Trắc nghiệm Bài 25. Kim loại kiềm và hợp chất - Hóa 12
Đề bài
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
-
A.
ns1
-
B.
ns2
-
C.
ns2np1
-
D.
(n–1)dxnsy
Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây?
-
A.
Ag+
-
B.
Cu+
-
C.
Na+
-
D.
K+
Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của
-
A.
điện tích hạt nhân nguyên tử
-
B.
khối lượng riêng
-
C.
nhiệt độ sôi
-
D.
số oxi hoá
Kết luận nào sau đây là đúng?
-
A.
Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần
-
B.
Các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim
-
C.
Từ Li đến Cs, điện tích hạt nhân tăng dần, khả năng tách e hóa trị giảm dần
-
D.
Kim loại kiềm có tính khử mạnh nên thế điện cực rất dương
Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?
-
A.
số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
-
B.
số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất
-
C.
cấu tạo mạng tinh thể của các đơn chất
-
D.
bán kính nguyên tử
Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là
-
A.
Li
-
B.
Na
-
C.
K
-
D.
Cs
Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có chung
-
A.
Số electron
-
B.
Số phân lớp electron
-
C.
Số lớp electron
-
D.
Số electron lớp ngoài cùng
Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Vậy X có đặc điểm :
-
A.
là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA
-
B.
là nguyên tố cuối cùng của chu kì 4
-
C.
là một kim loại có tính khử yếu
-
D.
tất cả đặc điểm trên đều đúng
Kim loại được dùng làm tế bào quang điện là
-
A.
Na
-
B.
K
-
C.
Rb
-
D.
Cs
Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai ?
-
A.
Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp
-
B.
Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
-
C.
Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần
-
D.
Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có tính ánh kim
Trong tự nhiên, kim loại kiềm không tồn tại ở dạng tự do vì
-
A.
Thành phần của chúng trong tự nhiên rất nhỏ
-
B.
Đây là những kim loại hoạt động rất mạnh
-
C.
Đây là các kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân
-
D.
Đây là những kim loại dễ tan trong nước
Để bảo quản các kim loại kiềm, ta cần phải
-
A.
ngâm chúng trong rượu nguyên chất
-
B.
ngâm chúng trong dầu hỏa
-
C.
ngâm chúng vào nước
-
D.
giữ trong lọ có nắp đậy kín
Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là
-
A.
bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu
-
B.
bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa xanh
-
C.
sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh
-
D.
sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu đỏ
Không thể dùng KOH làm khô khí nào sau đây ?
-
A.
NH3
-
B.
O2
-
C.
CO2
-
D.
H2
Đun nóng dung dịch NaHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là
-
A.
quỳ tím chuyển đỏ
-
B.
quỳ tím không đổi màu
-
C.
quỳ tím chuyển xanh
-
D.
quỳ tím mất màu
Trường hợp không xảy ra phản ứng khi cho NaHCO3
-
A.
vào dung dịch kiềm
-
B.
sục khí CO2 vào
-
C.
đun nóng
-
D.
tác dụng với axit
NaCl có lẫn tạp chất NaHCO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?
-
A.
Cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch
-
B.
Nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao
-
C.
Cho hỗn hợp vào nước sau đó hạ nhiệt độ, lọc bỏ kết tủa sau đó cô cạn
-
D.
Cả A và B đều đúng
Tính chất nào nêu dưới đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?
-
A.
Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân
-
B.
Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2
-
C.
Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm
-
D.
Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dung dịch NaOH
Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là
-
A.
xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho HCl vào
-
B.
sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt
-
C.
không có khí thoát ra
-
D.
có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa
Khi cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl khuấy đều, hiện tượng xảy ra là
-
A.
xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho Na2CO3 vào
-
B.
sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt
-
C.
không có khí thoát ra
-
D.
có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm
-
A.
Na
-
B.
Ca
-
C.
Al
-
D.
Fe
Kim loại Na không tác dụng được với chất nào dưới đây?
-
A.
Giấm ăn.
-
B.
Ancol etylic.
-
C.
Nước.
-
D.
Dầu hỏa.
M là kim loại nhóm IA, oxit của M có công thức là
-
A.
MO2
-
B.
M2O3
-
C.
MO
-
D.
M2O
Kali nitrat được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ. Công thức của kali nitrat là?
-
A.
KHCO3.
-
B.
KNO2.
-
C.
K3PO4.
-
D.
KNO3.
Thành phần chính của loại quặng nào sau đây chứa hợp chất của nguyên tố canxi, magie?
-
A.
Manhetit.
-
B.
Boxit.
-
C.
Xinvinit.
-
D.
Dolomit.
Dung dịch KHCO3 phản ứng với chất nào sau đây thu được kết tủa trắng?
-
A.
Ba(OH)2.
-
B.
K2CO3.
-
C.
NaOH.
-
D.
KCl.
Cho 1,82 g một kim loại kiềm tác dụng hết với 48,44 gam nước, sau phản ứng thu được 2,912 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Kim loại kiềm và nồng độ phần trăm dung dịch X là
-
A.
Li; 44%.
-
B.
Na; 31,65 %.
-
C.
Li; 12,48 %.
-
D.
Na; 44%.
Hiđroxit nào sau đây tan được trong dung dịch NaOH?
-
A.
Fe(OH)3.
-
B.
Cu(OH)2.
-
C.
Al(OH)3.
-
D.
Mg(OH)2.
Trong bảng tuần hoàn hóa học, kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?
-
A.
Mg.
-
B.
Ba.
-
C.
Al.
-
D.
Na.
Trong các kim loại: Na, Mg, Al, Fe, Cu. Có bao nhiêu kim loại có thể tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
2
Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát, ... Công thức hóa học của natri hiđrocacbonat là
-
A.
NaHCO3.
-
B.
NaNO3.
-
C.
Na3PO4.
-
D.
Na2CO3.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
(a) Fe + X1 → FeSO4 + X2 + H2
(b) X1 + X3 → X2 + H2O
Biết rằng X1, X2, X3 là các hợp chất của natri. Chất X2 là
-
A.
Na2SO4.
-
B.
Na2SO3.
-
C.
NaOH.
-
D.
NaHSO4.
Cho các chất sau: Al, CO2, FeCl2, NaHCO3, CuSO4, MgCl2. Số chất phản ứng với dung dịch NaOH loãng nóng là
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
3
-
D.
6
Có các quá trình sau:
1) Điện phân NaOH nóng chảy.
2) Điên phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
3) Điện phân NaCl nóng chảy.
4) Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
Các quá trình mà ion Na+ bị khử thành Na là
-
A.
(1), (2), (4).
-
B.
(1), (2).
-
C.
(1), (3).
-
D.
(3), (4).
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
\(X\xrightarrow{{(1)}}C{l_2}\xrightarrow{{(2)}}X\xrightarrow{{(3)}}Y\xrightarrow{{(4)}}Z\xrightarrow{{(5)}}X\xrightarrow{{(6)}}NaN{{\text{O}}_3}\).
Biết X, Y, Z đều là hợp chất của natri. Công thức hóa học của X, Y, Z lần lượt là
-
A.
NaOH, NaCl, Na2CO3
-
B.
NaCl, Na2CO3, NaOH
-
C.
Na2CO3, NaCl, NaOH
-
D.
NaCl, NaOH, Na2CO3
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch CaCl2, thấy có n1 mol CaCl2 phản ứng.
- Thí nghiệm 2: Cho Z phản ứng với dung dịch HCl, thấy có n2 mol HCl phản ứng.
- Thí nghiệm 3: Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH, thấy có n3 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
-
A.
NH4HCO3, Na2CO3.
-
B.
NH4HCO3, (NH4)2CO3.
-
C.
NaHCO3, (NH4)2CO3
-
D.
NaHCO3, Na2CO3.
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.
+ TN2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.
+ TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m3 < m2. Hai chất X, Y lần lượt là
-
A.
Ca(HCO3)2 và FeCl2.
-
B.
NaNO3 và Fe(NO3)2.
-
C.
NaCl và FeCl2.
-
D.
KCl và Ba(HCO3)2.
Hỗn hợp X gồm Na2O, BaCl2 và NaHCO3 (có cùng số mol). Cho X vào nước, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Các chất tan trong Y gồm
-
A.
NaOH, BaCl2, NaHCO3.
-
B.
BaCl2, Na2CO3, NaOH.
-
C.
NaCl, NaOH.
-
D.
Na2CO3, NaOH.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là
-
A.
II, V, VI.
-
B.
I, II, III.
-
C.
II, III, VI.
-
D.
I, IV, V.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
Cho miếng Na vào nước thu được khí X
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn thu được khí Y
Nhiệt phân KNO3 thu được khí Z
Trộn X, Y, Z (X, Y, Z là các khí khác nhau) với tỉ lệ mol 3 : 1 : 1 vào bình kín, sau đó nâng nhiệt độ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, ngưng tụ hỗn hợp khí sau phản ứng thu được dung dịch T chỉ chứa một chất tan duy nhất. Nhận định nào sau đây là sai?
-
A.
Dung dịch T có thể hòa tan hết hỗn hợp gồm Fe2O3 và Cu.
-
B.
Chất tan trong T có trong dịch vị dạ dày người.
-
C.
Cho dung dịch phenyl amin vào dung dịch T rồi lắc đều thấy dung dịch phân lớp.
-
D.
Cho từ từ dung dịch T vào dung dịch Na2CO3, một lúc sau mới có khí bay ra.
Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong một lo không dán nhãn và thu được kết quả sau:
X có phản ứng với cả 3 dung dịch NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3
X không phản ứng với cả 3 dung dịch NaOH, Ba(NO3)2, HNO3
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây
-
A.
BaCl2
-
B.
Mg(NO3)2
-
C.
FeCl2
-
D.
CuSO4
Lời giải và đáp án
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
-
A.
ns1
-
B.
ns2
-
C.
ns2np1
-
D.
(n–1)dxnsy
Đáp án : A
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là ns1.
Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây?
-
A.
Ag+
-
B.
Cu+
-
C.
Na+
-
D.
K+
Đáp án : C
Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6 => cấu hình e của M là: 1s22s22p63s1
=> M là Na
Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của
-
A.
điện tích hạt nhân nguyên tử
-
B.
khối lượng riêng
-
C.
nhiệt độ sôi
-
D.
số oxi hoá
Đáp án : A
Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp từ trên xuống dưới theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
Kết luận nào sau đây là đúng?
-
A.
Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần nên nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần
-
B.
Các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim
-
C.
Từ Li đến Cs, điện tích hạt nhân tăng dần, khả năng tách e hóa trị giảm dần
-
D.
Kim loại kiềm có tính khử mạnh nên thế điện cực rất dương
Đáp án : B
Kết luận đúng là : các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim.
A sai vì nhiệt độ nc và nhiệt độ sôi giảm dần từ Li đến Cs.
C sai vì khả năng tách e hóa trị tăng dần do năng lượng ion hóa giảm dần.
D sai vì thế điện cực của kim loại kiềm rất âm
Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?
-
A.
số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
-
B.
số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất
-
C.
cấu tạo mạng tinh thể của các đơn chất
-
D.
bán kính nguyên tử
Đáp án : D
Điểm khác nhau là bán kính nguyên tử. Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần
Nguyên tố có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là
-
A.
Li
-
B.
Na
-
C.
K
-
D.
Cs
Đáp án : D
Từ Li đến Cs, năng lượng ion hóa giảm dần => Cs có năng lượng ion hóa nhỏ nhất.
Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có chung
-
A.
Số electron
-
B.
Số phân lớp electron
-
C.
Số lớp electron
-
D.
Số electron lớp ngoài cùng
Đáp án : D
Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có cấu hình e chung là [R]ns1 => có chung số e lớp ngoài cùng
Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Vậy X có đặc điểm :
-
A.
là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA
-
B.
là nguyên tố cuối cùng của chu kì 4
-
C.
là một kim loại có tính khử yếu
-
D.
tất cả đặc điểm trên đều đúng
Đáp án : A
Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p64s1 => X là nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA
Kim loại được dùng làm tế bào quang điện là
-
A.
Na
-
B.
K
-
C.
Rb
-
D.
Cs
Đáp án : D
Kim loại được dùng làm tế bào quang điện là Cs (Xesi)
Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai ?
-
A.
Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp
-
B.
Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
-
C.
Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần
-
D.
Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có tính ánh kim
Đáp án : C
Phát biểu sai là: Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần
Trong tự nhiên, kim loại kiềm không tồn tại ở dạng tự do vì
-
A.
Thành phần của chúng trong tự nhiên rất nhỏ
-
B.
Đây là những kim loại hoạt động rất mạnh
-
C.
Đây là các kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân
-
D.
Đây là những kim loại dễ tan trong nước
Đáp án : B
Trong tự nhiên, kim loại kiềm không tồn tại ở dạng tự do vì đây là những kim loại hoạt động rất mạnh. Để ra ngoài môi trường không khí, kim loại kiềm dễ dàng tác dụng với chất xung quanh tạo thành hợp chất
Để bảo quản các kim loại kiềm, ta cần phải
-
A.
ngâm chúng trong rượu nguyên chất
-
B.
ngâm chúng trong dầu hỏa
-
C.
ngâm chúng vào nước
-
D.
giữ trong lọ có nắp đậy kín
Đáp án : B
Để bảo quản các kim loại kiềm, ta cần phải ngâm chúng trong dầu hỏa
Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là
-
A.
bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu
-
B.
bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa xanh
-
C.
sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh
-
D.
sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu đỏ
Đáp án : C
Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh.
PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Không thể dùng KOH làm khô khí nào sau đây ?
-
A.
NH3
-
B.
O2
-
C.
CO2
-
D.
H2
Đáp án : C
Khí không dùng KOH làm khô được là khí có phản ứng với KOH
=> khí đó là CO2
Đun nóng dung dịch NaHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là
-
A.
quỳ tím chuyển đỏ
-
B.
quỳ tím không đổi màu
-
C.
quỳ tím chuyển xanh
-
D.
quỳ tím mất màu
Đáp án : C
Đun nóng dung dịch NaHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là quỳ tím chuyển xanh.
PTHH: NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Chú ý: dung dịch NaHCO3 cũng làm quỳ chuyển xanh.
Trường hợp không xảy ra phản ứng khi cho NaHCO3
-
A.
vào dung dịch kiềm
-
B.
sục khí CO2 vào
-
C.
đun nóng
-
D.
tác dụng với axit
Đáp án : B
NaHCO3 không phản ứng với khí CO2
NaCl có lẫn tạp chất NaHCO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?
-
A.
Cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch
-
B.
Nung hỗn hợp ở nhiệt độ cao
-
C.
Cho hỗn hợp vào nước sau đó hạ nhiệt độ, lọc bỏ kết tủa sau đó cô cạn
-
D.
Cả A và B đều đúng
Đáp án : A
Để thu được NaCl tinh khiết, ta cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch.
PTHH: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
B sai vì nung hỗn hợp thì NaHCO3 chuyển thành Na2CO3 lẫn với NaCl => không thu được NaCl tinh khiết.
C sai vì cả 2 chất đều tan trong nước và khi hạ nhiệt độ không sinh ra kết tủa.
Tính chất nào nêu dưới đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?
-
A.
Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân
-
B.
Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2
-
C.
Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm
-
D.
Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với dung dịch NaOH
Đáp án : A
Tính chất sai là cả 2 đều dễ bị nhiệt phân. NaHCO3 dễ bị nhiệt phân còn Na2CO3 thì không
Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là
-
A.
xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho HCl vào
-
B.
sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt
-
C.
không có khí thoát ra
-
D.
có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa
Đáp án : B
Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt
Khi cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl khuấy đều, hiện tượng xảy ra là
-
A.
xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho Na2CO3 vào
-
B.
sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt
-
C.
không có khí thoát ra
-
D.
có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa
Đáp án : A
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O.
Khi cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl khuấy đều, hiện tượng xảy ra là xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho Na2CO3 vào
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm
-
A.
Na
-
B.
Ca
-
C.
Al
-
D.
Fe
Đáp án : A
Xem lại kim loại kiềm sgk 12
Kim loại kiềm là kim loại thuộc nhóm IA trong bản tuần hoàn gồm Li, Na, K, Cs
Kim loại Na không tác dụng được với chất nào dưới đây?
-
A.
Giấm ăn.
-
B.
Ancol etylic.
-
C.
Nước.
-
D.
Dầu hỏa.
Đáp án : D
Na không phản ứng với dầu hỏa do đó người ta bảo quản Na bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
M là kim loại nhóm IA, oxit của M có công thức là
-
A.
MO2
-
B.
M2O3
-
C.
MO
-
D.
M2O
Đáp án : D
Kim loại nhóm IA có hóa trị I => theo quy tắc hóa trị thành lập được công thức của M với oxi
M là kim loại nhóm IA, oxit của M có công thức là M2O (vì M có hóa trị I)
Kali nitrat được dùng làm phân bón và chế tạo thuốc nổ. Công thức của kali nitrat là?
-
A.
KHCO3.
-
B.
KNO2.
-
C.
K3PO4.
-
D.
KNO3.
Đáp án : D
Công thức của kali nitrat là KNO3
Thành phần chính của loại quặng nào sau đây chứa hợp chất của nguyên tố canxi, magie?
-
A.
Manhetit.
-
B.
Boxit.
-
C.
Xinvinit.
-
D.
Dolomit.
Đáp án : D
Thành phần của các quặng là
Manhetit : Fe3O4 Boxit Al2O3.2H2O
Xinvinit KCl.NaCl Đolomit MgCO3.CaCO3
Thành phần của các quặng là
Manhetit : Fe3O4 Boxit Al2O3.2H2O
Xinvinit KCl.NaCl Đolomit MgCO3.CaCO3
→ Thành phần chính của loại quặng nào sau đây chứa hợp chất của nguyên tố canxi, magie là đolomit
Dung dịch KHCO3 phản ứng với chất nào sau đây thu được kết tủa trắng?
-
A.
Ba(OH)2.
-
B.
K2CO3.
-
C.
NaOH.
-
D.
KCl.
Đáp án : A
Dựa vào tính chất hóa học của KHCO3 và màu sắc của chất kết tủa
2KHCO3 + Ba(OH)2 → K2CO3 + BaCO3↓ trắng + 2H2O
Cho 1,82 g một kim loại kiềm tác dụng hết với 48,44 gam nước, sau phản ứng thu được 2,912 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Kim loại kiềm và nồng độ phần trăm dung dịch X là
-
A.
Li; 44%.
-
B.
Na; 31,65 %.
-
C.
Li; 12,48 %.
-
D.
Na; 44%.
Đáp án : C
Viết PTHH và tính toán theo PTHH; bảo toàn khối lượng
nH2 = 2,912:22,4 = 0,13 mol
2A + 2H2O → 2AOH + H2
0,26 ← 0,26 ← 0,13 (mol)
=> MA = 1,82 : 0,26 = 7 (Li)
mLiOH = 0,26.24 = 6,24 (g)
BTKL: m dd sau pư = mKL + mH2O – mH2 = 1,82 + 48,44 – 0,13.2 = 50 (g)
C%LiOH = 6,24.100%/50 = 12,48%
Hiđroxit nào sau đây tan được trong dung dịch NaOH?
-
A.
Fe(OH)3.
-
B.
Cu(OH)2.
-
C.
Al(OH)3.
-
D.
Mg(OH)2.
Đáp án : C
Hiđroxit tan được trong NaOH là Al(OH)3.
PTHH: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Trong bảng tuần hoàn hóa học, kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?
-
A.
Mg.
-
B.
Ba.
-
C.
Al.
-
D.
Na.
Đáp án : D
Những kim loại nhóm IA là: Li, Na, K, Cs.
Trong các kim loại: Na, Mg, Al, Fe, Cu. Có bao nhiêu kim loại có thể tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
2
Đáp án : D
Các KL tan được trong NaOH:
+ KL phản ứng được với H2O tạo hợp chất tan
+ KL phản ứng được với NaOH tạo hợp chất tan
Kim loại tan được trong lượng dư dung dịch NaOH là: Na, Al → 2 kim loại
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát, ... Công thức hóa học của natri hiđrocacbonat là
-
A.
NaHCO3.
-
B.
NaNO3.
-
C.
Na3PO4.
-
D.
Na2CO3.
Đáp án : A
Công thức hóa học của natri hiđrocacbonat là NaHCO3.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
(a) Fe + X1 → FeSO4 + X2 + H2
(b) X1 + X3 → X2 + H2O
Biết rằng X1, X2, X3 là các hợp chất của natri. Chất X2 là
-
A.
Na2SO4.
-
B.
Na2SO3.
-
C.
NaOH.
-
D.
NaHSO4.
Đáp án : A
Từ (a) sinh ra H2 nên X1 có tính axit ⟹ X1
Từ (b) ⟹ X3 là hợp chất có tính bazo ⟹ X3, X2
Từ (a) sinh ra H2 nên X1 có tính axit ⟹ X1 là NaHSO4
Từ (b) ⟹ X3 là hợp chất có tính bazo ⟹ X3 là NaOH, X2 là Na2SO4
Các PTHH:
(a) Fe + 2NaHSO4 → FeSO4 + Na2SO4 + H2
(b) NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
Cho các chất sau: Al, CO2, FeCl2, NaHCO3, CuSO4, MgCl2. Số chất phản ứng với dung dịch NaOH loãng nóng là
-
A.
4
-
B.
5
-
C.
3
-
D.
6
Đáp án : D
Dựa vào tính chất hóa học của dd NaOH
Các chất pư được với dd NaOH loãng nóng là: Al, CO2, FeCl2, NaHCO3, CuSO4, MgCl2 → cả 6 chất
PTHH minh họa:
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3 hoặc CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + NaCl
Có các quá trình sau:
1) Điện phân NaOH nóng chảy.
2) Điên phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
3) Điện phân NaCl nóng chảy.
4) Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
Các quá trình mà ion Na+ bị khử thành Na là
-
A.
(1), (2), (4).
-
B.
(1), (2).
-
C.
(1), (3).
-
D.
(3), (4).
Đáp án : C
Viết các PTHH xảy ra, chọn các phản ứng sinh ra kim loại Na
(1) 2NaOH \(\xrightarrow{{dpnc}}\) 2Na + H2 + O2
(2) 2NaCl + 2H2O \(\xrightarrow{{dpdd.cmn}}\) 2NaOH + Cl2 + H2↑
(3) 2NaCl \(\xrightarrow{{dpnc}}\) 2Na + Cl2
(4) NaOH + HCl → NaCl + H2O
Vậy (1) và (3) Na+ bị khử thành Na
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
\(X\xrightarrow{{(1)}}C{l_2}\xrightarrow{{(2)}}X\xrightarrow{{(3)}}Y\xrightarrow{{(4)}}Z\xrightarrow{{(5)}}X\xrightarrow{{(6)}}NaN{{\text{O}}_3}\).
Biết X, Y, Z đều là hợp chất của natri. Công thức hóa học của X, Y, Z lần lượt là
-
A.
NaOH, NaCl, Na2CO3
-
B.
NaCl, Na2CO3, NaOH
-
C.
Na2CO3, NaCl, NaOH
-
D.
NaCl, NaOH, Na2CO3
Đáp án : D
Dựa vào tính chất của các hợp chất của kim loại kiềm.
Theo sơ đồ ta có:
X: NaCl; Y: NaOH; Z: Na2CO3
Các PTHH:
(1) 2NaCl \(\xrightarrow{{dpnc}}\) 2Na + Cl2
(2) 2Na + Cl2 → 2NaCl
(3) 2NaCl + 2H2O \(\xrightarrow[{co\,mang\,ngan}]{{dp{\text{dd}}}}\) 2NaOH + Cl2 + H2
(4) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
(5) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
(6) NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch CaCl2, thấy có n1 mol CaCl2 phản ứng.
- Thí nghiệm 2: Cho Z phản ứng với dung dịch HCl, thấy có n2 mol HCl phản ứng.
- Thí nghiệm 3: Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH, thấy có n3 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
-
A.
NH4HCO3, Na2CO3.
-
B.
NH4HCO3, (NH4)2CO3.
-
C.
NaHCO3, (NH4)2CO3
-
D.
NaHCO3, Na2CO3.
Đáp án : B
Chọn số mol mỗi chất X, Y bằng 1 mol. Xét từng chất trong đáp án xem chất nào số mol n1 < n2 < n3 thì thỏa mãn.
Chọn số mol mỗi chất X, Y bằng 1 mol
Trong tất cả các lựa chọn thì n1 = nCaCO3 =1
Các cặp chất đều có HCO3‑ (1 mol) và CO32- (1 mol) nên n2 = 3
Chọn B vì n3 = 4
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.
+ TN2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.
+ TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m3 < m2. Hai chất X, Y lần lượt là
-
A.
Ca(HCO3)2 và FeCl2.
-
B.
NaNO3 và Fe(NO3)2.
-
C.
NaCl và FeCl2.
-
D.
KCl và Ba(HCO3)2.
Đáp án : B
Chọn số mol mỗi chất là 1 mol
Dựa vào đáp án, chọn xem các chất phản ứng như vậy khối lượng kết tủa thu được thỏa mãn m1 < m3 < m2 thì chọn.
Chọn số mol mỗi chất là 1 mol
A. Loại vì m1 < m2 < m3
m1 = mCaCO3 + mFe(OH)2 = 1.100 + 1.90 = 190 (g)
m2 = mCaCO3 + mFeCO3 = 1.100 + 1.116 = 216 (g)
m3 = mAgCl + mAg = 2.143,5 + 1.108 = 395 (g)
B. Chọn vì m1 < m3< m2
m1 = mFe(OH)2 = 90 (g) ; m2 = mFeCO3 = 116 (g) ; m3 = mAg = 108 (g)
C. Loại vì m3> m2 > m1
m1 = mFe(OH)2 = 90 (g); m2 = mFeCO3 = 116 (g) ; m3 = mAgCl + mAg = 3.143,5 + 1.108 = 538,5 (g)
D. Loại vì m1 = m2 > m3
m1 = mBaCO3 = 197 (g); m2 = mBaCO3 = 197 (g); m3 = mAgCl = 143,5 (g)
Hỗn hợp X gồm Na2O, BaCl2 và NaHCO3 (có cùng số mol). Cho X vào nước, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Các chất tan trong Y gồm
-
A.
NaOH, BaCl2, NaHCO3.
-
B.
BaCl2, Na2CO3, NaOH.
-
C.
NaCl, NaOH.
-
D.
Na2CO3, NaOH.
Đáp án : C
Viết PTHH
X + H2O thì : Na2O + H2O → 2NaOH
NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl
→ Y có NaOH dư và NaCl
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là
-
A.
II, V, VI.
-
B.
I, II, III.
-
C.
II, III, VI.
-
D.
I, IV, V.
Đáp án : C
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là II, III, VI.
(II) Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH
(III) 2NaCl + 2H2O \(\buildrel {DPNC} \over\longrightarrow \) 2NaOH + H2 + Cl2
(VI) Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH
Thực hiện các thí nghiệm sau:
Cho miếng Na vào nước thu được khí X
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn thu được khí Y
Nhiệt phân KNO3 thu được khí Z
Trộn X, Y, Z (X, Y, Z là các khí khác nhau) với tỉ lệ mol 3 : 1 : 1 vào bình kín, sau đó nâng nhiệt độ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, ngưng tụ hỗn hợp khí sau phản ứng thu được dung dịch T chỉ chứa một chất tan duy nhất. Nhận định nào sau đây là sai?
-
A.
Dung dịch T có thể hòa tan hết hỗn hợp gồm Fe2O3 và Cu.
-
B.
Chất tan trong T có trong dịch vị dạ dày người.
-
C.
Cho dung dịch phenyl amin vào dung dịch T rồi lắc đều thấy dung dịch phân lớp.
-
D.
Cho từ từ dung dịch T vào dung dịch Na2CO3, một lúc sau mới có khí bay ra.
Đáp án : C
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (X)
2NaCl + 2H2O \(\xrightarrow[{co\,mang\,ngan}]{{dpdd}}\) 2NaOH + Cl2 (Y) + H2
2KNO3 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2KNO2 + O2 (Z)
Giả sử số mol của H2, Cl2, O2 lần lượt là 3 mol, 1 mol, 1 mol
- Khi tăng nhiệt độ bình kín chứa các khí:
H2 + Cl2 → 2HCl
1 1 2
2H2 + O2 → 2H2O
2 1 2
Như vậy các khí phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành hỗn hợp: HCl, H2O → Ngưng tụ sẽ tạo thành dung dịch HCl
Xét các phương án:
- A đúng, vì hỗn hợp có thể tan hết theo PTHH:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
- B đúng, trong dịch vị dạ dày người có chứa HCl
- C sai, C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl => C6H5NH3Cl tan được trong nước tạo dung dịch đồng nhất
- D đúng, vì thứ tự phản ứng xảy ra là:
H+ + CO32- → HCO3-
H+ + HCO3- → H2O + CO2
Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong một lo không dán nhãn và thu được kết quả sau:
X có phản ứng với cả 3 dung dịch NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3
X không phản ứng với cả 3 dung dịch NaOH, Ba(NO3)2, HNO3
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây
-
A.
BaCl2
-
B.
Mg(NO3)2
-
C.
FeCl2
-
D.
CuSO4
Đáp án : A
Thử các chất có trong đáp án, chất nào thỏa mãn tính chất đề bài yêu cầu thì chọn
A đúng vì BaCl2 thỏa mãn hết các tính chất của X
B sai vì Mg(NO3)2 không tác dụng với NaHSO4 AgNO3
C sai vì FeCl2 không tác dụng với NaHSO4
D sai vì CuSO4 không tác dụng với NaHSO4
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập kim loại kiềm và kiềm thổ tác dụng với nước Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Nước cứng Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập axit tác dụng với muối cacbonat Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Nhôm và hợp chất Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Hợp chất của nhôm Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập nhôm và hợp chất của nhôm tác dụng với dung dịch kiềm Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập muối aluminat tác dụng với axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập phản ứng nhiệt nhôm không hoàn toàn Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm hay và khó (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm hay và khó (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 6 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết