thu được 19,35 gam hỗn hợp 3 ete. Đốt cháy toàn bộ M cần dùng 1,675 mol O2, thu được CO2, 0,875 mol H2O và 0,375 mol Na2CO3

Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là:

Đáp án

Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là:

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định CTCT các hợp chất của G

- Do sau phản ứng thu được 2 ancol đồng đẳng kế tiếp nên các ancol phải là đơn chức.

Mà thu được 2 muối trong đó có 1 muối 2 chức nên 2 este đơn chức còn lại phải có chung gốc axit.

- Lập hệ phương trình, tính số mol và khối lượng hỗn hợp G để tìm mol mỗi ancol

Bước 2: Tính số mol các muối M

- Quy đổi hỗn hợp muối thành CH2=CHCOONa, (COONa)2, CH­2.

- Giải hệ phương trinh về số mol của NaOH, O2 và H2O ⟹ số mol các muối M

Bước 3: Tính %mY

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Xác định CTCT các hợp chất của G

- Do sau phản ứng thu được 2 ancol đồng đẳng kế tiếp nên các ancol phải là đơn chức.

Mà thu được 2 muối (trong đó có 1 muối 2 chức) nên 2 este đơn chức phải có chung gốc axit.

- Bảo toàn Na: nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,75 mol

⟹ nancol G = nNaOH = 0,75 mol

⟹ nH2O (pư ete hóa) = ½.nancol G = 0,375 mol

- BTKL cho pư ete hóa: mancol G = mete + mH2O = 19,35 + 0,375.18 = 26,1 gam

⟹ \({\bar M_G} = \dfrac{{26,1}}{{0,75}} = 34,8\)

⟹ CH3OH (0,6 mol) và C2H5OH (0,15 mol) (giải hệ số mol và khối lượng hỗn hợp G để tìm mol mỗi ancol)

Bước 2: Tính số mol các muối M

- Quy đổi hỗn hợp muối thành:

\(\left\{ \begin{array}{l}C{H_2} = CHCOON{\rm{a}}:a\\{(COON{\rm{a}})_2}:b\\C{H_2}:c\end{array} \right. + {O_2}:1,675 \to \left\{ \begin{array}{l}N{a_2}C{O_3}:0,375\\C{O_2}:3{\rm{a}} + 2b + c - 0,375(BT.C)\\{H_2}O:0,875\end{array} \right.\)

+) Bảo toàn Na: a + 2b = 0,75

+) Bảo toàn H: 3a + 2c = 2.0,875

+) Bảo toàn O: 2a + 4b + 2.1,675 = 3.0,375 + 2.(3a + 2b + c - 0,375) + 0,875

Giải hệ trên được a = 0,35; b = 0,2; c = 0,35.

Bước 3: Tính %mY

Từ \(\left\{ \begin{array}{l}C{H_2} = CHCOON{\rm{a}}:0,35\\{(COON{\rm{a}})_2}:0,2\\C{H_2}:0,35\end{array} \right. \Rightarrow M\left\{ \begin{array}{l}{C_3}{H_5}COON{\rm{a}}:0,35\\{(COON{\rm{a}})_2}:0,2\end{array} \right.\)

Kết hợp thành phần muối và thành phần ancol ta suy ra:

\(E\left\{ \begin{array}{l}X:{C_3}{H_5}COOC{H_3}\left( {0,6 - 0,2.2 = 0,2} \right)\\Y:{C_3}{H_5}COO{C_2}{H_5}\left( {0,15} \right)\\Z:{\left( {COOC{H_3}} \right)_2}\left( {0,2} \right)\end{array} \right.\)

⟹ %mY(E) = 28,17%.

Câu 36 :

Cho 35,04 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 560 ml dung dịch NaOH 1,0M thu được a gam hỗn hợp Y gồm hai ancol no, mạch hở và b gam hỗn hợp muối Z (phân tử các muối chỉ chứa một nhóm chức). Đun nóng a gam Y với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 6,64 gam hỗn hợp gồm ba ete. Hóa hơi hoàn toàn lượng T nói trên thu được thể tích hơi bằng thể tích của 3,36 gam N2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N= 14; O = 16; Na = 23; S = 32.)

Giá trị của b bằng:

Đáp án

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N= 14; O = 16; Na = 23; S = 32.)

Giá trị của b bằng:

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định CT chung của este X

- Dựa vào Y ⟶ T + H2O

  Ta có: VT = V(3,36 gam N2) ⟹ nT = nN2

  Mà: nH2O = nT và nY = 2nT ⟹ BBTKL tính mY

- So sánh số mol NaOH và số mol Y ⟹ dạng este trong X.

Bước 2: Tính số mol các chất trong hỗn hợp muối Z

- Dựa vào X + NaOH ⟹ Tính sô mol của các muối Z

Bước 3: Tính giá trị của b

- BTKL tính b = mZ

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Xác định CT chung của este X

- Xét Y ⟶ T (ete) + H2O

Ta có: VT = V(3,36 gam N2) ⟹ nT = nN2 = 3,36/28 = 0,12 mol.

Luôn có: nH2O = nT = 0,12 mol và nY = 2nT = 0,24 mol.

Bảo toàn khối lượng ⟹ mY = mT + mH2O = 8,8 gam.

- Nhận thấy nY = 0,24 mol < nNaOH = 0,56 mol

Mà Y gồm 2 ancol no, đơn chức, mạch hở ⟹ X chứa este có dạng RCOOC6H4R' và R1COOR1'

Bước 2: Tính số mol các chất trong hỗn hợp muối Z

- Xét X + NaOH

Bảo toàn khối lượng ⟹ mX + mNaOH = mY + mZ + mH2O

Bước 3: Tính giá trị của b

Vậy b = mZ = 35,04 + 0,56.40 - 8,8 - 0,16.18 = 45,76 gam.

Câu 37 :

Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở, đều có bốn liên kết pi (π) trong phân tử, trong đó có một este đơn chức là este của axit metacrylic và hai este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn 12,22 gam E bằng O2, thu được 0,37 mol H2O. Mặt khác, cho 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 234 ml dung dịch NaOH 2,5M, thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức có khối lượng m1 gam và một ancol no, đơn chức có khối lượng m2 gam. Tỉ lệ m1 : m2 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A.

    2,7

  • B.

    1,1

  • C.

    4,7

  • D.

    2,9

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính este đơn chức  và n este hai chức trong phản ứng thủy phân hh E

- Tính nNaOH

- Xét phản ứng thủy phân hỗn hợp E trong NaOH:

- Đặt n este đơn chức = x và n este hai chức = y (mol)

⟹ Lập hệ phương trình tính x, y dựa vào:

nE = x + y (1) và nNaOH = x + 2y (2)

Giải hệ tính x, y ⟹ x : y = 3 : 5

Bước 2: Tính nCO2 , este đơn chức  và n este hai chức trong phản ứng đốt cháy E

- Do X, Y đều chứa 4 liên kết π nên ta giả sử E gồm:

CnH2n-6O2 (3a mol) và CmH2m-6O4 (5a mol)

- nCO2 - nH2O = 3nE ⟹ nCO2  - 0,37 = 3.8a

⟹ nCO2 = 24a + 0,37 (mol)

- Mặt khác: mE = mC + mH + mO 

⟹ Tính a ⟹ nCO2; n este đơn chức và n este hai chức 

Bước 3: Xác định CTCT các chất trong E

- BTNT "C": nCO2 = 0,03n + 0,05m = 0,61 chỉ có nghiệm n = 7 và m = 8 thỏa mãn

(Do các axit đều 4C và ancol không no tối thiểu 3C nên n ≥ 7 và m ≥ 8)

- Biện luận xác định CTCT của E dựa vào sản phẩm thủy phân E trong NaOH

Bước 4: Xác định CTCT của ancol đơn chức và đa chức. Tính m1:m2

- Từ este xác định CTCT của ancol đa chức ⟹ m1 

Xác định ancol đơn chức gồm ⟹ m2 = 0,05.32 

⟹ m1 : m2 

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính este đơn chức  và n este hai chức trong phản ứng thủy phân hh E

- nNaOH = 0,234.2,5 = 0,585 mol

- Xét phản ứng thủy phân hỗn hợp E trong NaOH:

- Đặt n este đơn chức = x và n este hai chức = y (mol)

⟹ nE = x + y = 0,36 mol và nNaOH = x + 2y = 0,585

Giải hệ thu được x = 0,135 và y = 0,225

⟹ x : y = 3 : 5

Bước 2: Tính este đơn chức  và n este hai chức trong phản ứng đốt cháy E

- Xét phản ứng đốt cháy E:

Do X, Y đều chứa 4 liên kết π nên ta giả sử E gồm:

CnH2n-6O2 (3a mol) và CmH2m-6O4 (5a mol)

- nCO2 - nH2O = 3nE ⟹ nCO2  - 0,37 = 3.8a

⟹ nCO2 = 24a + 0,37 (mol)

- Mặt khác: mE = mC + mH + mO 

⟹ 12(24a + 0,37) + 0,37.2 + 3a.32 + 5a.64 = 12,22 ⟹ a = 0,01 mol

⟹ nCO2 = 24.0,01 + 0,37 = 0,61 mol; n este đơn chức = 0,03 và n este hai chức = 0,05 (mol)

Bước 3: Xác định CTCT các chất trong E

- BTNT "C": nCO2 = 0,03n + 0,05m = 0,61 chỉ có nghiệm n = 7 và m = 8 thỏa mãn

(Do các axit đều 4C và ancol không no tối thiểu 3C nên n ≥ 7 và m ≥ 8)

- Do thủy phân E trong NaOH thu được hỗn hợp X gồm các muối của các axit cacboxylic không no, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử; hai ancol không no, đơn chức và một ancol no, đơn chức nên ta suy ra cấu tạo của các chất trong E là:

Bước 4: Xác định CTCT của ancol đơn chức và đa chức. Tính m1:m2

Ancol đa chức gồm: CH≡C-CH2-OH (0,03 mol) và CH2=CH-CH2-OH (0,05 mol)

⟹ m1 = 0,03.56 + 0,05.58 = 4,58 gam

Ancol đơn chức gồm: CH3OH (0,05 mol)

⟹ m2 = 0,05.32 = 1,6 gam

⟹ m1 : m2 = 4,58 : 1,6 = 2,8625 gần nhất với 2,9.

Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 1 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Thủy phân chất béo - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Thủy phân chất béo Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Lipit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Lipit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập về hiệu suất phản ứng este hóa - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập về hiệu suất phản ứng este hóa Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập về chuỗi phản ứng este - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập về chuỗi phản ứng este Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Điều chế, ứng dụng, nhận biết este - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Điều chế, ứng dụng, nhận biết este Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Đốt cháy este không no - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Đốt cháy este không no Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Đốt cháy este no - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Đốt cháy este no Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Thủy phân este đa chức - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đa chức Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Thủy phân este đặc biệt - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đặc biệt Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Thủy phân este đơn giản - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đơn giản Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Este (Đồng phân - Danh pháp - Tính chất vật lý) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Este (Đồng phân - Danh pháp - Tính chất vật lý) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết