Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập axit tác dụng với muối cacbonat - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M sinh ra số mol CO2

  • A.

    0,030

  • B.

    0,010

  • C.

    0,020

  • D.

    0,015

Câu 2 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến khi không còn khí thoát ra thì ngừng dung dịch X chứa 0,2 mol K2CO3 và 0,4 mol NaHCO3 vào 350 ml dung dịch HCl 2M sinh ra số mol CO2

  • A.

    0,355 mol

  • B.

    0,295 mol

  • C.

    0,425 mol

  • D.

    0,525 mol

Câu 3 :

Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

  • A.

    4,48

  • B.

    3,36

  • C.

    2,24

  • D.

    1,12

Câu 4 :

Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:

  • A.

    V = 11,2.(a - b)

  • B.

    V = 22,4.(a - b)

  • C.

    V = 22,4.(a + b)

  • D.

    V = 11,2.(a + b)

Câu 5 :

Dung dịch X chứa a mol Na2CO3 và 2a mol KHCO3; dung dịch Y chứa b mol HCl. Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, sau các phản ứng thu được V lít CO2 (đktc). Nếu nhỏ từ từ đến hết X vào Y, sau các phản ứng thu được 3V lít CO2 (đktc). Tỉ lệ a : b là

  • A.

    3:4

  • B.

    1:2

  • C.

    1:4

  • D.

    2:3

Câu 6 :

Nhỏ rất từ từ đến hết 200 ml dung dịch X chứa đồng thời H2SO4 aM và HCl 0,15M vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M và Na2CO3 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của a là

  • A.

    0,4

  • B.

    0,1

  • C.

    0,3

  • D.

    0,2

Câu 7 :

Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít CO2 (đkc) vào 150 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 2,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là

  • A.

    80

  • B.

    40

  • C.

    60

  • D.

    100

Câu 8 :

Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là

  • A.

    11,175

  • B.

    16,390

  • C.

    11,920

  • D.

    8,940

Câu 9 :

Cho 250 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng với dung dịch H2SO4 dư thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Cho 500 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của NaHCO3 trong X là :

  • A.

    0,08 M

  • B.

    0,16 M

  • C.

    0,40 M

  • D.

    0,24 M

Câu 10 :

Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là

  • A.

    60

  • B.

    40

  • C.

    50

  • D.

    70

Câu 11 :

Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít khí CO (đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Tính thể tích V và khối lượng m.

  • A.

    11,2 lít CO2 ; 40 gam CaCO

  • B.

    11,2 lít CO2 ; 90 gam CaCO3

  • C.

    16,8 lít CO2 ; 60 gam CaCO3

  • D.

    11,2 lít CO2 ; 60 gam CaCO3­­

Câu 12 :

Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là:

  • A.

    Li

  • B.

    Na

  • C.

    K

  • D.

    Rb

Câu 13 :

Cho từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2M và KHCO3 0,1M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M, khuấy đều phản ứng hoàn toàn thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

  • A.

    448,0

  • B.

    268,8

  • C.

    191,2

  • D.

    336,0

Câu 14 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2CO3 ; K2CO3 ; BaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và dung dịch Y. Để hấp thụ hoàn toàn khí X cần lượng tối thiểu 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch Y thu được 51,15g muối khan. Giá trị của m là

  • A.

    47,85

  • B.

    58,50

  • C.

    44,55

  • D.

    33,80

Câu 15 :

Hoà tan hoàn toàn 4,78 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ vào dung dịch HCl, thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,33 gam muối khan. Giá trị của V là :

  • A.

    1,12

  • B.

    1,68

  • C.

    2,24

  • D.

    3,36

Câu 16 :

Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Cho 100 ml dung dịch KOH 0,6M và BaCl2 1,5M vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị V và m lần lượt là

  • A.

    1,0752 và 22,254 

  • B.

    1,0752 và 23,430

  • C.

    0,4480 và 25,800

  • D.

    0,4480 và 11,820

Câu 17 :

Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml . Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:

  • A.

    160

  • B.

    40

  • C.

    60

  • D.

    80

Câu 18 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết dung dịch X chứa 0,03 mol KHCO3 và 0,06 mol Na2CO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và KHSO4 0,3M được dung dịch Y và thấy thoát ra x mol CO2. Thêm dung dịch chứa 0,06 mol NaOH và 0,15 mol BaCl2 vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của x và m lần lượt là

  • A.

    0,048 và 22,254

  • B.

    0,045 và 22,254

  • C.

    0,084 và 8,274

  • D.

    0,035 và 13,980

Câu 19 :

Hấp thu hoàn toàn 896 ml CO2 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,3M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Thêm từ từ HCl 0,5M vào dung dịch X đến khi xuất hiện khí thì hết V ml. Giá trị của V là

  • A.
    40 ml                            
  • B.
    80 ml                                      
  • C.
    60 ml                     
  • D.
    120 ml
Câu 20 :

Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,48 mol HCl vào dung dịch chứa đồng thời x mol Na2CO3 và  0,2 mol NaHCO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,032 lít CO2 (đktc). giá trị của x là

  • A.
    0,15. 
  • B.
    0,28. 
  • C.
    0,14. 
  • D.
    0,30. 
Câu 21 :

Cho hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 (tỉ lệ mol 2:1) vào bình chứa dung dịch Ba(HCO3)2thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 320 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

 

  • A.
    11,82 gam  
  • B.
    9,456 gam             
  • C.
    15,76 gam        
  • D.
    7,88 gam

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M sinh ra số mol CO2

  • A.

    0,030

  • B.

    0,010

  • C.

    0,020

  • D.

    0,015

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì nH+ < nHCO3- + 2.nCO3 => ${n_{C{O_{2{\text{ }}}}}} = {n_{{H^ + }}} - {n_{CO_3^{2 - }}}$

Lời giải chi tiết :

${n_{{H^ + }}} = {\text{ }}0,03{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{HCO_3^ - }} = {\text{ }}0,02{\text{ }}mol;\;\,\,{n_{CO_3^{2 - }}} = {\text{ }}0,02{\text{ }}mol$

Ban đầu xảy ra phản ứng:

${H^ + }{\text{ }} + {\text{ }}CO_3^{2 - } \to {\text{ }}HCO_3^ - $

0,02             0,02                     0,02

Sau phản ứng này, H+ còn dư 0,01 mol nên sẽ xảy ra tiếp phản ứng với $HCO_3^ - $ (0,02 + 0,02 = 0,04 mol)

${H^ + } + {\text{ }}HCO_3^ - \to \;C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O$

0,01              0,01                      0,01

Câu 2 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến khi không còn khí thoát ra thì ngừng dung dịch X chứa 0,2 mol K2CO3 và 0,4 mol NaHCO3 vào 350 ml dung dịch HCl 2M sinh ra số mol CO2

  • A.

    0,355 mol

  • B.

    0,295 mol

  • C.

    0,425 mol

  • D.

    0,525 mol

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

${n_{H + }} = 0,7{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{HCO_3^ - }} = 0,4{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_{CO_3^{2 - }}}{\text{ = }}0,2{\text{ }}mol$

Gọi x và y lần lượt là số mol  và  đã phản ứng theo các phương trình

${H^ + } + {\text{ }}HCO_3^ - \to \;C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O$

x                       x                           x

$CO_3^{2 - } + 2{H^ + }\; \to \;C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O$  

 y                     2y                          y

Vậy ta có hệ $\left\{ \begin{gathered}\dfrac{x}{y} = \dfrac{{0,4}}{{0,2}} = 2 \hfill \\x + 2y = 0,7 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,35 \hfill \\y = 0,175 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

Do đó nCO2 = x + y = 0,525 mol

Câu 3 :

Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

  • A.

    4,48

  • B.

    3,36

  • C.

    2,24

  • D.

    1,12

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Nhỏ từ từ axit vào muối cacbonat thì ban đầu H+ thiếu nên thứ tự phản ứng là:

CO32- + H+ → HCO3-

HCO3- + H+ → CO2 + H2O

Lời giải chi tiết :

Khi nhỏ từ từ HCl vào dung dịch muối thì ban đầu axit rất thiếu nên sẽ có phản ứng :

CO32-  + H+ → HCO3-

HCO3- + H+ →  CO2 + H2O

=> nCO2 = nHCl – nNa2CO3 = 0,05 mol

=>VCO2 = 1,12 lít

Câu 4 :

Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:

  • A.

    V = 11,2.(a - b)

  • B.

    V = 22,4.(a - b)

  • C.

    V = 22,4.(a + b)

  • D.

    V = 11,2.(a + b)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Với bài toán nhỏ từ từ axit vào muối cacbonat và ngược lại . Ta có :

+) Nhỏ từ từ axit vào muối cacbonat thì ban đầu H+ thiếu nên thứ tự phản ứng là:

CO32- + H+ → HCO3-

HCO3- + H+ → CO2 + H2O

Lời giải chi tiết :

Khi cho dư nước vôi trong vào dung dịch X thấy có xuất hiện kết tủa (CaCO3) suy ra X có chứa NaHCOvà Na2CO3 phản ứng hết tạo thành NaHCO3

Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl

 b mol  → b mol → b mol

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

(a – b) ←  (a – b)mol   →  (a – b)mol

Vậy V = 22,4(a - b)

Câu 5 :

Dung dịch X chứa a mol Na2CO3 và 2a mol KHCO3; dung dịch Y chứa b mol HCl. Nhỏ từ từ đến hết Y vào X, sau các phản ứng thu được V lít CO2 (đktc). Nếu nhỏ từ từ đến hết X vào Y, sau các phản ứng thu được 3V lít CO2 (đktc). Tỉ lệ a : b là

  • A.

    3:4

  • B.

    1:2

  • C.

    1:4

  • D.

    2:3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Do 2 thí nghiệm tạo lượng CO2 khác nhau nên chứng tỏ HCl phải thiếu so với lượng chất trong X

+) Khi nhỏ từ từ Y vào X thì lúc đầu H+ rất dư nên thứ tự phản ứng sẽ là :

            CO32- + H+ → HCO3-

            HCO3- + H+ → CO2 + H2O

+) Khi nhỏ từ từ X vào Y thì lúc đầu Y rất dư nên các chất trong X sẽ phản ứng với axit theo tỉ lệ mol tương ứng với số mol ban đầu . Phản ứng sẽ là :

            HCO3- + H+ → CO2 + H2O

            CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

Lời giải chi tiết :

Do 2 thí nghiệm tạo lượng CO2 khác nhau nên chứng tỏ HCl phải thiếu so với lượng chất trong X

+) Khi nhỏ từ từ Y vào X thì lúc đầu H+ rất dư nên thứ tự phản ứng sẽ là :

            CO32- + H+ → HCO3-

            HCO3- + H+ → CO2 + H2O

            => nCO2 = b – a =$\frac{V}{{22,4}}$

+) Khi nhỏ từ từ X vào Y thì lúc đầu Y rất dư nên các chất trong X sẽ phản ứng với axit theo tỉ lệ mol tương ứng với số mol ban đầu . Phản ứng sẽ là :

            HCO3- + H+ → CO2 + H2O

               2x  →  2x  →  2x

            CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

              x    →   2x   →  x

=> nH+ = 4x = b và nCO2 = 3x = $\frac{{3V}}{{22,4}}$  => b = 4$\frac{V}{{22,4}}$

=> b = 4(b – a)

=> a : b = 3 : 4

Câu 6 :

Nhỏ rất từ từ đến hết 200 ml dung dịch X chứa đồng thời H2SO4 aM và HCl 0,15M vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M và Na2CO3 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít khí (đktc). Giá trị của a là

  • A.

    0,4

  • B.

    0,1

  • C.

    0,3

  • D.

    0,2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Nhỏ từ từ axit vào muối cacbonat thì ban đầu H+ thiếu nên thứ tự phản ứng là:

            CO32- + H+ → HCO3-

            HCO3- + H+ → CO2 + H2O

- Bảo toàn nguyên tố: nH+ = 2.nH2SO4 + nHCl = nOH + nCO3 + nCO2

Lời giải chi tiết :

Thứ tự phản ứng :

H+ + OH- → H2O

H+ + CO32- → HCO3-

H+ + HCO3- → H2O + CO2

=> nH+ = 2.nH2SO4 + nHCl = nOH + nCO3 + nCO2

=> 0,2.(2a + 0,15) = 0,05 + 0,04 + 0,02

=> a = 0,2M

Câu 7 :

Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít CO2 (đkc) vào 150 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 2,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là

  • A.

    80

  • B.

    40

  • C.

    60

  • D.

    100

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Sau phản ứng có : nK2CO3 = 0,05 mol ; nKOH = 0,05 mol

Cho từ từ H+ đến khi có khí sinh ra

H+ + OH- → H2O

H+ + CO32- → HCO3-

=> nHCl = nK2CO3 + nKOH

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,05 mol ; nKOH = 0,15 mol

=> Sau phản ứng có : nK2CO3 = 0,05 mol ; nKOH = 0,05 mol

Cho từ từ H+ đến khi có khí sinh ra

H+ + OH- → H2O

H+ + CO32- → HCO3-

=> nHCl = nK2CO3 + nKOH = 0,05 + 0,05 = 0,1 mol

=> Vdd HCl = 0,04 lít = 40 ml

Câu 8 :

Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là

  • A.

    11,175

  • B.

    16,390

  • C.

    11,920

  • D.

    8,940

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Coi hỗn hợp gồm KHCO3 và MgCO3 có số mol lần lượt là x và y (vì MNaHCO3 = MMgCO3)

+)  x + y = 0,15

+) 100x + 84y = 14,52

Lời giải chi tiết :

Coi hỗn hợp gồm KHCO3 và MgCO3 có số mol lần lượt là x và y (vì MNaHCO3 = MMgCO3)

nCO2 = 0,15 mol => x + y = 0,15

100x + 84y = 14,52

=>  x = 0,12 và y = 0,03

=> m = 0,12 . (39 + 35,5) = 8,94g

Câu 9 :

Cho 250 ml dung dịch X gồm Na2CO3 và NaHCO3 phản ứng với dung dịch H2SO4 dư thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Cho 500 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của NaHCO3 trong X là :

  • A.

    0,08 M

  • B.

    0,16 M

  • C.

    0,40 M

  • D.

    0,24 M

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố C

Lời giải chi tiết :

Trong 500 ml X : nNa2CO3 = nBaCO3 = 0,08 mol

=> Trong 250 ml X có 0,04 mol Na2CO3

=> nCO2 = nNaHCO3 + nNa2CO3 => nNaHCO3 = 0,06 mol

=> CM ( NaHCO3) = 0,24M

Câu 10 :

Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là

  • A.

    60

  • B.

    40

  • C.

    50

  • D.

    70

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Qui đổi hỗn hợp vì MKHCO3 = MCaCO3

Lời giải chi tiết :

MKHCO3 = MCaCO3 = 100

=> nCO2 = nKHCO3 + nCaCO3 = 0,5 mol

=> m = 50g

Câu 11 :

Dung dịch X chứa 0,6 mol NaHCO3 và 0,3 mol Na2CO3. Thêm rất từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl vào dung dịch X được dung dịch Y và V lít khí CO (đktc). Thêm vào dung dịch Y nước vôi trong dư thấy tạo thành m gam kết tủa. Tính thể tích V và khối lượng m.

  • A.

    11,2 lít CO2 ; 40 gam CaCO

  • B.

    11,2 lít CO2 ; 90 gam CaCO3

  • C.

    16,8 lít CO2 ; 60 gam CaCO3

  • D.

    11,2 lít CO2 ; 60 gam CaCO3­­

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Với bài toán nhỏ từ từ axit vào muối cacbonat và ngược lại . Ta có :

+) Nhỏ từ từ axit vào muối cacbonat thì ban đầu H+ thiếu nên thứ tự phản ứng là:

            CO32- + H+ → HCO3-

            HCO3- + H+ → CO2 + H2O

Lời giải chi tiết :

Thêm từ từ HCl vào X thì sẽ xảy ra phản ứng theo thứ tự sau :

            CO32- + H+ → HCO3-

            HCO3- + H+ → CO2 + H2O

=> nCO2 = nH+ - nCO3 = 0,8 – 0,3 = 0,5 mol

Và nHCO3(Y) = nCO3 + nHCO3(X) – nCO2 = 0,3 + 0,6 – 0,5 = 0,4 mol

=> VCO2 = 11,2 lít

Và nCaCO3 = nHCO3 = 0,4 mol => m = 40 gam 

Câu 12 :

Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Kim loại M là:

  • A.

    Li

  • B.

    Na

  • C.

    K

  • D.

    Rb

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nAgCl = nCl(Y)

Đặt số mol các chất trong X lần lượt là : a, b, c mol

=> nCl(Y) = nMCl(Y) = nM = 2a + b + c = 0,7 mol

Và nCO2 = a + b = 0,4 mol

+) mX = mM2CO3 + mMHCO3 + mMCl = a.(2M + 60) + b.(M + 61) + c.(M + 35,5)

 

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ :

X → MCl → AgCl

=> nAgCl = nCl(Y) = 0,7 mol

Đặt số mol các chất trong X lần lượt là : a, b, c mol

=> nCl(Y) = nMCl(Y) = nM = 2a + b + c = 0,7 mol

Và nCO2 = a + b = 0,4 mol

Có mX = mM2CO3 + mMHCO3 + mMCl = a.(2M + 60) + b.(M + 61) + c.(M + 35,5)

=> (2a + b + c).M + 60.(a + b) + b + 35,5c = 32,65g

=> 0,7M = 8,65 – b – 35,5c < 8,65

=> M < 12,36

=> M là Li ( M = 7)

Câu 13 :

Cho từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 0,2M và KHCO3 0,1M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M, khuấy đều phản ứng hoàn toàn thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là

  • A.

    448,0

  • B.

    268,8

  • C.

    191,2

  • D.

    336,0

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Nhỏ từ từ muối cacbonat vào axit thì ban đầu H+ rất dư nên phản ứng là:

            2H+ + CO32- → CO2 + H2O

            HCO3- + H+ → CO2 + H2O

Lời giải chi tiết :

Vì cho từ từ muối vào axit nên lúc đầu axit rất dư, do đó các chất phản ứng theo tỷ lệ mol

nNa2CO3 : nNaHCO3 = 0,2 : 0,1 = 2 : 1 = 2x : x

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

HCO3- + H+ → CO2 + H2O

=> nHCl = 4x + x = 0,02 => x = 0,004 mol

=> nCO2 = 2x + x = 0,012 mol => V = 0,2688 lít = 268,8 ml

Câu 14 :

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2CO3 ; K2CO3 ; BaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được khí X và dung dịch Y. Để hấp thụ hoàn toàn khí X cần lượng tối thiểu 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Cô cạn dung dịch Y thu được 51,15g muối khan. Giá trị của m là

  • A.

    47,85

  • B.

    58,50

  • C.

    44,55

  • D.

    33,80

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nCO2 = nCO3 = 0,3 mol

2 mol Cl thay thế 1 mol CO3 trong muối

=> 0,3 mol CO3 bị thay thế bởi 0,6 mol Cl

Lời giải chi tiết :

+) Hấp thụ CO2 với lượng tối thiểu Ba(OH)2 khi :

Ba(OH)2 + 2CO2 → Ba(HCO3)2

=> nCO2 = nCO3 = 0,3 mol

Ta thấy 2 mol Cl thay thế 1 mol CO3 trong muối

=> 0,3 mol CO3 bị thay thế bởi 0,6 mol Cl

=> mMuối CO3 – mCO3  = mMuối Cl - mCl

=> mmuối CO3 = 47,85g

Câu 15 :

Hoà tan hoàn toàn 4,78 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ vào dung dịch HCl, thấy thoát ra V lít khí (đktc). Dung dịch thu được đem cô cạn thu được 5,33 gam muối khan. Giá trị của V là :

  • A.

    1,12

  • B.

    1,68

  • C.

    2,24

  • D.

    3,36

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nHCl = 2nhh muối cacbonat = 2x

+) nCO2 = nH2O = nhh muối cacbonat = x

+) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mhh muối cacbonat + mHCl = mmuối clorua + mCO2 + mH2O

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung muối của kim loại kiềm là A2CO3 và muối của kim loại kiềm thổ là BCO3

A2CO3 + 2HCl  → 2ACl + CO2 + H2O

BCO3 + 2HCl → BCl2 + CO2 + H2O

Gọi x là tổng số mol hh muối cacbonat

Ta có nHCl = 2nhh muối cacbonat = 2x

nCO2 = nH2O = nhh muối cacbonat = x

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có

mhh muối cacbonat + mHCl = mmuối clorua + mCO2 + mH2O

=>  5,33 – 4,78 = 36,5.2.x – 18x – 44x

=> x = 0,05 mol

=> V = 1,12 lít

Câu 16 :

Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M và K2CO3 0,2M thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch X. Cho 100 ml dung dịch KOH 0,6M và BaCl2 1,5M vào dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Giá trị V và m lần lượt là

  • A.

    1,0752 và 22,254 

  • B.

    1,0752 và 23,430

  • C.

    0,4480 và 25,800

  • D.

    0,4480 và 11,820

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Với bài toán nhỏ từ từ axit vào muối cacbonat và ngược lại . Ta có :

+) Nhỏ từ từ axit vào muối cacbonat thì ban đầu H+ thiếu nên thứ tự phản ứng là:

            CO32- + H+ → HCO3-

            HCO3- + H+ → CO2 + H2O

+) nSO4 2- < n­­Ba2+ => nBaSO4 = nBaCO3 = 0,06 mol

Lời giải chi tiết :

nH+ = 0,02 + 0,06 = 0,08 mol;  nHCO3-= 0,03 mol;  nCO32-= 0,06 mol

Đổ từ từ dung dịch axit vào hỗn hợp muối

CO32- + H+ → HCO3-

0,06      0,06    0,06        mol

HCO3- + H+ →CO2 + H2O

0,02       0,02                       mol   => V = 0,448 lít

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

0,06       0,06                      mol

nSO4 2- = 0,06 mol

n­­Ba2+ = 0,15 mol

=> nBaSO4 = nBaCO3 = 0,06 mol

=>Vậy  m = 0,06.233 + 0,06.197 = 25,8 gam

Câu 17 :

Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml . Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:

  • A.

    160

  • B.

    40

  • C.

    60

  • D.

    80

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sau phản ứng dung dịch có 0,01 mol NaOH ; 0,01 mol Na2CO3

+) nHCl = nOH + nCO3

Lời giải chi tiết :

nBa(OH)2 = 0,02 mol; nNaHCO3 = 0,03 mol

Ba(OH)2 + 2NaHCO3 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O

Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaOH

Sau phản ứng dung dịch có 0,01 mol NaOH ; 0,01 mol Na2CO3

Khi thêm từ từ HCl đến khi có khí thoát ra

OH- + H+ → H2O

CO32- + H+ → HCO3-

=> nHCl = 0,25V = nOH + nCO3 = 0,02 mol => V = 0,08 lít = 80 ml

Câu 18 :

Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết dung dịch X chứa 0,03 mol KHCO3 và 0,06 mol Na2CO3 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1M và KHSO4 0,3M được dung dịch Y và thấy thoát ra x mol CO2. Thêm dung dịch chứa 0,06 mol NaOH và 0,15 mol BaCl2 vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của x và m lần lượt là

  • A.

    0,048 và 22,254

  • B.

    0,045 và 22,254

  • C.

    0,084 và 8,274

  • D.

    0,035 và 13,980

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) $\left\{ \begin{gathered}\frac{x}{y} = \frac{{{n_{HCO_3^ - }}}}{{{n_{CO_3^{2 - }}}}} = \frac{{0,03}}{{0,06}} = 0,5 \hfill \\x + 2y = 0,08 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,016 \hfill \\y = 0,032 \hfill \\ \end{gathered} \right.$  

=> nCO2 = x + y = 0,048 mol

+) Vì nOH- > 2.nHCO3- => HCO3- tạo hết thành CO32-

+) Vì nBa2+ > nCO3 + nSO4 => nBaCO3 = nCO3 = 0,042 mol; nBaSO4 = nSO4 = 0,06 mol

Lời giải chi tiết :

nH+ = 0,08 mol; nHCO3- = 0,03 mol; nCO32- = 0,06 mol

Gọi x và y lần lượt là số mol của HCO3- và CO32- đã phản ứng

${HCO_3^ - {\text{ + }}{H^ + }\; \to C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O}$

${\;x\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\,\;x\;\;\;\;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;x}$

${CO_3^{2 - } + 2{H^ + } \to \;C{O_2} + {\text{ }}{H_2}O}$

${\;y\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;2y\;\;\;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;y}$

Do mỗi dung dịch hỗn hợp nhỏ xuống đều chứa  và  với số mol ion trong từng giọt tỉ lệ tương ứng với số mol ban đầu của mỗi ion nên để tính số mol CO2 (x + y) ta giải hệ

$\left\{ \begin{gathered}\dfrac{x}{y} = \dfrac{{{n_{HCO_3^ - }}}}{{{n_{CO_3^{2 - }}}}} = \dfrac{{0,03}}{{0,06}} = 0,5 \hfill \\x + 2y = 0,08 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,016 \hfill \\y = 0,032 \hfill \\ \end{gathered} \right.$

=> nCO2 = x + y = 0,048 mol

Do đó dung dịch sau phản ứng có chứa $\left\{ \begin{gathered}HCO_3^ - :0,03 - x = 0,014 \hfill \\CO_3^{2 - }:0,06 - y = 0,028 \hfill \\SO_4^{2 - }:0,06\,\, \hfill \\ \end{gathered} \right.$ 

Khi thêm dung dịch chứa 0,06 mol OH- và 0,15 mol Ba2+ vào dung dịch Y

Vì nOH- > 2.nHCO3- => HCO3- tạo hết thành CO32-

=> ∑nCO3 = 0,014 + 0,028 = 0,042 mol

Vì nBa2+ > nCO3 + nSO4 => nBaCO3 = nCO3 = 0,042 mol; nBaSO4 = nSO4 = 0,06 mol

=> mkết tủa = 197.0,042 + 233.0,06 = 22,254 gam

 

Câu 19 :

Hấp thu hoàn toàn 896 ml CO2 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,3M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Thêm từ từ HCl 0,5M vào dung dịch X đến khi xuất hiện khí thì hết V ml. Giá trị của V là

  • A.
    40 ml                            
  • B.
    80 ml                                      
  • C.
    60 ml                     
  • D.
    120 ml

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH tìm các chất có trong X

Nếu X có chứa OH-, CO3- hoặc CO3-, HCO3- thì phản ứng theo thứ tự sau

                                   OH- + H+ → H2O

                                 CO32- + H+ → HCO3-

                                                 HCO3- + H+ → H2O + CO2

Lời giải chi tiết :

 nCO2 = 0,04 mol

nBa(OH)2 = 0,02 mol và nNaOH =0,06 mol → nOH- = 0,1

                                  CO2 + 2OH- → CO32- + H2O

→ Phản ứng dư OH- : Ba2++ CO32- → BaCO3

→ DD X chứa NaOH : 0,02 mol và Na2CO3 : 0,02 mol

X + HCl thì HCl + NaOH → NaCl + H2O

                    HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl

→ nHCl = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol →V = 0,04 : 0,5 = 0,08 lít = 80ml

Câu 20 :

Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,48 mol HCl vào dung dịch chứa đồng thời x mol Na2CO3 và  0,2 mol NaHCO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,032 lít CO2 (đktc). giá trị của x là

  • A.
    0,15. 
  • B.
    0,28. 
  • C.
    0,14. 
  • D.
    0,30. 

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi cho H+ từ từ vào dd hỗn hợp x (mol) CO32- và 0,2 mol HCO3- sẽ xảy ra phản ứng theo thứ tự

H+ + CO32- → HCO3-

H+    + HCO3- →      CO2   +   H2O

Có khí CO2 thoát ra tức là phản ứng (1) đã xảy ra xong, CO32- pư hết

Lời giải chi tiết :

nCO2(đktc) = 4,032 :22,4 = 0,18 (mol)

Khi cho H+ từ từ vào dd hỗn hợp x (mol) CO32- và 0,2 mol HCO3- sẽ xảy ra phản ứng theo thứ tự

H+ + CO32- → HCO3-

x   ← x                          (mol)

H+    + HCO3- →      CO2   +   H2O

(0,48-x)          →  (0,48-x)

Có khí CO2 thoát ra tức là phản ứng (1) đã xảy ra xong, CO32- pư hết

=> nCO2 = 0,48 - x = 0,18

=> x = 0,3 (mol)

Câu 21 :

Cho hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 (tỉ lệ mol 2:1) vào bình chứa dung dịch Ba(HCO3)2thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 320 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

 

  • A.
    11,82 gam  
  • B.
    9,456 gam             
  • C.
    15,76 gam        
  • D.
    7,88 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xét dung dịch Y :

Y tác dụng được với 0,16 mol NaOH nên Y có HCO3- : HCO3- +  OH- → CO32- + H2O

→ nHCO3

Y + HCl : 0,32 mol thì H+   + HCO3- → H2O + CO2

                      BaCO3 +2H+ → Ba2+ +H2O + CO2

          Có thế có : CO32- + 2H+ → H2O + CO2

→ nCO3 + nBaCO3

Bảo toàn C → nNa2CO3

Lời giải chi tiết :

Xét dung dịch Y :

Y tác dụng được với 0,16 mol NaOH nên Y có HCO3- : HCO3- +  OH- → CO32- + H2O

→ nHCO3 = 0,16 mol

Y + HCl : 0,32 mol thì H+   + HCO3- → H2O + CO2

              BaCO3 +2H+ → Ba2+ +H2O + CO2

          Có thế có : CO32- + 2H+ → H2O + CO2

→ nCO3 + nBaCO3 = ( 0,32 – 0,16 ) : 2 = 0,08 mol

Xét phản ứng Na2CO3 và KHCO3  + Ba(HCO3)2

                     CO32-    +       Ba2+     → BaCO3

Bảo toàn C có nNa2CO3 = nCO3(Y) + nBaCO3 = 0,08 → nKHCO3 = 0,04

Sau pư có nHCO3 = 0,04 + 2nBa(HCO3)2 = 0,16

→ nBa(HCO3)2 = 0,06 → pư trên có CO32- dư nên nBaCO3 = 0,06

→ mBaCO3 = 11,82 g

Trắc nghiệm Bài 27. Nhôm và hợp chất - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Nhôm và hợp chất Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 27. Hợp chất của nhôm - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 27. Hợp chất của nhôm Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập nhôm và hợp chất của nhôm tác dụng với dung dịch kiềm - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập nhôm và hợp chất của nhôm tác dụng với dung dịch kiềm Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập muối aluminat tác dụng với axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập muối aluminat tác dụng với axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập phản ứng nhiệt nhôm không hoàn toàn - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập phản ứng nhiệt nhôm không hoàn toàn Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm hay và khó (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm hay và khó (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm hay và khó (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Kim loại kiềm - kiềm thổ - nhôm hay và khó (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 6 - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 6 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 26. Nước cứng - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Nước cứng Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập kim loại kiềm và kiềm thổ tác dụng với nước - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập kim loại kiềm và kiềm thổ tác dụng với nước Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 25. Kim loại kiềm và hợp chất - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 25. Kim loại kiềm và hợp chất Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết