Trắc nghiệm Bài 2. Thủy phân chất béo - Hóa 12
Đề bài
Thủy phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là:
-
A.
C17H35COOH và glixerol.
-
B.
C15H31COONa và glixerol.
-
C.
C15H31COOH và glixerol.
-
D.
C17H35COONa và glixerol.
Thủy phân hoàn toàn một lượng tristrearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glyxerol và:
-
A.
3 mol C17H35COONa.
-
B.
3 mol C17H33COONa.
-
C.
1 mol C17H33COONa
-
D.
3 mol C17H31COONa.
Đun glixerol với hỗn hợp các gồm n axit béo khác nhau (có xúc tác H2SO4) có thể thu được bao nhiêu loại trieste (chỉ tính đồng phân cấu tạo) ?
-
A.
\(\dfrac{{{n^2}.(n + 1)}}{2}\)
-
B.
\(\dfrac{{n.(n + 1)}}{2}\)
-
C.
\(\dfrac{{{n^2}.(n + 2)}}{2}\)
-
D.
\(\dfrac{{n.(n + 2)}}{2}\)
Cho hỗn hợp X gồm 2 axit béo RCOOH và R’COOH tác dụng với glixerol. Số lượng chất béo tối đa có thể thu được là bao nhiêu ?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
6
-
D.
2
Thủy phân 1 chất béo X trong môi trường axit, sau phản ứng thu được glixerol và 2 axit béo.
Xác định số đồng phân cấu tạo của X ?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
1
-
D.
5
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Khối lượng phân tử của X là:
-
A.
886
-
B.
890
-
C.
884
-
D.
888
Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với H2O dư, đun nóng, có xúc tác H2SO4 thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
-
A.
27,6.
-
B.
4,6.
-
C.
14,4.
-
D.
9,2.
Tính lượng triolein cần để điều chế 5,88 kg glixerol ( H = 85%) ?
-
A.
66,47 kg.
-
B.
56,5 kg.
-
C.
48,025 kg.
-
D.
22,26 kg.
Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và:
-
A.
Phenol.
-
B.
Glixerol.
-
C.
Ancol đơn chức
-
D.
Este đơn chức.
Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
-
A.
C15H31COONa và etanol
-
B.
C17H35COOH và glixerol.
-
C.
C15H31COOH và glixerol.
-
D.
C17H35COONa và glixerol.
Xà phòng hóa hoàn toàn trieste X bằng dd NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4g muối của một axit no. Axit đó là
-
A.
Stearic
-
B.
Oleic
-
C.
Panmitic
-
D.
Linoleic
Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
-
A.
17,80 gam.
-
B.
18,24 gam.
-
C.
16,68 gam
-
D.
18,38 gam.
Đun nóng chất béo cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là
-
A.
13,8
-
B.
4,6
-
C.
6,975
-
D.
9,2
Một loại chất béo có M tb = 792,8. Từ 10 kg chất béo trên sẽ điều chế được m kg xà phòng natri có 28% chất phụ gia. m có giá trị
-
A.
13,48kg
-
B.
14,38kg
-
C.
10,353kg
-
D.
14,83 kg
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 7 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 800 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
-
A.
0,16.
-
B.
0,40.
-
C.
0,20
-
D.
0,10.
Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
-
A.
H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)
-
B.
Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)
-
C.
Dung dịch NaOH (đun nóng)
-
D.
H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
Chất béo X tác dụng với H2 (xúc tác: Ni, t0) theo tỷ lệ mol tối đa ${n_X}:{n_{{H_2}}} = 1:3$. X là:
-
A.
Trilinolein.
-
B.
Tripanmitin .
-
C.
Tristearin.
-
D.
Triolein
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
-
A.
3
-
B.
2
-
C.
4
-
D.
1
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
-
A.
Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
-
B.
Chất béo là đi este của glixerol và các axit béo.
-
C.
Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.
-
D.
Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậmbởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
2
Cho triolein lần lượt tác dụng với Na, H2 (Ni, to), dung dịch NaOH (to), Cu(OH)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là:
-
A.
3
-
B.
1
-
C.
4
-
D.
2
Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được glixerol, natri stearate và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được H2O và 9,12 mol CO2. Mặt khác m gam X tác dụng hoàn toàn với H2 dư(xúc tác Ni, nung nóng) thu được chất béo Y. Đem toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với NaOH vừa đủ, thu lấy toàn bộ muối sau phản ứng đốt cháy trong oxi dư thì thu được tối đa a gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
-
A.
145
-
B.
150
-
C.
155
-
D.
160
Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitin và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Phân tử X có 5 liên kết π.
-
B.
Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
-
C.
Công thức phân tử chất X là C52H96O6.
-
D.
1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch.
Hỗn hợp X gồm các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, cần dùng vừa đủ 3,75 mol O2 thì thu được H2O và 2,7 mol CO2. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 50,4 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
-
A.
52,08.
-
B.
48,72.
-
C.
41,04.
-
D.
43,40.
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam nước. Mặt khác thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
-
A.
31,92
-
B.
36,72
-
C.
40,40
-
D.
35,60
Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
-
A.
0,08.
-
B.
0,20.
-
C.
0,04.
-
D.
0,16.
Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
-
A.
82,4.
-
B.
97,6.
-
C.
80,6.
-
D.
88,6.
Câu 40. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 3 gam mỡ lợn và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp và liên tục khuấy bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất vào để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi rồi để nguội.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 9 – 12 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu ăn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
-
B.
Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào là để tăng hiệu suất phản ứng.
-
C.
Sau bước 3, chất lỏng trong bát sứ hòa tan được Cu(OH)2.
-
D.
Sau bước 3, chất rắn nổi lên chính là xà phòng
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất béo X cần dùng vừa đủ 3,24 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng chất béo trên bằng NaOH thu được m gam hỗn hợp hai muối của axit oleic và axit stearic. Biết lượng X trên có thể làm mất màu dung dịch chứa tối đa 0,04 mol Br2. Giá trị của m là
-
A.
36,56.
-
B.
35,52.
-
C.
18,28.
-
D.
36,64.
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 6,14 mol O2. Giá trị của m là
-
A.
68,40.
-
B.
60,20.
-
C.
68,80.
-
D.
68,84.
Thủy phân chất béo triglixerit X trong dung dịch NaOH người ta thu được xà phòng là hỗn hợp 2 muối natri oleat, natri panmitat theo tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 1. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là
-
A.
b - c = 4a
-
B.
b - c = 2a
-
C.
b - c = 5a
-
D.
b - c = 3a
Khi đun nóng 2,225 kg chất béo Tristearin (có chứa 20% tạp chất trơ) với dung dịch NaOH dư. Giả sử hiệu suất của phản ứng 100%. Khối lượng glixerol thu được là
-
A.
0,184 kg.
-
B.
0,216 kg.
-
C.
0,235 kg.
-
D.
0,385 kg.
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
-
A.
0,2.
-
B.
0,24.
-
C.
0,12.
-
D.
0,16.
Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là
-
A.
884
-
B.
862
-
C.
886
-
D.
860
Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và 91,8 gam muối của 1 axit béo. Giá trị của m là
-
A.
80
-
B.
89
-
C.
79
-
D.
107
Khi thuỷ phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối C17H35COONa, C15H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần và glixerol. Trong phân tử X có
-
A.
3 gốcC17H35COO.
-
B.
2 gốc C15H31COO.
-
C.
2 gốc C17H35COO.
-
D.
3 gốcC15H31COO.
Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO2 và 1,53 mol H2O. Cho 25,74 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
-
A.
27,72.
-
B.
27,42.
-
C.
26,58.
-
D.
24,18.
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 7,8 mol O2 thu được 5,5 mol CO2 và 5,2 mol H2O. Mặt khác cho a gam X phản ứng với vừa đủ dung dịch Br2. Số mol Br2 tham gia phản ứng là:
-
A.
0,2
-
B.
0,1
-
C.
0,4
-
D.
0,3
Cho 28,96 gam hỗn hợp X gồm chất béo Y và axit Z (trong đó Y được tạo từ glixerol và axit Z) tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH thu được 1,84 gam glixerol. Phân tử khối của axit Z là:
-
A.
237 đvC.
-
B.
282 đvC.
-
C.
284 đvC.
-
D.
256 đvC.
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 3H2O \(\underset{{{t^o}}}{\overset{{{H_2}S{O_4}}}{\longleftrightarrow}}\) X1 + X2 + X3 + X4
(b) X1 + 2H2 \(\xrightarrow{{Ni,{t^o}}}\) X2
Cho biết: X là triglixerit có số liên kết π nhỏ hơn 6 và có 55 nguyên tử cacbon trong phân tử; X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau, X2 nhiều hơn X3 hai nhóm CH2. Nhận định nào sau đây không đúng?
-
A.
%mH trong X3 là 12,5%.
-
B.
X4 là glixerol.
-
C.
X có 5 liên kết π.
-
D.
%mC trong X1 < 77%.
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 0,32 mol O2 thu được 0,228 mol CO2 và 0,208 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 45 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là
-
A.
3,768
-
B.
3,712
-
C.
2,808
-
D.
3,692
Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 86,76 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 7,47 mol O2, thu được H2O và 5,22 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
-
A.
50,04 gam.
-
B.
53,40 gam.
-
C.
51,72 gam.
-
D.
48,36 gam.
Thực hiện xà phòng hóa m gam chất béo X bằng KOH thu được 96,2 gam chất rắn và 9,2 gam glixerol. Giá trị m là:
-
A.
88,6.
-
B.
102,6.
-
C.
105,4.
-
D.
99,8.
Hỗn hợp X gồm các triglixerit trong phân tử đều chứa axit stearic, axit oleic, axit linoleic.Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần a mol O2 thu được 0,285 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ được m1 gam muối. Giá trị a và m1 lần lượt là
-
A.
0,8 và 8,82.
-
B.
0,4 và 4,56.
-
C.
0,4 và 4,32.
-
D.
0,8 và 4,56.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x - 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,45 mol. Giá trị của a là
-
A.
0,08.
-
B.
0,15.
-
C.
0,2.
-
D.
0,05.
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7-10 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng.
(c) Ở bước 2 nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.
Số phát biểu đúng là
-
A.
1.
-
B.
4.
-
C.
3.
-
D.
2.
Lời giải và đáp án
Thủy phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là:
-
A.
C17H35COOH và glixerol.
-
B.
C15H31COONa và glixerol.
-
C.
C15H31COOH và glixerol.
-
D.
C17H35COONa và glixerol.
Đáp án : A
Tristearin có công thức là: (C17H35COO)3C3H5
(C17H35COO)3C3H5 + 3H2O → 3C17H35COOH + C3H5(OH)3
Thủy phân hoàn toàn một lượng tristrearin trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1 mol glyxerol và:
-
A.
3 mol C17H35COONa.
-
B.
3 mol C17H33COONa.
-
C.
1 mol C17H33COONa
-
D.
3 mol C17H31COONa.
Đáp án : A
Tristearin là trieste của glixerol và axit stearic ( C17H35COOH).
Khi thủy phân trong dung dịch kiềm sẽ tạo muối và glixerol.
(1 mol trieste tạo 1mol glixerol và 3 mol muối Na)
Đun glixerol với hỗn hợp các gồm n axit béo khác nhau (có xúc tác H2SO4) có thể thu được bao nhiêu loại trieste (chỉ tính đồng phân cấu tạo) ?
-
A.
\(\dfrac{{{n^2}.(n + 1)}}{2}\)
-
B.
\(\dfrac{{n.(n + 1)}}{2}\)
-
C.
\(\dfrac{{{n^2}.(n + 2)}}{2}\)
-
D.
\(\dfrac{{n.(n + 2)}}{2}\)
Đáp án : A
Ta thấy rằng +) Trieste gồm 1 loại axit béo -> có 1 đồng phân.
+) Trieste gồm 2 loại axit béo -> có 4 đồng phân.
+ Trieste gồm 3 loại axit béo -> có 3 đồng phân.
Lần lượt chọn 1 trong n, 2 trong n, 3 trong n (ứng với 3 loại Trieste kể trên) :\(C_n^1;C_n^2;C_n^3\)
Số đồng phân là : \(1. C_n^1 + 4.C_n^2 + 3.C_n^3\) \(= n + 4.\dfrac{{n!}}{{2!.(n - 2)!}} + 3.\dfrac{{n!}}{{3!(n - 3)!}}\) =\(\dfrac{{{n^2}.(n + 1)}}{2}\)
Cho hỗn hợp X gồm 2 axit béo RCOOH và R’COOH tác dụng với glixerol. Số lượng chất béo tối đa có thể thu được là bao nhiêu ?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
6
-
D.
2
Đáp án : C
Cách 1:
TH1: 3 gốc axit béo giống nhau $\left\{ \begin{array}{l}{(RCOO)_3}{C_3}{H_5}\\{(R'COO)_3}{C_3}{H_5}\end{array} \right.$
TH2: 2 gốc axit béo giống nhau $\left[ \begin{array}{l}2R + R'\\2R' + R\end{array} \right.$ mỗi trường hợp có 2 cách lựa chọn
RCOO RCOO RCOO R'COO
RCOO R'COO R’COO RCOO
R’COO RCOO R'COO R'COO
Vậy có tất cả 6 CTCT
Cách 2: Áp dụng công thức giải nhanh
Số đồng phân: \(\dfrac{{{n^2}(n + 1)}}{2} = 6\)
Thủy phân 1 chất béo X trong môi trường axit, sau phản ứng thu được glixerol và 2 axit béo.
Xác định số đồng phân cấu tạo của X ?
-
A.
3
-
B.
4
-
C.
1
-
D.
5
Đáp án : B
Chất béo + H2O → C3H5(OH)3 + 2 axit
=> Chất béo chứa 2 gốc axit => Trong phân tử chứa 2 loại gốc axit béo
=> $\left[ \begin{array}{l}2R + R'(2dp)\\2R' + R(2dp)\end{array} \right.$
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Khối lượng phân tử của X là:
-
A.
886
-
B.
890
-
C.
884
-
D.
888
Đáp án : D
M = C3H5 + (oleic – H) + 2.(stearic – H) = 41 + (282 – 1) + 2.(284 – 1) = 888g
Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với H2O dư, đun nóng, có xúc tác H2SO4 thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
-
A.
27,6.
-
B.
4,6.
-
C.
14,4.
-
D.
9,2.
Đáp án : D
- Tính số mol của glixerol
n glixerol = n este
- Tính m
n glixerol = n este = 0,1 mol
=> m glixerol = 0,1. 92 = 9,2 gam
Tính lượng triolein cần để điều chế 5,88 kg glixerol ( H = 85%) ?
-
A.
66,47 kg.
-
B.
56,5 kg.
-
C.
48,025 kg.
-
D.
22,26 kg.
Đáp án : A
Bước 1: Tính số mol glixerol
Bước 2: Tính lượng triolein lý thuyết
n triolein = n glixerol
Bước 3: Tính lượng triolein thực tế thu được
\(H\% = \dfrac{{m\,{_{LT}}}}{{m\,{_{TT}}}}.100 = > m\,{_{TT}} = m\,{_{LT}}.\dfrac{{100 }}{{H\%}}\)
\(\begin{array}{l}n{{\rm{ }}_{triolein{\rm{ }}}} = {\rm{ }}n{{\rm{ }}_{glixerol}} = \dfrac{{5,88}}{{92}}(kmol)\\m{{\rm{ }}_{ly\,\,thuyet\,\,\,triolein{\rm{ }}}} = \dfrac{{5,88}}{{92}}.884(kg)\\{m_{thuc\,\,te}}\,{\,_{triolein}} = \dfrac{{5,88}}{{92}}.884.\dfrac{{100}}{{85}} \approx 66,47kg\end{array}\)
Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và:
-
A.
Phenol.
-
B.
Glixerol.
-
C.
Ancol đơn chức
-
D.
Este đơn chức.
Đáp án : B
Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và glixerol
Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
-
A.
C15H31COONa và etanol
-
B.
C17H35COOH và glixerol.
-
C.
C15H31COOH và glixerol.
-
D.
C17H35COONa và glixerol.
Đáp án : D
${({C_{17}}{H_{35}}COO)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH \to 3{C_{17}}{H_{35}}COONa + {C_3}{H_5}{(OH)_3}$
Xà phòng hóa hoàn toàn trieste X bằng dd NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4g muối của một axit no. Axit đó là
-
A.
Stearic
-
B.
Oleic
-
C.
Panmitic
-
D.
Linoleic
Đáp án : C
Bước 1: Tính nmuối
Bước 2: Tính M muối
Bước 3: Xác định axit
MRCOONa = MR +67
\(\begin{array}{l} {n_{glixerol}} = 0,1mol\\{n_{muoi}} = 3\,{n_{glixerol}} = 0,06mol\\ = > {M_{muoi}} = \dfrac{{83,4}}{{0,3}} = 278\\ = > {M_R} + {\rm{ }}44{\rm{ }} + {\rm{ }}23{\rm{ }} = {\rm{ }}278\\ = > {M_R} = 211: - {C_{15}}{H_{31}}\\{({C_{15}}{H_{31}}{\rm{COO}})_3}{C_3}{H_5}:tripanmitin\end{array}\)
Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
-
A.
17,80 gam.
-
B.
18,24 gam.
-
C.
16,68 gam
-
D.
18,38 gam.
Đáp án : A
Bảo toàn khối lượng: m xà phòng = m chất béo + m NaOH – m glixerol
n NaOH = 3 n glixerol => n glixerol = 0,02 mol
BTKL: m xà phòng = m chất béo + m NaOH – m glixerol
= 17,24 + 0,06. 40 – 0,02. 92= 17,8 gam
Đun nóng chất béo cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là
-
A.
13,8
-
B.
4,6
-
C.
6,975
-
D.
9,2
Đáp án : B
Bước 1: Tính nNaOH
\(C\% = \dfrac{{{m_{NaOH}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\)
Bước 2: Tính khối lượng glixerol
nNaOH = 3nglixerol.
\(\begin{array}{l}{m_{NaOH}} = \dfrac{{40.15}}{{100}} = 6(kg)\\{n_{NaOH}} = 0,15(kmol)\\{n_{NaOH}} = 3{n_{glixerol}} = > {n_{glixerol}} = 0,15:3 = 0,05(kmol)\\{m_{glixerol}} = 0,05.92 = 4,6(kg)\end{array}\)
Một loại chất béo có M tb = 792,8. Từ 10 kg chất béo trên sẽ điều chế được m kg xà phòng natri có 28% chất phụ gia. m có giá trị
-
A.
13,48kg
-
B.
14,38kg
-
C.
10,353kg
-
D.
14,83 kg
Đáp án : B
Bước 1: Tính số mol chất béo.
Bước 2: Tính khối lượng xà phòng
n NaOH = 3nchất béo
n glixerol = nchất béo
BTKL: ${m_{c.beo}} + {m_{NaOH}} = {m_{xa\,phong}} + {m_{glixerol}}$
Xà phòng natri có 28% phụ gia => xà phòng chứa 72% muối natri.
\(\begin{align} & {{n}_{c.beo}}=\dfrac{10}{792,8}(kmol) \\ & {{n}_{NaOH}}=3{{n}_{c.beo}}=3.\dfrac{10}{792,8}=>{{m}_{NaOH}}=3.\dfrac{10.40}{792,8}(kg) \\ & {{n}_{glixerol}}={{n}_{c.beo}}=\dfrac{10}{792,8}=>{{m}_{glixerol}}=\dfrac{10}{792,8}.92(kg) \\ & \xrightarrow{BTKL}{{m}_{c.beo}}+{{m}_{NaOH}}={{m}_{xa\,phong}}+{{m}_{glixerol}} \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,=>{{m}_{xa\,phong}}=10+3.\dfrac{10.40}{792,8}-\frac{10.92}{792,8}=10,35kg \\\end{align}\)
Do xà phòng natri có 28% phụ gia=> khối lượng xà phòng cần tìm là:
\(10,35.\dfrac{{100}}{{100 - 28}} = 14,375 \approx 14,38kg\)
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 7 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 800 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
-
A.
0,16.
-
B.
0,40.
-
C.
0,20
-
D.
0,10.
Đáp án : A
Tổng quát : nCO2 – nH2O = (tổng số liên kết pi – 1) . nbéo
=> tổng số liên kết pi= 8
Trong đó có 3 pi của COO không thể tham gia phản ứng với Br2
=> nBr2 = (8 – 3).nbéo => a = 0,16 mol
Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
-
A.
H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)
-
B.
Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)
-
C.
Dung dịch NaOH (đun nóng)
-
D.
H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
Đáp án : B
Xem lại lí thuyết chất béo
A. Triolein thủy phân trong môi trường axit cho sp là axit oleic và glixerol
C. Triolein phản ứng với dd NaOH (xà phòng hóa) cho sp là muối natri của axit oleic và glixerol.
D. Trong phân tử triolein có chứa liên kết pi nên có phản ứng với H2(xt Ni, t0)
B. Triolein không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
Chất béo X tác dụng với H2 (xúc tác: Ni, t0) theo tỷ lệ mol tối đa ${n_X}:{n_{{H_2}}} = 1:3$. X là:
-
A.
Trilinolein.
-
B.
Tripanmitin .
-
C.
Tristearin.
-
D.
Triolein
Đáp án : D
${n_X}:{n_{{H_2}}} = 1:3$
X có 3 liên kết π trong gốc hidrocacbon → X là triolein.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
-
A.
3
-
B.
2
-
C.
4
-
D.
1
Đáp án : A
Phát biểu: (a); (b); (c) đúng.
(d): sai Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
-
A.
Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
-
B.
Chất béo là đi este của glixerol và các axit béo.
-
C.
Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.
-
D.
Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậmbởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu.
Đáp án : B
A. Đúng, Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
B.Sai, Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
C. Đúng, Phản ứng:
$\left| \begin{align}& {{({{C}_{17}}{{H}_{33}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}+3{{H}_{2}} \\ & {{({{C}_{17}}{{H}_{31}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}+6{{H}_{2}} \\ \end{align} \right.\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}{{({{C}_{17}}{{H}_{35}}COO)}_{3}}{{C}_{3}}{{H}_{5}}$
D. Đúng, Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axitkhông no của chất béo bị oxihóa chậmbởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu
Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
-
A.
3
-
B.
5
-
C.
4
-
D.
2
Đáp án : C
$\begin{array}{l}C{H_3}COO{C_6}{H_5} + 2NaOH \to C{H_3}COONa + {C_6}{H_5}ONa + {H_2}O\\\,\,\,Phenyl{\rm{ }}axetat\\C{H_3}COOC{H_2}CH = C{H_2} + NaOH \to C{H_3}COONa + HOC{H_2}CH = C{H_2}\\\,\,\,\,\,anylaxetat\\C{H_3}COOC{H_3} + NaOH \to C{H_3}COONa + C{H_3}OH\\\,\,\,\,metylaxetat\\HCOO{C_2}{H_5} + NaOH \to HCOONa + {C_2}{H_5}OH\\\,\,\,\,etylfomiat\\{({C_{15}}{H_{31}}COO)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH \to 3{C_{15}}{H_{31}}COONa + {C_3}{H_5}{(OH)_3}\\\,\,\,\,tripanmitin\end{array}$
Vậy có 4 chất khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol
Cho triolein lần lượt tác dụng với Na, H2 (Ni, to), dung dịch NaOH (to), Cu(OH)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là:
-
A.
3
-
B.
1
-
C.
4
-
D.
2
Đáp án : D
Triolein có CT (C17H33COO)3C3H5
k = 1
=> triolein phản ứng với H2 (Ni, to), dung dịch NaOH (to)
Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH thu được glixerol, natri stearate và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được H2O và 9,12 mol CO2. Mặt khác m gam X tác dụng hoàn toàn với H2 dư(xúc tác Ni, nung nóng) thu được chất béo Y. Đem toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với NaOH vừa đủ, thu lấy toàn bộ muối sau phản ứng đốt cháy trong oxi dư thì thu được tối đa a gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
-
A.
145
-
B.
150
-
C.
155
-
D.
160
Đáp án : B
X có CTHH là (C17H33COO)n(C17H35COO)3-n C3H5
X + O2 → 57CO2 → nX
X + H2 → (C17H35COO)3 C3H5 : ? mol
Y + NaOH → 3C17H35COONa : ? mol
C17H35COONa + O2 → CO2 +Na2CO3 + H2O
Bảo toàn H
X có CTHH là (C17H33COO)n(C17H35COO)3-n C3H5
X + O2 → 57CO2 → nX = 9,12 : 57 = 0,16 mol
X + H2 → (C17H35COO)3 C3H5 : 0,16 mol
Y + NaOH → 3C17H35COONa : 0,48 mol
Bảo toàn nguyên tố H khi đốt muối có 2nH2O = nH = 0,48. 35 =16,8 mol
→ nH2O = 8,4 mol → mH2O = 151,2 gam gần nhất với 150 gam
Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitin và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Phân tử X có 5 liên kết π.
-
B.
Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
-
C.
Công thức phân tử chất X là C52H96O6.
-
D.
1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch.
Đáp án : C
Từ dữ kiện thu được số mol muối natri panmitin và natri oleat → công thức của triglixerit ban đầu tạo bởi 2 gốc axit olein và 1 gốc axit panmitin với glixerol
Từ đó kết luận được các nhận định đề cho là đúng hay sai
=> CTCT của X là:
A. đúng, phân tử X có 5 liên kết π với 3 liên kết π trong nhóm -COO- và 2 liên kết π C=C trong nhóm C17H33-
B. đúng
C. sai, công thức phân tử của X là C55H102O6
D. đúng, vì X có 2 liên kết π C=C trong nhóm C17H33-
Hỗn hợp X gồm các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, cần dùng vừa đủ 3,75 mol O2 thì thu được H2O và 2,7 mol CO2. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 50,4 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
-
A.
52,08.
-
B.
48,72.
-
C.
41,04.
-
D.
43,40.
Đáp án : A
Đặt công thức của hỗn hợp X các triglixerit là (RCOO)3C3H5 : 0,05 (mol) (với R là giá trị trung bình)
BTNT (O) ta có: \(6{n_X} + 2{n_{{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} + 2{n_{C{O_2}}} \to {n_{{H_2}O}} = ?\,\,mol\)
BTKL ta có: \({m_X} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} - {m_{{O_2}}} = ?\)
\( \to {M_X} = \dfrac{{{m_X}}}{{{n_X}}} = ?\)
Xét 50,4 gam X phản ứng với NaOH → nX = ? (mol)
PTHH: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
BTKL ta có: mX + mNaOH = mmuối + \({m_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}}\)
Đặt công thức của hỗn hợp X các triglixerit là (RCOO)3C3H5 : 0,05 (mol) (với R là giá trị trung bình)
BTNT (O) ta có:\(6{n_X} + 2{n_{{O_2}}} = {n_{{H_2}O}} + 2{n_{C{O_2}}}\)
→ 0,05.6 + 2.3,75 = \({n_{{H_2}O}}\) + 2.2,7
→ \({n_{{H_2}O}}\) = 2,4 (mol)
BTKL ta có: mX = \({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} - {m_{{O_2}}}\) = 2,7.44 + 2,4.18 - 3,75.32 = 42
\({M_X} = \dfrac{{42}}{{0,05}} = 840\) g/mol
Xét 50,4 gam X phản ứng với NaOH
\({n_X} = \dfrac{{50,4}}{{840}} = 0,06\,\,mol\)
PTHH: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,06 → 0,18 → 0,06 (mol)
BTKL ta có: mX + mNaOH = mmuối + \({m_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}}\)
→ 50,4 + 0,18.40 = mmuối + 0,06.92
→ mmuối = 52,08 (g)
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam nước. Mặt khác thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
-
A.
31,92
-
B.
36,72
-
C.
40,40
-
D.
35,60
Đáp án : B
a g X + 3,26 mol O2 → 2,28 mol CO2 + 39,6 gam nước
Bảo toàn khối lượng → a
Bảo toàn nguyên tố O → nX
X + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3
Bảo toàn khối lượng → mmuối
Ta có a g X + 3,26 mol O2 → 2,28 mol CO2 + 39,6 gam nước
Bảo toàn khối lượng có a + 3,26.32 = 2,28.44 + 39,6 → a = 35,6 gam
Bảo toàn nguyên tố O có nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nO(X) + 2.3,26 = 2.2,28 + 2,2 → nO(X) = 0,24 mol
Vì X là triglixerit nên X chứa 6 O trong công thức phân tử nên nX = 0,04 mol
Ta có a gam X + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3
Ta có nNaOH = 3nX = 3.0,04 =0,12 mol
nC3H5(OH)3 = 0,04 mol
Bảo toàn khối lượng có mX + mNaOH =mmuối + mC3H5(OH)3
→ 35,6 + 0,12.40 = 0,04.92 + mmuối → mmuối = 36,72 g
Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
-
A.
0,08.
-
B.
0,20.
-
C.
0,04.
-
D.
0,16.
Đáp án : A
m (g) X phản ứng với tối đa a mol Br2 thì cũng phản ứng được tối đa a mol H2
Quy đổi X thành: (C17H35COO)3C3H5 và H2 (-a mol)
(1) Phương trình áp dụng BTKL
(2) Phương trình áp dụng bảo toàn O
Giải hệ thu được a, b
m (g) X phản ứng với tối đa a mol Br2 thì cũng phản ứng được tối đa a mol H2
Quy đổi X thành: (C17H35COO)3C3H5 và H2 (-a mol)
(1) BTKL: 890b - 2a + 3,22.32 = 2,28.44 + 18.(55b - a)
(2) Bảo toàn O: 6b + 3,22.2 = 2,28.2 + (55b - a)
Giải hệ được a = 0,08 và b = 0,04
Vậy a = 0,08
Thủy phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
-
A.
82,4.
-
B.
97,6.
-
C.
80,6.
-
D.
88,6.
Đáp án : D
Giả sử chất béo X có độ bất bão hòa toàn phân tử là k.
+ Khi đốt cháy: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)
+ Khi tác dụng với Br2 thì: X + (k-3) Br2 → Sản phẩm cộng
*Đốt a mol X:
Bảo toàn O → nH2O = 6nX + 2nO2 - 2nCO2 = 6a + 2.7,75 - 2.5,5 = 6a + 4,5 (mol)
Giả sử chất béo X có độ bất bão hòa toàn phân tử là k.
Ta có công thức: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \to a = \frac{{5,5 - \left( {6{\rm{a}} + 4,5} \right)}}{{k - 1}}\)
→ ak + 5a = 1 (1)
*a mol X + Br2 thì:
X + (k - 3)Br2 → Sản phẩm cộng
→ nBr2 = (k - 3).nX → 0,2 = (k - 3).a
→ ak - 3a = 0,2 (2)
Như vậy ta có hệ pt: \(\left\{ \begin{array}{l}ak + 5{\rm{a}} = 1\\ak - 3{\rm{a}} = 0,2\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}ak = 0,5\\a = 0,1\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}k = 5\\a = 1\end{array} \right.\)
BTKL phản ứng cháy
→ mX = mCO2 + mH2O - mO2 = 85,8 gam
BTKL phản ứng thủy phân
→ mmuối = mX + mNaOH - mC3H5(OH)3 = 85,8 + 0,3.40 - 0,1.92 = 88,6 gam
Câu 40. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 3 gam mỡ lợn và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp và liên tục khuấy bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất vào để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi rồi để nguội.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 9 – 12 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu ăn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
-
B.
Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào là để tăng hiệu suất phản ứng.
-
C.
Sau bước 3, chất lỏng trong bát sứ hòa tan được Cu(OH)2.
-
D.
Sau bước 3, chất rắn nổi lên chính là xà phòng
Đáp án : B
Lý thuyết về phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm
A đúng, vì mỡ lợn và dầu ăn đều có thành phần chính là chất béo.
B sai, vì mục đích thêm NaCl bão hòa là để làm tăng khối lượng riêng của dung dịch phía dưới và làm giảm độ tan của xà phòng, khiến cho xà phòng dễ nổi lên và tách ra khỏi dung dịch hơn.
C đúng, vì chất lỏng trong bát sứ có chứa glixerol có thể hòa tan được Cu(OH)2.
D đúng, chất rắn nổi lên chính là xà phòng.
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất béo X cần dùng vừa đủ 3,24 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng chất béo trên bằng NaOH thu được m gam hỗn hợp hai muối của axit oleic và axit stearic. Biết lượng X trên có thể làm mất màu dung dịch chứa tối đa 0,04 mol Br2. Giá trị của m là
-
A.
36,56.
-
B.
35,52.
-
C.
18,28.
-
D.
36,64.
Đáp án : D
Phương pháp hiđro hóa chất béo
Phương pháp bảo toàn nguyên tố
Lượng X có thể làm mất màu tối đa 0,04 mol Br2
→ Hiđro hóa hoàn toàn lượng X trên cần 0,04 mol H2 tạo thành Y có công thức (C17H35COO)3C3H5
Vậy lượng O2 cần dùng để đốt lượng Y trên bằng tổng lượng O2 đốt X và lượng O2 đốt H2
→ nO2 = 3,24 + 1/2.nH2 = 3,26 mol
Đặt nX = nY = a (mol)
Sơ đồ:
Bảo toàn O → 6a + 2.3,26 = 2.57a + 55a → a = 0,04
Nếu Y phản ứng hết với NaOH thì thu được C17H35COONa (0,12 mol)
→ mmuối (do Y) = 0,12.306 = 36,72 (gam)
→ mmuối (do X) = mmuối (do Y) - mH2 = 36,72 - 2.0,04 = 36,64 gam
Vậy m = 36,64 gam
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm các triglixerit bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp X gồm ba muối C17HxCOONa, C15H31COONa, C17HyCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4 : 5. Hiđro hóa hoàn toàn m gam E, thu được 68,96 gam hỗn hợp Y. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần vừa đủ 6,14 mol O2. Giá trị của m là
-
A.
68,40.
-
B.
60,20.
-
C.
68,80.
-
D.
68,84.
Đáp án : A
- Từ tỉ lệ mol của các muối trong X ⟹ số C trung bình của chất béo
- Khi hiđro hóa hết chất béo E sẽ thu được chất béo no Y → Công thức trung bình của chất béo no Y.
Tính số mol của Y (dựa vào khối lượng và M) → số mol của E → số mol của mỗi muối
- Xét phản ứng đốt X: Áp đụng định luật bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng => m
Từ tỉ lệ mol của các muối trong X ta giả sử X chứa:
C17HxCOONa: 3a (mol)
C15H31COONa: 4a (mol)
C17HyCOONa: 5a (mol)
Số C trung bình của muối là: \(\frac{{18.3 + 16.4 + 18.5}}{{3 + 4 + 5}} = \frac{{52}}{3}\)
⟹ Số C trung bình của chất béo E là: \(3.\frac{{52}}{3} + 3 = 55\)
Hiđro hóa hết E sẽ tạo thành các chất béo no Y có CT trung bình là C55H106O6 → M = 862 (g/mol)
⟹ nY = 68,96 : 862 = 0,08 (mol) = nE
ncb = 1/3.nmuối = 4a = 0,08 → a = 0,02 (mol)
Vậy muối X chứa:
C17HxCOONa: 3a = 0,06 (mol)
C15H31COONa: 4a = 0,08 (mol)
C17HyCOONa: 5a = 0,1 (mol)
- Xét phản ứng đốt X:
Bảo toàn C → nCO2 = nC(muối) + nC(glixerol)
= (0,06.18 + 0,08.16 + 0,1.18) + 0,08.3 = 4,4 (mol)
Bảo toàn O → nH2O = 6nX + 2nO2 - 2nCO2
= 6.0,08 + 2.6,14 - 2.4,4 = 3,96 (mol)
BTKL → m = mX = mCO2 + mH2O - mO2
= 4,4.44 + 3,96.18 - 6,14.32 = 68,4 (g)
Thủy phân chất béo triglixerit X trong dung dịch NaOH người ta thu được xà phòng là hỗn hợp 2 muối natri oleat, natri panmitat theo tỉ lệ mol lần lượt là 2 : 1. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là
-
A.
b - c = 4a
-
B.
b - c = 2a
-
C.
b - c = 5a
-
D.
b - c = 3a
Đáp án : A
- Từ tỉ lệ mol của mỗi muối suy ra công thức cấu tạo của chất béo.
- Tính được độ bất bão hòa k = π + vòng
- Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) ta có mối liên hệ: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)
- Từ đó suy ra mối liên hệ giữa a, b, c
Theo đề bài: \({n_{{C_{17}}{H_{33}}COON{\rm{a}}}}:{n_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\rm{a}}}} = 2:1\) nên chất béo được tạo nên từ 2 gốc C17H33COO- và 1 gốc C15H31COO-
→ X là (C17H33COO)2(C15H31COO)C3H5
Mà gốc C17H33- là gốc hiđrocacbon không no, có chứa 1 π; C15H31- là gốc hiđrocacbon no, không chứa π
→ X có chứa 2 π (gốc hiđrocacbon); 3 π (của COO) và không có vòng
→ Độ bất bão hòa k = π + vòng = (2 + 3) + 0 = 5
Đốt cháy hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) ta có mối liên hệ:
\({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \Leftrightarrow a = \frac{{b - c}}{{5 - 1}} \Leftrightarrow b - c = 4{\rm{a}}\)
Khi đun nóng 2,225 kg chất béo Tristearin (có chứa 20% tạp chất trơ) với dung dịch NaOH dư. Giả sử hiệu suất của phản ứng 100%. Khối lượng glixerol thu được là
-
A.
0,184 kg.
-
B.
0,216 kg.
-
C.
0,235 kg.
-
D.
0,385 kg.
Đáp án : A
- Tristearin là (C17H35COO)3C3H5
- Tính toán theo PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3 C17H35COONa + C3H5(OH)3
Tristearin là (C17H35COO)3C3H5
Do chất béo chứa 20% tạp chất trơ nên 80% còn lại là tristearin
→ mtristearin = \(2,225.\frac{{80}}{{100}}\) = 1,78 (kg)
→ ntristearin = \(\frac{{1,78}}{{890}}\) = 0,002 (kmol)
PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3 C17H35COONa + C3H5(OH)3
Theo PTHH → nglixerol = ntristearin = 0,002 (kmol)
→ mglixerol = 0,002.92 = 0,184 (kg)
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
-
A.
0,2.
-
B.
0,24.
-
C.
0,12.
-
D.
0,16.
Đáp án : C
Đặt số mol của X là x mol, nCO2 là y mol
Áp dụng định luật BTKL và BTNT => x, y
→ Số liên kết π trong phân tử của X
→ Số liên kết π có khả năng phản ứng với Br2
Đặt nX = x và nCO2 = y (mol)
+ BTNT "O" → 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ 6x + 3,08.2 = 2 + 2y (1)
→ mX = mC + mH + mO = 12y+ 2 + 16.6x = 96x + 12y + 4 (g)
+ Khi cho X phản ứng với NaOH:
nNaOH = 3x và nC3H5(OH)3 = x (mol)
BTKL: mX + mNaOH = m muối + mGlixerol
→ (96x + 12y + 4) + 40.3x = 35,36 + 92x (2)
Giải (1) (2) → x = 0,04 và y = 2,2
Đặt số liên kết pi có trong X là k
Áp dụng công thức khi đốt cháy 1 hợp chất hữu cơ có độ bất bão hòa k ta có:
\({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \to 0,03 = \frac{{1,65 - 1,5}}{{k - 1}} \to k = 6\)
k = 6 trong đó có chứa 3 liên kết pi mạch ngoài C=C và 3 liên kết pi trong 3 nhóm -COO-. Khi phản ứng với dd Br2 chỉ có liên kết pi trong C=C phản ứng
→ nBr2 = (k-3).nX = (6 - 3).0,04 = 0,12 mol
Xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là
-
A.
884
-
B.
862
-
C.
886
-
D.
860
Đáp án : D
Xác định các gốc axit trong chất béo, xây dựng công thức và kết luận.
X là (C17H33COO)(C17H35COO)(C15H31COO)C3H5
→ MX = 860
Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và 91,8 gam muối của 1 axit béo. Giá trị của m là
-
A.
80
-
B.
89
-
C.
79
-
D.
107
Đáp án : B
- Dựa vào PTHH suy ra mối liên hệ giữa số mol X, NaOH, C3H5(OH)3.
- Áp dụng bảo toàn khối lượng để tính m.
PTHH: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5OH
→ nGlixerol = 1/3.nNaOH = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng: mX + mNaOH = mglixerol + mmuối
→ mX = 0,1.92 + 91,8 - 0,3.40 = 89 gam
Khi thuỷ phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp hai muối C17H35COONa, C15H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần và glixerol. Trong phân tử X có
-
A.
3 gốcC17H35COO.
-
B.
2 gốc C15H31COO.
-
C.
2 gốc C17H35COO.
-
D.
3 gốcC15H31COO.
Đáp án : B
Từ tỉ lệ về khối lượng của 2 muối, suy ra tỉ lệ về số mol của 2 muối
\( \to \) số gốc axit có trong phân tử X.
TH1: \(\dfrac{{{m_{{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}}}}}}{{{m_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}} = 1,817 \to \dfrac{{306.{n_{{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}}}}}}{{278.{n_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}} = 1,817\)
\( \to \dfrac{{{n_{{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}}}}}}{{{n_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}} = 1,65 \to \) loại
TH2: \(\dfrac{{{m_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}}{{{m_{{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}}}}}} = 1,817 \to \dfrac{{278.{n_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}}{{306.{n_{{C_{17}}{H_{35}}COON{\text{a}}}}}} = 1,817\)
\( \to \dfrac{{{n_{{C_{15}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}}{{{n_{{C_{17}}{H_{31}}COON{\text{a}}}}}} = 2\)
Vậy trong phân tử X có 2 nhóm C15H31COO và 1 gốc C17H31COO
Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO2 và 1,53 mol H2O. Cho 25,74 gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Mặt khác, 25,74 gam X tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
-
A.
27,72.
-
B.
27,42.
-
C.
26,58.
-
D.
24,18.
Đáp án : C
- Bảo toàn khối lượng
- Sử dụng công thức: nCO2 - nH2O = (k-1).nX
Đặt số liên kết pi trong toàn phân tử X là k, nX = a, CO2 = b.
+ nCO2 - nH2O = (k-1).nX => b - 1,53 = (k-1)a (1)
+ nBr2 = (k - 3).a = 0,06 (2)
+ BTKL: mX = mC + mH + mO => 12b + 2.1,53 + 16.6a = 25,74 (3)
Từ (1), (2) và (3) => a = 0,03; b = 1,65; k = 5
- Xét phản ứng thủy phân:
nGlixerol = nX = 0,03 mol; nNaOH = 3nX = 0,09 mol
BTKL: mX + mNaOH = m muối + m Glixerol
=> 25,74 + 0,09.40 = m + 0,03.92 => m = 26,58 gam
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 7,8 mol O2 thu được 5,5 mol CO2 và 5,2 mol H2O. Mặt khác cho a gam X phản ứng với vừa đủ dung dịch Br2. Số mol Br2 tham gia phản ứng là:
-
A.
0,2
-
B.
0,1
-
C.
0,4
-
D.
0,3
Đáp án : B
Bảo toàn nguyên tố oxi: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nO(X) => nX
Gọi số liên kết pi trong X là k
=> Khi đốt cháy X thì thu được sản phẩm: nCO2 – nH2O = (k – 1)nX => k
Biện luận => số liên kết pi có thể phản ứng được với Br2 => nBr2
Bảo toàn nguyên tố oxi: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nO(X) = 0,6 mol
Vì X là triglixerit => 3 nhóm COO => 6 nguyên tử oxi
=> nX = 1/6.nO(X) = 0,1 mol
Gọi số liên kết pi trong X là k
=> Khi đốt cháy X thì thu được sản phẩm: nCO2 – nH2O = (k – 1)nX
=> k = 4. Có 3 liên kết pi trong 3 nhóm COO
=> có 1 liên kết pi ở gốc hiđrocacbon (C=C)
=> nBr2 = nX = 0,1 mol
Cho 28,96 gam hỗn hợp X gồm chất béo Y và axit Z (trong đó Y được tạo từ glixerol và axit Z) tác dụng vừa đủ với 0,1 mol NaOH thu được 1,84 gam glixerol. Phân tử khối của axit Z là:
-
A.
237 đvC.
-
B.
282 đvC.
-
C.
284 đvC.
-
D.
256 đvC.
Đáp án : B
Viết và tính theo PTHH:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
nGlixerol = 1,84 : 92 = 0,02 mol
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
=> nY = nGlixerol = 0,02 mol
Mà nNaOH = 3nY + nZ => nZ = 0,1 - 3.0,02 = 0,04 mol
Giả sử X gồm: (RCOO)3C3H5 (0,02 mol) và RCOOH (0,04 mol)
=> mX = 0,02.(3R + 173) + 0,04.(R + 45) = 28,96 => R = 237
=> MZ = 237 + 45 = 282
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 3H2O \(\underset{{{t^o}}}{\overset{{{H_2}S{O_4}}}{\longleftrightarrow}}\) X1 + X2 + X3 + X4
(b) X1 + 2H2 \(\xrightarrow{{Ni,{t^o}}}\) X2
Cho biết: X là triglixerit có số liên kết π nhỏ hơn 6 và có 55 nguyên tử cacbon trong phân tử; X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau, X2 nhiều hơn X3 hai nhóm CH2. Nhận định nào sau đây không đúng?
-
A.
%mH trong X3 là 12,5%.
-
B.
X4 là glixerol.
-
C.
X có 5 liên kết π.
-
D.
%mC trong X1 < 77%.
Đáp án : D
- X1, X2, X3 là axit.
- Từ (b)X2 là axit no mà X2 nhiều hơn X3 2 nhóm CH2=>X3 cũng là axit no
- X1 có thể cộng tối đa 2H2 => X1 chứa 2 liên kết π ở ngoài mạch hidrocacbon
Mà số liên kết π trong X nhỏ hơn 6 => X chứa 3π trong 3 nhóm COO và 2π ngoài mạch hidrocacbon => Hệ số bất bão hòa k = 5
Đặt: Số C(X1) = Số C(X2) = n => Số C(X3) = n - 2
Số C(X) = Số C(X1) + Số C(X2) + Số C(X3) + 3
=> n + n + (n - 2) + 3 = 55 => n = 18
Kết luận:
X1 là C17H31COOH; X2 là C17H35COOH; X3 là C15H31COOH
X là C55H102O6; X4 là C3H5(OH)3
Xét các phương án:
A. %mH(X3) = 32/256.100% = 12,5% => A đúng
B đúng
C đúng
D. %mC(X1) = (18.12/280).100% = 77,14% => D sai
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 0,32 mol O2 thu được 0,228 mol CO2 và 0,208 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 45 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là
-
A.
3,768
-
B.
3,712
-
C.
2,808
-
D.
3,692
Đáp án : C
BTNT oxi và BTKL
→ Phân tử khối của X là: MX = ? (g/mol)
Đặt CTPT của X có dang: (RCOO)3C3H5
Ta thấy: nX > 3nOH- → bazo pư hết, X dư. Mọi tính toán theo số mol OH-
BTKL ta có: mX pư + mNaOH + mKOH = mmuối + mC3H5(OH)3
=> m muối
BTNT "O": 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nX = (0,228.2 + 0,208 - 2.0,32)/6 = 0,004 (mol)
BTKL ta có: mX + mO2 = mCO2 + mH2O
→ a + 0,32.32 = 0,228.44 + 0,208.18 → a = 3,536 (g)
→ Phân tử khối của X là: MX = 3,536 : 0,004 = 884 (g/mol)
nKOH = nNaOH = 0,045.0,1 = 0,0045 (mol) → ∑ nOH- = 0,009 (mol)
Đặt CTPT của X có dang: (RCOO)3C3H5: 0,004 (mol)
Ta thấy: 3nX > nOH- → bazo pư hết, X dư. Mọi tính toán theo số mol OH-
(RCOO)3C3H5 + 3OH- → 3RCOO- + C3H5(OH)3
0,003 ← 0,009 → 0,003 (mol)
→ nX pư = nC3H5(OH)3 = nOH-/3 = 0,003 (mol)
BTKL ta có: mX pư + mNaOH + mKOH = mmuối + mC3H5(OH)3
→ 0,003.884 + 0,0045. 40 + 0,0045.56 = mmuối + 0,003.92
→ mmuối = 2,808 (g)
Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 86,76 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần vừa đủ 7,47 mol O2, thu được H2O và 5,22 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là
-
A.
50,04 gam.
-
B.
53,40 gam.
-
C.
51,72 gam.
-
D.
48,36 gam.
Đáp án : A
Công thức tính nhanh khi đốt cháy chất béo:
\({n_{CB}} = \dfrac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\) (với k là độ bất bão hòa của chất béo)
Đặt nCOO(E) = a mol
- Khi đốt E:
BTNT "O" → \({n_{{H_2}O}} = 2a + 7,47.2 - 5,22.2 = 2a + 4,5\left({mol} \right)\)
BTKL → \({m_E} = (2a + 4,5).18 + 5,22.44 - 7,47.32 = 36a + 71,64\left(g \right)\)
- Khi E + NaOH:
\(\left\{ \begin{array}{l}{n_{glixerol}} = {n_X} = \dfrac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{3 - 1}} = \dfrac{{5,22 - (2a + 4,5)}}{2} = 0,36 - a\\{n_{{H_2}O}} = a - 3(0,36 - a) = 4a - 1,08\\{n_{NaOH}} = {n_{COO}} = a\end{array} \right.\)
Bảo toàn KL: \({m_E} + {m_{NaOH}} = {m_{muoi}} + {m_{glixerol}} + {m_{{H_2}O}}\)
⟹ 36a + 71,64 + 40a = 86,76 + 92(0,36 – a)+ 18(4a – 1,08) ⟹ a = 0,3 mol
Muối gồm \(\left\{ \begin{array}{l}{C_{15}}{H_{31}}COONa:x\\{C_{17}}{H_{35}}COONa:y\end{array} \right.\) ⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}278x + 306y = 86,76\\x + y = 0,3\end{array} \right.\) ⟹ \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0,18\\y = 0,12\end{array} \right.\)
Mà \({n_X} = 0,36 - a = 0,06\) ⟹ X phải là (C15H31COO)2(C17H35COO)C3H5
X không thể chứa 3 gốc stearat vì mol muối natri panmitat chỉ là 0,12.
X không thể chứa 3 gốc panmitat vì mol muối natri panmitat khi đó sẽ lớn hơn 0,18 (vì có cả axit panmitic tự do).
X không thể chứa 2 stearat và 1 gốc panmitat vì mol muối natri stearat lúc đó sẽ lớn hơn 0,12 (có cả axit stearic tự do).
⟹ mX = 50,04 gam.
Thực hiện xà phòng hóa m gam chất béo X bằng KOH thu được 96,2 gam chất rắn và 9,2 gam glixerol. Giá trị m là:
-
A.
88,6.
-
B.
102,6.
-
C.
105,4.
-
D.
99,8.
Đáp án : A
- Từ phương trình phản ứng ⟹ nKOH = 3nC3H5(OH)3.
- Bảo toàn khối lượng phản ứng xà phòng hóa: mchất béo + mKOH = mchất rắn + mglixerol.
Ta có nC3H5(OH)3 = 9,2/92 = 0,1 mol
Từ tỉ lệ phản ứng ta có: nKOH = 3nC3H5(OH)3 ⟹ nKOH = 0,1.3 = 0,3 mol
Bảo toàn khối lượng phản ứng xà phòng hóa: mchất béo + mKOH = mchất rắn + mglixerol.
⟹ mchất béo = 96,2 + 9,2 - 0,3.56 = 88,6 gam
Hỗn hợp X gồm các triglixerit trong phân tử đều chứa axit stearic, axit oleic, axit linoleic.Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần a mol O2 thu được 0,285 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ được m1 gam muối. Giá trị a và m1 lần lượt là
-
A.
0,8 và 8,82.
-
B.
0,4 và 4,56.
-
C.
0,4 và 4,32.
-
D.
0,8 và 4,56.
Đáp án : B
Các triglixerit đều được tạo từ các axit có 18C (C17H35COOH; C17H33COOH, C17H31COOH) và glixerol nên:
Đặt công thức chung của các triglixerit X có dạng: C57H104O6 : x (mol)
Dựa vào số mol CO2, BTNT “C” tìm được x =?
Viết PTHH cháy, tìm được số mol O2 theo CO2
BTNT “O”: ⟹ nH2O = 6nX + 2nO2 - 2nCO2 = ? (mol)
⟹ mX = mC + mH + mO(trong X) = ? (g)
Xét phản ứng xà phòng hóa: X + 3NaOH → Muối + C3H5(OH)3
Có: nC3H5(OH)3 = nX = ? (mol) ; nNaOH = 3nX = ? (mol)
BTKL ta có: mmuối = mX + mNaOH – mC3H5(OH)3 = ?
Các triglixerit đều được tạo từ các axit có 18C (C17H35COOH; C17H33COOH, C17H31COOH) và glixerol nên:
Đặt công thức chung của các triglixerit X có dạng: C57H104O6 : x (mol)
BTNT “C”: nCO2 = 57x = 0,285 ⟹ x = 0,005 (mol)
PTHH: C57H104O6 + 80O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 57CO2 + 52H2O (1)
Theo PTHH (1): \({n_{{O_2}}} = \frac{{80}}{{57}}{n_{{H_2}O}} = \frac{{80}}{{57}} \times 0,285 = 0,4(mol)\)= a
BTNT “O”: ⟹ nH2O = 6nX + 2nO2 - 2nCO2 = 6.0,005 + 2.0,4 - 2.0,285 = 0,26 (mol)
⟹ mX = mC + mH + mO(trong X) = 0,285.12 + 0,26.2 + 0,005.6.16 = 4,42 (g)
Xét phản ứng xà phòng hóa: X + 3NaOH → Muối + C3H5(OH)3
Có: nC3H5(OH)3 = nX = 0,005 (mol) ; nNaOH = 3nX = 3.0,005 = 0,015 (mol)
BTKL ta có: mX + mNaOH = mmuối + mC3H5(OH)3
⟹ mmuối = mX + mNaOH – mC3H5(OH)3 = 4,42 + 0,015.40 – 0,005.92 = 4,56 (g) = m1
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x - 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,45 mol. Giá trị của a là
-
A.
0,08.
-
B.
0,15.
-
C.
0,2.
-
D.
0,05.
Đáp án : B
- Từ phản ứng cháy xác định độ bất bão hòa k của chất béo:
+ BTKL tính được CO2 (theo x, y)
+ Bảo toàn O tính được mol O trong X (theo x, y) → mol của X (theo x, y)
+ Lập biểu thức: \({n_{hchc}} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)
Loại bỏ x, y và tính được k.
- Khi cho chất béo phản ứng với Br2 thì X + (k-3) Br2 → Sản phẩm
Từ số mol của Br2 tính được số mol chất béo
BTKL → mCO2 = mX + mO2 - mH2O = 110x - 121y (g) → nCO2 = 2,5x - 2,75y (mol)
Bảo toàn O → nO(trong X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 3x - 4,5y (mol)
X có 6O → nX = 1/6.nO(trong X) = 0,5x - 0,75y (mol)
Khi đốt hợp chất hữu cơ chứa C, H, O thì: \({n_{hchc}} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\) (với k là độ bất bão hòa của toàn phân tử)
\(\begin{array}{l} \to 0,5{\rm{x}} - 0,75y = \frac{{\left( {2,5{\rm{x}} - 2,75y} \right) - y}}{{k - 1}}\\ \to \left( {0,5{\rm{x}} - 0,75y} \right) = \frac{{5\left( {0,5{\rm{x}} - 0,75y} \right)}}{{k - 1}}\\ \to 1 = \frac{5}{{k - 1}}\\ \to k = 6\end{array}\)
Suy ra X có chứa 6 liên kết π, mà có 3 π trong 3 nhóm COO → còn lại 3 π ngoài gốc hiđrocacbon
- Khi X phản ứng với Br2 thì X + 3Br2 → Sản phẩm cộng
→ nX = 1/3.nBr2 = 1/3.0,45 = 0,15 mol = a
Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 2 ml dầu dừa và 6 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi rồi để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 7-10 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm tăng hiệu suất phản ứng.
(c) Ở bước 2 nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Trong thí nghiệm này, có thể thay dầu dừa bằng dầu nhờn bôi trơn máy.
Số phát biểu đúng là
-
A.
1.
-
B.
4.
-
C.
3.
-
D.
2.
Đáp án : A
Dựa vào lý thuyết về phản ứng xà phòng hóa chất béo.
(a) sai, sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là muối natri của axit béo.
(b) sai, thêm dung dịch NaCl bão hòa nóng để làm giảm độ tan muối natri của axit béo và làm tăng khối lượng riêng của lớp chất lỏng phía dưới khiến cho muối này dễ dàng nổi lên trên.
(c) đúng, vì phải có nước thì phản ứng thủy phân mới xảy ra.
(d) sai, dầu dừa có thành phần chính là chất béo còn dầu nhờn bôi trơn máy có thành phần chính là hiđrocacbon.
Vậy chỉ có 1 phát biểu đúng.
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 1 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Lipit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập về hiệu suất phản ứng este hóa Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập về chuỗi phản ứng este Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Điều chế, ứng dụng, nhận biết este Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Đốt cháy este không no Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Đốt cháy este no Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đa chức Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đặc biệt Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đơn giản Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Este (Đồng phân - Danh pháp - Tính chất vật lý) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết