Trắc nghiệm Bài 1. Este (Đồng phân - Danh pháp - Tính chất vật lý) - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Hãy chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa sau:

  • A.

    Este là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức –COO- liên kết với gốc R và R’

  • B.

    Este là hợp chất sinh ra khi thế nhóm –OH trong nhóm COOH của phân tử axit bằng nhóm -OR'.

  • C.

    Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit cacboxylic

  • D.

    Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit.

Câu 2 :

Các chất sau chất nào là este:

(1) CH3CHO

(2) CH3CH2OH

(3) CH3COOCH3

(4) CH3COOH

(5) CH3COOCH=CH2 

(6) C6H5 - COOCH3

(7) CH3OOCC2H5

  • A.

    (1); (2); (3)

  • B.

    (1); (5); (3); (7)

  • C.

    (4); (5); (6)  

  • D.

    (3); (5); (6); (7)

Câu 3 :

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là?

  • A.

    RCOOR’

  • B.

    CxHyOz

  • C.

    CnH2nO2

  • D.

    CnH2n-2O2

Câu 4 :

Este nào sau đây thuộc loại este đa chức:

  • A.

    (CH3OOC)2C2H4        

  • B.

    HCOO-COOH           

  • C.

    C3H5(COOH)3                        

  • D.

    HOCO-C2H4-OOCH3

Câu 5 :

Công thức tổng quát của este tạo bởi ancol đa chức và axit đơn chức là:

  • A.

    RCOOR’

  • B.

    (RCOO)mR'                 

  • C.

    R (COOR')n

  • D.

    R (COO)n.mR'

Câu 6 :

Công thức phân tử của este A mạch hở là C4H6O2 . X thuộc loại este nào sau đây?

  • A.

    No, đa chức     

  • B.

    Không no, có 3 liên kết đôi trong phân tử, đơn chức    

  • C.

    No, đơn chức  

  • D.

    Không no, có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon, đơn chức

Câu 7 :

Cho một axit không no mạch hở chứa 1 liên kết đôi C=C, đơn chức tác dụng với 1 rượu no đơn chức thu được este X có công thức tổng quát là:

  • A.

    CnH2n-4O4

  • B.

    CnH2n-2O2        

  • C.

    CnH2nO2

  • D.

    CnH2n+2O2

Câu 8 :

Este được tạo thành từ axit no, đơn chức với ancol no, đơn chức có công thức nào sau đây?

  • A.

    CnH2n + 1COOCmH2m +1

  • B.

    CnH2n - 1COOCmH2m -1

  • C.

    CnH2n - 1COOCmH2m +1

  • D.

    CnH2n + 1COOCmH2m -1

Câu 9 :

Điểm nào sau đây không đúng khi nói về metyl fomat có công thức HCOOCH3?

  • A.

    Có CTPT là  C2H4O2               

  • B.

    Là đồng đẳng của axit axetic  

  • C.

    Là đồng phân của axit axetic  

  • D.

    Là hợp chất este

Câu 10 :

Trong phân tử este no, đơn chức có số liên kết pi là :

  • A.

    0

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    3

Câu 11 :

Số đồng phân este của chất có CTPT C4H6O2 là:

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    6

  • D.

    5

Câu 12 :

Số đồng phân đơn chức của chất có CTPT C4H8O2là :

  • A.

    9

  • B.

    7

  • C.

    8

  • D.

    6

Câu 13 :

Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là

  • A.

    C3H5COOH

  • B.

    CH3COOH

  • C.

    HCOOH

  • D.

    C2H5COOH

Câu 14 :

Este X có chứa vòng benzen có công thức phân tử là C8H8O2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

  • A.

    4

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    5

Câu 15 :

Trong phân tử este no, đơn chức, mạch hở X có chứa 36,36 % oxi về khối lượng. Số công thức cấu tạo thoả mãn công thức phân tử của este X là:

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    5

  • D.

    6

Câu 16 :

Một este hữu cơ đơn chức X có thành phần khối lượng mC : mO = 9 : 8 .CTCT thu gọn của este?

  • A.

    HCOOCH=CH2

  • B.

    HCOOCH2-CH3 hoặc CH3COOCH3

  • C.

    HCOOC2H5    

  • D.

    Cả  A, B, C đều đúng 

Câu 17 :

A (mạch hở) là este của một axit hữu cơ no đơn chức với một ancol no đơn chức. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44. A có công thức phân tử là:

  • A.

    C2H4O2

  • B.

    C4H8O2

  • C.

    C3H6O2

  • D.

    C2H4O

Câu 18 :

Số đồng phân của chất có CTPT C2H4O2 là:

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 19 :

So với các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi 

  • A.

    Thấp hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.

  • B.

    Thấp hơn do giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hidro.

  • C.

    Cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hidro bền vững.

     

  • D.

    Cao hơn do khối lượng phân tử của este lớn hơn nhiều.

Câu 20 :

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

  • A.

    Etyl axetat       

  • B.

    Metyl propionat

  • C.

    Metyl axetat

  • D.

    Propyl axetat

Câu 21 :

Metylfomiat có công thức là:

  • A.

    CH3COOCH3 

  • B.

    CH3CH2COOH 

  • C.

    HCOOCH3     

  • D.

    HCOOCH2CH3

Câu 22 :

Tên gọi của este có CTCT thu gọn : CH3COOCH(CH3)2 là:

  • A.

    Propyl axetat   

  • B.

    iso-propyl axetat         

  • C.

    Sec-propyl axetat

  • D.

    Propyl fomat

Câu 23 :

Tên gọi nào sau đây sai?

  • A.

    Phenyl axetat: CH3COOC6H5            

  • B.

    Metyl acrylat:CH2=CHCOOCH3

  • C.

    Metyl etilat: C2H5COOCH3    

  • D.

    n-propyl fomat: HCOOCH2CH2CH3

Câu 24 :

Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl thì công thức cấu tạo của este đó là:

  • A.

    CH3COOC2H5                        

  • B.

    C2H5COOCH3

  • C.

    HCOOC3H7

  • D.

    CH3COOCH3

Câu 25 :

Phản ứng este hoá giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành este có tên gọi là:

  • A.

    Metylaxetat

  • B.

    Axetyletylat

  • C.

    Etylaxetat        

  • D.

    Axyletylat

Câu 26 :

Trong thành phần nước dứa có este tạo bởi ancol isoamylic và axit isovaleric. Công thức cấu tạo của este là:

  • A.

    CH3CH2COOCH(CH3)2         

  • B.

    (CH3)2CHCH2CH2OOCCH2CH(CH3)2

  • C.

    (CH3)2CHCH2CH2COOCH2CH(CH3)2

  • D.

    CH3CH2COOCH3

Câu 27 :

Chọn phát biểu sai:

  • A.

    Isoamyl axetat có mùi chuối.  

  • B.

    Metyl fomat có mùi dứa.

  • C.

    Metyl fomat có mùi tỏi.

  • D.

    Etyl fomat ít tan trong nước.

Câu 28 :

Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

  • A.

    C6H5-COO-CH3

  • B.

    CH3-COO-CH2-C6H5

  • C.

    CH3-COO-C6H5

  • D.

    C6H5-CH2-COO-CH3

Câu 29 :

Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt vì:

  • A.

    Là chất lỏng dễ bay hơi.         

  • B.

    Có mùi thơm, an toàn với con người.

  • C.

    Có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng

  • D.

    Đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Câu 30 :

Cho các chất sau: CH3OH (1); CH3COOH (2); HCOOC2H5(3). Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là:

  • A.

    (1); (2); (3)

  • B.

    (3); (1); (2)       

  • C.

    (2); (3); (1)                   

  • D.

    (2); (1); (3)

Câu 31 :

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là

  • A.

    CnH2nO2 (n ≥ 1).

  • B.

    CnH2n+2O2 (n ≥ 1).

  • C.

    CnH2nO2 (n ≥ 2).

  • D.

    CnH2n+2O2 (n ≥ 2).

Câu 32 :

Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20% và ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30% dư. Sau đó lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thủy trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là

  • A.

    Chất lỏng trong ống thứ 2 trở thành đồng nhất.

  • B.

    Chất lỏng trong ống thứ nhất trở thành đồng nhất.

  • C.

    Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm có sự phân tách lớp.

  • D.

    Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm trở thành đồng nhất.

Câu 33 :

Este nào sau đây làm mất mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường?

  • A.

    metyl amin.

  • B.

    etyl axetat.     

  • C.

    etyl propionat.

  • D.

    metyl acrylat.

Câu 34 :

Khi làm bay hơi 8,14 gam một este đơn chức X thu được một thể tích đúng bằng 3,52 gam O2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là

  • A.
    C3H4O2                              
  • B.
    C3H6O2                  
  • C.
    C4H8O2                
  • D.
    C4H6O2
Câu 35 :

Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X thu được ancol Y. Cho Y tác dụng với CuO nung nóng thu được chất hữu cơ Z. Biết X và Z đều có phản ứng tráng bạc. Y  là

  • A.
    CH3OH.
  • B.
    (CH3)2CHOH.
  • C.
    C2H5OH.
  • D.
    CH3CH2CH2OH

 

Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó. Có hai loại chất giặt rửa:

+ Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo (như C17H35COONa, C17H35COOK) và chất phụ gia.

+ Chất giặt rửa tổng hợp là muối natri ankyl sunfat RO-SO3Na, natri ankansunfonat R-SO3Na, natri ankylbenzensunfonat R-C6H4-SO3Na, … Ví dụ: C11H23-CH2-C6H4-SO3Na (natri đođexylbenzen sunfonat).

Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có tính chất hoạt động bề mặt. Chúng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa chất bẩn và vật cần giặt rửa, tăng khả năng thấm nước bề mặt chất bẩn. Đó là vì phân tử xà phòng cũng như chất giặt rửa tổng hợp đều cấu thành từ hai phần: phần kị nước là gốc hiđrocacbon (như C17H35-, C17H33-, C15H31-, C12H25-, C12H25-C6H4-, …) và phần ưa nước (như -COO(-), SO3(-), -OSO3(-), …).

"Phần kị nước" khó tan trong nước, nhưng dễ tan trong dầu mỡ; trái lại "phần ưa nước" lại dễ tan trong nước. Khi ta giặt rửa, các vết bẩn (dầu mỡ, …) bị chia cắt thành những hạt rất nhỏ (do chà xát bằng tay hoặc bằng máy) và không còn khả năng bám dính vào vật cần giặt rửa và bị phân tán vào nước, vì phần kị nước thâm nhập vào các hạt dầu còn phần ưa nước thì ở trên bề mặt hạt đó và thâm nhập vào nước. Nhờ vậy các hạt chất bẩn bị cuốn trôi đi một cách dễ dàng.

Câu 36

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.
    Xà phòng là hỗn hợp muối natri (hoặc muối kali) của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.
  • B.
    Muối natri (hay muối kali) trong xà phòng có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da, ... do đó vết bẩn được phân tán thành nhiều phần tử nhỏ hơn và được phân tán vào nước nên xà phòng có tác dụng giặt rửa.
  • C.
    Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng vì sẽ tạo ra các muối khó tan của các axit béo với các ion Ca2+ và Mg2+ làm hạn chế khả năng giặt rửa.
  • D.
    Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm thu được xà phòng do đó phản ứng này được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Câu 37

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.

(b) Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước như metanol, muối natri axetat.

(c) Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ.

(d) Xà phòng là hỗn hợp các muối natri, kali của axit béo.

(e) Chất tẩy rửa tổng hợp là muối natri của axit béo.

(g) Phân tử chất giặt rửa gồm 1 đầu ưa dầu mỡ gắn với 1 đuôi dài ưa nước.

(h) Ưu điểm của xà phòng là dùng được với nước cứng.

Số phát biểu không đúng là

  • A.
    3.
  • B.

    4. 

  • C.

    5. 

  • D.

    6.

Câu 38

Natri peoxit (Na2O2) khi tác dụng với nước sẽ sinh ra H2O2 là một chất oxi hóa mạnh có thể tẩy trắng được quần áo. Vì vậy để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt người ta thường cho thêm vào một ít bột natripeoxit.

Na2O2 + 2H2O → 2NaOH + H2O2

2H2O2 → 2H2O + O2

Vậy cách tốt nhất để bảo quản bột giặt là

  • A.
    để nơi râm mát, khô thoáng, đậy kín nắp.
  • B.
    để nơi khô thoáng, không có nắp đậy.
  • C.
    để nơi khô thoáng, có ánh sáng mặt trời.
  • D.
    để nơi mát mẻ, có hơi ẩm.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hãy chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa sau:

  • A.

    Este là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức –COO- liên kết với gốc R và R’

  • B.

    Este là hợp chất sinh ra khi thế nhóm –OH trong nhóm COOH của phân tử axit bằng nhóm -OR'.

  • C.

    Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit cacboxylic

  • D.

    Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi ta thay thế nhóm (-OH) ở nhóm cacboxyl (COOH) của axit cacboxylic bằng gốc (-OR') thì thu được este

Câu 2 :

Các chất sau chất nào là este:

(1) CH3CHO

(2) CH3CH2OH

(3) CH3COOCH3

(4) CH3COOH

(5) CH3COOCH=CH2 

(6) C6H5 - COOCH3

(7) CH3OOCC2H5

  • A.

    (1); (2); (3)

  • B.

    (1); (5); (3); (7)

  • C.

    (4); (5); (6)  

  • D.

    (3); (5); (6); (7)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cách viết của este: R - COO - R' hoặc R' - OOC - R  hoặc R' - OCO - R (R'≠ H)

Lời giải chi tiết :

Các chất là este là: (3); (5); (6); (7).

Câu 3 :

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là?

  • A.

    RCOOR’

  • B.

    CxHyOz

  • C.

    CnH2nO2

  • D.

    CnH2n-2O2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết đồng phân este

Lời giải chi tiết :

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở:  CnH2nO2 (n≥ 2)

Câu 4 :

Este nào sau đây thuộc loại este đa chức:

  • A.

    (CH3OOC)2C2H4        

  • B.

    HCOO-COOH           

  • C.

    C3H5(COOH)3                        

  • D.

    HOCO-C2H4-OOCH3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A là este đa chức được tạo ra bởi axit đa chức: C2H4(COOH)2 và ancol đơn chức CH3OH

B là hợp chất tạp chức

C là axit đa chức

D là hợp chất tạp chức

Câu 5 :

Công thức tổng quát của este tạo bởi ancol đa chức và axit đơn chức là:

  • A.

    RCOOR’

  • B.

    (RCOO)mR'                 

  • C.

    R (COOR')n

  • D.

    R (COO)n.mR'

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Lời giải chi tiết :

Este tạo bởi axit đơn chức và ancol đa chức có CTTQ: (RCOO)mR'

Câu 6 :

Công thức phân tử của este A mạch hở là C4H6O2 . X thuộc loại este nào sau đây?

  • A.

    No, đa chức     

  • B.

    Không no, có 3 liên kết đôi trong phân tử, đơn chức    

  • C.

    No, đơn chức  

  • D.

    Không no, có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon, đơn chức

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tổng số liên kết π và vòng trong phân tử của CxHyOzNtXa(X là halogen)

$k = \frac{{2x + 2 - y + t + a}}{2}$

Lời giải chi tiết :

$k = \frac{{2.4 + 2 - 6}}{2} = 2$

Do trong nhóm –COO đã có 1 liên kết π => A không no, có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon, đơn chức.

Câu 7 :

Cho một axit không no mạch hở chứa 1 liên kết đôi C=C, đơn chức tác dụng với 1 rượu no đơn chức thu được este X có công thức tổng quát là:

  • A.

    CnH2n-4O4

  • B.

    CnH2n-2O2        

  • C.

    CnH2nO2

  • D.

    CnH2n+2O2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Este no, đơn chức, mạch hở : CnH2nO2 => X không no, có 1 liên kết đôi, đơn chức: CnH2n-2O2

Câu 8 :

Este được tạo thành từ axit no, đơn chức với ancol no, đơn chức có công thức nào sau đây?

  • A.

    CnH2n + 1COOCmH2m +1

  • B.

    CnH2n - 1COOCmH2m -1

  • C.

    CnH2n - 1COOCmH2m +1

  • D.

    CnH2n + 1COOCmH2m -1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Axit no, đơn chức: CnH2n+1COOH

Ancol no, đơn chức: CmH2m+1OH

Suy ra công thức este.

Lời giải chi tiết :

Gọi axit no đơn chức là CnH2n+1COOH (n≥0) và ancol  no đơn chức là CmH2m+1OH (m≥1)  

=> Công thức của este là  CnH2n + 1COOCmH2m +1

Câu 9 :

Điểm nào sau đây không đúng khi nói về metyl fomat có công thức HCOOCH3?

  • A.

    Có CTPT là  C2H4O2               

  • B.

    Là đồng đẳng của axit axetic  

  • C.

    Là đồng phân của axit axetic  

  • D.

    Là hợp chất este

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Điểm không đúng khi nói về metyl fomat có công thức HCOOCH3 là đồng đẳng của axit axetic. Metyl fomat là đồng phân của axit axetic.

Câu 10 :

Trong phân tử este no, đơn chức có số liên kết pi là :

  • A.

    0

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tổng số liên kết π và vòng trong phân tử của CxHyOzNtX(X là halogen)

\(k = \frac{{2x + 2 - y + t + a}}{2}\)

Lời giải chi tiết :

CTTQ este no, đơn chức: CnH2nO2

\(k = \frac{{2.n + 2 - 2n}}{2} = 1\)

Câu 11 :

Số đồng phân este của chất có CTPT C4H6O2 là:

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    6

  • D.

    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính k (tổng số liên kết π và vòng trong phân tử), tìm số liên kết π trong gốc hidrocacbon.

Bước 2: Viết các đồng phân của este fomat HCOOR’ (R’ mạch không nhánh, có nhánh).

Bước 3: Thực hiện chuyển lần lượt 1 cacbon từ gốc R' sang gốc R cho đến khi R' chỉ còn 1 cacbon thì dừng lại.

Lời giải chi tiết :

\(k = \dfrac{{2.4 + 2 - 6}}{2} = 2\)

Do trong nhóm – COO đã có 1 liên kết π =>A không no, có một nối đôi, đơn chức.

Các đồng phân este là:

HCOO – CH = CH – CH3(cis + trans)

HCOO – CH2 - CH = CH2

HCOO – C(CH3) = CH2

CH3 – COO – CH=CH2

CH2=CH – COO – CH3

Vậy có 6 đồng phân.

Câu 12 :

Số đồng phân đơn chức của chất có CTPT C4H8O2là :

  • A.

    9

  • B.

    7

  • C.

    8

  • D.

    6

Đáp án : D

Phương pháp giải :

·Bước 1: Tính k (tổng số liên kết π và vòng trong phân tử), tìm số liên kết π trong gốc hidrocacbon.

·Bước 2: Viết các đồng phân của este fomat HCOOR’ (R’ mạch không nhánh, có nhánh).

·Bước 3: Thực hiện chuyển lần lượt 1 cacbon từ gốc R’ sang gốc R cho đến khi R’ chỉ còn H thì dừng lại.

Lời giải chi tiết :

k = 4 * 2 + 2 -8 =1

=> Trong phân tử có chứa 1 liên kết pi

Đây là hợp chất đơn chức

=> Liên kết pi có thể nằm trong các chức: este, axit cacboxylic.

Các đồng phân đơn chức là:

1. H – COO –CH2– CH2–CH3

2. H – COO – CH (CH3) – CH3

3. CH3 – COO – CH2– CH3

4. CH3– CH2 – COO – CH3

5. CH3 – CH2 – CH2 – COOH

6. CH3 – CH(CH3) – COOH 

Câu 13 :

Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là

  • A.

    C3H5COOH

  • B.

    CH3COOH

  • C.

    HCOOH

  • D.

    C2H5COOH

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính tổng số liên kết π và vòng trong phân tử của CxHyOzNtXa(X là halogen)

\(k = \dfrac{{2x + 2 - y + t + a}}{2}\)

Bước 2: Biện luận từ các đáp án xác định Y không thỏa mãn bài toán

Lời giải chi tiết :

\(k = \dfrac{{2.5 + 2 - 8}}{2} = 2\)

- X chứa 2[O] => X là este đơn chức kX = 2 = 1ΠC=O + ΠC=C

- Xét các đáp án:

A. Y là C3H5COOH thì X là C3H5COOCH3 =>Z là CH3

B. Y là CH3COOH thì X là CH3COOCH2CH=CH2 => Z là CH2=CHCH2

C. Y là HCOOH thì X là HCOOC4H7 => Z là C4H7OH (có CTCT thỏa mãn).

D. Y là C2H5COOH thì X là C2H5COOCH=CH2 => Z là CH2=CH-OH (không tổn tại).

Y là C2H5COOH không thỏa mãn

Câu 14 :

Este X có chứa vòng benzen có công thức phân tử là C8H8O2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

  • A.

    4

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính tổng số liên kết π và vòng trong phân tử của CxHyOzNtXa(X là halogen)

\(k = \dfrac{{2x + 2 - y + t + a}}{2}\)

Bước 2: Biện luận xác định X

Lời giải chi tiết :

\(k = \dfrac{{2.\,8 + 2\, - 8}}{2} = 5\) => trong X chứa 5 (π + vòng)

Trong đó, X chứa 1 liên kết π trong gốc este; 3 liên kết π + 1 vòng của vòng benzen

=> không còn liên kết π trong gốc hiđrocacbon

=> Các công thức thỏa mãn là: HCOO – C6H4 – CH3 (3 vị trí o, m, p); HCOO – CH2 – C6H5; CH3COOC6H5; C6H5COOCH3.

Có 6 CT

Câu 15 :

Trong phân tử este no, đơn chức, mạch hở X có chứa 36,36 % oxi về khối lượng. Số công thức cấu tạo thoả mãn công thức phân tử của este X là:

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    5

  • D.

    6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1:Xác định công thức phân tử của X dựa vào % m

Bước 2: Tính k

$k = \frac{{2x + 2 - y + t + a}}{2}$

Bước 3: viết đồng phân

 

Lời giải chi tiết :

${{M}_{X}}=\frac{16.\,2\,.100}{36,36}\approx 88=>CTPT:{{C}_{4}}{{H}_{8}}{{O}_{2}}$

$k=\frac{2.4+2-8}{2}=1$

Số CTCT thỏa mãn là:

1. H – COO –CH2– CH2–CH3

2. H – COO – CH (CH3) – CH3

3. CH3 – COO – CH2– CH3

4. CH3– CH2 – COO – CH3

Câu 16 :

Một este hữu cơ đơn chức X có thành phần khối lượng mC : mO = 9 : 8 .CTCT thu gọn của este?

  • A.

    HCOOCH=CH2

  • B.

    HCOOCH2-CH3 hoặc CH3COOCH3

  • C.

    HCOOC2H5    

  • D.

    Cả  A, B, C đều đúng 

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

$\dfrac{{{m_C}}}{{{m_O}}} = \dfrac{9}{8} =  > \dfrac{{{n_C}}}{{{n_O}}} = \dfrac{3}{2}$

Nhận thấy cả 3 phương án A, B, C đều thỏa mãn.

Câu 17 :

A (mạch hở) là este của một axit hữu cơ no đơn chức với một ancol no đơn chức. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44. A có công thức phân tử là:

  • A.

    C2H4O2

  • B.

    C4H8O2

  • C.

    C3H6O2

  • D.

    C2H4O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: tính PTK của A dựa vào tỉ khối hơi

${d_{A/B}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}}$

Bước 2: xác định công thức phân tử

Lời giải chi tiết :

MA = 44.2 = 88

A là este của một axit hữu cơ no đơn chức với một ancol no đơn chức

=> A có dạng CnH2nO2

MA = 88 => n = 4

Câu 18 :

Số đồng phân của chất có CTPT C2H4O2 là:

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Ứng với công thức CnH2nO2 có các loại đồng phân mạch hở sau:

+) Axit no, đơn chức

+) Este no, đơn chức

+) Anđehit – rượu

+) Xeton – rượu

+) Anđehit – ete (n ≥3)

+) Xeton – ete (n ≥3)

Lời giải chi tiết :

Các đồng phân là:

1. CH3 - COOH

2. HCOO - CH3

3. HO - CH2 – CHO

Có 3 đồng phân

Câu 19 :

So với các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi 

  • A.

    Thấp hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.

  • B.

    Thấp hơn do giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hidro.

  • C.

    Cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hidro bền vững.

     

  • D.

    Cao hơn do khối lượng phân tử của este lớn hơn nhiều.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất vật lý của este

Lời giải chi tiết :

Do este không tạo liên kết hidro nên chúng có nhiệt độ sôi thấp hơn các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon

Câu 20 :

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

  • A.

    Etyl axetat       

  • B.

    Metyl propionat

  • C.

    Metyl axetat

  • D.

    Propyl axetat

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")

=> Metyl propionat

Câu 21 :

Metylfomiat có công thức là:

  • A.

    CH3COOCH3 

  • B.

    CH3CH2COOH 

  • C.

    HCOOCH3     

  • D.

    HCOOCH2CH3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")

Câu 22 :

Tên gọi của este có CTCT thu gọn : CH3COOCH(CH3)2 là:

  • A.

    Propyl axetat   

  • B.

    iso-propyl axetat         

  • C.

    Sec-propyl axetat

  • D.

    Propyl fomat

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")

Câu 23 :

Tên gọi nào sau đây sai?

  • A.

    Phenyl axetat: CH3COOC6H5            

  • B.

    Metyl acrylat:CH2=CHCOOCH3

  • C.

    Metyl etilat: C2H5COOCH3    

  • D.

    n-propyl fomat: HCOOCH2CH2CH3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")

C2H5COOH Có 3 cacbon => propionat

Câu 24 :

Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl thì công thức cấu tạo của este đó là:

  • A.

    CH3COOC2H5                        

  • B.

    C2H5COOCH3

  • C.

    HCOOC3H7

  • D.

    CH3COOCH3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl => este có dạng RCOOCH3

=> R: CH3CH2-

Câu 25 :

Phản ứng este hoá giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành este có tên gọi là:

  • A.

    Metylaxetat

  • B.

    Axetyletylat

  • C.

    Etylaxetat        

  • D.

    Axyletylat

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit ("ic" → "at")

Câu 26 :

Trong thành phần nước dứa có este tạo bởi ancol isoamylic và axit isovaleric. Công thức cấu tạo của este là:

  • A.

    CH3CH2COOCH(CH3)2         

  • B.

    (CH3)2CHCH2CH2OOCCH2CH(CH3)2

  • C.

    (CH3)2CHCH2CH2COOCH2CH(CH3)2

  • D.

    CH3CH2COOCH3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

ancol isoamylic: (CH3)2CHCH2CH2OH

axit isovaleric: (CH3)2CHCH2COOH

=> Este: (CH3)2CHCH2CH2OOCCH2CH(CH3)2

Câu 27 :

Chọn phát biểu sai:

  • A.

    Isoamyl axetat có mùi chuối.  

  • B.

    Metyl fomat có mùi dứa.

  • C.

    Metyl fomat có mùi tỏi.

  • D.

    Etyl fomat ít tan trong nước.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Etyl propionat có mùi dứa

Câu 28 :

Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

  • A.

    C6H5-COO-CH3

  • B.

    CH3-COO-CH2-C6H5

  • C.

    CH3-COO-C6H5

  • D.

    C6H5-CH2-COO-CH3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất vật lý của este

Lời giải chi tiết :

Công thức của benzyl axetat là CH3-COO-CH2-C6H5

Câu 29 :

Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt vì:

  • A.

    Là chất lỏng dễ bay hơi.         

  • B.

    Có mùi thơm, an toàn với con người.

  • C.

    Có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng

  • D.

    Đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tiêu chí hàng đầu để sử dụng các chất phụ gia, các chất màu hay hương liệu là phải an toàn cho người sử dụng.

Lời giải chi tiết :

Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este: Có mùi thơm, an toàn với con người

Câu 30 :

Cho các chất sau: CH3OH (1); CH3COOH (2); HCOOC2H5(3). Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là:

  • A.

    (1); (2); (3)

  • B.

    (3); (1); (2)       

  • C.

    (2); (3); (1)                   

  • D.

    (2); (1); (3)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thứ tự nhiệt độ sôi: este< ancol< axit.

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ sôi giảm dần: (2) >  (1)>  (3)

Câu 31 :

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là

  • A.

    CnH2nO2 (n ≥ 1).

  • B.

    CnH2n+2O2 (n ≥ 1).

  • C.

    CnH2nO2 (n ≥ 2).

  • D.

    CnH2n+2O2 (n ≥ 2).

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là CnH2nO2 (n ≥ 2).

Câu 32 :

Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4 20% và ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30% dư. Sau đó lắc đều cả 2 ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thủy trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong 2 ống nghiệm là

  • A.

    Chất lỏng trong ống thứ 2 trở thành đồng nhất.

  • B.

    Chất lỏng trong ống thứ nhất trở thành đồng nhất.

  • C.

    Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm có sự phân tách lớp.

  • D.

    Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm trở thành đồng nhất.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Este bị thủy phân cả trong môi trường axit và môi trường kiềm khi đun nóng.

Lời giải chi tiết :

Este bị thủy phân cả trong môi trường axit và môi trường kiềm khi đun nóng.

*Ống 1:

CH3COOC2H5 + H2O\(\overset {{H^ + },{t^o}} \leftrightarrows \)  CH3COOH + C2H5OH

=> Chất lỏng trong ống 1 tách thành 2 lớp

*Ống 2:

CH3COOC2H5 + NaOH \( \to \) CH3COONa + C2H5OH

=> Chất lỏng trong ống 2 đồng nhất

Câu 33 :

Este nào sau đây làm mất mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường?

  • A.

    metyl amin.

  • B.

    etyl axetat.     

  • C.

    etyl propionat.

  • D.

    metyl acrylat.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chất có liên kết bội C=C hoặc C≡C trong phân tử, hoặc nhóm -CHO thì làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường

Lời giải chi tiết :

metyl acrylat làm mất màu dd Br2 ở đk thường.

CH2=CH-COOCH3 + Br2 → CH2Br - CHBr-COOCH3

Câu 34 :

Khi làm bay hơi 8,14 gam một este đơn chức X thu được một thể tích đúng bằng 3,52 gam O2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là

  • A.
    C3H4O2                              
  • B.
    C3H6O2                  
  • C.
    C4H8O2                
  • D.
    C4H6O2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nX = nO2 = 0,11 mol → MX = 8,14 : 0,11 = 74

→ Este đơn chức X có công thức dạng CxHyO2 → 12x + y + 32 =74

=> biện luận giá trị x, y thỏa mãn

Lời giải chi tiết :

nX = nO2 = 0,11 mol → MX = 8,14 : 0,11 = 74 (g/mol)

→ Este đơn chức X có công thức dạng CxHyO2 → 12x + y + 32 =74

→ 12x + y = 42

→ thỏa mãn x = 3 và y = 6 → X là C3H6O2

Câu 35 :

Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X thu được ancol Y. Cho Y tác dụng với CuO nung nóng thu được chất hữu cơ Z. Biết X và Z đều có phản ứng tráng bạc. Y  là

  • A.
    CH3OH.
  • B.
    (CH3)2CHOH.
  • C.
    C2H5OH.
  • D.
    CH3CH2CH2OH

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X có CTPT C4H8O2 có độ bất bão hòa k = 1 → este no, đơn chức, mạch hở

X có phản ứng tráng bạc → X được tạo nên từ axit HCOOH

Y tác dụng với CuO thu được Z có phản ứng tráng bạc → Z là anđehit → Y là ancol bậc 1

Lời giải chi tiết :

X có CTPT C4H8O2 có độ bất bão hòa k = 1 → este no, đơn chức, mạch hở

X có phản ứng tráng bạc → X được tạo nên từ axit HCOOH

Y tác dụng với CuO thu được Z có phản ứng tráng bạc → Z là anđehit → Y là ancol bậc 1

Vậy CTCT X thỏa mãn là: HCOOCH2CH2CH3

→ ancol Y là: CH3CH2CH2OH

 

Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó. Có hai loại chất giặt rửa:

+ Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo (như C17H35COONa, C17H35COOK) và chất phụ gia.

+ Chất giặt rửa tổng hợp là muối natri ankyl sunfat RO-SO3Na, natri ankansunfonat R-SO3Na, natri ankylbenzensunfonat R-C6H4-SO3Na, … Ví dụ: C11H23-CH2-C6H4-SO3Na (natri đođexylbenzen sunfonat).

Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có tính chất hoạt động bề mặt. Chúng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa chất bẩn và vật cần giặt rửa, tăng khả năng thấm nước bề mặt chất bẩn. Đó là vì phân tử xà phòng cũng như chất giặt rửa tổng hợp đều cấu thành từ hai phần: phần kị nước là gốc hiđrocacbon (như C17H35-, C17H33-, C15H31-, C12H25-, C12H25-C6H4-, …) và phần ưa nước (như -COO(-), SO3(-), -OSO3(-), …).

"Phần kị nước" khó tan trong nước, nhưng dễ tan trong dầu mỡ; trái lại "phần ưa nước" lại dễ tan trong nước. Khi ta giặt rửa, các vết bẩn (dầu mỡ, …) bị chia cắt thành những hạt rất nhỏ (do chà xát bằng tay hoặc bằng máy) và không còn khả năng bám dính vào vật cần giặt rửa và bị phân tán vào nước, vì phần kị nước thâm nhập vào các hạt dầu còn phần ưa nước thì ở trên bề mặt hạt đó và thâm nhập vào nước. Nhờ vậy các hạt chất bẩn bị cuốn trôi đi một cách dễ dàng.

Câu 36

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.
    Xà phòng là hỗn hợp muối natri (hoặc muối kali) của axit béo, có thêm một số chất phụ gia.
  • B.
    Muối natri (hay muối kali) trong xà phòng có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da, ... do đó vết bẩn được phân tán thành nhiều phần tử nhỏ hơn và được phân tán vào nước nên xà phòng có tác dụng giặt rửa.
  • C.
    Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng vì sẽ tạo ra các muối khó tan của các axit béo với các ion Ca2+ và Mg2+ làm hạn chế khả năng giặt rửa.
  • D.
    Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm thu được xà phòng do đó phản ứng này được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Lý thuyết về chất giặt rửa đã học và kiến thức được cung cấp ở phần đề bài.

Lời giải chi tiết :

- Xà phòng là hỗn hợp muối natri (hoặc muối kali) của axit béo, có thêm một số chất phụ gia ⟹ A đúng.

- Muối natri (hay muối kali) trong xà phòng có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da,... do đó vết bẩn được phân tán thành nhiều phần tử nhỏ hơn và được phân tán vào nước nên xà phòng có tác dụng giặt rửa ⟹ B đúng.

- Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước cứng vì sẽ tạo ra các muối khó tan của các axit béo với các ion Ca2+ và Mg2+ làm hạn chế khả năng giặt rửa ⟹ C đúng.

- Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi chung là phản ứng xà phòng hóa. Chỉ khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa chất béo ta mới thu được xà phòng ⟹ D sai.

Câu 37

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.

(b) Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước như metanol, muối natri axetat.

(c) Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, dung môi hữu cơ.

(d) Xà phòng là hỗn hợp các muối natri, kali của axit béo.

(e) Chất tẩy rửa tổng hợp là muối natri của axit béo.

(g) Phân tử chất giặt rửa gồm 1 đầu ưa dầu mỡ gắn với 1 đuôi dài ưa nước.

(h) Ưu điểm của xà phòng là dùng được với nước cứng.

Số phát biểu không đúng là

  • A.
    3.
  • B.

    4. 

  • C.

    5. 

  • D.

    6.

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Lý thuyết về chất giặt rửa đã học và kiến thức được cung cấp ở phần đề bài.

Lời giải chi tiết :

(a) đúng.

(b) đúng.

(c) sai, những chất kị nước là những chất tan tốt trong dầu mỡ, dung mỗi hữu cơ.

(d) đúng.

(e) sai, chất tẩy rửa tổng hợp là muối natri ankyl sunfat RO-SO3Na, natri ankansunfonat R-SO3Na, natri ankylbenzensunfonat R-C6H4-SO3Na, …

(g) sai, đầu dài ưa dầu mỡ còn đầu còn lại ưa nước.

(h) sai, xà phòng không nên dùng trong nước cứng vì chúng tạo muối kết tủa với ion Ca2+ và Mg2+ bết lên vải và làm vải chóng mục:

2R-COONa + Ca2+ → (RCOO)2Ca ↓ + 2Na+

Vậy có 4 phát biểu không đúng.

Câu 38

Natri peoxit (Na2O2) khi tác dụng với nước sẽ sinh ra H2O2 là một chất oxi hóa mạnh có thể tẩy trắng được quần áo. Vì vậy để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt người ta thường cho thêm vào một ít bột natripeoxit.

Na2O2 + 2H2O → 2NaOH + H2O2

2H2O2 → 2H2O + O2

Vậy cách tốt nhất để bảo quản bột giặt là

  • A.
    để nơi râm mát, khô thoáng, đậy kín nắp.
  • B.
    để nơi khô thoáng, không có nắp đậy.
  • C.
    để nơi khô thoáng, có ánh sáng mặt trời.
  • D.
    để nơi mát mẻ, có hơi ẩm.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Natripeoxit dễ phản ứng với nước nên ta cần để ở nơi khô ráo, đậy kín nắp để tránh sự tiếp xúc của xà phòng với không khí.

H2O2 dễ bị phân hủy nên ta cần để ở nơi râm mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Vậy cách tốt nhất để bảo quản bột giặt là để nơi râm mát, khô thoáng, đậy kín nắp.

Trắc nghiệm Bài 1. Thủy phân este đơn giản - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đơn giản Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Thủy phân este đặc biệt - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đặc biệt Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Thủy phân este đa chức - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đa chức Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Đốt cháy este no - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Đốt cháy este no Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Đốt cháy este không no - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Đốt cháy este không no Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1. Điều chế, ứng dụng, nhận biết este - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Điều chế, ứng dụng, nhận biết este Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập về chuỗi phản ứng este - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập về chuỗi phản ứng este Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập về hiệu suất phản ứng este hóa - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập về hiệu suất phản ứng este hóa Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Lipit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Lipit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 2. Thủy phân chất béo - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Thủy phân chất béo Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 1 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết