Trắc nghiệm Bài 11. Phản ứng thủy phân peptit - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Thủy phân hoàn toàn peptit sau :

Số ∝-amino axit khác nhau thu được là

  • A.

    5.

  • B.

    2.

  • C.

    3.

  • D.

    4.

Câu 2 :

Thủy phân hoàn toàn đipeptit có công thức là Glu-Ala trong dung dịch NaOH đun nóng. Sau phản ứng thu được sản phẩm là

  • A.

    NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa, CH3-CH(NH2)-COONa.

  • B.

    HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa, NH2-CH2-COONa.

  • C.

    HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa, CH3-CH(NH2)-COONa.

  • D.

    NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa, NH2-CH2-COONa.

Câu 3 :

Thủy phân hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp gồm alanin và glyxin có tỉ lệ mol là 1 : 2. Số CTCT của X là

  • A.

    5.

  • B.

    2.

  • C.

    4.

  • D.

    3.

Câu 4 :

Tripeptit X có công thức cấu tạo sau: Lys-Gly-Ala. Khối lượng muối thu được khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong trong dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) là

  • A.

    70,2 gam.

  • B.

    50,6 gam.

  • C.

    45,7 gam.

  • D.

    35,1 gam.

Câu 5 :

Đun nóng 0,1 mol tetrapeptit X có cấu trúc là Ala-Gly-Glu-Lys trong dung dịch NaOH (lấy dư), sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

  • A.

    39,9 gam.

  • B.

    56,7 gam.

  • C.

    35,5 gam.

  • D.

    33,3 gam.

Câu 6 :

Cho 13,32 gam peptit X do n gốc alanin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được 16,02 gam alanin duy nhất. X thuộc loại nào?

  • A.

    Tripeptit.

  • B.

    Tetrapeptit.

  • C.

    Hexapeptit.

  • D.

    Đipeptit.

Câu 7 :

Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X thuộc loại nào?

  • A.

    Tripeptit.

  • B.

    Tetrapeptit.

  • C.

    Hexapeptit.

  • D.

    Đipeptit.

Câu 8 :

Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:

  • A.

    28,6 gam.

  • B.

    35,9 gam.

  • C.

    37,9 gam.

  • D.

    31,9 gam.

Câu 9 :

Khi thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch KOH (dư 15% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 253,1 gam. Số liên kết peptit trong X là

  • A.

    10.

  • B.

    15.

  • C.

    16.

  • D.

    9.

Câu 10 :

Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam một đipeptit X có cấu tạo bởi α-amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH bằng dung dịch NaOH thu được sản phẩm trong đó có 11,1 gam một muối có chứa 20,72% Na về khối lượng. Công thức chất X là:

  • A.

    H2NCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH.

  • B.

    H2NCH(C2H5)CONHCH2COOH hoặc H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

  • C.

    H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

  • D.

    H2NCH(CH3)CONHCH2COOH hoặc H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

Câu 11 :

Thủy phân hoàn toàn 7,46 gam pentapeptit mạch hở X (được tạo nên từ các α-amino axit có dạng NH2CxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư thu được 11,10 gam muối. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 7,46 gam X bằng dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị m là

  • A.

    12,55.

  • B.

    10,75.

  • C.

    11,82.

  • D.

    8,90.

Câu 12 :

Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được x gam Ala; 37,5 gam Gly và 35,1 gam Val. Giá trị của m, x lần lượt là

  • A.

    99,3 và 30,9. 

  • B.

    90,3 và 30,9.

  • C.

    84,9 và 26,7.

  • D.

    92,1 và 26,7.

Câu 13 :

Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ. Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:

  • A.

    51,72.

  • B.

    54,30.

  • C.

    66,00.

  • D.

    44,48.

     

Câu 14 :

Thuỷ phân pentapeptit X thu được các đipeptit là Ala-Gly; Glu-Gly và tripeptit là Gly-Ala-Glu. Vậy cấu trúc của peptit X là:

  • A.

    Ala-Gly-Ala-Glu-Gly. 

  • B.

    Ala- Ala-Gly-Glu-Gly.

  • C.

    Ala- Ala-Glu-Gly- Gly.

  • D.

    Glu-Gly-Ala-Gly-Ala.

Câu 15 :

Thuỷ  phân  không  hoàn  toàn  tetrapeptit  (X),  ngoài  các α-amino  axit  còn  thu  được  các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ?

  • A.

    Val-Phe-Gly-Ala.

  • B.

    Ala-Val-Phe-Gly.

  • C.

    Gly-Ala-Val-Phe.

  • D.

    Gly-Ala-Phe-Val.

     

Câu 16 :

Thuỷ phân hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở thu được alanin, glyxin và glutamin theo tỷ lệ mol 2 : 1 : 1. Mặt khác, thuỷ phân không hoàn toàn X thu được 3 đipeptit là Ala-Gly; Gly-Ala và Ala-Glu. Vậy công thức cấu tạo của X là: 

  • A.

    Ala-Glu-Ala-Gly.

  • B.

    Ala-Ala-Glu-Gly.

  • C.

    Ala-Gly-Ala -Glu.

  • D.

    Glu-Ala-Gly-Ala.

     

Câu 17 :

Thuỷ phân một tripeptit mạch hở X thu được hỗn hợp 2 đipeptit là Ala-Lys và Gly-Ala. Vậy amino axit đầu N và đầu C của tripeptit ban đầu là :

  • A.

    Glyxin và Lysin.

  • B.

    Alanin và Lysin.

  • C.

    Glyxin và Alanin.

  • D.

     Alanin và Glyxin.

Câu 18 :

Peptit X có công thức cấu tạo như sau:

 H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C2H4COOH)-CO-NH-CH2-COOH

Hãy cho biết khi thuỷ phân X, không thu được sản phẩm nào sau đây?

  • A.

    Gly-Ala.

  • B.

    Glu-Gly.

  • C.

    Ala-Glu.

  • D.

    Gly-Glu.

     

Câu 19 :

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?

  • A.

    1.

  • B.

    2.

  • C.

    3.

  • D.

    4.

Câu 20 :

Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?

  • A.

    2.

  • B.

    4.

  • C.

    3.

  • D.

    1.

Câu 21 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là 

  • A.

    Gly-Phe-Gly-Ala-Val.

  • B.

    Gly-Ala-Val-Val-Phe.

     

  • C.

    Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

  • D.

    Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Câu 22 :

Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

  • A.

    90,6.

  • B.

    111,74.

  • C.

    81,54. 

  • D.

    66,42.

Câu 23 :

Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48 gam Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala. Biết X có công thức bằng Ala-Gly-Gly-Val-Ala. Tỷ lệ x : y là

  • A.

    6 : 1.

  • B.

    2 : 5.

  • C.

    11 : 16.

  • D.

    7 : 20.

Câu 24 :

Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala-Gly-Gly và tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala-Gly; 0,05 mol Gly-Gly; 0,1 mol Gly; Ala-Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là

  • A.

    100,5.

  • B.

    112,5.

  • C.

    90,6.

  • D.

    96,4.

Câu 25 :

Thủy phân 445,05 gam peptit Val-Gly-Gly-Val-Gly thu được hỗn hợp X gồm 127,5 gam Gly; 163,8 gam Val; 39,6 gam Gly-Gly; 87 gam Val-Gly; 23,1 gam Gly-Val-Gly và m gam một pentapeptit X1. Giá trị m là (Cho biết khối lượng mol của Val và Gly lần lượt 117 và 75)

  • A.

    68,85.

  • B.

    58,05.

  • C.

    66,15.

  • D.

    77,40.

Câu 26 :

X là 1 pentapeptit mạch hở. Thủy phân hoàn toàn X chỉ thu được 1 aminoaxit no Y, mạch hở, có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl (tổng % khối lượng của O và N trong Y là 51,685%). Khi thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,2 gam tetrapeptit; 30,03 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 88,11 gam Y. Giá trị của m là

  • A.

    167,85.

  • B.

    156,66.

  • C.

    141,74.

  • D.

    186,9.

Câu 27 :

Đipeptit M, tripeptit P, tetrapeptit Q đều mạch hở và được tạo ra từ một amino axit X, mạch hở, phân tử có chứa một nhóm NH2. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 15,73%. Thủy phân không hoàn toàn 69,3 gam hỗn hợp gồm M, P, Q (tỉ lệ mol tương ứng 1:1:1) thu được m gam M; 27,72 gam P; 6,04 gam Q và 31,15 gam X. Giá trị của m là:

  • A.

    17,6.

  • B.

    15,2.

  • C.

    8,8.

  • D.

    30,4.

Câu 28 :

X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala. Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X, Y theo tỉ lệ mol 1 : 3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng đã hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 47,49 gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A.

    37,29.

  • B.

    34,05.

  • C.

    38,91.

  • D.

    136,20.

Câu 29 :

Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1M, thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí T (đktc, T có tỉ khối hơi so với H2 < 15). Mặt khác 19,3 gam E tác dụng HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    27,85.

  • B.

    28,45.

  • C.

    31,52.

  • D.

    25,10.

Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm valin và glyxylalanin. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch Z gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa 30,725 gam muối. Giá trị của a là

  • A.

    0,275.

  • B.

    0,125.

  • C.

    0,150.

  • D.

    0,175.

Câu 31 :

Khi thủy phân không hoàn toàn một peptit X (MX = 293) thu được hai peptit Y và Z. Biết 0,472 gam Y phản ứng vừa đủ với 18 ml dung dịch HCl 0,222M đun nóng và 0,666 gam Z phản ứng vừa đủ với 14,7 ml dung dịch NaOH 1,6% (d = 1,022 gam/ml) đun nóng. Biết rằng khi thủy phân hoàn toàn X thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và phenyl alanin. Công thức cấu tạo của X là

  • A.

    Ala-Phe-Gly.

  • B.

    Gly-Phe-Ala-Gly.

  • C.

    Ala-Phe-Gly-Ala.

  • D.

    Ala- Gly-Phe.

Câu 32 :

Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala-Gly-Gly và tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,075 mol Ala-Gly; 0,025 mol Gly-Gly; 0,05 mol Gly; Ala-Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X bởi 500 ml dung dịch KOH 1M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 57,5 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là

  • A.

    31,0.

  • B.

    32,0.

  • C.

    35,5.

  • D.

    30,5.

Câu 33 :

Cho hỗn hợp Z gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX > 4MY) với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1. Cho m gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch T phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng?

  • A.

    Phần trăm khối lượng nitơ trong Y là 15,73%.

  • B.

    Số liên kết peptit trong phân tử X là 5.

  • C.

    Tỉ lệ số gốc Gly : Ala trong phân tử X là 3 : 2.

  • D.

    Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 20,29%.

     

Câu 34 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở, được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Kết luận không đúng về X là

  • A.
    Trong X có 5 nhóm CH3.
  • B.
    X có công thức Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
  • C.
    Đem 0,1 mol X tác dụng với HCl dư, đun nóng tạo ra 70,35 gam muối.
  • D.
    X tác dụng với NaOH đun nóng trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 5.
Câu 35 :

Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16; A và B đều là amino axit no, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất là

  • A.
    0,72.
  • B.
    0,69.
  • C.
    0,65.
  • D.
    0,67.
Câu 36 :

Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
    1,46.
  • B.
    1,64.
  • C.
    1,22.
  • D.
    1,36.
Câu 37 :

Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit Z (C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 23,32 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là

  • A.
    4,64%.
  • B.
    6,97%.
  • C.
    9,29%.
  • D.
    13,93%.
Câu 38 :

Một oligopeptit được tạo thành từ glyxin, alanin, valin. Thủy phân X trong 500 ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thì thu được hỗn hợp Z có chứa các đipeptit, tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit và các amino axit tương ứng. Đốt một nửa hỗn hợp Z bằng một lượng không khí vừa đủ, hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 74,225 gam, khối lượng dung dịch giảm 161,19 gam đồng thời thoát ra 139,608 lít khí trơ. Cho dung dịch Y tác dụng hết với V lít dung dịch KOH 2M đun nóng (dùng dư 20% so với lượng cần thiết), cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn có giá trị gần đúng

  • A.
    210 gam.
  • B.
    204 gam.
  • C.
    198 gam.
  • D.
    184 gam.
Câu 39 :

Cho X là hexapeptit Ala-Ala-Gly-Val-Gly-Val và tetrapeptit Gly-Gly-Ala-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được hỗn hợp gồm 4 α-amino axit, trong đó có 30,00 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị m là

  • A.
    73,4.
  • B.
    87,4.
  • C.
    77,6.
  • D.
    83,2.
Câu 40 :

Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit Y và một pentapeptit Z bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 23,7) gam hỗn hợp muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi T gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi T đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Biết thủy phân Y hay Z đều thu được cả Gly và Ala. Cho các phát biểu sau:

(1) Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có giá trị 53,06%.

(2) Tỉ lệ số phân tử Ala và Gly trong Z là 2 : 3

(3) Giá trị của m là 41,4 gam

(4) Tổng số nguyên tử C trong Y và Z là 22

Số phát biểu đúng

  • A.
    2
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    1

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thủy phân hoàn toàn peptit sau :

Số ∝-amino axit khác nhau thu được là

  • A.

    5.

  • B.

    2.

  • C.

    3.

  • D.

    4.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thủy phân peptit này thu được 4 ∝-amino axit là         

H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH2COOH)-COOH, H2N-CH(CH2-C6H5)-COOH, H2N-CH(CH3)COOH

Câu 2 :

Thủy phân hoàn toàn đipeptit có công thức là Glu-Ala trong dung dịch NaOH đun nóng. Sau phản ứng thu được sản phẩm là

  • A.

    NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa, CH3-CH(NH2)-COONa.

  • B.

    HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa, NH2-CH2-COONa.

  • C.

    HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa, CH3-CH(NH2)-COONa.

  • D.

    NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa, NH2-CH2-COONa.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phương trình phản ứng :

Glu-Ala + 3NaOH → NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa + CH3-CH(NH2)-COONa + 2H2O

Câu 3 :

Thủy phân hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được hỗn hợp gồm alanin và glyxin có tỉ lệ mol là 1 : 2. Số CTCT của X là

  • A.

    5.

  • B.

    2.

  • C.

    4.

  • D.

    3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tripeptit X + H2O → Ala + 2Gly

→ X tạo bởi 2 Gly và 1 Ala

Các đồng phân của X là

Gly-Gly-Ala

Ala-Gly-Gly

Gly-Ala-Gly

Câu 4 :

Tripeptit X có công thức cấu tạo sau: Lys-Gly-Ala. Khối lượng muối thu được khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong trong dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) là

  • A.

    70,2 gam.

  • B.

    50,6 gam.

  • C.

    45,7 gam.

  • D.

    35,1 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) MLys-Gly-Ala = 146 + 75 + 89 – 2.18

+) Lys-Gly-Ala + 2H2O + 2H2SO4 → hỗn hợp muối

+) BTKL : mmuối = mX + mH2O + mH2SO4

Lời giải chi tiết :

MLys-Gly-Ala = 146 + 75 + 89 – 2.18 = 274

Lys-Gly-Ala + 2H2O + 2H2SO4 → hỗn hợp muối

BTKL : mmuối = mX + mH2O + mH2SO4 = 0,1.274 + 2.0,1.18 + 2.0,1.98 = 50,6 gam

Câu 5 :

Đun nóng 0,1 mol tetrapeptit X có cấu trúc là Ala-Gly-Glu-Lys trong dung dịch NaOH (lấy dư), sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

  • A.

    39,9 gam.

  • B.

    56,7 gam.

  • C.

    35,5 gam.

  • D.

    33,3 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) MAla-Gly-Glu-Lys = 89 + 75 + 147 + 146 – 3.18

+) Ala-Gly-Glu-Lys + 5NaOH → hh muối + 2H2O

+) Bảo toàn khối lượng : mmuối = mX + mNaOH – mH2O

Lời giải chi tiết :

MAla-Gly-Glu-Lys = 89 + 75 + 147 + 146 – 3.18 = 403

Ala-Gly-Glu-Lys + 5NaOH → hh muối + 2H2O

Bảo toàn khối lượng : mmuối = mX + mNaOH – mH2O = 0,1.403 + 5.0,1.40 – 2.0,1.18 = 56,7 gam

Câu 6 :

Cho 13,32 gam peptit X do n gốc alanin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được 16,02 gam alanin duy nhất. X thuộc loại nào?

  • A.

    Tripeptit.

  • B.

    Tetrapeptit.

  • C.

    Hexapeptit.

  • D.

    Đipeptit.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X: (Ala)n → nAla

$ \to \,\,{n_X} = \frac{{{n_{Ala}}}}{n} \to \,\,{M_X} = \frac{{{m_X}}}{{{n_X}}} = 74n$

Mặt khác MX = 89n – (n – 1).18

Lời giải chi tiết :

nAla = 16,02 / 89 = 0,18 mol

X: (Ala)n → nAla

$\begin{gathered}\to \,\,{n_X} = \frac{{{n_{Ala}}}}{n} = \frac{{0,18}}{n} \to \,\,{M_X} = \frac{{13,32}}{{\frac{{0,18}}{n}}} = 74n \hfill \\\to 74n = 89n - (n - 1).18\,\, \to \,\,n\, = 6 \hfill \\\end{gathered} $

Vậy X là hexapeptit

Câu 7 :

Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit X thu được 22,25 gam alanin và 56,25 gam glyxin. X thuộc loại nào?

  • A.

    Tripeptit.

  • B.

    Tetrapeptit.

  • C.

    Hexapeptit.

  • D.

    Đipeptit.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) nAla = 22,25 / 89 = 0,25 mol;  nGly = 56,25 / 75 = 0,75 mol → trong X có tỉ lệ Ala : Gly là 1 : 3

+) X có dạng (Ala)a(Gly)3a  → MX = 89a + 75.3a – (4a – 1).18

+) Bảo toàn mắt xích Ala : nX = nAla / a = 0,25 / a

Lời giải chi tiết :

nAla = 22,25 / 89 = 0,25 mol;  nGly = 56,25 / 75 = 0,75 mol

→ trong X có tỉ lệ Ala : Gly là 1 : 3

X có dạng (Ala)a(Gly)3a  → MX = 89a + 75.3a – (4a – 1).18 = 242a + 18

Bảo toàn mắt xích Ala : nX = nAla / a = 0,25 / a

\(\begin{gathered}\to \,\,{M_X} = \dfrac{{65}}{{\dfrac{{0,25}}{a}}} = 260a = 242a + 18 \hfill \\\to a = 1 \hfill \\\end{gathered} \)

→ X thuộc loại tetrapeptit

Câu 8 :

Tripeptit X có công thức sau: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:

  • A.

    28,6 gam.

  • B.

    35,9 gam.

  • C.

    37,9 gam.

  • D.

    31,9 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

MGly-Ala-Ala = 75 + 89.2 – 2.18 = 217

Gly-Ala-Ala + 3NaOH → hh muối + H2O

     0,1                                               0,1 mol

Bảo toàn khối lượng : mcrắn  = mx + mNaOH ban đầu – mH2O

Lời giải chi tiết :

X là Gly-Ala-Ala có MX = 75 + 89.2 – 2.18 = 217

Gly-Ala-Ala + 3NaOH → hh muối + H2O

     0,1                        →                       0,1 mol

Bảo toàn khối lượng : mcrắn  = mx + mNaOH ban đầu – mH2O = 0,1.217 + 0,4.40 – 0,1.18 = 35,9 gam

Câu 9 :

Khi thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch KOH (dư 15% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 253,1 gam. Số liên kết peptit trong X là

  • A.

    10.

  • B.

    15.

  • C.

    16.

  • D.

    9.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Giả sử peptit X có số mắt xích là n

X + nKOH → hh rắn + H2O

+) Vì X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và dung dịch KOH lấy dư 15%

→ nKOH = 1,15.n.nX

+) Bảo toàn khối lượng : mX  + mKOH = mchất rắn + mH2O

+) Số liên kết peptit trong X là  : n – 1

Lời giải chi tiết :

Giả sử peptit X có số mắt xích là n

X + nKOH → hh rắn + H2O

Vì X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và dung dịch KOH lấy dư 15%

→ nKOH = 1,15.n.nX = 1,15.n.0,25 = 0,2875n

Bảo toàn khối lượng : mX  + mKOH = mchất rắn + mH2O

$ \to m + 0,2875n.56 = m + 253,1 + 18.0,25 \to n = 16$

→ số liên kết peptit trong X là  : n – 1 = 16 – 1 = 15

Câu 10 :

Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam một đipeptit X có cấu tạo bởi α-amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH bằng dung dịch NaOH thu được sản phẩm trong đó có 11,1 gam một muối có chứa 20,72% Na về khối lượng. Công thức chất X là:

  • A.

    H2NCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH.

  • B.

    H2NCH(C2H5)CONHCH2COOH hoặc H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

  • C.

    H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

  • D.

    H2NCH(CH3)CONHCH2COOH hoặc H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sản phẩm muối có dạng CxH2xNO2Na

Mmuối =$\frac{{23}}{{0,2072}}$ 111 → muối là Ala-Na

TH1: X tạo bởi 2 Ala nX = nAla / 2

TH2: X tạo bởi Ala và 1 amino axit khác npeptit = nAla

Lời giải chi tiết :

Sản phẩm muối có dạng CxH2xNO2Na

Mmuối =$\frac{{23}}{{0,2072}}$= 111 → muối là Ala-Na

nAla-Na = 11,1 / 111 = 0,1 mol

TH1: X tạo bởi 2 Ala nX = nAla / 2 = 0,1 / 2 = 0,05 mol

MX = 14,6 / 0,05 = 292 (loại vì  MAla-Ala = 160)

TH2: X tạo bởi Ala và 1 amino axit khác npeptit = nAla = 0,1 mol

MX = 14,6 / 0,1 = 146    Maa còn lại  = 146 – 89 + 18 = 75 (Gly)

Vậy X là Gly-Ala hoặc Ala-Gly

Câu 11 :

Thủy phân hoàn toàn 7,46 gam pentapeptit mạch hở X (được tạo nên từ các α-amino axit có dạng NH2CxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư thu được 11,10 gam muối. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 7,46 gam X bằng dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị m là

  • A.

    12,55.

  • B.

    10,75.

  • C.

    11,82.

  • D.

    8,90.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) X5 + 5NaOH → muối + H2O

Bảo toàn khối lượng : mpeptit + mNaOH = mmuối + mH2O  

+) X5 + 4H2O + 5HCl muối

Bảo toàn khối lượng : mpeptit + mH2O + mHCl = mmuối

Lời giải chi tiết :

X5 + 5NaOH → muối + H2O

a  →   5a                →       a

Bảo toàn khối lượng : mpeptit + mNaOH = mmuối + mH2O  

→ 7,46 + 5a.40 = 11,1 + 18a → a = 0,02

X5 + 4H2O + 5HCl → muối

Bảo toàn khối lượng : mpeptit + mH2O + mHCl = mmuối

mmuối = 7,46 + 4.0,02.18 + 5.0,02.36,5 = 12,55

Câu 12 :

Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp oligopeptit gồm Ala-Val-Ala-Gly-Ala và Val-Gly-Gly thu được x gam Ala; 37,5 gam Gly và 35,1 gam Val. Giá trị của m, x lần lượt là

  • A.

    99,3 và 30,9. 

  • B.

    90,3 và 30,9.

  • C.

    84,9 và 26,7.

  • D.

    92,1 và 26,7.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn mắt xích Gly : nGly =  nAla-Vla-Ala-Gly-Ala + 2nVal-Gly-Gly

+) Bảo toàn mắt xích Ala : nAla = 3nAla-Vla-Ala-Gly-Ala

+) bảo toàn mắt xích Val :  nVal = nAla-Vla-Ala-Gly-Ala + nVal-Gly-Gly

Lời giải chi tiết :

$m?\left\{ \begin{gathered}  Ala - Val - Ala - Gly - Ala:\,a\,mol \hfill \\  Val - Gly - Gly:\,b\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  Gly:a + 2b \hfill \\  Ala:3a\,(x = ?\,gam) \hfill \\  Val:a + b \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  a + 2b = 37,5/75 \hfill \\  a + b = 35,1/117 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$\left\{ \begin{gathered}  a = 0,1 \hfill \\  b = 0,2 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 3.0,1.89 = 26,7\,gam \hfill \\  m = 37,5 + 35,1 + 26,7 - 18(0,1.4 + 0,2.2) = 84,9\,gam \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Ngoài cách dùng bảo toàn khối lượng như trên để tính m, ta có thể tính ra M của từng peptit rồi nhân với số mol tương ứng.

Câu 13 :

Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ. Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:

  • A.

    51,72.

  • B.

    54,30.

  • C.

    66,00.

  • D.

    44,48.

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nNaOH = 4ntetrapeptit + 3ntripeptit

+)  nH2O = nX + nY

+) Bảo toàn khối lượng : m + mNaOH = mmuối + mH2O

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,6 mol = 4a + 2a.3 → a = 0,06 mol

ta có nH2O = nX + nY = a + 2a = 3a = 0,18 mol

Bảo toàn khối lượng : m + mNaOH = mmuối + mH2O

→ m = 51,72 gam

Câu 14 :

Thuỷ phân pentapeptit X thu được các đipeptit là Ala-Gly; Glu-Gly và tripeptit là Gly-Ala-Glu. Vậy cấu trúc của peptit X là:

  • A.

    Ala-Gly-Ala-Glu-Gly. 

  • B.

    Ala- Ala-Gly-Glu-Gly.

  • C.

    Ala- Ala-Glu-Gly- Gly.

  • D.

    Glu-Gly-Ala-Gly-Ala.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta thấy X → Gly-Ala-Glu + Glu-Gly

Mà X chỉ chứa 1 Glu → X chứa Gly-Ala-Glu-Gly

Mặt khác, X tạo Ala-Gly mà X là pentapeptit → X là Ala-Gly-Ala-Glu-Gly

Câu 15 :

Thuỷ  phân  không  hoàn  toàn  tetrapeptit  (X),  ngoài  các α-amino  axit  còn  thu  được  các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ?

  • A.

    Val-Phe-Gly-Ala.

  • B.

    Ala-Val-Phe-Gly.

  • C.

    Gly-Ala-Val-Phe.

  • D.

    Gly-Ala-Phe-Val.

     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

X → Gly-Ala + Ala-Phe + Phe-Val

→ Cấu tạo của X là Gly-Ala-Phe-Val

Câu 16 :

Thuỷ phân hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở thu được alanin, glyxin và glutamin theo tỷ lệ mol 2 : 1 : 1. Mặt khác, thuỷ phân không hoàn toàn X thu được 3 đipeptit là Ala-Gly; Gly-Ala và Ala-Glu. Vậy công thức cấu tạo của X là: 

  • A.

    Ala-Glu-Ala-Gly.

  • B.

    Ala-Ala-Glu-Gly.

  • C.

    Ala-Gly-Ala -Glu.

  • D.

    Glu-Ala-Gly-Ala.

     

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong X có 2 Ala, 1 Gly và 1 Glu

X → Ala-Gly + Gly-Ala + Ala-Glu

→ cấu tạo của X là Ala-Gly-Ala-Glu

Câu 17 :

Thuỷ phân một tripeptit mạch hở X thu được hỗn hợp 2 đipeptit là Ala-Lys và Gly-Ala. Vậy amino axit đầu N và đầu C của tripeptit ban đầu là :

  • A.

    Glyxin và Lysin.

  • B.

    Alanin và Lysin.

  • C.

    Glyxin và Alanin.

  • D.

     Alanin và Glyxin.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

X → Gly-Ala + Ala-Lys

→ X là Gly-Ala-Lys

→ Glyxin là amino axit đầu N và Lysin là amino axit đầu C

Câu 18 :

Peptit X có công thức cấu tạo như sau:

 H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C2H4COOH)-CO-NH-CH2-COOH

Hãy cho biết khi thuỷ phân X, không thu được sản phẩm nào sau đây?

  • A.

    Gly-Ala.

  • B.

    Glu-Gly.

  • C.

    Ala-Glu.

  • D.

    Gly-Glu.

     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

X : Gly-Ala-Glu-Gly

→ thủy phân X thu được các đipeptit là Gly-Ala, Ala-Glu, Glu-Gly

→ không thu được Gly-Glu

Câu 19 :

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit mạch hở: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?

  • A.

    1.

  • B.

    2.

  • C.

    3.

  • D.

    4.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thủy phân X thu được các đipeptit là Gly-Ala, Ala-Gly

→ thu được tối đa 2 đipeptit

Câu 20 :

Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?

  • A.

    2.

  • B.

    4.

  • C.

    3.

  • D.

    1.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thủy phân X thu được các tripeptit là : Gly-Val-Gly,  Val-Gly-Val, Gly-Val-Ala.

(thực hiện cắt lần lượt từ trái sang phải 3 aa liền nhau, chú ý peptit trùng nhau)

Câu 21 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là 

  • A.

    Gly-Phe-Gly-Ala-Val.

  • B.

    Gly-Ala-Val-Val-Phe.

     

  • C.

    Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

  • D.

    Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

1 mol X → 1 mol Ala + 1 mol Val + 1 mol Phe + 2 mol Gly

Vậy X chứa 5 gốc amino axit (trong đó 1 gốc Ala, 1 gốc Val, 1 gốc Phe và 2 gốc Gly)

Ghép mạch peptit như sau:

Gly-Ala-Val            Val-Phe           Phe-Gly                        Gly-Ala-Val-Phe-Gly

→ X là Gly-Ala-Val-Phe-Gly 

Câu 22 :

Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

  • A.

    90,6.

  • B.

    111,74.

  • C.

    81,54. 

  • D.

    66,42.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bảo toàn mắt xích Ala: 4nAla-Ala-Ala-Ala = nAla + 2nAla-Ala + 3nAla-Ala-Ala

m = (89.4 – 18.3).0,27

Lời giải chi tiết :

nAla = 0,32 mol; nAla-Ala = 0,2 mol; nAla-Ala-Ala = 0,12 mol

Bảo toàn mắt xích Ala: 4nAla-Ala-Ala-Ala = nAla + 2nAla-Ala + 3nAla-Ala-Ala

nAla-Ala-Ala-Ala = 0,27 mol

m = (89.4 – 18.3).0,27 = 81,54 gam

Câu 23 :

Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam Ala-Gly-Gly; 3,48 gam Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y mol Ala. Biết X có công thức bằng Ala-Gly-Gly-Val-Ala. Tỷ lệ x : y là

  • A.

    6 : 1.

  • B.

    2 : 5.

  • C.

    11 : 16.

  • D.

    7 : 20.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn mắt xích

Lời giải chi tiết :

$\left\{ \begin{gathered}  Ala - Gly - Gly:0,015 \hfill \\  Gly - Val:0,02 \hfill \\  Gly:0,1 \hfill \\  Val:0,02 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to BT.Gly:{n_X} = \frac{{0,015.2 + 0,02 + 0,1}}{2} = 0,075$

$ \to \left\{ \begin{gathered}  BT.Ala:0,075.2 = 0,015 + x + y \hfill \\  BT.Val:0,075 = 0,02 + 0,02 + x \hfill \\ \end{gathered}  \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}  x = 0,035 \hfill \\  y = 0,1 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to x/y = 7/20$

Câu 24 :

Thủy phân 63,5 gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala-Gly-Gly và tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,15 mol Ala-Gly; 0,05 mol Gly-Gly; 0,1 mol Gly; Ala-Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 63,5 gam hỗn hợp X bởi 500 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là

  • A.

    100,5.

  • B.

    112,5.

  • C.

    90,6.

  • D.

    96,4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

$\left\{ \begin{gathered}  Ala - Gly - Gly:x \hfill \\  Ala - Ala - Ala - Gly:y \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  203x + 288y = 63,5 \hfill \\  BT.Gly:2x + y = 0,35 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  x = 0,1 \hfill \\  y = 0,15 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

nNaOH cần dùng = 0,1.3+0,15.4 = 0,9 < 1 → NaOH dư

$BTKL:\,\,{m_X} + {m_{NaOH}} = m + {m_{{H_2}O}}$

Lời giải chi tiết :

$\left\{ \begin{gathered}  Ala - Gly - Gly:x \hfill \\  Ala - Ala - Ala - Gly:y \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  203x + 288y = 63,5 \hfill \\  BT.Gly:2x + y = 0,35 \hfill \\ \end{gathered}  \right. \to \left\{ \begin{gathered}  x = 0,1 \hfill \\  y = 0,15 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

nNaOH cần dùng = 0,1.3+0,15.4 = 0,9 < 1 → NaOH dư

$ \to {n_{{H_2}O}} = 0,1 + 0,15 = 0,25\,\,mol$

$BTKL:63,5 + 1.40 = m + 0,25.18 \to m = 99\,gam$

Câu 25 :

Thủy phân 445,05 gam peptit Val-Gly-Gly-Val-Gly thu được hỗn hợp X gồm 127,5 gam Gly; 163,8 gam Val; 39,6 gam Gly-Gly; 87 gam Val-Gly; 23,1 gam Gly-Val-Gly và m gam một pentapeptit X1. Giá trị m là (Cho biết khối lượng mol của Val và Gly lần lượt 117 và 75)

  • A.

    68,85.

  • B.

    58,05.

  • C.

    66,15.

  • D.

    77,40.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

\[\begin{gathered}  BT\,\,Gly:{n_{Gly}}_{(X1)} = 1,15.3 - (1,7 + 0,3.2 + 0,5 + 0,1.2) = 0,45 \hfill \\  BT\,\,Val = {n_{Val}}_{(X1)} = 1,15.2 - (1,4 + 0,5 + 0,1) = 0,3 \hfill \\ \end{gathered} \]

Pentapeptit X1Val-Gly-Gly-Val-Gly

Lời giải chi tiết :

$Val - Gly - Gly - Val - Gly:1,15mol \to \left\{ \begin{gathered}Gly:1,7\,\hfill \\Val:1,4\,\,\hfill\\Gly - Gly:0,3\hfill\\Val - Gly:0,5\,\hfill\\Gly - Val - Gly:0,1\hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$BT.Gly:{n_{Gly}}_{(X1)} = 1,15.3 - (1,7 + 0,3.2 + 0,5 + 0,1.2) = 0,45$

$BT.Val = {n_{Val}}_{(X1)} = 1,15.2 - (1,4 + 0,5 + 0,1) = 0,3$

$\to Val-Gly-Gly-Val-Gly:0,15\to m=0,45.75+0,3.117-0,15.18.4=58,05\,gam$

Câu 26 :

X là 1 pentapeptit mạch hở. Thủy phân hoàn toàn X chỉ thu được 1 aminoaxit no Y, mạch hở, có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl (tổng % khối lượng của O và N trong Y là 51,685%). Khi thủy phân hết m gam X trong môi trường axit thu được 30,2 gam tetrapeptit; 30,03 gam tripeptit; 25,6 gam đipeptit và 88,11 gam Y. Giá trị của m là

  • A.

    167,85.

  • B.

    156,66.

  • C.

    141,74.

  • D.

    186,9.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Y có dạng CnH2n+1NO2

\( \to {M_Y} = \dfrac{{14 + 16.2}}{{0,51685}} = 89\,\)→ Y là Ala

Bảo toàn gốc Ala : 5nX = 4ntetrapeptit + 3ntripeptit + 2nđipeptit + nY

Lời giải chi tiết :

Y có dạng CnH2n+1NO2

\( \to {M_Y} = \dfrac{1}{{0,51685}}.46 = 89\,\)→ Y là Ala

Bảo toàn gốc Ala :

5nX = 4ntetrapeptit + 3ntripeptit + 2nđipeptit + nY

\({n_X} = \dfrac{1}{5}[\dfrac{{30,2.4}}{{(89.4 - 18.3)}} + \dfrac{{30,03.3}}{{(89.3 - 18.2)}} + \dfrac{{25,6.2}}{{(89.2 - 18)}} + \dfrac{{88,11}}{{89}}] = 0,42\,mol\)

\( \to {m_X} = 0,42.(89.5 - 18.4) = 156,66\,gam\)

Câu 27 :

Đipeptit M, tripeptit P, tetrapeptit Q đều mạch hở và được tạo ra từ một amino axit X, mạch hở, phân tử có chứa một nhóm NH2. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 15,73%. Thủy phân không hoàn toàn 69,3 gam hỗn hợp gồm M, P, Q (tỉ lệ mol tương ứng 1:1:1) thu được m gam M; 27,72 gam P; 6,04 gam Q và 31,15 gam X. Giá trị của m là:

  • A.

    17,6.

  • B.

    15,2.

  • C.

    8,8.

  • D.

    30,4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

${M_X} = \frac{1}{{0,1573}}.14 = 89\,gam\,(Ala)$

+ mmuối = mđipeptit + mtripeptit + mtetrapeptit

+ bảo toàn mắt xích

Lời giải chi tiết :

${M_X} = \frac{1}{{0,1573}}.14 = 89\,gam\,(Ala)$

$69,3\,\,gam\left\{ \begin{gathered}  Ala - Ala:x\,mol \hfill \\  Ala - Ala - Ala:x\,mol \hfill \\  Ala - Ala - Ala - Ala:x\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{{H^ + }/{H_2}O}}\left\{ \begin{gathered}  Al{a_2}:m\,gam \hfill \\  Al{a_3} = 0,12\,mol \hfill \\  Al{a_4} = 0,02\,mol \hfill \\  Ala = 0,35\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$BTKL:(89.2 - 18).x + (89.3 - 18.2).x + (89.4 - 18.3).x = 69,3 \to x = 0,1\,mol$

$BT\,gốc \,Ala:2x + 3x + 4x = 2.\frac{m}{{89.2 - 18}} + 0,12.3 + 0,02.4 + 0,35 \to m = 8,8\,gam.$

Câu 28 :

X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala. Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X, Y theo tỉ lệ mol 1 : 3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng đã hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 47,49 gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A.

    37,29.

  • B.

    34,05.

  • C.

    38,91.

  • D.

    136,20.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn mắt xích Gly : nGly =  nAla-Gly-Val-Ala + nVal-Gly-Val

+) Bảo toàn mắt xích Ala : nAla = 2nAla-Gly-Val-Ala

+) Bảo toàn mắt xích Val :  nVal = nAla-Gly-Val-Ala + 2nVal-Gly-Val

Lời giải chi tiết :

$\left\{ \begin{gathered}  Ala - Gly - Val - Ala:x \hfill \\  Val - Gly - Val:3x \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{Bảo \,\, toàn \,\, mắt \,\,xích}}\left\{ \begin{gathered}  Ala - Na:2x \hfill \\  Gly - Na:4x \hfill \\  Val - Na:7x \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$\begin{gathered}   \to 2x.(89 + 22) + 4x.(75 + 22) + 7x.(117 + 22) = 47,49 \hfill \\   \to x = 0,03 \hfill \\ \end{gathered} $

→ m = 0,03.(89 + 75 + 117 + 89 – 3.18) + 3.0,03.(117 + 75 + 117 – 2.18) = 34,05 gam

Câu 29 :

Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1M, thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí T (đktc, T có tỉ khối hơi so với H2 < 15). Mặt khác 19,3 gam E tác dụng HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    27,85.

  • B.

    28,45.

  • C.

    31,52.

  • D.

    25,10.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z thu được một muối duy nhất  α-amino axit trong tetrapeptit X là Z

$\begin{gathered}  \% {m_O} = \frac{{16.5.100\% }}{{\underbrace {4.{M_Z} - 18.3}_{{M_X}}}} = 26,49\% \,\,\, \to\,\,\,{M_Z} = 89\,(Ala) \hfill \\  \end{gathered} $

${M_T} < 30 \Rightarrow R = H$

$E\left\{ \begin{gathered}  Ala - Ala - Ala - Ala:\,x\,mol \hfill \\  C{H_3}CH(N{H_2})COON{H_4}:0,12 \hfill \\  C{H_3}CH(N{H_2})COOH:y\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{ + NaOH}}\left\{ \begin{gathered}  4x + y + 0,12 = 0,2 \hfill \\  302x + 106.0,12 + 89.y = 19,3 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$BT\,\,Ala:C{H_3}CH(N{H_3}Cl)COOH:(0,01.4 + 0,12 + 0,04) = 0,2\,mol$

$ \Rightarrow m = {m_{C{H_3}CH(N{H_3}Cl)COOH}} + {m_{N{H_4}Cl}}$

Lời giải chi tiết :

$\% {m_O} = \frac{{16.5.100\% }}{{\underbrace {4.{M_Z} - 18.3}_{{M_X}}}} = 26,49\% \,\,\, \to\,\,\,{M_Z} = 89\,(Ala)$$T:RN{H_2} \Rightarrow {M_T} = R + 16 < 30 \Rightarrow R < 14\,(R = H)$$E\left\{ \begin{gathered}  Ala - Ala - Ala - Ala:\,x\,mol \hfill \\  C{H_3}CH(N{H_2})COON{H_4}:0,12 \hfill \\  C{H_3}CH(N{H_2})COOH:y\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{ + NaOH}}\left\{ \begin{gathered}  4x + y + 0,12 = 0,2 \hfill \\  302x + 106.0,12 + 89.y = 19,3 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$$ \Rightarrow x = 0,01;\,y = 0,04$$E + HCl \to BT\,\,Ala:C{H_3}CH(N{H_3}Cl)COOH:(0,01.4 + 0,12 + 0,04) = 0,2\,mol$$ \Rightarrow m = {m_{C{H_3}CH(N{H_3}Cl)COOH}} + {m_{N{H_4}Cl}} = 0,2.(89 + 36,5) + 0,12.53,5 = 31,52\,gam$

Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm valin và glyxylalanin. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch Z gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa 30,725 gam muối. Giá trị của a là

  • A.

    0,275.

  • B.

    0,125.

  • C.

    0,150.

  • D.

    0,175.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Coi hỗn hợp Y gồm valin (x mol), Gly-Ala (y mol) và H2SO4 (0,05 mol) chưa phản ứng với nhau

+) Vì Y phản ứng vừa đủ với dung dịch Z nên : nVal + 2nGly-Ala + 2nH2SO4 = nNaOH  + nKOH

Trong dung dịch Z chứa các ion:

H2N-C4H8-COO- (Val) : x mol

H2N-CH2-COO- (Gly) : y mol

H2N-C2H4COO- (Ala) : y mol

$SO_{4}^{2-}$ : 0,05 mol; Na+ : 0,1 mol; K+ : 0,175 mol

→ mmuối = 116x + (74 + 88)y + 0,05.96 + 0,1.23 + 0,175.39 = 30,725

+) a = x + y

Lời giải chi tiết :

nH2SO4 = 0,05 mol;  nNaOH = 0,1 mol;  nKOH = 0,175 mol

Coi hỗn hợp Y gồm valin (x mol), Gly-Ala (y mol) và H2SO4 (0,05 mol) chưa phản ứng với nhau

Vì Y phản ứng vừa đủ với dung dịch Z nên :

nVal + 2nGly-Ala + 2nH2SO4 = nNaOH  + nKOH → x + 2y + 0,05.2 = 0,1.1 + 0,1.1,75   (1)

Trong dung dịch Z chứa các ion:

H2N-C4H8-COO- (Val) : x mol

H2N-CH2-COO- (Gly) : y mol

H2N-C2H4COO- (Ala) : y mol

$SO_{4}^{2-}$ : 0,05 mol; Na+ : 0,1 mol; K+ : 0,175 mol

→ mmuối = 116x + (74 + 88)y + 0,05.96 + 0,1.23 + 0,175.39 = 30,725   (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,075 mol;  y = 0,05

→ a = x + y = 0,125 mol

Câu 31 :

Khi thủy phân không hoàn toàn một peptit X (MX = 293) thu được hai peptit Y và Z. Biết 0,472 gam Y phản ứng vừa đủ với 18 ml dung dịch HCl 0,222M đun nóng và 0,666 gam Z phản ứng vừa đủ với 14,7 ml dung dịch NaOH 1,6% (d = 1,022 gam/ml) đun nóng. Biết rằng khi thủy phân hoàn toàn X thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và phenyl alanin. Công thức cấu tạo của X là

  • A.

    Ala-Phe-Gly.

  • B.

    Gly-Phe-Ala-Gly.

  • C.

    Ala-Phe-Gly-Ala.

  • D.

    Ala- Gly-Phe.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Do thủy phân X tạo sản phẩm gồm glyxin, alanin và phenyl alanin

Mà MX = 293 → X là tripeptit gồm 1 gốc Gly; 1 gốc Ala và 1 gốc Phe

→ Y và Z đều là đipeptit

nHCl = 0,003996 mol → nY = 0,5nHCl = 0,001998 mol

→ MY = 236 → Y là Ala-Phe hoặc Phe-Ala

Chỉ có đáp án Ala-Phe-Gly thỏa mãn

Lời giải chi tiết :

Do thủy phân X tạo sản phẩm gồm glyxin, alanin và phenyl alanin

Mà MX = 293 → X là tripeptit gồm 1 gốc Gly; 1 gốc Ala và 1 gốc Phe

→ Y và Z đều là đipeptit

nHCl = 0,003996 mol → nY = 0,5nHCl = 0,001998 mol

→ MY = 236 → Y là Ala-Phe hoặc Phe-Ala

Chỉ có đáp án Ala-Phe-Gly thỏa mãn

Câu 32 :

Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm tripeptit Ala-Gly-Gly và tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Gly thu được hỗn hợp Y gồm 0,075 mol Ala-Gly; 0,025 mol Gly-Gly; 0,05 mol Gly; Ala-Ala và Ala. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X bởi 500 ml dung dịch KOH 1M thì thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 57,5 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là

  • A.

    31,0.

  • B.

    32,0.

  • C.

    35,5.

  • D.

    30,5.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thủy phân hoàn toàn → KOH có thể dư

Gọi nAla-Gly-Gly = x mol;  nAla-Ala-Ala-Gly = y mol

Bảo toàn mắt xích Gly: 2x + y = nAla-Gly + nGly-Gly + nGly

Bảo toàn khối lượng: mX + nKOH = mrắn khan + mH2O

→ mX = mAla-Gly-Gly + mAla-Ala-Ala-Gly

Lời giải chi tiết :

Thủy phân hoàn toàn → KOH có thể dư

Gọi nAla-Gly-Gly = x mol;  nAla-Ala-Ala-Gly = y mol

Bảo toàn mắt xích Gly: 2x + y = nAla-Gly + nGly-Gly + nGly = 0,075 + 2.0,025 + 0,05

→ 2x + y = 0,175  (1)

Bảo toàn khối lượng: mX + nKOH = mrắn khan + mH2O

→ 203x + 288y + 0,5.56 = 57,5 + 18.(x + y)   (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,05;   y = 0,075

→ mX = mAla-Gly-Gly + mAla-Ala-Ala-Gly = 0,05.203 + 0,075.288 = 31,75 gam

Câu 33 :

Cho hỗn hợp Z gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX > 4MY) với tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1. Cho m gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch T phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng?

  • A.

    Phần trăm khối lượng nitơ trong Y là 15,73%.

  • B.

    Số liên kết peptit trong phân tử X là 5.

  • C.

    Tỉ lệ số gốc Gly : Ala trong phân tử X là 3 : 2.

  • D.

    Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 20,29%.

     

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dung dịch T chứa GlyNa (a mol) và AlaNa (b mol)

từ số mol HCl và khối lượng muối (63,72 gam) => tính ra a và b

+) Bảo toàn Na: nNaOH = a + b

Vì X tác dụng với NaOH tạo 1 H2O và Y + NaOH tạo 1 H2O

Bảo toàn khối lượng : mX + mNaOH = mdd T + mH2O  => tính được m

X có k gốc amino axit => nNaOH = k.nX + nY => tính được k

Vì tỉ lệ muối GlyNa : AlaNa = 0,18 : 0,18 = 1 : 1 → có 2 trường hợp

TH1: X là Gly3Ala2 và Y là Ala (loại vì không thỏa mãn MX > 4MY)

TH2: X là Ala3Gly2 và Y là Gly (thỏa mãn MX > 4MY)

Lời giải chi tiết :

Dung dịch G chứa GlyNa (a mol) và AlaNa (b mol)

→ nHCl = 2a + 2b = 0,72

mmuối = 111,5a + 125,5b + 58,5.(a + b) = 63,72

→ a = b = 0,18 mol

=> nNaOH = a + b = 0,18 + 0,18 = 0,36 mol

Gọi nX = x mol => nY = x mol

Vì X tác dụng với NaOH tạo 1 H2O và Y + NaOH tạo 1 H2O

Bảo toàn khối lượng : mX + mNaOH = mdd T + mH2O

→ m + 0,36.40 = m + 12,24 + 18.(x + x)

=> x = 0,06

X có k gốc amino axit => nNaOH = k.nX + nY => 0,06k + 0,06 = 0,36

=> k = 5

Vì tỉ lệ muối GlyNa : AlaNa = 0,18 : 0,18 = 1 : 1 → có 2 trường hợp

TH1: X là Gly3Ala2 và Y là Ala (loại vì không thỏa mãn điều kiện MX > 4MY)

TH2: X là Ala3Gly2 và Y là Gly (thỏa mãn MX > 4MY)

A sai vì Y có %N = 18,67%

B sai vì X có 4 liên kết peptit

C sai vì tỉ lệ là 2 : 3

Câu 34 :

Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở, được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Kết luận không đúng về X là

  • A.
    Trong X có 5 nhóm CH3.
  • B.
    X có công thức Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
  • C.
    Đem 0,1 mol X tác dụng với HCl dư, đun nóng tạo ra 70,35 gam muối.
  • D.
    X tác dụng với NaOH đun nóng trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 5.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các dữ kiện đề bài suy ra công thức phù hợp của X.

Lời giải chi tiết :

- Thủy phân X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylamin (Phe) nên suy ra X là pentapeptit được tạo bởi 2 Gly, 1 Ala, 1 Val, 1 Phe

- Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly suy ra cấu tạo của X là Gly-Ala-Val-Phe-Gly

CTCT: H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH(CH(CH3)2)-CONH-CH(CH2C6H5)-CONH-CH2-COOH

+ A sai vì X chỉ có 3 nhóm CH3

+ B đúng

+ C đúng:

X + 4H2O + 5HCl → Muối

BTKL: m muối = mX + mH2O + mHCl = 0,1(75.2 + 89 + 117 + 165 - 4.18) + 0,4.18 + 0,5.36,5 = 70,35 gam

+ D đúng

Câu 35 :

Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A và 0,18 mol B. Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16; A và B đều là amino axit no, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất là

  • A.
    0,72.
  • B.
    0,69.
  • C.
    0,65.
  • D.
    0,67.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Sử dụng phương pháp trùng ngưng hóa để tìm số mol các peptit

- Sử dụng phương pháp quy đổi T thành CONH; CH2; H2O (với số mol H2O bằng số mol peptit) cho phản ứng đốt cháy

Lời giải chi tiết :

Gọi số mắt xích của X, Y, Z lần lượt là x, y, z.

Tổng số liên kết peptit trong X, Y, Z là (x - 1) + (y - 1) + (z - 1) = 16 → x + y + z = 19

Sử dụng phương pháp trùng ngưng hóa: 2X + 3Y + 4Z → (A29B18)k (T') + 8H2O

Số mắt xích của T': (2.15 + 3.2 + 4.2) ≤ 47k ≤ (2.2 + 3.2 + 4.15)

→ 44 ≤ 47k ≤ 70 → 1,07 ≤ k ≤ 1,49 → k = 1

→ T' có dạng A29B18

→ nA29B18 = nA/29 = 0,01 mol

2X   +   3Y   +   4Z → A29B18 + 8H2O

0,02 ← 0,03 ← 0,04 ← 0,01

→ nT = 0,02 + 0,03 + 0,04 = 0,09 mol

Quy đổi 35,97 gam T thành: CONH (0,47); CH2 (a); H2O (0,09)

→ 0,47.43 + 14a + 0,09.18 = 35,97 → a = 1,01

Đốt 35,97 gam T:

Bảo toàn C → nCO2 = nCONH + nCO2 = 1,48 mol

Bảo toàn H → nH2O = 0,5.nCONH + nCH2 + nH2O = 1,335 mol

Tỷ lệ: 34,97g T tạo thành 1,48 mol CO2 và 1,335 mol H2O

             m g  ……………0,74 mol       →  0,6675 mol (gần nhất với 0,67)

Câu 36 :

Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
    1,46.
  • B.
    1,64.
  • C.
    1,22.
  • D.
    1,36.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gly-Ala + 2KOH → Gly-K + Ala-K + H2O

Muối khan gồm Gly-K và Ala-K có số mol bằng nhau.

Từ khối lượng muối ta tìm được được số mol mỗi muối → số mol peptit → khối lượng peptit.

Lời giải chi tiết :

Gly-Ala + 2KOH → Gly-K + Ala-K + H2O

x mol                        x mol      x mol

Muối khan thu được gồm Gly-K (x mol) và Ala-K (x mol)

Suy ra mmuối = 113x + 127x = 2,4 gam → x = 0,01 mol

Vậy giá trị của m là m = mGly-Ala = 0,01. 146 = 1,46 (gam)

Câu 37 :

Hỗn hợp E chứa ba peptit đều mạch hở gồm peptit X (C4H8O3N2), peptit Y (C7HxOyNz) và peptit Z (C11HnOmNt). Đun nóng 28,42 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm 3 muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy toàn bộ T cần dùng 1,155 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và 23,32 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là

  • A.
    4,64%.
  • B.
    6,97%.
  • C.
    9,29%.
  • D.
    13,93%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phương pháp quy đổi peptit: Do X, Y, Z được tạo nên từ a.a có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH nên quy đổi thành: CONH, CH2, H2O (số mol H2O bằng tổng mol peptit)

Lời giải chi tiết :

- Ta thấy: Gly có 2C, Ala có 3C, Val có 5C

+ X có CTPT C4H8O3N2 nên là Gly-Gly.

+ Y có 7C nên chỉ có thể là Gly-Val hoặc Gly-Gly-Ala → Y có tối đa có 3 mắt xích

- Do X, Y, Z được tạo nên từ a.a có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH nên quy đổi thành: CONH, CH2, H2O (số mol H2O bằng tổng mol peptit)

- Bảo toàn Na → nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,44 mol

Sơ đồ:

+) Bảo toàn O → \({n_{CONH}} + {n_{{H_2}O(1)}} + {n_{NaOH}} = {n_{{H_2}O(2)}} + 3{n_{N{a_2}C{O_3}}} + 2{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O(3)}}\)

→ 0,44 + y + 0,44 = y + 3.0,22 + 2(x + 0,22) + (x + 0,44) → x = 0,55

+) mE = mCONH + mCH2 + mH2O → 28,42 = 0,44.43 + 14.0,55 + 18.y → y = 0,1

→ nE = nH2O = 0,1 mol

- Số mắt a.a xích trung bình = nN : nE = 0,44 : 0,1 = 4,4

- Biện luận tìm các peptit:

+ X là đipeptit, Y có tối đa 3 mắt xích → Z có từ 5 mắt xích trở lên

+ Mặt khác Z có 11C → Z chỉ có thể là Gly4Ala

+ X, Z không chứa Val → Y chứa Val → Y là Gly-Val

- Giả sử E chứa: Gly2 (a mol); Gly-Val (b mol); Gly4Ala (c mol)

Ta lập hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_E} = 132{\rm{a}} + 174b + 317c = 28,42\\{n_E} = a + b + c = 0,1\\{n_{NaOH}} = 2{\rm{a}} + 2b + 5c = 0,44\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 0,01\\b = 0,01\\c = 0,08\end{array} \right.\)

→ %mX = 4,64%

Câu 38 :

Một oligopeptit được tạo thành từ glyxin, alanin, valin. Thủy phân X trong 500 ml dung dịch H2SO4 1M thì thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thì thu được hỗn hợp Z có chứa các đipeptit, tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit và các amino axit tương ứng. Đốt một nửa hỗn hợp Z bằng một lượng không khí vừa đủ, hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 74,225 gam, khối lượng dung dịch giảm 161,19 gam đồng thời thoát ra 139,608 lít khí trơ. Cho dung dịch Y tác dụng hết với V lít dung dịch KOH 2M đun nóng (dùng dư 20% so với lượng cần thiết), cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn có giá trị gần đúng

  • A.
    210 gam.
  • B.
    204 gam.
  • C.
    198 gam.
  • D.
    184 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quy đổi Z thành: C2H3ON (a mol), CH2 (b mol) và H2O (c mol)

Áp dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố để lập hệ phương trình, tìm được a, b, c.

Một nửa Z phản ứng : Z + KOH → Muối + H2O

Bảo toàn khối lượng ta tính được mmuối

=> Khối lượng chất rắn

Lời giải chi tiết :

Khối lượng bình tăng chính là khối lượng CO2 và H2O suy ra mCO2 + mH2O = 74,225 gam

Khối lượng dung dịch giảm bằng mdd giảm = mBaCO3 - (mCO2 + mH2O) = 161,19 gam

→ mBaCO3 = 235,415 gam → nCO2 = 1,195 (mol) → nH2O = 1,2025 (mol)

Quy đổi Z thành: C2H3ON (a mol), CH2 (b mol) và H2O (c mol)

Bảo toàn nguyên tố C ta có 2a + b = nCO2 = 1,195 mol (1)

Bảo toàn nguyên tố H ta có 1,5a + b + c = nH2O = 1,2025 mol (2)

139,608 lít khí trơ thoát ra chính là khí N2. Suy ra nN2 = 6,2325 mol

Bảo toàn nguyên tố O ta có: nO2 = (2.nCO2 + nH2O - a - c) / 2 = (3,5925 - a - c ) / 2

Suy ra số mol N2 trong không khí bằng nN2(trong không khí) = 4.nO2 = 2.(3,5925 - a - c )

Tổng số mol N2 thu được bằng nN2 (tổng) = a/2 + 2. (3,5925 - a - c ) = 6,2325 (3)

Giải hệ (1), (2), (3) ta có a = 0,375; b = 0,445; c = 0,195

Y tác dụng với KOH:

Một nửa hỗn hợp Z phản ứng: Z + KOH → Muối + H2O

Ta có số mol KOH phản ứng với Z bằng a = 0,375 mol

Ta có: nH2O = nZ = c = 0,195 mol ; mZ  = 31,115 gam

Bảo toàn khối lượng ta có: mmuối = 48,605 gam

Vậy nếu toàn bộ Z phản ứng thì số mol KOH phản ứng với Z bằng 0,75 mol và mmuối = 97,21 gam

Ta có: nH2SO4 = 0,5 mol → nKOH = 1 mol và mK2SO4 = 87 gam

Số mol KOH phản ứng tổng = 1,75 mol → nKOH dư = 0,35 mol → mKOH dư = 19,6 gam

Khi cho Y tác dụng với KOH thì thu được 97,21 gam muối + K2SO4 (0,5 mol) + KOH dư (0,35 mol)

Vậy khối lượng chất rắn bằng 97,21 + 87 + 19,6 = 203,81 (gam)

Khối lượng chất rắn có giá trị gần đúng là 204 gam

Câu 39 :

Cho X là hexapeptit Ala-Ala-Gly-Val-Gly-Val và tetrapeptit Gly-Gly-Ala-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được hỗn hợp gồm 4 α-amino axit, trong đó có 30,00 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị m là

  • A.
    73,4.
  • B.
    87,4.
  • C.
    77,6.
  • D.
    83,2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Do X và Y đều chứa 2 Gly nên suy ra nhỗn hợp = 0,5.nGly ;

=> đặt ẩn số mol X,Y => Số mol X,Y => m

Lời giải chi tiết :

\({n_{Gly}} = \frac{{30}}{{75}} = 0,4(mol);{n_{Ala}} = \frac{{28,48}}{{89}} = 0,32(mol)\)

Do X và Y đều chứa 2 Gly nên suy ra:

nhỗn hợp = 0,5.nGly = 0,2 mol

Đặt nX = a (mol) và nY = b (mol)

+) nhỗn hợp = a + b = 0,2 (1)

+) Bảo toàn Ala: nAla = 2nX + nY → 2a + b = 0,32 (2)

Giải (1) (2) được a = 0,12 và b = 0,08

Vậy m = 0,12.(89.2 + 75.2 + 117.2 - 18.5) + 0,08.(75.2 + 89 + 147 - 18.3) = 83,2 gam

Câu 40 :

Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit Y và một pentapeptit Z bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 23,7) gam hỗn hợp muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi T gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi T đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Biết thủy phân Y hay Z đều thu được cả Gly và Ala. Cho các phát biểu sau:

(1) Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có giá trị 53,06%.

(2) Tỉ lệ số phân tử Ala và Gly trong Z là 2 : 3

(3) Giá trị của m là 41,4 gam

(4) Tổng số nguyên tử C trong Y và Z là 22

Số phát biểu đúng

  • A.
    2
  • B.
    4
  • C.
    3
  • D.
    1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Do các peptit được tạo thành từ Gly và Ala nên ta có thể quy đổi hỗn hợp X thành:

CONH, CH2, H2O (với số mol H2O bằng số mol peptit)

Lời giải chi tiết :

Khí thoát ra là N2 → nN2 = 0,33 mol → nN (X) = 0,66 mol

Do các peptit được tạo thành từ Gly và Ala nên ta có thể quy đổi hỗn hợp X thành:

CONH, CH2, H2O (với số mol H2O bằng số mol peptit)

Sơ đồ bài toán:

\(X\underbrace {\left\{ \begin{array}{l}CONH:0,66\\C{H_2}:x\\{H_2}O:y\end{array} \right.}_{m(g)} + NaO{H_{v{\rm{d}}}} \to Muoi\underbrace {\left\{ \begin{array}{l}{\rm{COO}}Na:0,66\\N{H_2}:0,66\\C{H_2}:x\end{array} \right.}_{(m + 23,7)(g)} + {O_2} \to \left\{ \begin{array}{l}N{a_2}C{O_3}:0,33\\BT:C \to C{O_2}:x + 0,33\\BT:H \to {H_2}O:x + 0,66\\{N_2}:0,33\end{array} \right.\)

m muối = 0,66.67 + 0,66.16 + 14x = 14x + 54,78  (g)

mX = 0,66.43 + 14x + 18y = 14x + 18y + 28,38 (g)

→ m muối - mX = 26,4 - 18y = 23,7 → y = 0,15 mol → nX = nH2O = 0,15 mol

*Xét X: Đặt nY = a và nZ = b (mol)

+ nX = a + b = 0,15

+ BTNT "N": nN = 4a + 5b = 0,66

Giải hệ được a = 0,09 và b = 0,06

*Xét phản ứng đốt muối:

m bình tăng = mCO2 + mH2O → 44(x + 0,33) + 18(x + 0,66) = 84,06 → x = 0,93

Giả sử muối gồm: Gly-Na (u mol) và Ala-Na (v mol)

Ta lập được hệ phương trình:

+ m muối = 95u + 111v = 0,66.67 + 0,66.16 + 0,93.14

+ BTNT "N": nN = u + v = 0,66

Giải hệ được u = 0,39 và v = 0,27

Giả sử X chứa:

Y: GlynAla4-n (0,09 mol)

Z: GlymAla5-m (0,06 mol)

Do thủy phân Y, Z đều thu được Gly và Ala nên ta có: n < 4 và m < 5

nGly-Na = 0,09n + 0,06m = 0,39 → 3n + 2m = 13 có nghiệm (n = 3; m = 2) thỏa mãn

→ X chứa: Y là (Gly)3Ala (0,09 mol) và Z là (Gly)2(Ala)3 (0,06 mol)

Xét các phát biểu:

(1) đúng, \(\% {m_{{{\left( {Gly} \right)}_3}Ala}} = \frac{{0,09.260}}{{0,09.260 + 0,06.345}}.100\%  = 53,06\% \)

(2) sai, tỉ lệ số phân tử Ala và Gly trong Z là 3 : 2

(3) sai, m = 0,09.260 + 0,06.345 = 44,1 gam

(4) đúng, tổng số nguyên tử C trong Y và Z là: 2.3 + 3 + 2.2 + 3.3 = 22

Vậy có 2 phát biểu đúng.

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập đốt cháy peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập đốt cháy peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Peptit (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 3 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Protein - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Protein Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Phản ứng khác của amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Phản ứng khác của amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Đốt cháy amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Đốt cháy amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Tính lưỡng tính của amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Tính lưỡng tính của amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Đốt cháy amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đốt cháy amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Tính bazơ của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Tính bazơ của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Đồng phân và tính chất vật lí của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đồng phân và tính chất vật lí của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết