Trắc nghiệm Bài 6. Phản ứng tráng gương - Hóa 12
Đề bài
Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là
-
A.
glucozơ , mantozơ , axit fomic, anđehit axetic
-
B.
fructozơ, mantozơ , glixerol, anđehit axetic
-
C.
glucozơ, glixerol, mantozơ , axit fomic
-
D.
glucozơ, fructozơ , mantozơ , saccarozơ
Cho các chất sau: tinh bột, glucozo, saccarozo, mantozo, xenlulozo. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là:
-
A.
1
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
4
Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là
-
A.
5
-
B.
3
-
C.
6
-
D.
4
Cho m gam cacbohiđrat X phản ứng tráng bạc thu được a gam Ag. Đun nóng X trong dung dịch axit, sau đó cho hỗn hợp sau phản ứng tráng bạc thu được b gam Ag( b> a).Vậy X là chất nào sau đây:
-
A.
Xenlulozơ
-
B.
Saccarozơ
-
C.
Glucozơ
-
D.
Mantozơ
Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng bạc thu được tối đa là
-
A.
21,6 gam.
-
B.
10,8 gam.
-
C.
32,4 gam.
-
D.
16,2 gam.
Cho 25 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là :
-
A.
0,3M
-
B.
0,4M.
-
C.
0,2M.
-
D.
0,1M.
Tính lượng kết tủa bạc thu được khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dd chứa 18g glucozơ.(Biết H = 85%)
-
A.
21,6g
-
B.
10,8g
-
C.
18,36g
-
D.
2,16g
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với dd AgNO3/NH3 thì thu được 16,2g Ag. Giá trị m là (biết H= 75%):
-
A.
21,6g
-
B.
18 g
-
C.
10,125g
-
D.
13,5g
Cho hỗn hợp 27g glucozo và 9g fructozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
-
A.
21,6 g
-
B.
43,2g
-
C.
10,8 g
-
D.
32,4 g
Dung dịch chứa 3 gam glucozơ và 3,42 gam saccarozơ khi tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 sẽ được bao nhiêu gam bạc?
-
A.
2,16g
-
B.
5,76g
-
C.
4,32g
-
D.
3,6g
Cho m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là
-
A.
0,05 mol và 0,15 mol.
-
B.
0,10 mol và 0,15 mol.
-
C.
0,2 mol và 0,2 mol.
-
D.
0,05 mol và 0,35 mol.
Thủy phân 34,2 gam mantozơ với hiệu suất 50%. Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd AgNO3/ NH3 dư. Khối lượng Ag kết tủa là:
-
A.
21,6 gam
-
B.
10,8 gam
-
C.
32,4 gam
-
D.
43,2 gam
Cho 150ml dung dịch mantozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12,96 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch matozơ đã dùng là
-
A.
0,10M.
-
B.
0,20M.
-
C.
0,40M.
-
D.
0,80M
Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
-
A.
2,16
-
B.
4,32
-
C.
21,60
-
D.
43,20
Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 80% tinh bột, rồi lấy toàn bộ dung dịch thu được đem thực hiện phản ứng tráng gương thì thu được 5,4 gam bột kim loại. Biết rằng hiệu suất của quá trình phản ứng là 50%. Giá trị của m là
-
A.
8,1 gam
-
B.
10,125 gam
-
C.
5,0625 gam
-
D.
4,05 gam
Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y. Trung hòa hết lượng axit trong dung dịch Y rồi cho phản ứng ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Thành phần % về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là
-
A.
97,14%.
-
B.
24,35%.
-
C.
5,41%.
-
D.
48,72%.
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozo và 0,01 mol mantozo một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được x mol Ag. Tìm x
-
A.
0,09 mol
-
B.
0,120 mol
-
C.
0,095mol
-
D.
0,060 mol
Thủy phân m gam mantozo, sau một thời gian thu được dung dịch X. Khi cho dung dịch X tác dụng gần hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa 194,4 gam Ag. Biết hiêu suất quá trình thủy phân là 80%. Giá trị gần nhất của m là :
-
A.
180,25
-
B.
192,68
-
C.
145,35
-
D.
170,80
Thủy phân 17,1 gam mantozơ thu được dung dịch X, cho X phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/ NH3 dư thu được 19,44g Ag. Tính hiệu suất phản ứng thủy phân
-
A.
55,55%
-
B.
90%
-
C.
80%
-
D.
75%
Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột. Chia X làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 3,24 gam Ag.
Phần 2: đem thủy phân hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi trung hòa axit dư bằng dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 9,72 gam Ag.
Khối lượng tinh bột trong X là
-
A.
7,29.
-
B.
14,58.
-
C.
9,72.
-
D.
4,86.
Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Nếu đem dung dịch chứa 3,42 gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag tạo thành là bao nhiêu (biết hiệu suất phản ứng tráng gương là 90%):
-
A.
2,16 gam.
-
B.
3,24 gam.
-
C.
1,08 gam.
-
D.
0,972 gam
Cho 250 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 5,4 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
-
A.
0,1M
-
B.
0,2M
-
C.
0,5M
-
D.
0,25M
Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ cần dùng 1,02 mol O2, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 61,98 gam. Nếu cho 0,15 mol X trên vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
-
A.
25,92.
-
B.
17,28.
-
C.
21,60.
-
D.
36,72.
Thuỷ phân m gam xenlulozo trong môi trường axit, trung hoà lượng axit dư sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag kết tủa. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân xenlulo là?
-
A.
50%.
-
B.
66,67%.
-
C.
75%.
-
D.
80%.
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo trong môi trường axit thu được dung dịch X. Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được a gam Ag. Nếu cho X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom phản ứng. Tổng giá trị (a+b) là
-
A.
75,2.
-
B.
53,6.
-
C.
37,6.
-
D.
59,2.
Lời giải và đáp án
Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là
-
A.
glucozơ , mantozơ , axit fomic, anđehit axetic
-
B.
fructozơ, mantozơ , glixerol, anđehit axetic
-
C.
glucozơ, glixerol, mantozơ , axit fomic
-
D.
glucozơ, fructozơ , mantozơ , saccarozơ
Đáp án : A
- Các gluxit có phản ứng tráng gương gồm: glucozo, fructozo, mantozo.
- Tất cả các anđêhit đều có phản ứng tráng gương.
Cho các chất sau: tinh bột, glucozo, saccarozo, mantozo, xenlulozo. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là:
-
A.
1
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
4
Đáp án : B
- Các chất không tham gia phản ứng tráng gương là: tinh bột, saccarozơ, xenlulozo.
=> có 3 chất.
Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là
-
A.
5
-
B.
3
-
C.
6
-
D.
4
Đáp án : D
- Các chất tham gia phản ứng tráng gương: HCHO; HCOOH; CH3CHO; C12H22O11( mantozơ) => có 4 chất.
Cho m gam cacbohiđrat X phản ứng tráng bạc thu được a gam Ag. Đun nóng X trong dung dịch axit, sau đó cho hỗn hợp sau phản ứng tráng bạc thu được b gam Ag( b> a).Vậy X là chất nào sau đây:
-
A.
Xenlulozơ
-
B.
Saccarozơ
-
C.
Glucozơ
-
D.
Mantozơ
Đáp án : D
Glucozơ thì không bị thủy phân nên trong 2 môi trường có axit và không có axit lượng Ag thu được như nhau.
Saccarozơ cấu tạo từ glucozơ và fructozơ nên nếu không bị thủy phân thì sẽ không có phản ứng tráng bạc.
Mantozơ cấu tạo từ glucozơ, có tính chất giống glucozơ, khi thủy phân môi trường H+ → 2 glu. Nên lượng Ag nhiều hơn khi môi trường không có H+
Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng bạc thu được tối đa là
-
A.
21,6 gam.
-
B.
10,8 gam.
-
C.
32,4 gam.
-
D.
16,2 gam.
Đáp án : C
1glu → 2Ag
=> nAg = 2nGlu
nglu = 27 : 180 = 0,15 (mol)
1glu → 2Ag
=> nAg = 2nglu = 0,3 (mol) => mAg = 0,3.108 = 32,4 (g)
Cho 25 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là :
-
A.
0,3M
-
B.
0,4M.
-
C.
0,2M.
-
D.
0,1M.
Đáp án : B
1glu → 2Ag
=> nAg = 2nGlu
nAg = 2,16 : 108 = 0,02 (mol)
1glu → 2Ag
=> nGlu = 0,02 : 2 = 0,01 (mol)
=> CMglu = n : V = 0,01 : 0,025 = 0,4 (M)
Tính lượng kết tủa bạc thu được khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dd chứa 18g glucozơ.(Biết H = 85%)
-
A.
21,6g
-
B.
10,8g
-
C.
18,36g
-
D.
2,16g
Đáp án : C
1glu → 2Ag
=> nAg = 2nGlu
\( H\% = \dfrac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\% = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\% \)
nGlu= 0,1 (mol)
\(H\% = \dfrac{{{n_{glu\,thuc\,te}}}}{{{n_{glu\,ly\,thuyet}}}}.100\% = > n{\,_{glu\,thuc\,te}} = 0,085mol\)
=> nAg = 0,085 . 2 = 0,17 (mol)=> mAg = 18,36g
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với dd AgNO3/NH3 thì thu được 16,2g Ag. Giá trị m là (biết H= 75%):
-
A.
21,6g
-
B.
18 g
-
C.
10,125g
-
D.
13,5g
Đáp án : B
- 1glu → 2Ag
=> nAg = 2nGlu
\( H\% = \dfrac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\% = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\% \)
nAg = 0,15 (mol)
\( H\% = \dfrac{{{n_{Ag\,thuc\,te}}}}{{{n_{Ag\,ly\,thuyet}}}}.100\% = > n{\,_{Ag\,ly\,thuyet}} = 0,2mol\)
=> nGlu = 0,2 : 2 = 0,1 (mol)
=> mGlu = 18g
Cho hỗn hợp 27g glucozo và 9g fructozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
-
A.
21,6 g
-
B.
43,2g
-
C.
10,8 g
-
D.
32,4 g
Đáp án : B
- C6H12O6 → 2Ag (glucozo, fructozo)
nAg = 2 (nGlu + nfruc)
nglu = 0,15 (mol); nfruc = 0,05mol
nAg =2 (nGlu + nfruc) = 0,4mol
=> mAg = 43,2g
Dung dịch chứa 3 gam glucozơ và 3,42 gam saccarozơ khi tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 sẽ được bao nhiêu gam bạc?
-
A.
2,16g
-
B.
5,76g
-
C.
4,32g
-
D.
3,6g
Đáp án : D
nAg = 2nglu
Chỉ có glu phản ứng với AgNO3 còn saccarozo không phản ứng
nglu = 3: 180 = 1/60 (mol) => nAg = 2nglu = 1/30 (mol)
=> mAg = 1/30. 108 = 3,6 (g)
Cho m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là
-
A.
0,05 mol và 0,15 mol.
-
B.
0,10 mol và 0,15 mol.
-
C.
0,2 mol và 0,2 mol.
-
D.
0,05 mol và 0,35 mol.
Đáp án : A
nBr2 = nglu
nAg = 2nglu + 2nfruc
nglu = nBr2 = 8: 160 = 0,05 (mol)
nAg = 43,2 : 108 = 0,4(mol) => nglu + nfruc = 0,2 (mol)
=>nfruc = 0,2 – 0,05 = 0,15 (mol)
Thủy phân 34,2 gam mantozơ với hiệu suất 50%. Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd AgNO3/ NH3 dư. Khối lượng Ag kết tủa là:
-
A.
21,6 gam
-
B.
10,8 gam
-
C.
32,4 gam
-
D.
43,2 gam
Đáp án : C
\( H\% = \dfrac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\% = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\% \)
nAg = 2nglu (thu được) + 2nman dư
nman = 34,2 : 342 = 0,1 (mol)
=> nglu (lí thuyết) = 2nman = 0,2 (mol).
\(H\% = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\% = > {n_{glu\,thuc\,te}} = 0,2.\,50\% = 0,1mo\)
nman dư = 0,1 – 0,05 = 0,05 (mol)
nAg = 2nglu (thu được)+ 2nman dư = 0,3 (mol)
=> mAg = 0,3 . 108 = 32,4 (g)
Cho 150ml dung dịch mantozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12,96 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch matozơ đã dùng là
-
A.
0,10M.
-
B.
0,20M.
-
C.
0,40M.
-
D.
0,80M
Đáp án : C
nAg = 2nman
nAg = 12,96 : 108 = 0,12 (mol)
=> nman = ½. nAg = 0,06 (mol)
CM = n : V = 0,06 : 0,15 = 0,4 (M)
Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
-
A.
2,16
-
B.
4,32
-
C.
21,60
-
D.
43,20
Đáp án : B
1sac → 1glu + 1fruc
nAg = 2n(glu + fruc) = 4nsac
nsac = 3,42 : 342 = 0,01 (mol)
nAg = 2n(glu + fruc) = 4nsac = 0,04 (mol)
=> mAg = 0,04.108 = 4,32 (g)
Tiến hành thủy phân m gam bột gạo chứa 80% tinh bột, rồi lấy toàn bộ dung dịch thu được đem thực hiện phản ứng tráng gương thì thu được 5,4 gam bột kim loại. Biết rằng hiệu suất của quá trình phản ứng là 50%. Giá trị của m là
-
A.
8,1 gam
-
B.
10,125 gam
-
C.
5,0625 gam
-
D.
4,05 gam
Đáp án : B
\( H\% = \dfrac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\% = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\% = > {n_{Ag\,ly\,thuyet}} = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{H\% }}\)
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 →2nAg
\({n_{Ag}} = \dfrac{2}{n}n{\,_{tinh\,bot}}\)=> mtinh bột tinh khiết => m
nAg = 0,05
\( = > {n_{Ag\,ly\,thuyet}} = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{H\% }} = \dfrac{{0,05}}{{50\% }} = 0,1mol\)
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 →2nAg
\({n_{Ag}} = 2n\,.n{\,_{tinh\,bot}} = > {n_{tinh\,bot}} = {n_{Ag}}.\dfrac{1}{{2n}} = \frac{{0,05}}{n}\)
=> mtinh bột tinh khiết = \(\dfrac{{0,05}}{n}.162n = 8,1g\)
Bột gạo chứa 80% tinh bột => m = 8,1 : 80% = 10,125g
Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y. Trung hòa hết lượng axit trong dung dịch Y rồi cho phản ứng ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Thành phần % về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là
-
A.
97,14%.
-
B.
24,35%.
-
C.
5,41%.
-
D.
48,72%.
Đáp án : D
- Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng
Glu → 2Ag (glucozo, fructozo)
Sac \(\xrightarrow{+{{H}_{2}}O;{{H}^{+}}}\) 1glu + 1fruc → 4Ag
- Bước 2: Lập hệ tính số mol của glu và sac
nAg = 2nGlu + 4nSac
mhh = mGlu + mSac
- Bước 3: Tính %Sac
\(\% Sac = \dfrac{{{m_{Sac}}}}{{{m_{hh}}}}.100\% \)
Quá trình phản ứng:
Glu → 2Ag (glucozo, fructozo)
Sac \(\xrightarrow{+{{H}_{2}}O;{{H}^{+}}}\) 1glu + 1fruc \(\xrightarrow{AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}}}\) 4Ag
nAg = 0,08mol
Dựa vào tỉ lệ quá trình phản ứng ta có: nAg = 2nGlu + 4nSac = 0,08 (1)
mhh = mGlu + mSac = 180nGlu + 342nSac = 7,02 (2)
Giải hệ (1) và (2)
=> nGlu = 0,02 và nSac = 0,01
\( \% Sac = \dfrac{{{m_{Sac}}}}{{{m_{hh}}}}.100\% = \dfrac{{0,01\,.\,342}}{{7,02}}.100\% = 48,72\% \)
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozo và 0,01 mol mantozo một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được x mol Ag. Tìm x
-
A.
0,09 mol
-
B.
0,120 mol
-
C.
0,095mol
-
D.
0,060 mol
Đáp án : C
$ H\% = \dfrac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\% = \frac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\% $
1 sac → 1glu + 1fruc
1 man → 2glu
nAg = 2.nglu +2.nfruc + 2.nman dư = 2.(2nsac + 2.nman pứ) +2.nman dư = 4.nsac + 4.nman pu + 2.mandư
H= 75% => nsac pư = 0,02 . 0,75 = 0,015 (mol)
nman pư = 0,01. 0,75 = 0,0075 (mol)
=> nman dư = 0,0025 (mol)
nAg = 4nsac + 4 nman pu + 2 mandư = 0,095 (mol)
Thủy phân m gam mantozo, sau một thời gian thu được dung dịch X. Khi cho dung dịch X tác dụng gần hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được tối đa 194,4 gam Ag. Biết hiêu suất quá trình thủy phân là 80%. Giá trị gần nhất của m là :
-
A.
180,25
-
B.
192,68
-
C.
145,35
-
D.
170,80
Đáp án : D
- Bước 1: Tìm mối liên hệ giữa số mol mantozo phản ứng với số mol mantozo ban đầu
\(H\% = \dfrac{{{n_{pu}}}}{{{n_{bd}}}}.100\% = > {n_{pu}} = {n_{bd\,.}}\,.H\% \)
- Bước 2: Tính số mol mantozo phản ứng
nAg = 2(nglu + nMantozo dư) = 2 (2n man pu + nman dư ) = 2 [2nman pu + (nman bđ - n man pu)] = 2 (nman bđ + nman pu)
=> n man bd
nAg = 1,8mol
\(H\% = \dfrac{{{n_{man\,pu}}}}{{{n_{man\,bd}}}}.100\% = > {n_{man\,pu}} = {n_{man\,bd\,.}}\,.H\% = 0,8\,.\,{n_{man\,bd\,}}\)
nAg = 2 (nman bđ + nman pu) = 2 . (nman bđ + 0,8 nman bđ) = 1,8mol
=> nman bđ = 0,5mol
=> m = 171g
Thủy phân 17,1 gam mantozơ thu được dung dịch X, cho X phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/ NH3 dư thu được 19,44g Ag. Tính hiệu suất phản ứng thủy phân
-
A.
55,55%
-
B.
90%
-
C.
80%
-
D.
75%
Đáp án : C
- Bước 1: Xác định sau phản ứng có mantozo dư không
+ Nếu nAg < 4nMantozơ => Mantozơ dư
+ Nếu nAg = 4nMantozơ => mantozơ thủy phân hoàn toàn
- Bước 2: Tính số mol mantozo phản ứng
nAg = 2(nglu + nMan dư) = 2.(2nman phản ứng + nman dư ) = 2.[2nman phản ứng + (nman bđ - nman phản ứng)] = 2.(nman bđ + nman phản ứng)
=> nman phản ứng
- Bước 3: Tính H
$ H\% = \frac{{{m_{thuc\,te}}}}{{{m_{ly\,thuyet}}}}.100\% = \frac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\% $
nAg = 2nglu (thu được) + 2nman dư
nman = 0,05 (mol); nAg = 0,18mol
Ta có nAg < 4nMantozo => Mantozo dư
nAg = 2 (nman bđ + nman pu) = 2 . (0,05 + nman pu) = 0,18mol
$H\% = \frac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\% = \frac{{0,04}}{{0,05}}.100\% = 80\% $
Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột. Chia X làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1: cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 3,24 gam Ag.
Phần 2: đem thủy phân hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi trung hòa axit dư bằng dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 9,72 gam Ag.
Khối lượng tinh bột trong X là
-
A.
7,29.
-
B.
14,58.
-
C.
9,72.
-
D.
4,86.
Đáp án : C
nAg = 2nglu
Tinh bột: (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nAg
Phần 1: nAg = 0,03 (mol) => nglu = ½ nAg = 0,015 (mol)
Phần 2: nAg = 0,09 (mol)
Tinh bột (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nAg
x → 2x (mol)
Ta có: 2x + 0,015 . 2 = 0,09 => x = 0,03 (mol)
mtinh bột trong X = 2 . 0,03 . 162 = 9,72 (g)
Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Nếu đem dung dịch chứa 3,42 gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag tạo thành là bao nhiêu (biết hiệu suất phản ứng tráng gương là 90%):
-
A.
2,16 gam.
-
B.
3,24 gam.
-
C.
1,08 gam.
-
D.
0,972 gam
Đáp án : D
$\begin{align}& Saccarozo\xrightarrow{thuy\,phan}1glucozo+1fructozo \\ & Mantozo\xrightarrow{thuy\,phan}2glucozo \\ \end{align}$
$Mantozo:y\xrightarrow{AgN{{O}_{3}}/N{{H}_{3}},\,\,{{t}^{o}}}2Ag:2y$
nGlu= nBr2
Lượng chất B sau phản ứng = $\frac{{{n_{A(pt)}}}}{{100}}$. H
$X:\left\{ \begin{gathered}Saccarozo:x(mol)\xrightarrow{{TP}}\left\{ \begin{gathered}1\,Glucozo:x \hfill \\1\,Fructozo:x \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\Mantozo:y(mol)\xrightarrow{{TP}}2\,Glucozo:2y \hfill \\ \end{gathered} \right.$
$\begin{gathered}= > Y:\left\{ \begin{gathered}Glucozo:x + 2y\xrightarrow{{ + B{r_2}}}{n_{Br2}} = x + 2y \hfill \\Fructozo:x\xrightarrow{{khong\,p/u\,voi\,B{r_2}}} \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\Mantozo:y\xrightarrow{{AgN{O_3}/N{H_3},\,\,{t^o}}}2Ag:2y \hfill \\ \end{gathered} $
$\begin{array}{l}Hpt:\left\{ \begin{array}{l}x + y = \frac{{3,42}}{{342}} = 0,01\\x + 2y = 0,015\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,005\\y = 0,005\end{array} \right.\\{m_{Ag}} = 1,08\,gam\\Do\,H = 90\% = > {m_{Ag}} = 1,08.\dfrac{{90}}{{100}} = 0,972\,gam\end{array}$
Cho 250 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 5,4 gam Ag. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là
-
A.
0,1M
-
B.
0,2M
-
C.
0,5M
-
D.
0,25M
Đáp án : A
\({n_{Ag}} = \dfrac{{5,4}}{{108}} = 0,05\,\,mol\)
\( \to {n_{glucozo}} = \dfrac{1}{2}{n_{Ag}} = 0,025\,\,mol\)
\( \to {C_{M\,\,glucozo}} = \dfrac{{0,025}}{{0,25}} = 0,1\,\,M\)
Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ cần dùng 1,02 mol O2, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 61,98 gam. Nếu cho 0,15 mol X trên vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
-
A.
25,92.
-
B.
17,28.
-
C.
21,60.
-
D.
36,72.
Đáp án : B
Đặt a,b, c là số mol glucozơ (C6H12O6 = C6(H2O)6 ), saccarozơ (C12H22O11 = C11(H2O)11) và xenlulozơ (C6H10O5)n = C6(H2O)5
nX = a + b + c = 0,15
Đốt X thực chất là đốt cháy C
nCO2 = nO2 = 1,02 (mol)
=> 6a + 12b + 6c = 1,02 (2)
mCO2 + mH2O = 1,02.44 + 18.(6a +11b + 5c) = 61,98 (3)
Giải hệ (1), (2), (3) => a = ? ; b = ? và c = ? (mol)
Cho X tác dụng với dd AgNO3/NH3 chỉ có glucozo tham gia phản ứng
Đặt a,b, c là số mol glucozơ (C6H12O6 = C6(H2O)6 ), saccarozơ (C12H22O11 = C11(H2O)11) và xenlulozơ (C6H10O5)n = C6(H2O)5
nX = a + b + c = 0,15
CT chung của X có dạng Cn(H2O)m: 0,1 mol Đốt X thực chất là đốt cháy C
C + O2 → CO2
nCO2 = nO2 = 1,02 (mol)
=> 6a + 12b + 6c = 1,02 (2)
mCO2 + mH2O = 1,02.44 + 18.(6a +11b + 5c) = 61,98 (3)
Giải hệ (1), (2), (3) => a = 0,08 ; b = 0,02 và c = 0,05 (mol)
Cho X tác dụng với dd AgNO3/NH3 chỉ có glucozo tham gia phản ứng
=> nAg = 2nGlu = 2a = 0,16 (mol)
=> mAg = 0,6.108 = 17,28 (g)
Thuỷ phân m gam xenlulozo trong môi trường axit, trung hoà lượng axit dư sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag kết tủa. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân xenlulo là?
-
A.
50%.
-
B.
66,67%.
-
C.
75%.
-
D.
80%.
Đáp án : C
Tự chọn 1 giá trị bất kì của m, sau đó viết sơ đồ xảy ra và tính toán theo sơ đồ
Chọn m = 162 gam
→ nxelulozo = 162 : 162 = 1 (mol)
Sơ đồ phản ứng: (C6H10O5)n → C6H12O6 → 2Ag
Theo lí thuyết: 1 (mol) → 2 (mol)
Theo lí thuyết: nAg = 2 (mol) → mAg lí thuyết = 2×108 = 216 (g)
Thực tế: mAg thu được = 162 (g)
\(\% H = \frac{{mAg\,thuc\,te}}{{m\,Ag\,li\,thuyet}}.100\% = \frac{{162}}{{216}}.100\% = 75\% \)
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo trong môi trường axit thu được dung dịch X. Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được a gam Ag. Nếu cho X tác dụng với dung dịch nước brom dư thì có b gam brom phản ứng. Tổng giá trị (a+b) là
-
A.
75,2.
-
B.
53,6.
-
C.
37,6.
-
D.
59,2.
Đáp án : D
Ta có: nAg = 2nGlu + 2nfruc ; nBr2 = nglu
Từ đó suy ra được (a+b)
nC12H22O11 = 34,2 : 342 = 0,1 (mol)
C12H22O11 \(\longrightarrow \) C6H12O6 (glucozo) + C6H12O6 (fructzo)
0,1 → 0,1 → 0,1 (mol)
nAg = 2nGlu + 2nfruc = 4nsac = 0,4 (mol)
→ mAg = 0,4.108 = 43,2 (g) = a
Khi cho X tác dụng với dd Br2 chỉ có glucozo tham gia phản ứng
nBr2 =nGlu = 0,1 (mol) → mBr2 = 0,1.160 = 16 (g) = b
→ (a + b) = (43,2 + 16) = 59,2 (g)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Phản ứng thủy phân và lên men Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Xenlulozơ tác dụng với HNO3 và (CH3CO)2O Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập đốt cháy xác định công thức cacbohiđrat Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Cacbohiđrat hay và khó (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Cacbohiđrat hay và khó (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 2 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Polisaccarit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Đisaccarit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Monosaccarit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết