Trắc nghiệm Bài 20. Ăn mòn kim loại - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do:

  • A.

    Tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.

  • B.

    Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.

  • C.

    Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

  • D.

    Tác động cơ học.

Câu 2 :

Cho viên bi sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, theo thời gian sắt sẽ bị ăn mòn

  • A.

    nhanh dần.       

  • B.

    chậm dần.

  • C.

    tốc độ không đổi.

  • D.

    lúc nhanh lúc chậm.

Câu 3 :

Kim loại nào sau đây có khả năng tạo ra màng oxit bảo vệ để không bị oxi hóa ngoài không khí ẩm ?

  • A.

    Al

  • B.

    Fe

  • C.

    Na

  • D.

    Ca

Câu 4 :

Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là

  • A.

    các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

  • B.

    các điện cực phải tiếp xúc với nhau.

  • C.

    các điện cực phải là những chất khác nhau.

  • D.

    cả 3 điều kiện trên.

Câu 5 :

Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

  • A.

    sự oxi hóa ở cực dương.                    

  • B.

    sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.

  • C.

    sự khử ở cực âm.

  • D.

    sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương

Câu 6 :

Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ lá Cu. Giải thích nào sau đây không đúng với thí nghiệm trên ?

  • A.

    Cu đã tác dụng với H2SO4 sinh ra H2.

  • B.

    Ở cực dương xảy ra phản ứng khử

  • C.

    Ở cực âm xảy ra phản ứng oxi hoá.

  • D.

    Zn bị ăn mòn điện hóa và sinh ra dòng điện.

Câu 7 :

Cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là

  • A.

    bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu.                    

  • B.

    khí ngừng thoát ra (do Cu bao quanh Fe).

  • C.

    bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.

  • D.

    dung dịch không chuyển màu.

Câu 8 :

Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là

  • A.

    Na2SO4.     

  • B.

    FeSO4.      

  • C.

    NaOH.       

  • D.

    MgSO4.

Câu 9 :

Cho một thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khoảng 1 phút lại cho tiếp vào hỗn hợp phản ứng vài giọt dung dịch CuSO4 thì thấy tốc độ khí thoát ra thay đổi so với ban đầu. Thanh Zn bị ăn mòn theo kiểu nào ?

  • A.

    Điện hóa.    

  • B.

    Zn không bị ăn mòn nữa

  • C.

    Hóa học. 

  • D.

    Hóa học và điện hóa.

Câu 10 :

Trường hợp nào dưới đây kim loại bị ăn mòn điện hoá ?

  • A.

    Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl.               

  • B.

    Thép (chứa C) để trong không khí ẩm.

  • C.

    Đốt dây Fe trong khí O2

  • D.

    Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng.

Câu 11 :

Có 4 dung dịch riêng biệt : HCl; CuCl2; FeCl3; HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

  • A.

    0

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    3

Câu 12 :

Cho các thí nghiệm sau :

- TN1: Cho thanh Fe vào dung dịch FeCl3    

- TN2: Cho thanh Fe vào dung dịch CuSO4

- TN3: Cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3     

- TN4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi cho vào dung dịch HCl.

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

  • A.

    1.

  • B.

    2.

  • C.

    4.

  • D.

    3.

Câu 13 :

Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn là

  • A.

    I, II và III.  

  • B.

    I, II và IV.    

  • C.

    I, III và IV.      

  • D.

    II, III và IV.

Câu 14 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

  • A.

    Gỉ sắt có công thức hoá học là Fe2O3.xH2O.

  • B.

    Gỉ đồng có công thức hoá học là CuCO3.Cu(OH)2.

  • C.

    Các đồ dùng bằng sắt thường bị ăn mòn do không được chế tạo từ Fe tinh khiết mà thường có lẫn các tạp chất khác.

  • D.

    Trong quá trình tạo thành gỉ Fe, ở anot xảy ra quá trình : ${{O}_{2~}}+\text{ }2{{H}_{2}}O\text{ }+\text{ }4e~\to ~4O{{H}^{-}}.$

Câu 15 :

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá ?

  • A.

    Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.                

  • B.

    Đốt lá sắt trong khí Cl2.

  • C.

    Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SOloãng.

  • D.

    Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

Câu 16 :

Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

  • A.

    1.

  • B.

    3.

  • C.

    2.

  • D.

    4.

Câu 17 :

Tiến hành 6 thí nghiệm sau đây

TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.

TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

TN3: Để chiếc đinh làm bằng thép ngoài không khí ẩm.

TN4: Cho chiếc đinh làm bằng sắt vào dung dịch H2SO4.

TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

  • A.

    4.

  • B.

    2.

  • C.

    5.

  • D.

    3.

Câu 18 :

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3

(2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.              

(4) Để miếng tôn (Fe tráng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm.

(5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.  

(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn hóa học là

  • A.

    3.

  • B.

    2.

  • C.

    4.

  • D.

    5.

Câu 19 :

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.                              

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.                

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa là

  • A.

    (2), (3), (4), (6).    

  • B.

    (1), (3), (4), (5).    

  • C.

    (2), (4), (6).  

  • D.

    (1), (3), (5).

Câu 20 :

Cho các thí nghiệm sau :

- TN1: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3.

- TN2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ CuSO4.

- TN3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3.

- TN4: Nhúng  thanh hợp kim Zn-Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ HCl loãng.

- TN5: Nhúng thanh Cu dung dịch chứa lượng nhỏ HCl loãng/ bão hòa oxi.

- TN6: Đốt thanh sắt trong oxi ở nhiệt độ cao.

- TN7: Vật bằng gang để trong môi trường không khí ẩm.

Số trường hợp có hiện tượng ăn mòn hóa học là

  • A.

    6.

  • B.

    7.

  • C.

    3.

  • D.

    5.

Câu 21 :

Các vật dụng bằng sắt trong đời sống đều không phải là sắt nguyên chất. Đó là nguyên nhân dẫn đến

  • A.

    Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn điện hóa.

  • B.

    Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn hóa học.

  • C.

    Các vật dụng trên dễ bị gỉ sét khi tiếp xúc với dung dịch điện li.

  • D.

    A, C đều đúng.

Câu 22 :

Cơ sở hóa học của các phương pháp chống ăn mòn kim loại là

  • A.

    Ngăn cản và hạn chế quá trình oxi hoá kim loại.

  • B.

    Cách li kim loại với môi trường.

  • C.

    Dùng hợp kim chống gỉ.

  • D.

    Dùng phương pháp điện hoá.

Câu 23 :

Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thuỷ ở phần chìm trong nước biển để

  • A.

    Vỏ tàu được chắc hơn.

  • B.

    Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn.

  • C.

    Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá.

  • D.

    Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường.

Câu 24 :

Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta phủ một lớp sơn lên vật liệu. Làm như vậy là để chống ăn mòn theo phương pháp nào sau đây?

  • A.

    Bảo vệ bề mặt.      

  • B.

    Bảo vệ điện hoá.

  • C.

    Dùng chất kìm hãm. 

  • D.

    Dùng hợp kim chống gỉ.

Câu 25 :

Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hoá. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh ?

  • A.

    Zn

  • B.

    Sn

  • C.

    Cu

  • D.

    Na

Câu 26 :

Hỗn hợp tecmit dùng để hàn những chỗ vỡ, mẻ của đường tàu hỏa là

  • A.
    Mg và Fe2O3
  • B.
    Al và Fe2O3
  • C.
    Al và Cr2O3.    
  • D.
    Al và FeO.
Câu 27 :

Tôn là sắt được tráng

  • A.
    Na.      
  • B.
    Mg. 
  • C.
    Zn.       
  • D.
    Al.
Câu 28 :

Vật làm bằng hợp kim Zn-Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan O2) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Tại anot xảy ra quá trình

  • A.
    Oxi hóa Cu. 
  • B.
    Khử Zn. 
  • C.
    Oxi hóa Zn. 
  • D.
    Khử O2.
Câu 29 :

Nối một sợi dây nhôm với một sợi dây đồng rồi để lâu trong không khí ẩm. Tại chỗ nối sẽ xảy ra chủ yếu là quá trình

  • A.
    khử kim loại đồng.
  • B.
    khử kim loại nhôm.
  • C.
    oxi hoá kim loại đồng. 
  • D.
    oxi hóa kim loại nhôm.
Câu 30 :

Tiến hành 3 thí nghiệm như hình vẽ sau:

Đinh sắt trong cốc nào sau đây bị ăn mòn nhanh nhất?

  • A.
    Cốc 2.
  • B.
    Cốc 3.
  • C.
    Cốc 1.
  • D.
    Tốc độ ăn mòn như nhau.
Câu 31 :

Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

  • A.
    Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4.
  • B.
    Đốt dây thép (hợp kim sắt-cacbon) trong bình khí oxi.
  • C.
    Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4).
  • D.
    Để đinh sắt (làm bằng thép cacbon) trong không khí ẩm
Câu 32 :

Phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại là

  • A.
    Phương pháp bảo vệ bề mặt, phương pháp điện hóa.
  • B.
    Phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện.
  • C.
    Phương pháp điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch.
  • D.
    Tất cả các phương pháp trên.
Câu 33 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học?

  • A.
    Cả 2 quá trình đều là quá trình oxi hóa – khử.
  • B.
    Ăn mòn hóa học có electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường còn ăn mòn điện hóa có electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
  • C.
    Cả 2 quá trình đều phát sinh dòng điện.
  • D.
    Ăn mòn điện hóa diễn ra nhanh hơn ăn mòn hóa học.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do:

  • A.

    Tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.

  • B.

    Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.

  • C.

    Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

  • D.

    Tác động cơ học.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.

Câu 2 :

Cho viên bi sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl, theo thời gian sắt sẽ bị ăn mòn

  • A.

    nhanh dần.       

  • B.

    chậm dần.

  • C.

    tốc độ không đổi.

  • D.

    lúc nhanh lúc chậm.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Cho viên bi vào ống đựng dung dịch HCl theo thời gian sắt sẽ bị ăn mòn chậm dần do nồng độ của HCl giảm dần

Câu 3 :

Kim loại nào sau đây có khả năng tạo ra màng oxit bảo vệ để không bị oxi hóa ngoài không khí ẩm ?

  • A.

    Al

  • B.

    Fe

  • C.

    Na

  • D.

    Ca

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Al khi phản ứng với oxi (hoặc nước) trong không khí tạo lớp màng oxit mỏng Al2O3 bảo vệ bề mặt (SGK 12 cơ bản – trang 121)

Câu 4 :

Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là

  • A.

    các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

  • B.

    các điện cực phải tiếp xúc với nhau.

  • C.

    các điện cực phải là những chất khác nhau.

  • D.

    cả 3 điều kiện trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điều kiện xảy ra sự ăn mòn hóa học là

- Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại – phi kim hay kim loại – hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn là cực âm.

- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

Câu 5 :

Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

  • A.

    sự oxi hóa ở cực dương.                    

  • B.

    sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.

  • C.

    sự khử ở cực âm.

  • D.

    sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quá trình ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa – khử, trong đó kim loại ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương → sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương

Câu 6 :

Cắm 2 lá kim loại Zn và Cu nối với nhau bằng một sợi dây dẫn vào cốc thuỷ tinh. Rót dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thuỷ tinh đó thấy khí H2 thoát ra từ lá Cu. Giải thích nào sau đây không đúng với thí nghiệm trên ?

  • A.

    Cu đã tác dụng với H2SO4 sinh ra H2.

  • B.

    Ở cực dương xảy ra phản ứng khử

  • C.

    Ở cực âm xảy ra phản ứng oxi hoá.

  • D.

    Zn bị ăn mòn điện hóa và sinh ra dòng điện.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lá Zn và Cu tiếp xúc gián tiếp với nhau qua dây dẫn và cùng tiếp xúc với dung dịch H2SO4

→ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa

Quá trình xảy ra tại các điện cực :

Lá Cu – cực (+)                                      lá Zn – cực (-)

$2{{H}^{+}}+2e\to {{H}_{2}}$                                     $Zn\to Z{{n}^{2+}}+2e$        

                                          

Câu 7 :

Cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là

  • A.

    bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu.                    

  • B.

    khí ngừng thoát ra (do Cu bao quanh Fe).

  • C.

    bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.

  • D.

    dung dịch không chuyển màu.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các quá trình xảy ra như sau :

Fe  +  H2SO4  →  FeSO4  +  H2

Fe  +  CuSO4  → FeSO4  +  Cu

→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa → tốc độ thoát khí tăng

Câu 8 :

Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vào vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là

  • A.

    Na2SO4.     

  • B.

    FeSO4.      

  • C.

    NaOH.       

  • D.

    MgSO4.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Zn + 2HCl → H2 + ZnCl2 (1) 

          Để bọt khí thoát ra nhiều và nhanh thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa

          → X là dung dịch muối của kim loại có tính khử yếu hơn Zn

          → dung dịch cần dùng là FeSO4

Câu 9 :

Cho một thanh Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khoảng 1 phút lại cho tiếp vào hỗn hợp phản ứng vài giọt dung dịch CuSO4 thì thấy tốc độ khí thoát ra thay đổi so với ban đầu. Thanh Zn bị ăn mòn theo kiểu nào ?

  • A.

    Điện hóa.    

  • B.

    Zn không bị ăn mòn nữa

  • C.

    Hóa học. 

  • D.

    Hóa học và điện hóa.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các quá trình xảy ra như sau :

          Zn  +  H2SO4  →  ZnSO4  +  H2 là quá trình ăn mòn hóa học

          Zn  +  CuSO4  →  ZnSO4  +  Cu

          Cu tạo ra bám trên Zn → hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

          → xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa

Câu 10 :

Trường hợp nào dưới đây kim loại bị ăn mòn điện hoá ?

  • A.

    Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl.               

  • B.

    Thép (chứa C) để trong không khí ẩm.

  • C.

    Đốt dây Fe trong khí O2

  • D.

    Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D sai vì đây là những quá trình ăn mòn hóa học

Câu 11 :

Có 4 dung dịch riêng biệt : HCl; CuCl2; FeCl3; HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

  • A.

    0

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Fe + HCl : ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới

Fe + CuCl2 : ăn mòn điện hóa vì hình thành 2 điện cực Fe và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện li  

Fe + FeCl3 : ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới

Fe + HCl có lẫn CuCl2 : cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học vì xảy ra các phản ứng sau

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới)

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

Câu 12 :

Cho các thí nghiệm sau :

- TN1: Cho thanh Fe vào dung dịch FeCl3    

- TN2: Cho thanh Fe vào dung dịch CuSO4

- TN3: Cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3     

- TN4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi cho vào dung dịch HCl.

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

  • A.

    1.

  • B.

    2.

  • C.

    4.

  • D.

    3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

TN1 : Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

→ ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới

TN2 : Fe + CuSO4 : ăn mòn điện hóa vì hình thành 2 điện cực Fe và Cu. Hai điện cực tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với dung dịch điện li $F{{e}^{2+}},\,\,C{{u}^{2+}}$

TN3 : Cu + FeCl3 : ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới

TN4: Ăn mòn điện hóa vì có 2 kim loại tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li. Fe là cực (-), Cu là cực (+)

Tại cực (-) : $Fe\to F{{e}^{2+}}+2e$

Tại cực (+) : $2{{H}^{+}}+2e\to {{H}_{2}}$

→ có 2 trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa

Câu 13 :

Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn là

  • A.

    I, II và III.  

  • B.

    I, II và IV.    

  • C.

    I, III và IV.      

  • D.

    II, III và IV.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Trong hợp kim Fe bị ăn mòn trước thì Fe phải có tính khử mạnh hơn

Tính khử của các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần : Zn > Fe > Sn > Cu

→ Hợp kim Cu-Fe (I) và Sn-Fe (IV) thì Fe bị ăn mòn trước

Đối với cặp hợp kim Fe-C (III), anot là Fe, catot là C → Fe bị ăn mòn

→ Có 3 cặp hợp kim mà Fe đều bị ăn mòn là I, III, IV

Câu 14 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

  • A.

    Gỉ sắt có công thức hoá học là Fe2O3.xH2O.

  • B.

    Gỉ đồng có công thức hoá học là CuCO3.Cu(OH)2.

  • C.

    Các đồ dùng bằng sắt thường bị ăn mòn do không được chế tạo từ Fe tinh khiết mà thường có lẫn các tạp chất khác.

  • D.

    Trong quá trình tạo thành gỉ Fe, ở anot xảy ra quá trình : ${{O}_{2~}}+\text{ }2{{H}_{2}}O\text{ }+\text{ }4e~\to ~4O{{H}^{-}}.$

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A đúng (SGK lớp 12 nâng cao - trang 135).

B đúng (SGK lớp 12 nâng cao - trang 210).

C đúng vì Fe bị ăn mòn.

D sai vì  ở cực dương (catot) xảy ra quá trình : O2 + 2H2O + 4e → 4OH- (SGK lớp 12 nâng cao – trang 134).

Câu 15 :

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá ?

  • A.

    Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.                

  • B.

    Đốt lá sắt trong khí Cl2.

  • C.

    Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SOloãng.

  • D.

    Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Khi cho CuSO4 vào thì xảy ra phản ứng: $Zn~+~CuS{{O}_{4}}~\to ~ZnS{{O}_{4}}~+~Cu$

Cu tạo ra bám trên $Zn\to $ tạo ra 1 pin điện hóa làm thanh kẽm ăn mòn nhanh

Câu 16 :

Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

  • A.

    1.

  • B.

    3.

  • C.

    2.

  • D.

    4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

+) Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

→ không tạo thành 2 điện cực mới → không xảy ra ăn mòn điện hóa

+) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

→ Ag sinh ra bám vào thanh Cu, hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa

Câu 17 :

Tiến hành 6 thí nghiệm sau đây

TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.

TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

TN3: Để chiếc đinh làm bằng thép ngoài không khí ẩm.

TN4: Cho chiếc đinh làm bằng sắt vào dung dịch H2SO4.

TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

  • A.

    4.

  • B.

    2.

  • C.

    5.

  • D.

    3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

(1) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(2) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

(3) Đinh thép là hợp kim Fe-C, để ngoài không khí ẩm xảy ra sự ăn mòn điện hóa

(4) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(5) Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(6) 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

→ Cu sinh ra bám vào thanh nhôm và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

Vậy có 3 trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa

Câu 18 :

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3

(2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4.              

(4) Để miếng tôn (Fe tráng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm.

(5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.  

(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn hóa học là

  • A.

    3.

  • B.

    2.

  • C.

    4.

  • D.

    5.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

(1) Zn + AgNO3 → Zn(NO3)2 + Ag

=> ăn mòn điện hóa

(2) Gang có thành phần chính là Fe và C

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 

Tạo ra 2 điện cực mới (Fe là cực (-), C là cực (+) → ăn mòn điện hóa

(3) Cho Na vào dung dich CuSO4 có phản ứng

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4

Phản ứng không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(4) Tôn là Fe gắn với Zn. Vết xước sâu để cả Fe và Zn đều tiếp xúc với môi trường không khí ẩm

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

(5) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(6) Mg + FeCl3 dư → MgCl2 + FeCl2 không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

Câu 19 :

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.                              

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.                

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa là

  • A.

    (2), (3), (4), (6).    

  • B.

    (1), (3), (4), (5).    

  • C.

    (2), (4), (6).  

  • D.

    (1), (3), (5).

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 không tạo ra 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(2) Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu

→ Cu sinh ra bám vào viên Fe và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

(3) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 không tạo thành 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

(4) Ni và Fe được nối với nhau và đặt trong không khí ẩm → ăn mòn điện hóa

(5) 3Fe + 4O2  Fe3O4 (ăn mòn hóa học)

(6) Fe + CuSO4 + H2SO4 : cả ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học vì xảy ra các phản ứng sau

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa

Câu 20 :

Cho các thí nghiệm sau :

- TN1: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3.

- TN2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ CuSO4.

- TN3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa lượng nhỏ FeCl3.

- TN4: Nhúng  thanh hợp kim Zn-Fe vào dung dịch chứa lượng nhỏ HCl loãng.

- TN5: Nhúng thanh Cu dung dịch chứa lượng nhỏ HCl loãng/ bão hòa oxi.

- TN6: Đốt thanh sắt trong oxi ở nhiệt độ cao.

- TN7: Vật bằng gang để trong môi trường không khí ẩm.

Số trường hợp có hiện tượng ăn mòn hóa học là

  • A.

    6.

  • B.

    7.

  • C.

    3.

  • D.

    5.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

- TN1: Zn + FeCl3 → ZnCl2 + FeCl2 (ăn mòn hóa học vì không hình thành 2 điện cực mới)

          Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe

→ Fe sinh ra bám vào thanh kẽm và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học

- TN2: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

→ Cu sinh ra bám vào thanh sắt và hình thành 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

→ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học

- TN3: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 không tạo thành 2 điện cực mới → ăn mòn hóa học

- TN4: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (ăn mòn hóa học)

          Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (ăn mòn hóa học)

Hai thanh kim loại được nối với nhau và được nhúng trong dung dịch chất điện li → xảy ra cả ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học

- TN5: $Cu+2HCl+\frac{1}{2}{{O}_{2}}\to CuC{{l}_{2}}+{{H}_{2}}O$ không có kim loại mới → ăn mòn hóa học

- TN6: 3Fe + 2O2 → Fe3O4 (ăn mòn hóa học)

- TN7: Ăn mòn điện hóa

=> Các TN1, TN2, TN3, TN4, TN5, TN6 có xảy ra ăn mòn hóa học

Câu 21 :

Các vật dụng bằng sắt trong đời sống đều không phải là sắt nguyên chất. Đó là nguyên nhân dẫn đến

  • A.

    Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn điện hóa.

  • B.

    Các vật dụng trên bị ăn mòn theo cơ chế ăn mòn hóa học.

  • C.

    Các vật dụng trên dễ bị gỉ sét khi tiếp xúc với dung dịch điện li.

  • D.

    A, C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Các vật dụng bằng sắt trong đời sống đều không phải là sắt nguyên chất là nguyên nhân dẫn tới ăn mòn điện hóa

→  dễ bị gỉ sét khi tiếp xúc với dung dịch điện li

Câu 22 :

Cơ sở hóa học của các phương pháp chống ăn mòn kim loại là

  • A.

    Ngăn cản và hạn chế quá trình oxi hoá kim loại.

  • B.

    Cách li kim loại với môi trường.

  • C.

    Dùng hợp kim chống gỉ.

  • D.

    Dùng phương pháp điện hoá.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cơ sở hóa học của các phương pháp chống ăn mòn kim loại :

- Phương pháp bảo vệ bề mặt là phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo hoặc tráng, mạ bằng một kim loại khác. Nếu lớp bảo vệ bị hư, kim loại sẽ bị ăn mòn.

- Phương pháp bảo vệ điện hóa là dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn làm vật hi sinh để bảo vệ vật liệu kim loại. Vật hi sinh và kim loại cần bảo vệ hình thành một pin điện, trong đó vật hi sinh đóng vai trò cực âm và bị ăn mòn.

→ Ngăn cản hạn chế quá trình oxi hóa kim loại.

Câu 23 :

Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thuỷ ở phần chìm trong nước biển để

  • A.

    Vỏ tàu được chắc hơn.

  • B.

    Chống ăn mòn bằng cách dùng chất chống ăn mòn.

  • C.

    Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá.

  • D.

    Chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp cách li kim loại với môi trường.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Người ta gắn tấm Zn vào vỏ ngoài của tàu thuỷ ở phần chìm trong nước biển để chống ăn mòn kim loại bằng phương pháp điện hoá (SGK lớp 12 nâng cao – trang 135)

Câu 24 :

Để bảo vệ những vật bằng Fe khỏi bị ăn mòn, người ta phủ một lớp sơn lên vật liệu. Làm như vậy là để chống ăn mòn theo phương pháp nào sau đây?

  • A.

    Bảo vệ bề mặt.      

  • B.

    Bảo vệ điện hoá.

  • C.

    Dùng chất kìm hãm. 

  • D.

    Dùng hợp kim chống gỉ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phương pháp chống ăn mòn ở đây là bảo vệ bề mặt (SGK lớp 12 nâng cao – trang 135).

Câu 25 :

Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hoá. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh ?

  • A.

    Zn

  • B.

    Sn

  • C.

    Cu

  • D.

    Na

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Thực tế người ta dùng Zn phải dùng kim loại hoạt động mạnh hơn để hi sinh bên ngoài, bảo vệ kim loại Fe bên trong

Câu 26 :

Hỗn hợp tecmit dùng để hàn những chỗ vỡ, mẻ của đường tàu hỏa là

  • A.
    Mg và Fe2O3
  • B.
    Al và Fe2O3
  • C.
    Al và Cr2O3.    
  • D.
    Al và FeO.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức hỗn hợp tecmit được học trong phần ứng dụng của nhôm

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp tecmit gồm Al và Fe2O3.

Câu 27 :

Tôn là sắt được tráng

  • A.
    Na.      
  • B.
    Mg. 
  • C.
    Zn.       
  • D.
    Al.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lí thuyết học về sắt sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Tôn là sắt được tráng kẽm

Câu 28 :

Vật làm bằng hợp kim Zn-Cu trong môi trường không khí ẩm (hơi nước có hòa tan O2) đã xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Tại anot xảy ra quá trình

  • A.
    Oxi hóa Cu. 
  • B.
    Khử Zn. 
  • C.
    Oxi hóa Zn. 
  • D.
    Khử O2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết về pin điện hóa.

Lời giải chi tiết :

Pin điện Zn-Cu đặt trong không khí ẩm:

Anot (-): Zn → Zn2+ + 2e => xảy ra quá trình oxi hóa Zn

Catot (+): O2 + H2O + 4e → 4OH- => xảy ra quá trình khử O2

Câu 29 :

Nối một sợi dây nhôm với một sợi dây đồng rồi để lâu trong không khí ẩm. Tại chỗ nối sẽ xảy ra chủ yếu là quá trình

  • A.
    khử kim loại đồng.
  • B.
    khử kim loại nhôm.
  • C.
    oxi hoá kim loại đồng. 
  • D.
    oxi hóa kim loại nhôm.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lưu ý khi xảy ra ăn mòn điện hóa: Kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị oxi hóa (bị ăn mòn điện hóa).

Lời giải chi tiết :

Nối một sợi dây nhôm với một sợi dây đồng rồi để lâu trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. Tính khử Al > Cu nên Al sẽ bị ăn mòn ⟹ chủ yếu xảy ra quá trình oxi hóa nhôm.

Câu 30 :

Tiến hành 3 thí nghiệm như hình vẽ sau:

Đinh sắt trong cốc nào sau đây bị ăn mòn nhanh nhất?

  • A.
    Cốc 2.
  • B.
    Cốc 3.
  • C.
    Cốc 1.
  • D.
    Tốc độ ăn mòn như nhau.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

- Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…) 

- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

Chú ý: Khi xảy ra ăn mòn điện hóa thì kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn.

Lời giải chi tiết :

Cốc 1: Đinh sắt bị ăn mòn hóa học. Khí H2 sinh ra bám vào bề mặt của đinh sắt, ngăn cản sự tiếp xúc của đinh sắt với dung dịch HCl nên khí thoát ra chậm.

⟹ Đinh sắt bị ăn mòn chậm.

Cốc 2: Đinh sắt và dây đồng tiếp xúc trực tiếp với nhau, cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li HCl nên có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. Đinh sắt đóng vai trò anot (do Fe có tính khử mạnh hơn Cu) nên bị ăn mòn. Khí sinh ra trên bề mặt thanh Fe giảm nên sự tiếp xúc giữa Fe và dung dịch HCl tăng lên.

⟹ Đinh sắt bị ăn mòn nhanh.

Cốc 3: Đinh sắt và dây kẽm tiếp xúc trực tiếp với nhau, cùng được nhúng trong dung dịch chất điện li HCl nên có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. Dây kẽm đóng vai trò anot (do Zn có tính khử mạnh hơn Fe) nên bị ăn mòn. ⟹ Đinh sắt được bảo vệ.

Vậy đinh sắt trong cốc 2 bị ăn mòn nhanh nhất.

Câu 31 :

Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

  • A.
    Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4.
  • B.
    Đốt dây thép (hợp kim sắt-cacbon) trong bình khí oxi.
  • C.
    Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4).
  • D.
    Để đinh sắt (làm bằng thép cacbon) trong không khí ẩm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lý thuyết ăn mòn điện hóa:

(*) Định nghĩa:

- Là sự oxi hoá kim loại có phát sinh dòng điện. 

(*) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:

- Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…) 

- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li

- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)

⟹ Những sự ăn mòn xảy ra phản ứng hóa học nhưng không đầy đủ các điều kiện trên là ăn mòn hóa học

Lời giải chi tiết :

- A sai vì có phản ứng: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Cu sinh ra bám vào Zn và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li nên xảy ra ăn mòn điện hóa.

- B đúng vì Fe và C tiếp xúc với nhau nhưng môi trường khí O2 không phải là môi trường chất điện li nên chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.

- C sai vì có phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu sinh ra bám vào Fe và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li nên xảy ra ăn mòn điện hóa.

- D sai vì Fe và C tiếp xúc trực tiếp và cùng được đặt trong môi trường chất điện li (không khí ẩm) nên xảy ra ăn mòn điện hóa.

Câu 32 :

Phương pháp thường được áp dụng để chống ăn mòn kim loại là

  • A.
    Phương pháp bảo vệ bề mặt, phương pháp điện hóa.
  • B.
    Phương pháp nhiệt luyện, thủy luyện.
  • C.
    Phương pháp điện phân nóng chảy, điện phân dung dịch.
  • D.
    Tất cả các phương pháp trên.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các phương pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn là:

+ Phương pháp bảo vệ bề mặt.

+ Phương pháp điện hóa.

Câu 33 :

Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học?

  • A.
    Cả 2 quá trình đều là quá trình oxi hóa – khử.
  • B.
    Ăn mòn hóa học có electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường còn ăn mòn điện hóa có electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
  • C.
    Cả 2 quá trình đều phát sinh dòng điện.
  • D.
    Ăn mòn điện hóa diễn ra nhanh hơn ăn mòn hóa học.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

C sai vì ăn mòn điện hóa có phát sinh dòng điện, ăn mòn hóa học không phát sinh dòng điện.

Trắc nghiệm Bài 21. Điều chế kim loại - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Điều chế kim loại Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 22. Kim loại tác dụng với dung dịch muối (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Kim loại tác dụng với dung dịch muối (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 22. Kim loại tác dụng với dung dịch muối (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Kim loại tác dụng với dung dịch muối (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 22. Sự điện phân - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Sự điện phân Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập sự điện phân 1 muối - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập sự điện phân 1 muối Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập điện phân hỗn hợp muối - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập điện phân hỗn hợp muối Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập nhiệt luyện - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập nhiệt luyện Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập điện phân hay và khó - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập điện phân hay và khó Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối hay và khó - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối hay và khó Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 5 - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 5 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 18. Dãy điện hóa kim loại - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18. Dãy điện hóa kim loại Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 18. Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18. Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 18. Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18. Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 18. Kim loại tác dụng với axit không có tính oxi hóa - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18. Kim loại tác dụng với axit không có tính oxi hóa Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 17. Lý thuyết chung về kim loại - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 17. Lý thuyết chung về kim loại Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết