Trắc nghiệm Bài 11. Protein - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Protein nào sau đây có trong lòng trắng trứng ?

  • A.

    Fibroin.

  • B.

    Anbumin.

  • C.

    miozin.

  • D.

    hemoglobin.

Câu 2 :

Trong các chất sau, chất nào tan được trong nước ?

  • A.

    keratin.

  • B.

    miozin

  • C.

    fibroin.

  • D.

    anbumin.

Câu 3 :

Sự kết tủa protein bằng nhiệt độ được gọi là

  • A.

    sự trùng ngưng protein.

  • B.

    sự ngưng tụ protein.

  • C.

    sự phân hủy protein.

  • D.

    sự đông tụ protein.

Câu 4 :

Khi nấu canh cua, xuất hiện các mảng riêu cua nổi lên được giải thích là do

  • A.

    các chất bẩn trong cua chưa được làm sạch hết.

  • B.

    do NaCl làm đông tụ protein trong cua.

  • C.

    do sự đông tụ của protein bằng nhiệt.

  • D.

    cả A, B và C đều đúng.

Câu 5 :

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

  • B.

    Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

  • C.

    Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit.

  • D.

    Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

Câu 6 :

 Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dd lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện:...(1)..., cho đồng (II) hiđroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu..(2)...xuất hiện

  • A.

    (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh

  • B.

    (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng

  • C.

    (1) kết tủa màu trắng, (2) tím

  • D.

    (1) kết tủa màu vàng, (2) tím

Câu 7 :

Cho các loại hợp chất sau: (1) đipeptit; (2) polipeptit;  (3) protein;  (4) lipit;  (5) đisaccarit. Có bao nhiêu hợp chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường?

  • A.

    4

  • B.

    2

  • C.

    5

  • D.

    3

Câu 8 :

Khi đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc kiềm hoặc dưới tác dụng của các men, protein bị thủy phân thành (1)..., cuối cùng thành (2)...

  • A.

    (1) Phân tử protein nhỏ hơn; (2) aminoaxit        

  • B.

    (1) chuỗi polipeptit ; (2) hỗn hợp các α-aminonaxit

  • C.

    (1) chuỗi polipeptit ; (2) aminoaxit    

  • D.

    (1) aminoaxit ; (2) chuỗi polipeptit.

Câu 9 :

Mô tả hiện tượng nào dưới đây không chính xác?

  • A.

    Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch .

  • B.

    Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ gạch đặc trưng.

  • C.

    Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy kết tủa màu vàng

  • D.

    Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi khét như mùi tóc cháy.

Câu 10 :

Cho các phát biểu sau về protit:

(1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.

(2) Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật.

(3) Protein bền đối với nhiệt, đối với axit và kiềm.

(4) Chỉ các protein có cấu trúc dạng hình cầu mới có khả năng tan trong nước tạo dung dịch keo.

Những phát biểu đúng là

  • A.

    (1), (4).

  • B.

    (2), (3), (4).

  • C.

    (1), (3), (4).

  • D.

    (1), (2), (3).

Câu 11 :

Một trong những điểm khác nhau cơ bản của protid (protein) so với lipit và glucozơ là

  • A.

    protid (protein) luôn có nhóm hiđroxyl.

  • B.

    protid (protein) luôn là chất hữu cơ no.

  • C.

    protid (protein) luôn chứa N.

  • D.

    protid (protein) có khối lượng phân tử lớn hơn.

Câu 12 :

Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch: etylenglicol, anbumin, glucozơ ?

  • A.

    Cu(OH)2/OH-.

  • B.

    Dung dịch I2

  • C.

    HNO3.

  • D.

    AgNO3/NH3.

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.

    Vắt chanh vào một cốc sữa, ta thấy hiện tượng đông tụ protein xuất hiện.

  • B.

    Phân tử các protein do các mạch polipeptit tạo nên.

  • C.

    Khi cho Cu(OH)2/OH- vào dung dịch lòng trắng trứng, ta thấy có phức chất màu tím.

  • D.

    Protein rất ít tan trong nước lạnh nhưng lại dễ tan trong nước nóng.

Câu 14 :

Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra sản phẩm có màu đặc trưng :

  • A.

    Màu đỏ           

  • B.

    Màu cam

  • C.

    Màu vàng

  • D.

    Màu tím

Câu 15 :

Khi thủy phân đến cùng protein đơn giản sẽ thu được hỗn hợp các

  • A.
    α - aminoaxit. 
  • B.
    Lipit. 
  • C.
    Amin. 
  • D.
    Monosaccarit.
Câu 16 :

Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

  • A.
    Anbumin.        
  • B.
    Axit glutamic.
  • C.
    Gly-Ala.
  • D.
    Metylamin.
Câu 17 :

Các loài thủy hải sản như lươn, cá… thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein. Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây ?

  • A.
    dùng giấm ăn
  • B.
    dùng nước vôi
  • C.
    dùng tro thực vật
  • D.
    rửa bằng nước lạnh
Câu 18 :

Có hai loại len có bề ngoài giống nhau, một loại là len lông cừu và một loại len sản xuất từ tơ nhân tạo (có bản chất là xenlulozơ). Cách đơn giản để phân biệt hai loại len trên là

  • A.
    Hòa tan vào nước, len lông cừu tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không tan.
  • B.
    Hòa tan vào cồn, len lông cừu không tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo tan.
  • C.
    Đốt cháy, len lông cừu có mùi khét còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không có mùi.
  • D.
    Đốt cháy, len lông cừu không có mùi còn len sản xuất từ tơ nhân tạo có mùi khét.
Câu 19 :

Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt), cho tiếp 1 - 2 ml nước cất, lắc đều ống nghiệm.

Bước 2: Cho tiếp 1 - 2 ml dung dịch NaOH 30% (đặc) và 1 - 2 giọt dung dịch CuSO4 2% vào rồi lắc ống nghiệm.

Bước 3: Để yên ống nghiệm 2 - 3 phút.

Cho các phát biểu sau:

(1) Sau bước 1 ta thu được dung dịch protein.

(2) Thí nghiệm này có thể tiến hành ở điều kiện thường và không cần đun nóng.

(3) Sau bước 2, dung dịch ban đầu xuất hiện màu xanh tím.

(4) Sau bước 3, màu xanh tím đậm dần rồi biến mất.

(5) Phản ứng màu biure xảy ra thuận lợi trong môi trường kiềm.

(6) Có thể thay lòng trắng trứng gà hoặc vịt bằng dầu ăn.

Số phát biểu đúng

  • A.
    4
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    5
Câu 20 :

Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% + 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.

Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.

Nhận định nào sau đây là sai?

  • A.
    Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
  • B.
    Có thể thay thế dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly-Ala.
  • C.
    Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và dung dịch có màu tím đặc trưng.
  • D.
    Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
Câu 21 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 3 - 4 giọt CuSO4 2%.

Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 - 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc đều.

Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 2 ml dung dịch glucozơ 1%, vào ống nghiệm thứ hai 2 ml dung dịch saccarozơ 1%, vào ống nghiệm thứ ba 2 ml dung dịch lòng trắng trứng.

Cho các phát biểu sau:

(1) Ở bước 3, trong cả 3 ống nghiệm đều có hiện tượng kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.

(2) Kết thúc bước 2, trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH)2.

(3) Sau bước 3, trong ống nghiệm thứ ba xuất hiện màu tím đặc trưng.

(4) Ở bước 2 có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.

Số phát biểu đúng

  • A.
    4.
  • B.
    3.
  • C.
    1.
  • D.
    2.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Protein nào sau đây có trong lòng trắng trứng ?

  • A.

    Fibroin.

  • B.

    Anbumin.

  • C.

    miozin.

  • D.

    hemoglobin.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Protein có trong lòng trắng trứng là anbumin

Câu 2 :

Trong các chất sau, chất nào tan được trong nước ?

  • A.

    keratin.

  • B.

    miozin

  • C.

    fibroin.

  • D.

    anbumin.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Protein tan được trong nước, tạo thành dung dịch keo là anbumin

Câu 3 :

Sự kết tủa protein bằng nhiệt độ được gọi là

  • A.

    sự trùng ngưng protein.

  • B.

    sự ngưng tụ protein.

  • C.

    sự phân hủy protein.

  • D.

    sự đông tụ protein.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự kết tủa protein bằng nhiệt độ được gọi là sự đông tụ protein.

Câu 4 :

Khi nấu canh cua, xuất hiện các mảng riêu cua nổi lên được giải thích là do

  • A.

    các chất bẩn trong cua chưa được làm sạch hết.

  • B.

    do NaCl làm đông tụ protein trong cua.

  • C.

    do sự đông tụ của protein bằng nhiệt.

  • D.

    cả A, B và C đều đúng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong thịt cua chứa protein hòa tan, khi đun nóng, các protein này bị đông tụ tạo thành các mảng riêu cua nổi lên.

Câu 5 :

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A.

    Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

  • B.

    Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

  • C.

    Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α -amino axit.

  • D.

    Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A đúng vì protein là là những chuỗi polipeptit liên kết với nhau → số liên kết peptit lớn → có phản ứng màu biure

B đúng (xem lại lí thuyết peptit)

C đúng vì : protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. Các đơn vị tạo thành chuỗi polipeptit là các α -amino axit.

D sai vì các protein dạng sợi (keratin, miozin,…) không tan trong nước

Câu 6 :

 Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dd lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện:...(1)..., cho đồng (II) hiđroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu..(2)...xuất hiện

  • A.

    (1) kết tủa màu vàng, (2) xanh

  • B.

    (1) kết tủa màu xanh, (2) vàng

  • C.

    (1) kết tủa màu trắng, (2) tím

  • D.

    (1) kết tủa màu vàng, (2) tím

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi nhỏ axit HNO3 đậm đặc vào dd lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện kết tủa màu vàng, cho đồng (II) hiđroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu tím xuất hiện.

Câu 7 :

Cho các loại hợp chất sau: (1) đipeptit; (2) polipeptit;  (3) protein;  (4) lipit;  (5) đisaccarit. Có bao nhiêu hợp chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường?

  • A.

    4

  • B.

    2

  • C.

    5

  • D.

    3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là:

+ (2) polipeptit;  (3) protein : phản ứng màu biure

+ (5) đisaccarit : tạo phức Cu(II) màu xanh

Câu 8 :

Khi đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc kiềm hoặc dưới tác dụng của các men, protein bị thủy phân thành (1)..., cuối cùng thành (2)...

  • A.

    (1) Phân tử protein nhỏ hơn; (2) aminoaxit        

  • B.

    (1) chuỗi polipeptit ; (2) hỗn hợp các α-aminonaxit

  • C.

    (1) chuỗi polipeptit ; (2) aminoaxit    

  • D.

    (1) aminoaxit ; (2) chuỗi polipeptit.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc kiềm hoặc dưới tác dụng của các men, protein bị thủy phân thành chuỗi polipeptit, cuối cùng thành hỗn hợp các α-aminoaxit.

Câu 9 :

Mô tả hiện tượng nào dưới đây không chính xác?

  • A.

    Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch .

  • B.

    Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dịch NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ gạch đặc trưng.

  • C.

    Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy kết tủa màu vàng

  • D.

    Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi khét như mùi tóc cháy.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A đúng vì lòng trắng trứng bị đông tụ trong môi trường axit

B sai vì tạo phản ứng màu biure, xuất hiện phức chất màu tím

C đúng vì protein tác dụng với HNO3 tạo kết tủa vàng

D đúng vì lòng trắng trứng và tóc đều là protein, khi đốt có mùi khét

Câu 10 :

Cho các phát biểu sau về protit:

(1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.

(2) Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật.

(3) Protein bền đối với nhiệt, đối với axit và kiềm.

(4) Chỉ các protein có cấu trúc dạng hình cầu mới có khả năng tan trong nước tạo dung dịch keo.

Những phát biểu đúng là

  • A.

    (1), (4).

  • B.

    (2), (3), (4).

  • C.

    (1), (3), (4).

  • D.

    (1), (2), (3).

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) sai. Trong tất cả cá sinh vật sống đều có protein.

(3) sai. Protein bị đông tụ khi đun nóng, trong môi tường axit hoặc kiềm.

(4) đúng. Protein dạng sợi không tan trong nước, protein dạng hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo.

Câu 11 :

Một trong những điểm khác nhau cơ bản của protid (protein) so với lipit và glucozơ là

  • A.

    protid (protein) luôn có nhóm hiđroxyl.

  • B.

    protid (protein) luôn là chất hữu cơ no.

  • C.

    protid (protein) luôn chứa N.

  • D.

    protid (protein) có khối lượng phân tử lớn hơn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Một trong những điểm khác nhau cơ bản của protid so với lipit và glucozơ là protid luôn chứa N

Câu 12 :

Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch: etylenglicol, anbumin, glucozơ ?

  • A.

    Cu(OH)2/OH-.

  • B.

    Dung dịch I2

  • C.

    HNO3.

  • D.

    AgNO3/NH3.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch trên là Cu(OH)2/OH-

 

etylenglicol

anbumin

glucozơ

Cu(OH)2/OH-

Phức màu xanh

Phức màu tím

Phức màu xanh

Đun nóng

Không hiện tượng

 

Kết tủa đỏ gạch

Câu 13 :

Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.

    Vắt chanh vào một cốc sữa, ta thấy hiện tượng đông tụ protein xuất hiện.

  • B.

    Phân tử các protein do các mạch polipeptit tạo nên.

  • C.

    Khi cho Cu(OH)2/OH- vào dung dịch lòng trắng trứng, ta thấy có phức chất màu tím.

  • D.

    Protein rất ít tan trong nước lạnh nhưng lại dễ tan trong nước nóng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

D sai vì protein bị đông tụ bởi nhiệt độ → tan được trong nước lạnh và không tan trong nước nóng

Câu 14 :

Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo ra sản phẩm có màu đặc trưng :

  • A.

    Màu đỏ           

  • B.

    Màu cam

  • C.

    Màu vàng

  • D.

    Màu tím

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên sẽ phản ứng với Cu(OH)2 tạo màu tím đặc trưng. Protein chính là 1 polypeptit nên thỏa mãn điều kiện trên.

Câu 15 :

Khi thủy phân đến cùng protein đơn giản sẽ thu được hỗn hợp các

  • A.
    α - aminoaxit. 
  • B.
    Lipit. 
  • C.
    Amin. 
  • D.
    Monosaccarit.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của protein

Lời giải chi tiết :

Khi thủy phân đến cùng protein đơn giản sẽ thu được hỗn hợp các α - aminoaxit.

Câu 16 :

Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

  • A.
    Anbumin.        
  • B.
    Axit glutamic.
  • C.
    Gly-Ala.
  • D.
    Metylamin.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phản ứng màu biure xảy ra với tripeptit trở lên và protein.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng màu biure xảy ra với tripeptit trở lên và protein.

Vậy chất anbumin có phản ứng màu biure.

Câu 17 :

Các loài thủy hải sản như lươn, cá… thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết các chất này là các loại protein. Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây ?

  • A.
    dùng giấm ăn
  • B.
    dùng nước vôi
  • C.
    dùng tro thực vật
  • D.
    rửa bằng nước lạnh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Để làm sạch nhớt của các loại thủy hải sản, người ta thường dùng giấm, nước vôi, tro thực vật,…

Lời giải chi tiết :

Do protein không tan trong nước lạnh nên để làm sạch nhớt thì không thể rửa sạch bằng nước lạnh 

Câu 18 :

Có hai loại len có bề ngoài giống nhau, một loại là len lông cừu và một loại len sản xuất từ tơ nhân tạo (có bản chất là xenlulozơ). Cách đơn giản để phân biệt hai loại len trên là

  • A.
    Hòa tan vào nước, len lông cừu tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không tan.
  • B.
    Hòa tan vào cồn, len lông cừu không tan còn len sản xuất từ tơ nhân tạo tan.
  • C.
    Đốt cháy, len lông cừu có mùi khét còn len sản xuất từ tơ nhân tạo không có mùi.
  • D.
    Đốt cháy, len lông cừu không có mùi còn len sản xuất từ tơ nhân tạo có mùi khét.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Len lông cừu có bản chất protein nên khi đốt cháy có mùi khét. Sợi xenlulozơ khi cháy không tạo ra mùi khét. Vì vậy đốt cháy hai loại sợi len đó, có thể phân biệt được chúng.

Câu 19 :

Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch protein 10% (lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt), cho tiếp 1 - 2 ml nước cất, lắc đều ống nghiệm.

Bước 2: Cho tiếp 1 - 2 ml dung dịch NaOH 30% (đặc) và 1 - 2 giọt dung dịch CuSO4 2% vào rồi lắc ống nghiệm.

Bước 3: Để yên ống nghiệm 2 - 3 phút.

Cho các phát biểu sau:

(1) Sau bước 1 ta thu được dung dịch protein.

(2) Thí nghiệm này có thể tiến hành ở điều kiện thường và không cần đun nóng.

(3) Sau bước 2, dung dịch ban đầu xuất hiện màu xanh tím.

(4) Sau bước 3, màu xanh tím đậm dần rồi biến mất.

(5) Phản ứng màu biure xảy ra thuận lợi trong môi trường kiềm.

(6) Có thể thay lòng trắng trứng gà hoặc vịt bằng dầu ăn.

Số phát biểu đúng

  • A.
    4
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lý thuyết về phản ứng màu biure

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) đúng

(3) đúng

(4) sai, màu tím không biến mất

(5) đúng

(6) sai, dầu ăn có thành phần chính là chất béo, không có phản ứng màu biure

→ 4 phát biểu đúng

Câu 20 :

Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2% + 1 ml dung dịch NaOH 30%.

Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.

Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.

Nhận định nào sau đây là sai?

  • A.
    Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
  • B.
    Có thể thay thế dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly-Ala.
  • C.
    Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và dung dịch có màu tím đặc trưng.
  • D.
    Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lý thuyết về phản ứng màu biure của peptit

Lời giải chi tiết :

A đúng

B sai, vì đipeptit không có phản ứng màu biure như lòng trắng trứng

C đúng

D đúng

Câu 21 :

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 3 - 4 giọt CuSO4 2%.

Bước 2: Cho tiếp vào ba ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 - 3 ml dung dịch NaOH 10%, lắc đều.

Bước 3: Tiếp tục nhỏ vào ống thứ nhất 2 ml dung dịch glucozơ 1%, vào ống nghiệm thứ hai 2 ml dung dịch saccarozơ 1%, vào ống nghiệm thứ ba 2 ml dung dịch lòng trắng trứng.

Cho các phát biểu sau:

(1) Ở bước 3, trong cả 3 ống nghiệm đều có hiện tượng kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam.

(2) Kết thúc bước 2, trong cả ba ống nghiệm đều có kết tủa xanh của Cu(OH)2.

(3) Sau bước 3, trong ống nghiệm thứ ba xuất hiện màu tím đặc trưng.

(4) Ở bước 2 có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH.

Số phát biểu đúng

  • A.
    4.
  • B.
    3.
  • C.
    1.
  • D.
    2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của cacbohiđrat và protein.

Lời giải chi tiết :

(1) sai, ở bước 3, ống nghiệm 1 và ống nghiệm 2 đều có hiện tượng kết tủa bị tan ra cho dung dịch màu xanh lam; ống nghiệm 3 kết tủa bị tan tạo dung dịch màu tím.

(2) đúng, kết tủa xanh là Cu(OH)2.

(3) đúng, sau bước 3, trong ống nghiệm thứ ba xuất hiện màu tím đặc trưng.

(4) đúng, vì tính chất của NaOH và KOH tương tự nhau.

Vậy có 3 phát biểu đúng.

Trắc nghiệm Bài 11. Phản ứng thủy phân peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Phản ứng thủy phân peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập đốt cháy peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập đốt cháy peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Peptit (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 3 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Phản ứng khác của amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Phản ứng khác của amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Đốt cháy amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Đốt cháy amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Tính lưỡng tính của amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Tính lưỡng tính của amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Đốt cháy amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đốt cháy amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Tính bazơ của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Tính bazơ của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Đồng phân và tính chất vật lí của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đồng phân và tính chất vật lí của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết