Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 - Hóa 12
Đề bài
Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
-
A.
5
-
B.
2
-
C.
4
-
D.
6
Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là
-
A.
5
-
B.
2
-
C.
4
-
D.
6
Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?
-
A.
C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat).
-
B.
CH3COO−[CH2]2−OOCCH2CH3.
-
C.
CH3OOC−COOCH3.
-
D.
CH3COOC6H5 (phenyl axetat).
Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng tráng bạc, Z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là
-
A.
HCOO-CH2CHO
-
B.
CH3COO-CH=CH2
-
C.
HCOOCH=CH2
-
D.
HCOOCH=CH-CH3
Thực hiện phản ứng xà phòng hoá chất hữu cơ X đơn chức với dung dịch NaOH thu được một muối Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 2,07 gam Z cần 3,024 lít O2 (đktc) thu được lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 1,53 gam. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí T có tỉ khối so với không khí bằng 1,03. CTCT của X là:
-
A.
C2H5COOCH3
-
B.
CH3COOC2H5
-
C.
C2H5COOC3H7
-
D.
C2H5COOC2H5
Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được muối B và hợp chất hữu cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nung B với NaOH rắn thu được khí D có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxi hóa C bằng CuO được chất hữu cơ E không phản ứng với AgNO3/NH3. Xác định CTCT của A?
-
A.
CH3COOCH2CH2CH3
-
B.
CH3COO-CH(CH3)2
-
C.
C2H5COOCH2CH2CH3
-
D.
C2H5COOCH(CH3)2
Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
-
A.
0,82 gam.
-
B.
0,68 gam.
-
C.
2,72 gam.
-
D.
3,40 gam.
Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
-
A.
metyl fomiat.
-
B.
etyl axetat.
-
C.
n-propyl axetat.
-
D.
metyl axetat.
Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là
-
A.
4
-
B.
6
-
C.
2
-
D.
5
Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là
-
A.
75%.
-
B.
72,08%.
-
C.
27,92%.
-
D.
25%.
Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường kiềm được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu không đúng là:
-
A.
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
-
B.
Chất Y tan vô hạn trong nước.
-
C.
Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
-
D.
Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một rượu (ancol). Cho toàn bộ lượng rượu thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm
-
A.
một axit và một este.
-
B.
một este và một rượu.
-
C.
hai este.
-
D.
một axit và một rượu.
Cho m gam hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 11,2 gam KOH, thu được muối của một axit cacboxylic và một ancol X. Cho toàn bộ X tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Hai chất hữu cơ đó là
-
A.
một este và một axit.
-
B.
hai axit.
-
C.
hai este.
-
D.
một este và một ancol.
Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
-
A.
Giảm 7,74 gam.
-
B.
Giảm 7,38 gam.
-
C.
Tăng 2,70 gam.
-
D.
Tăng 7,92 gam.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 27,44 lít khí O2, thu được 23,52 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 27,9 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY < MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là
-
A.
3 : 5
-
B.
3 : 2
-
C.
2 : 3
-
D.
4 : 3
Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dd Br2, dd NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số pư xảy ra là
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
4
Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là
-
A.
C17H31COOH và C17H33COOH
-
B.
C15H31COOH và C17H35COOH
-
C.
C17H33COOH và C17H35COOH
-
D.
C17H33COOH và C15H31COOH
Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dd sau pư thu được khối lượng xà phòng là
-
A.
17,80 gam.
-
B.
18,24 gam.
-
C.
16,68 gam.
-
D.
18,38 gam.
Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là
-
A.
31,45 gam.
-
B.
31 gam.
-
C.
32,36 gam.
-
D.
30 gam.
Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
-
A.
29,25%.
-
B.
38,76%.
-
C.
40,82%.
-
D.
34,01%.
Hỗn hợp X chứa ba este mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức và được tạo bởi các axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hết 0,2 mol X cần dùng 0,52 mol O2 thu được 0,48 mol H2O. Đun nóng 24,96 gam X cần dùng 560 ml dung dịch NaOH 0,75M thu được hỗn hợp Y chứa các ancol có tổng khối lượng là 13,38 gam và hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất a : b là
-
A.
0,6.
-
B.
1,2.
-
C.
0,8.
-
D.
1,4.
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X được CO2 và 18,72 gam H2O. Xà phòng hóa cũng lượng triglixerit X trên bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn được rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3, 44,44 gam CO2 và 17,82 gam H2O. Mặt khác m gam triglixerit X trên làm mất màu vừa đủ x mol Br2 trong dung dịch brom. Giá trị x là
-
A.
0,025.
-
B.
0,060.
-
C.
0,020.
-
D.
0,040.
Chất béo X gồm các triglixerit và các axit béo tự do. Trung hòa lượng axit béo có trong 100 gam chất béo cần dùng 100 ml dung dịch KOH 0,1M. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 100 gam chất béo đó cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
-
A.
102,48.
-
B.
104,24.
-
C.
103,86.
-
D.
106,32.
Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X cần vừa đủ 2,82 mol O2, thu được 2,01 mol CO2 và 1,84 mol H2O. Mặt khác, cho 46,98 gam X trên tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
-
A.
0,165.
-
B.
0,330.
-
C.
0,110.
-
D.
0,220.
Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol một chất béo X cần dùng vừa đủ 6,36 mol O2. Mặt khác, cho lượng X trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,32 mol Br2 tham gia phản ứng. Nếu cho lượng X trên tác dụng hết với NaOH thì khối lượng muối khan thu được là
-
A.
72,8 gam.
-
B.
88,6 gam.
-
C.
78,4 gam.
-
D.
58,4 gam.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x - 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,45 mol. Giá trị của a là
-
A.
0,08.
-
B.
0,15.
-
C.
0,2.
-
D.
0,05.
Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam triglixerit X, thu được a mol hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O. Cho toàn bộ hỗn hợp Y qua cacbon nung đỏ, thu được 2,364 mol hỗn hợp Z gồm CO, H2 và CO2. Cho hỗn hợp Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 202,516 gam kết tủa. Cho 13,728 gam X tác dụng được tối đa với 0,032 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
-
A.
14,648
-
B.
14,784
-
C.
14,176
-
D.
14,624
Hiđro hóa hoàn toàn 26,52 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
-
A.
0,672
-
B.
4,032
-
C.
2,016
-
D.
1,792
Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dung dịch NaOH dư đun nóng thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là
-
A.
7,63
-
B.
4,87
-
C.
9,74
-
D.
8,34
Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam một triglixerit X cần vừa đủ 27,776 lít O2 (đktc) thu được số mol CO2 và số mol H2O hơn kém nhau 0,064. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,096 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là
-
A.
11,424.
-
B.
42,720.
-
C.
41,376.
-
D.
42,528.
Cho m gam triolein tác dụng hoàn toàn với H2 dư thu được (m + 0,3) gam chất X. Nếu cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng thu được a gam muối. Giá trị của a là
-
A.
45,6.
-
B.
45,9.
-
C.
48,3.
-
D.
48,0.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần 9,016 lít O2 thu được 6,384 lít CO2 và 4,77 g H2O. Mặt khác m gam X phản ứng vừa đủ với x gam Brom (trong dung môi CCl4). Biết thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của x là:
-
A.
1,6
-
B.
5,6
-
C.
4,8
-
D.
3,2
X là trieste tạo bởi glixerol và các axit cacboxylic đơn chức. X có các đặc điểm:
- Trong X số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 3.
- Đốt cháy hoàn toàn x mol X thu được y mol CO2 và z mol H2O với y - z = 3x.
- X có đồng phân hình học cis - trans.
Nhận xét nào sau đây là sai?
-
A.
Có 2 công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của X.
-
B.
Phân tử X có 10 nguyên tử hiđro.
-
C.
Xà phòng hoá hoàn toàn 16,2 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 6,9 gam glixerol.
-
D.
X có phản ứng tráng bạc.
Hỗn hợp X gồm hai đieste (có tỉ lệ mol 1 : 1 và có cùng công thức phân tử C10H10O4) đều chứa vòng benzen. Khi xà phòng hoá hoàn toàn 38,8 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol có số nguyên tử cacbon bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn gồm các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là
-
A.
28,6.
-
B.
46,2.
-
C.
37,8.
-
D.
48,0.
Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
X (C18H12O12) + 6NaOH → X1 + 3X2.
X1 + 6HCl → X3 + 6NaCl.
X3 + C2H5OH → X4 + H2O
Biết khi đốt cháy hoàn toàn X1 chỉ tạo ra sản phẩm chứa Na2CO3 và CO2. Phân tử khối của X4 là
-
A.
118.
-
B.
220.
-
C.
235.
-
D.
370
Phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
-
B.
Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
-
C.
Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
-
D.
Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, sinh ra glixerol và hỗn hợp 2 muối gồm natri oleat và natri stearat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 1,61 mol O2, thu được H2O và 1,14 mol CO2. Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
X tác dụng với hidro (dư, xúc tác Ni, đun nóng) thu được triolein.
-
B.
Phân tử X chứa 1 liên kết đôi C=C.
-
C.
Giá trị của m là 17,72.
-
D.
Phân tử X chứa 54 nguyên tử cacbon.
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 3H2O \(\underset{{{t^o}}}{\overset{{{H_2}S{O_4}}}{\longleftrightarrow}}\) X1 + X2 + X3 + X4
(b) X1 + 2H2 \(\xrightarrow{{Ni,{t^o}}}\) X2
Cho biết: X là triglixerit có số liên kết π nhỏ hơn 6 và có 55 nguyên tử cacbon trong phân tử; X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau, X2 nhiều hơn X3 hai nhóm CH2. Nhận định nào sau đây không đúng?
-
A.
%mH trong X3 là 12,5%.
-
B.
X4 là glixerol.
-
C.
X có 5 liên kết π.
-
D.
%mC trong X1 < 77%.
Lời giải và đáp án
Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
-
A.
5
-
B.
2
-
C.
4
-
D.
6
Đáp án : C
B1: Tính độ không no k
B2: viết các đồng phân thỏa mãn
$k = \pi + v = \dfrac{{2.4 + 2 - 8}}{2} = 1$ → Este no, đơn chức, mạch hở
(1) HCOOCH2CH2CH3
(2) HCOOCH(CH3)2
(3) CH3COOCH2CH3
(4) CH3CH2COOCH3
Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là
-
A.
5
-
B.
2
-
C.
4
-
D.
6
Đáp án : C
+) So sánh nNaOH và neste => dạng của este
+) BTKL: meste = msản phẩm hữu cơ + mH2O - mNaOH
=> Meste
=> Các CTCT thỏa mãn
${n_{NaOH}} = \dfrac{{12}}{{40}} = 0,3\,\,mol = 2{n_{{\text{es}}te}}$ → este của phenol RCOOC6H4R’
RCOOC6H4R’ +2NaOH $\xrightarrow{{}}$ RCOONa + R’C6H4ONa + H2O
meste = msản phẩm hữu cơ + mH2O - mNaOH
= 29,7 + 0,15.18 – 12 = 20,4 g
${{\text{M}}_{{\text{es}}te}} = \dfrac{{20,4}}{{0,15}} = 136$→ C8H8O2
Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?
-
A.
C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat).
-
B.
CH3COO−[CH2]2−OOCCH2CH3.
-
C.
CH3OOC−COOCH3.
-
D.
CH3COOC6H5 (phenyl axetat).
Đáp án : C
C6H5COOC6H5 + 2NaOH → C6H5COONa + C6H5ONa + H2O
CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3 + 2NaOH → CH3COONa + CH3CH2COONa + CH2OH-CH2OH
CH3OOC-COOCH3 + 2NaOH → (COONa)2 + 2CH3OH
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Thủy phân chất X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất Y và Z đều có phản ứng tráng bạc, Z tác dụng được với Na sinh ra khí H2. Chất X là
-
A.
HCOO-CH2CHO
-
B.
CH3COO-CH=CH2
-
C.
HCOOCH=CH2
-
D.
HCOOCH=CH-CH3
Đáp án : A
Z vừa có phản ứng tráng bạc, vừa tác dụng được với Na => Z chứa gốc –CHO và –OH
=> chất X
Z vừa có phản ứng tráng bạc, vừa tác dụng được với Na => Z chứa gốc –CHO và –OH
=> X có dạng HCOOCH=CH-R-OH hoặc HCOO-CH2-RCHO
Từ 4 đáp án => X là HCOO-CH2CHO
PTHH: HCOO-CH2CHO + NaOH → HCOONa + HO-CH2CHO
Thực hiện phản ứng xà phòng hoá chất hữu cơ X đơn chức với dung dịch NaOH thu được một muối Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 2,07 gam Z cần 3,024 lít O2 (đktc) thu được lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 1,53 gam. Nung Y với vôi tôi xút thu được khí T có tỉ khối so với không khí bằng 1,03. CTCT của X là:
-
A.
C2H5COOCH3
-
B.
CH3COOC2H5
-
C.
C2H5COOC3H7
-
D.
C2H5COOC2H5
Đáp án : D
+) \({m_X} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_H}_{_2O}\) => PT (1)
+) theo gt, khối lượng CO2 nhiều hơn nước là 1,53 gam => PT (2)
+) \({n_H}_{_2O} > {n_{C{O_2}}}\)=> CTTQ của Z
+) Từ phản ứng đốt cháy Z => \(\dfrac{{{n_{{H_2}O}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} \Rightarrow n\)
- Theo đề bài: X đơn chức, tác dụng với NaOH sinh ra muối và ancol
=> X là este đơn chức: RCOOR’.
- Mặt khác: \({m_X} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_H}_{_2O} \Rightarrow 44.{\text{ }}{n_{C{O_2}}} + 18.{n_{{H_2}O}} = 2,07 + 0,135.32 = 6,39\) gam
Và \(44.{n_{C{O_2}}} - 18.{n_H}_{_2O} = 1,53{\text{ }}gam \Rightarrow {n_{C{O_2}}} = 0,09{\text{ }}mol;{\text{ }}{n_H}_{_2O} = 0,135{\text{ }}mol\)
\({n_H}_{_2O} > {n_{C{O_2}}}\) => Z là ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức: CnH2n+1OH (n ≥ 1)
Từ phản ứng đốt cháy Z => \(\dfrac{{{n_{{H_2}O}}}}{{{n_{C{O_2}}}}} = \dfrac{{n + 1}}{n} = \dfrac{{0,135}}{{0,09}} \Rightarrow n = 2\)
Y có dạng CxHyCOONa => T: CxHy+1 => MT = 12x + y + 1 = 1,03.29
=> x = 2 và y = 6 => CTPT este: C2H5COOC2H5
Đun 20,4 gam một chất hữu cơ A đơn chức với 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được muối B và hợp chất hữu cơ C. Cho C phản ứng với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Nung B với NaOH rắn thu được khí D có tỉ khối đối với O2 bằng 0,5. Khi oxi hóa C bằng CuO được chất hữu cơ E không phản ứng với AgNO3/NH3. Xác định CTCT của A?
-
A.
CH3COOCH2CH2CH3
-
B.
CH3COO-CH(CH3)2
-
C.
C2H5COOCH2CH2CH3
-
D.
C2H5COOCH(CH3)2
Đáp án : B
+) Biện luận chất C là ancol bậc 2
+) Dựa vào các đáp án cho A là este đơn chức => B là muối của Na
+) Nung B với NaOH rắn tạo ra D => chất D
+) nancol = 2.nH2
+) so sánh nNaOH và nancol => tính số mol este => Meste
Chất C tác dụng với Na sinh ra khí H2 => C là ancol
Oxi hóa C ra E không phản ứng với AgNO3 => C không là ancol bậc 1
Dựa vào các đáp án cho A là este đơn chức => B là muối của Na
Nung B với NaOH rắn tạo ra D có MD = 32.0,5 = 16 => D là CH4 => Gốc R trong D là CH3-
Đặt công thức của A là RCOOR’
CH3COOR’ + NaOH → CH3COONa + R’OH
R’OH + Na → R’ONa + H2
Ta có: nH2 = 0,1 mol => nancol = 2.0,1 = 0,2 mol
nNaOH = 0,3 mol > nancol => NaOH dư, este phản ứng hết
=> neste = nancol = 0,2 mol => ${M_{este}} = \dfrac{{20,4}}{{0,2}} = 102$
=> R’ = 102 – 59 = 43 => gốc R’ là C3H7- và ancol bậc 2
Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
-
A.
0,82 gam.
-
B.
0,68 gam.
-
C.
2,72 gam.
-
D.
3,40 gam.
Đáp án : A
+) Tính độ không no k
+) So sánh nhỗn hợp với nNaOH => các chất trong Z
+) Gọi nX = x và nY = y
+) Khối lượng hỗn hợp => PT (1)
+) Số mol NaOh phản ứng => PT (2)
(1), (2) => x, y
+) Bảo toàn khối lượng: => mH2O + mancol $ \to \overline M $ => CTPT của ancol
+) Kết hợp Z chứa 3 muối => X và Y
$k = \pi + v = \dfrac{{8.2 + 2 - 8}}{2} = 4$
nhỗn hợp = $\dfrac{{6,8}}{{136}} = 0,05\,mol \to 1 < \dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_{hh}}}} < 2$ mà Z chứa 2 muối → Z chứa 1 este của phenol và 1 este của ancol.
Gọi X là este của phenol và Y là este của ancol
Ta có:
Este của phenol (X) + 2NaOH→ Muối của axit cacboxylic + muối phenolat + H2O
Este của ancol (Y) + NaOH → Muối của axit cacboxylic + ancol
$\to \left\{ \begin{gathered}{n_X} = x\,mol \hfill \\{n_Y} = y\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x + y = 0,05 \hfill \\2x + y = 0,06 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,01\, \hfill \\y = 0,04\, \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \sum {({n_{{H_2}O}} + {n_{ancol}}) = 0,01 + 0,04 = 0,05\,mol} $
Bảo toàn khối lượng:
$\sum {({m_{{H_2}O}} + {m_{ancol}}) = 6,8 + 0,06.40 - 4,7 = 4,5\,\,gam} $
$ \to \overline M = \dfrac{{4,5}}{{0,05}} = 90 \to \left\{ \begin{gathered}{H_2}O \hfill \\{C_6}{H_5}C{H_2}OH \hfill \\ \end{gathered} \right.$
$ \to \left\{ \begin{gathered}Y:\,HCOOC{H_2}{C_6}{H_5} \hfill \\X:\left[ \begin{gathered}HCOO{C_6}{H_4}C{H_3}\,\, \hfill \\C{H_3}{\text{COO}}{{\text{C}}_6}{H_5}\,\,\,\,\,\, \hfill \\ \end{gathered} \right. \hfill \\ \end{gathered} \right.$ Kết hợp Z chứa 3 muối $ \to \left\{ \begin{gathered}Y:HCOOC{H_2}{C_6}{H_5} \hfill \\X:C{H_3}{\text{COO}}{{\text{C}}_6}{H_5} \hfill \\ \end{gathered} \right.$ Thỏa mãn
${M_{C{H_3}{\text{COONa}}}} > {M_{HCOONa}}$→ Khối lượng muối có phân tử khối lớn hơn:
$ \to {n_{C{H_3}{\text{COONa}}}} = {n_Y} = 0,01\,mol \to {m_{C{H_3}{\text{COONa}}}} = 0,01.82 = 0,82\,gam$
Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
-
A.
metyl fomiat.
-
B.
etyl axetat.
-
C.
n-propyl axetat.
-
D.
metyl axetat.
Đáp án : A
+) Este no, đơn chức có CTPT CnH2nO2
+) Viết PT đốt cháy hoặc sử dụng bảo toàn oxi => n
Gọi CTPT của este no, đơn chức, mạch hở là ${C_n}{H_{2n}}{O_2}\,\,\,(n \geqslant 2)$
\({C_n}{H_{2n}}{O_2} + \dfrac{{3n - 2}}{2}{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}nC{O_2} + n{H_2}O\)
\({n_{C{O_2}}} = {n_{{O_2}}} \to n = \dfrac{{3n - 2}}{2} \to n = 2\)
\(\to {C_2}{H_4}{O_{2\,}}\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\,HCOOC{H_3}\) (metyl fomiat)
Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là
-
A.
4
-
B.
6
-
C.
2
-
D.
5
Đáp án : A
+) Từ nCO2 và nH2O => mC và mH
+) BTKL: ${m_{este}} = {m_C} + {m_H} + {m_O}\, \Rightarrow {m_O} \Rightarrow {n_O}$
+) Este đơn chức ${n_{este}} = \dfrac{1}{2}{n_O}$
=> số nguyên tử C và số nguyên tử H
${n_{C{O_2}}} = 0,005\,mol\, \to {n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,005\,mol \to {m_C} = 0,005.12 = 0,06\,g$
${n_{{H_2}O}} = 0,005\,mol\, \to {n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 0,005.2 = 0,01\,mol \to {m_H} = 0,01\,g$
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
${m_{este}} = {m_C} + {m_H} + {m_O}\, \to {m_O} = 0,11 - 0,06 - 0,01 = 0,04\,g$
$ \to {n_O} = \dfrac{{0,04}}{{16}} = 0,0025\,mol$
Este đơn chức ${n_{este}} = \dfrac{1}{2}{n_O} = 0,00125\,\,mol\,\,$
Số nguyên tử C $ = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{este}}}} = \dfrac{{0,005}}{{0,00125}} = 4$
Số nguyên tử H $ = \dfrac{{2{n_{{H_2}O}}}}{{{n_{este}}}} = \dfrac{{0,005.2}}{{0,00125}} = 8$
CTPT của X là : ${C_4}{H_8}{O_2}$→ este no, đơn chức, mạch hở
Số đồng phân là : $HCOOC{H_2}C{H_2}C{H_{3\,}};HCOOCH{(C{H_{3\,}})_2};C{H_3}COO{C_2}{H_5};{C_2}{H_5}COOC{H_3}$
Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam X, thu được 2,16 gam H2O. Phần trăm số mol của vinyl axetat trong X là
-
A.
75%.
-
B.
72,08%.
-
C.
27,92%.
-
D.
25%.
Đáp án : D
+) Quy đổi hỗn hợp thành : ${C_4}{H_6}{O_2}$ và ${C_3}{H_6}{O_2}$, số mol lầ lượt là x và y
+) BTNT H => PT (1)
+) Từ khối lượng hỗn hợp X => PT (2)
Vinyl axetat (C4H6O2): \(C{H_3}COOCH = C{H_2}\)
Metyl axetat (C3H6O2): \(C{H_3}COOC{H_3}\,\)
Etyl fomat (C3H6O2): \(HCOO{C_2}{H_5}\,\,\)
Quy đổi hỗn hợp thành : \({C_4}{H_6}{O_2}\) và \({C_3}{H_6}{O_2}\)
\({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{2,16}}{{18}} = 0,12\,\,mol\)
Ta có : \(\left\{ \begin{gathered}{n_{{C_3}{H_6}{O_2}}} = x\,mol \hfill \\{n_{{C_4}{H_6}{O_2}}} = y\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}3x + 3y = {n_{{H_2}O}} = 0,12 \hfill \\74x + 86y = {m_{este}} = 3,08 \hfill \\ \end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}x = 0,03\,mol \hfill \\y = 0,01\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
\( \to \% {n_{{C_4}{H_6}{O_2}}} = \dfrac{{0,01}}{{0,01 + 0,03}} \cdot 100 = 25\% \)
Este X có các đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;
- Thuỷ phân X trong môi trường kiềm được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).
Phát biểu không đúng là:
-
A.
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
-
B.
Chất Y tan vô hạn trong nước.
-
C.
Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken.
-
D.
Chất X thuộc loại este no, đơn chức.
Đáp án : C
+) Đốt cháy X thu được: ${n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}$ → este no, đơn chức, mạch hở
+) Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương → CTPT của Y
+) X có số nguyên tử C bằng 1 nửa số nguyên tử C trong X → CTPT của Z
=> CTPT của X
Este X khi đốt cháy thu được ${n_{C{O_2}}} = {n_{{H_2}O}}$→ este no, đơn chức, mạch hở
Thủy phân X trong NaOH thu được muối Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương → Y là HCOONa
Mặt khác X có số nguyên tử C bằng 1 nửa số nguyên tử C trong X → trong Z có số nguyên tử C bằng trong muối. → Z là $C{H_3}OH$
$ \to X:\,HCOOC{H_3} \Leftrightarrow {C_2}{H_4}{O_2}$
${C_2}{H_4}{O_2} + 2{O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}2C{O_2} + 2{H_2}O$
1 2 2
$C{H_3}OH\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}_{(đ)},\,{{170}^o}C}}C{H_3}OC{H_3} + {H_2}O$
Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một rượu (ancol). Cho toàn bộ lượng rượu thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm
-
A.
một axit và một este.
-
B.
một este và một rượu.
-
C.
hai este.
-
D.
một axit và một rượu.
Đáp án : A
+) từ nH2 => tính nancol
+) So sánh nancol với nKOH => kết luận chất trong X
${n_{K{\text{O}}H}} = 0,5.1 = 0,5\,mol;\,{n_{{H_2}}} = \dfrac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,mol$
ROH + Na $\xrightarrow{{}}$ RONa + $\dfrac{1}{2}$H2 ↑
$\to {n_{ancol}} = 2{n_{{H_2}}} = 0,3\,mol \to X:\left\{ \begin{gathered}1{\text{ }}axit \hfill \\1{\text{ }}este \hfill \\ \end{gathered} \right.$ (Thỏa mãn)
RCOOR’ + KOH $\xrightarrow{{}}$ RCOOK + R’OH
R”COOH + KOH $\xrightarrow{{}}$ R”COOK + H2O
Cho m gam hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 11,2 gam KOH, thu được muối của một axit cacboxylic và một ancol X. Cho toàn bộ X tác dụng hết với Na thu được 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Hai chất hữu cơ đó là
-
A.
một este và một axit.
-
B.
hai axit.
-
C.
hai este.
-
D.
một este và một ancol.
Đáp án : D
+) từ nH2 => tính nancol
+) So sánh nancol với nKOH => kết luận chất trong hỗn hợp đầu
${n_{K{\text{O}}H}} = \dfrac{{11,2}}{{56}} = 0,2\,mol\,\,\,;\,\,\,\,{n_{{H_2}}} = \dfrac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,mol$
ROH + Na $\xrightarrow{{}}$ RONa + $\dfrac{1}{2}$H2 ↑
$ \to {n_{ancol}} = 2{n_{{H_2}}} = 0,3\,mol$
${n_{ancol}} > {n_{K{\text{O}}H}}$ mà hỗn hợp đầu tác dụng vừa đủ với KOH
RCOOR’ + KOH $\xrightarrow{{}}$ RCOOK + R’OH
Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
-
A.
Giảm 7,74 gam.
-
B.
Giảm 7,38 gam.
-
C.
Tăng 2,70 gam.
-
D.
Tăng 7,92 gam.
Đáp án : B
+) Các chất có công thức chung là CnH2n-2O2
+) viết PT đốt cháy => tính n
+) $\Delta m = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}-{m_{CaC{O_3}}}$
Các chất có công thức chung là CnH2n-2O2
CnH2n-2O2 → nCO2 + (n – 1)H2O
$\dfrac{{3,42}}{{14n + 30}}$ 0,18
=> n = 6
=> nH2O = 0,15 mol
$\Delta m = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}-{m_{CaC{O_3}}} = - 7,38$ => giảm 7,38 gam
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 27,44 lít khí O2, thu được 23,52 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 27,9 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY < MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là
-
A.
3 : 5
-
B.
3 : 2
-
C.
2 : 3
-
D.
4 : 3
Đáp án : D
+) nCO2 = nH2O => X no, đơn chức, mạch hở
+) Bảo toàn O => nX
+) Bảo toàn khối lượng => mX
=> MX
+) Từ số mol X và khối lượng chất rắn => số mol mỗi muối
${n_{{O_2}}} = 1,225\,mol;\,{n_{C{O_2}}} = 1,05\,mol;\,{n_{{H_2}O}} = 1,05\,mol$
=> X no, đơn chức, mạch hở
Bảo toàn O => nX = 0,35 mol
Bảo toàn khối lượng => mX = 25,9 gam
=> MX = 74 => C3H6O2
=> HCOOC2H5 (a mol) và CH3COOCH3 (b mol)
nX = a + b = 0,35
mrắn = 68a + 82b + 0,05.40 = 27,9
=> a = 0,2 và b = 0,15
=> a : b = 4 : 3
Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dd Br2, dd NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số pư xảy ra là
-
A.
2
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
4
Đáp án : A
${({C_{17}}{H_{33}}{\text{COO)}}_3}{C_3}{H_5} + B{r_2}\xrightarrow{{}}{({C_{17}}{H_{33}}B{r_2}COO)_3}{C_3}{H_5}$
${({C_{17}}{H_{33}}COO)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH\xrightarrow{{}}3{C_{17}}{H_{33}}COONa + {C_3}{H_5}{(OH)_3}$
Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol (glixerin) và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là
-
A.
C17H31COOH và C17H33COOH
-
B.
C15H31COOH và C17H35COOH
-
C.
C17H33COOH và C17H35COOH
-
D.
C17H33COOH và C15H31COOH
Đáp án : C
Phản ứng thủy phân tạo 2 axit béo → phương trình tổng quát dạng:
\({({R_1}COO)_2}{C_3}{H_5}{\text{(OOC}}{{\text{R}}_2}) + 3{H_2}O \to 2{R_1}COOH + {R_2}{\text{COOH}} + {C_3}{H_5}{(OH)_3}\)
+) nlipit = nglixerol
Phản ứng thủy phân tạo 2 axit béo → phương trình tổng quát dạng:
\({({R_1}COO)_2}{C_3}{H_5}{\text{(OOC}}{{\text{R}}_2}) + 3{H_2}O \to 2{R_1}COOH + {R_2}{\text{COOH}} + {C_3}{H_5}{(OH)_3}\)
${n_{lipit}} = {n_{glixerol}} \to {n_{lipit}} = \dfrac{{46}}{{92}} = 0,5\,mol \to {M_{lipit}} = \dfrac{{444}}{{0,5}} = 888\,g/mol$
$ \to ({R_{^1}} + 44).2 + ({R_{^2}} + 44) + 41 = 888 \to 2{R_{^1}} + {R_{^2}} = 715 \to \left\{ \begin{gathered}{R_{^1}} = 239\,({C_{17}}{H_{35}}) \hfill \\{R_{^2}} = 237\,({C_{17}}{H_{33}}) \hfill \\ \end{gathered} \right.$
→ C17H33COOH và C17H35COOH.
Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dd sau pư thu được khối lượng xà phòng là
-
A.
17,80 gam.
-
B.
18,24 gam.
-
C.
16,68 gam.
-
D.
18,38 gam.
Đáp án : A
Bảo toàn khối lượng: mxà phòng = mchất béo + mNaOH - mglixerol
Ta có:
${(RCOO)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH\xrightarrow{{}}3RCOONa + {C_3}{H_5}{(OH)_3}$
0,02 ← 0,06 → 0,02
Bảo toàn khối lượng:
mxà phòng = mchất béo + mNaOH - mglixerol $ = 17,24 + 0,06.40 - 0,02.92 = 17,8\,gam$
Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là
-
A.
31,45 gam.
-
B.
31 gam.
-
C.
32,36 gam.
-
D.
30 gam.
Đáp án : B
+) Từ chỉ số axit => số mol NaOH phản ứng với axit béo
$RCOOH + NaOH\xrightarrow{{}}RCOONa + {H_2}O$
0,025 0,025
${(RCOO)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH\xrightarrow{{}}3RCOONa + {C_3}{H_5}{(OH)_3}$
3x x
Bảo toàn khối lượng: mchất béo + maxit + mNaOH = mmuối + mglixrol
=> x => tổng số mol NaOH phản ứng
Để trung hòa 200 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7
${n_{NaOH}} = \,{n_{KOH}} = \dfrac{7}{{56}}.\dfrac{1}{{1000}}.200 = 0,025\,mol$
$RCOOH + NaOH\xrightarrow{{}}RCOONa + {H_2}O$
0,025 0,025
${(RCOO)_3}{C_3}{H_5} + 3NaOH\xrightarrow{{}}3RCOONa + {C_3}{H_5}{(OH)_3}$
3x x
Bảo toàn khối lượng: mchất béo + maxit + mNaOH = mmuối + mglixrol
$ \to 200 + (0,025 + 3x).40 = 207,55 + 0,025.18 + x.92$
$ \to x = 0,25 \to \sum {{n_{NaOH}}} = 0,025 + 3.0,25 = 0,775\,mol \to {m_{NaOH}} = 0,775.40 = 31\,gam$
Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là
-
A.
29,25%.
-
B.
38,76%.
-
C.
40,82%.
-
D.
34,01%.
Đáp án : D
+) nancol = 2.nH2 và mancol = mbình tăng + mH2
=> Mancol => CTPT của ancol
=> CTTQ của các este trong X
+) Đốt 5,88 gam X (ứng với 0,08 mol) + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ ? mol CO2 + 0,22 mol H2O
+) nO trong X = 2.nX và mX = mC + mH + mO => nC
+) neste không no $= \sum {n_{C{O_2}}} - \sum {n_{{H_2}O}}$ => n2 este no
=> $\bar C$ => CTPT của 2 este no
+) Vì este không no chứa ít nhất 4C, chặn khoảng giá trị số C của este không no
+) Biện luận CTPT của este không no (dựa vào dữ kiện có đồng phân hình học)
Ancol + Na dư → 0,04 mol H2 và mbình tăng = 2,48 gam
=> nancol = 2.nH2 = 0,08 mol và mancol = mbình tăng + mH2 = 2,56 gam
=> Mancol = 32 => ancol là CH3OH
=> X gồm 2 este no dạng CnH2n+1COOCH3 và 1 este không no dạng CmH2m-1COOCH3 (m ≥ 2)
+) Đốt 5,88 gam X (ứng với 0,08 mol) + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) ? mol CO2 + 0,22 mol H2O
nO trong X = 2.nX = 0,16 mol và mX = mC + mH + mO => nC = 0,24 mol
Tương quan đốt có neste không no \(= \sum {n_{C{O_2}}} - \sum {n_{{H_2}O}} = 0,02{\text{ }}mol\)
=> n2 este no = 0,06 mol
\(\bar C = \dfrac{{0,24}}{{0,08}} = 3\)=> 2 este no là HCOOCH3 và CH3COOCH3
Vì este không no chứa ít nhất 4C, chặn khoảng giá trị số C của este không no:
\(\dfrac{{0,24-0,06.3}}{{0,02}} = 3$ < số Ceste không no $ < 6 = \dfrac{{0,24-0,06.2}}{{0,02}}\)
Tuy nhiên ứng với C4 có mỗi công thức CH2=CHCOOCH3 không có đồng phân hình học => loại
=> etse không no có 5C và cấu tạo có đồng phân hình học là: CH3CH=CHCOOCH3
=>\(\% {m_{{C_5}{H_8}{O_2}}}{\text{ = }}\dfrac{{0,02.100}}{{5,88}}{\text{.100% = }}34,01\% \)
Hỗn hợp X chứa ba este mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức và được tạo bởi các axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hết 0,2 mol X cần dùng 0,52 mol O2 thu được 0,48 mol H2O. Đun nóng 24,96 gam X cần dùng 560 ml dung dịch NaOH 0,75M thu được hỗn hợp Y chứa các ancol có tổng khối lượng là 13,38 gam và hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất a : b là
-
A.
0,6.
-
B.
1,2.
-
C.
0,8.
-
D.
1,4.
Đáp án : D
+) Trong phản ứng xà phòng hóa: ${n_X} = \dfrac{{24,96}}{{{M_X}}}$ mol và ${n_{NaOH}} = 0,42$ (mol)
+) Tính tỉ lệ trong 0,2 mol X chứa ? mol O
+) Bảo toàn O cho phản ứng cháy => ${n_{C{O_2}}}$
+) Từ khối lượng este bị đốt cháy => lập PT tìm MX
=> số C trung bình trong X => 2 muối trong Z
+) Gọi số mol mỗi muối trong Z là x, y
+) Từ nNaOH => PT (1)
+) Bảo toàn khối lượng => PT (2)
Trong phản ứng xà phòng hóa: ${n_X} = \dfrac{{24,96}}{{{M_X}}}$ mol và ${n_{NaOH}} = 0,42$ (mol)
Ta có tỉ lệ:
$\dfrac{{24,96}}{{{M_X}}}$ mol X chứa nO = 2.nNaOH = 0,42.2 = 0,84 mol O
=> trong 0,2 mol X chứa nO = $\dfrac{{7{M_X}}}{{1040}}$ mol O
Bảo toàn O cho phản ứng cháy => ${n_{C{O_2}}} = \dfrac{{7{M_X}}}{{2080}} + 0,28$
Khối lượng este bị đốt cháy:
$0,2{M_X} = 12.\left( {\dfrac{{7{M_X}}}{{2080}} + 0,28} \right) + 0,48.2 + \dfrac{{16.7{M_X}}}{{1040}}$
=> MX = 83,2
=> nCO2 = 0,56 => số C = 2,8
Vậy este X có số C = số O => 2 muối trong Z chỉ có thể là HCOONa (x mol) và (COONa)2 (y mol)
nNaOH = x + 2y = 0,42
Bảo toàn khối lượng: mmuối = 68x + 134y = 0,09
=> x = 0,24 và y = 0,09
=> a : b = 1,353
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X được CO2 và 18,72 gam H2O. Xà phòng hóa cũng lượng triglixerit X trên bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn được rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được Na2CO3, 44,44 gam CO2 và 17,82 gam H2O. Mặt khác m gam triglixerit X trên làm mất màu vừa đủ x mol Br2 trong dung dịch brom. Giá trị x là
-
A.
0,025.
-
B.
0,060.
-
C.
0,020.
-
D.
0,040.
Đáp án : C
- Cần tính được số mol CO2, H2O khi đốt X và số mol của X
- Xác định độ bất bão hòa của X dựa vào công thức: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)
- Khi cho X phản ứng với Br2 thì: nBr2 = (k - 3).nX
Bảo toàn H cho phản ứng đốt m (g) X → nH(X) = 2nH2O = 2,08 mol
- Xét phản ứng thủy phân m gam X trong NaOH:
Đặt nX = a mol
\(\mathop X\limits_{a\left( {mol} \right)} + \mathop {NaOH}\limits_{3{\rm{a}}\left( {mol} \right)} \to \left\{ \begin{array}{l}Muối + {O_2} \to \left\{ \begin{array}{l}N{a_2}C{O_3}\\C{O_2}:1,01\\{H_2}O:0,99\end{array} \right.\\\mathop {{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}\limits_{a\left( {mol} \right)} \end{array} \right.\)
Bảo toàn H → nH(X) + nNaOH = 2nH2O(đốt muối) + 8nC3H8O3
→ 2,08 + 3a = 2.0,99 + 8a → a = 0,02
Bảo toàn Na → nNa2CO3 = 1/2.nNaOH = 0,03 mol
Bảo toàn C → nC(X) = nNa2CO3(đốt muối) + nCO2(đốt muối) + 3nC3H5(OH)3 = 1,1 mol
- Xét phản ứng đốt m (g) X:
Bảo toàn C → nCO2(đốt X) = nC(X) = 1,1 mol
Ta có: \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \Leftrightarrow 0,02 = \frac{{1,1 - 1,04}}{{k - 1}} \Leftrightarrow k = 4\)
⟹ X có 1 π ở gốc hiđrocacbon (vì 3 nhóm COO chiếm 3 π)
⟹ nBr2 = nX = 0,02 mol
Chất béo X gồm các triglixerit và các axit béo tự do. Trung hòa lượng axit béo có trong 100 gam chất béo cần dùng 100 ml dung dịch KOH 0,1M. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 100 gam chất béo đó cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M, đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
-
A.
102,48.
-
B.
104,24.
-
C.
103,86.
-
D.
106,32.
Đáp án : C
Trung hòa axit trong 100 gam chất béo: naxit = nKOH
Cho chất béo tác dụng với NaOH:
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
ntriglixerit = (nNaOH - naxit)/3
nH2O = naxit
nC3H5(OH)3 = ntriglixerit
BTKL: mmuối = mchất béo + mNaOH - mH2O - mC3H5(OH)3
Trung hòa axit trong 100 gam chất béo: naxit = nKOH = 0,01 mol
Cho chất béo tác dụng với NaOH:
RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
ntriglixerit = (nNaOH - naxit)/3 = (0,4 - 0,01)/3 = 0,13 mol
nH2O = naxit = 0,01 mol
nC3H5(OH)3 = ntriglixerit = 0,13 mol
BTKL: mmuối = mchất béo + mNaOH - mH2O - mC3H5(OH)3
= 100 + 0,4.40 - 0,01.18 - 0,13.92 = 103,86 gam
Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X cần vừa đủ 2,82 mol O2, thu được 2,01 mol CO2 và 1,84 mol H2O. Mặt khác, cho 46,98 gam X trên tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
-
A.
0,165.
-
B.
0,330.
-
C.
0,110.
-
D.
0,220.
Đáp án : A
Khi đốt hợp chất hữu cơ bất kì (chứa C, H, O) có độ bất bão hòa k, ta luôn có:
nCO2 - nH2O = nhchc.(k-1)
BTKL → mX = mCO2 + mH2O - mO2 = 2,01.44 + 1,84.18 - 2,82.32 = 31,32 gam
Đặt số mol của axit oleic và triglixerit lần lượt là 2a và 3a mol
Bảo toàn O → 2.2a + 6.3a + 2.2,82 = 2.2,01 + 1,84 → a = 0,01
→ naxit oleic = 0,02 mol; ntriglixerit = 0,03 mol
*Khi đốt hợp chất hữu cơ bất kì (chứa C, H, O) có độ bất bão hòa k, ta luôn có: nCO2 - nH2O = nhchc.(k-1)
- Đốt axit oleic (k = 2) thì: nCO2(do axit oleic) - nH2O(do axit oleic) = 0,02 (*)
- Đốt triglixerit Y (k) thì: nCO2(do Y) - nH2O(do Y) = 0,03.(k - 1) (**)
Cộng vế với vế của (*) và (**) được:
∑nCO2 - ∑nH2O = 0,02 + 0,03.(k - 1)
→ 2,01 - 1,84 = 0,02 + 0,03.(k - 1)
→ k = 6
*Khi cho hỗn hợp tác dụng với Br2 thì:
nBr2 = naxit oleic + 3.ntriglixerit = 0,02 + 3.0,03 = 0,11 mol
Tỷ lệ: 31,32 gam hỗn hợp X tác dụng với tối đa 0,11 mol Br2
→ 46,98 gam ……………………………….0,165 mol
Vậy x = 0,165
Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol một chất béo X cần dùng vừa đủ 6,36 mol O2. Mặt khác, cho lượng X trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,32 mol Br2 tham gia phản ứng. Nếu cho lượng X trên tác dụng hết với NaOH thì khối lượng muối khan thu được là
-
A.
72,8 gam.
-
B.
88,6 gam.
-
C.
78,4 gam.
-
D.
58,4 gam.
Đáp án : A
- Từ nBr2 : n chất béo => độ bất bão hòa k của chất béo
-Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố và \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)
=> Số mol CO2 và H2O
- Bảo toàn khối lượng để tính khối lượng muối.
Ta có nBr2 : nX = 0,32 : 0,08 = 4 nên các gốc hiđrocacbon của chất béo có tổng cộng 4π
Mà mỗi gốc COO có 1π nên độ bất bão hòa của toàn phân tử X là k = 4 + 3 = 7
- Phản ứng đốt 0,08 mol X:
Giả sử nCO2 = a và nH2O = b (mol)
+) Bảo toàn O → 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ 2a + b = 6.0,08 + 2.6,36 (1)
+) \({n_X} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)
→ \(\frac{{a - b}}{{7 - 1}} = 0,08\) (2)
Giải (1) (2) được a = 4,56 và b = 4,08
BTKL → mX = mCO2 + mH2O - mO2 = 4,56.44 + 4,08.18 - 6,36.32 = 70,56 gam
Ta có X + 3NaOH → Muối + C3H5(OH)3
0,08 → 0,24 → 0,08 (mol)
BTKL → mmuối = mX + mNaOH - mC3H5(OH)3
= 70,56 + 0,24.40 - 0,08.92 = 72,8 gam
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2 và y mol H2O. Biết m = 78x - 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,45 mol. Giá trị của a là
-
A.
0,08.
-
B.
0,15.
-
C.
0,2.
-
D.
0,05.
Đáp án : B
- Từ phản ứng cháy xác định độ bất bão hòa k của chất béo:
+ BTKL tính được CO2 (theo x, y)
+ Bảo toàn O tính được mol O trong X (theo x, y) → mol của X (theo x, y)
+ Lập biểu thức: \({n_{hchc}} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\)
Loại bỏ x, y và tính được k.
- Khi cho chất béo phản ứng với Br2 thì X + (k-3) Br2 → Sản phẩm
Từ số mol của Br2 tính được số mol chất béo
BTKL → mCO2 = mX + mO2 - mH2O = 110x - 121y (g)
→ nCO2 = 2,5x - 2,75y (mol)
Bảo toàn O → nO(trong X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 3x - 4,5y (mol)
X có 6O → nX = 1/6.nO(trong X) = 0,5x - 0,75y (mol)
Khi đốt hợp chất hữu cơ chứa C, H, O thì: \({n_{hchc}} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}}\) (với k là độ bất bão hòa của toàn phân tử)
\(\begin{array}{l} \to 0,5{\rm{x}} - 0,75y = \frac{{\left( {2,5{\rm{x}} - 2,75y} \right) - y}}{{k - 1}}\\ \to \left( {0,5{\rm{x}} - 0,75y} \right) = \frac{{5\left( {0,5{\rm{x}} - 0,75y} \right)}}{{k - 1}}\\ \to 1 = \frac{5}{{k - 1}}\\ \to k = 6\end{array}\)
=> X có chứa 6 liên kết π, mà có 3 π trong 3 nhóm COO
→ còn lại 3 π ngoài gốc hiđrocacbon
- Khi X phản ứng với Br2 thì X + 3Br2 → Sản phẩm cộng
→ nX = 1/3.nBr2 = 1/3.0,45 = 0,15 mol = a
Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam triglixerit X, thu được a mol hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O. Cho toàn bộ hỗn hợp Y qua cacbon nung đỏ, thu được 2,364 mol hỗn hợp Z gồm CO, H2 và CO2. Cho hỗn hợp Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 202,516 gam kết tủa. Cho 13,728 gam X tác dụng được tối đa với 0,032 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
-
A.
14,648
-
B.
14,784
-
C.
14,176
-
D.
14,624
Đáp án : C
- Tính số mol CO2 từ số mol kết tủa=> tổng số mol CO và H2
- Áp dụng bảo toàn electron =>nC => a.
- Quy đổi hỗn hợp X thành (HCOO)3C3H5, CH2 và H2O
- Lập phương trình khối lượng X (1)
- Lập phương trình giá trị của a (2)
- Từ (1) và (2) tìm ra số mol (HCOO)3C3H5 và CH2
- Tìm số mol NaOH và glixerol.
- Bảo toàn khối lượng để tìm khối lượng muối
Dẫn hỗn hợp Z qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì
\({n_{C{O_2}}} = {n_{BaC{{\rm{O}}_3}}} = 1,028\,\,mol\)
\( \to {n_{CO}} + {n_{{H_2}}} = 2,364 - 1,028 = 1,336 mol\)
Xét quá trình trao đổi electron của phản ứng giữa C với CO2 và H2O
C → C+4 + 4e C+4 + 2e → C+2
2H+ + 2e → H2
Áp dụng bảo toàn electron: \(4{n_C} = 2{n_{CO}} + 2{n_{{H_2}}}\)
\( \to {n_C} = \frac{{2.1,336}}{4} = 0,668\,\,mol\)
→ a = 2,364 – 0,668 = 1,696 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành (HCOO)3C3H5 (x mol), CH2 (y mol) và H2 (-0,032 mol)
→ mX = 176x + 14y – 0,032.2 = 13,728 (1)
\({n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} = (6{\rm{x}} + y) + (4{\rm{x}} + y - 0,032) = 1,696\)(2)
Từ (1) và (2) → x = 0,016 mol; y = 0,784 mol
Ta có: nNaOH = 3x = 0,048 mol; \({n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}} = x = 0,016\,\,mol\)
Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng: mX + mNaOH = mmuối + mglixerol
→ mmuối = 13,728 + 0,048.40 – 92.0,016 = 14,176 gam
Hiđro hóa hoàn toàn 26,52 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
-
A.
0,672
-
B.
4,032
-
C.
2,016
-
D.
1,792
Đáp án : C
Tính toán theo PTHH: (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
→ nH2 = 3ntriolein = 3.26,52 : 884 = 0,09 mol → VH2 = 0,09.22,4 = 2,016 lít
Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dung dịch NaOH dư đun nóng thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là
-
A.
7,63
-
B.
4,87
-
C.
9,74
-
D.
8,34
Đáp án : D
Bảo toàn nguyên tố C → nCO2
Lập phương trình mdd giảm → mH2O
BTKL → mO2 → bảo toàn O →
nO(X) → nX = 1/6 .nO(X)
→ số mol của 8,06 g X
BTKL mmuối = mX + mNaOH – mC3H5(OH)3
Ta có nCaCO3 = nCO2 = 0,255 mol
mdd giảm = - mCO2 - mH2O + mCaCO3 = - 0,255.44 – mH2O + 25,5 = 9,87
→ mH2O = 4,41 gam → nH2O = 0,245 mol
BTKL có mO2 = mCO2 + mH2O – mX
= 0,255.44 + 4,41 – 4,03 = 11,6 g → nO2= 0,3625 mol
Bảo toàn O có 2nO2 + nO(X) = 2nCO2 + nH2O → nO(X) = 0,03 mol
Vì X là triglixerit nên nX = 1/6 .nO(X) = 0,005 mol
→ 8,06 g X có số mol là 0,005.8,06 : 4,03 = 0,01 mol
0,01 mol X + 0,03 mol NaOH → muối + 0,01 mol C3H5(OH)3
BTKL mmuối = mX + mNaOH – mC3H5(OH)3
= 8,06 + 0,03.40 – 0,01.92 = 8,34 gam
Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam một triglixerit X cần vừa đủ 27,776 lít O2 (đktc) thu được số mol CO2 và số mol H2O hơn kém nhau 0,064. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,096 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là
-
A.
11,424.
-
B.
42,720.
-
C.
41,376.
-
D.
42,528.
Đáp án : B
Đặt nCO2 = x (mol); nH2O = y (mol) => x, y
Bảo toàn O → nX → MX
Lập CTPT của X theo nCO2 và nH2O → số liên kết ∏ của X → tỉ lệ của X với H2 phản ứng
X + 0,096 mol H2 → Y → nX =nY → mX →mY
Y + 3NaOH → a gam muối + C3H5(OH)3 → BTKL : mmuối
X + O2 → x mol CO2 + y mol H2O
nO2 = 1,24 mol
mX + mO2 = mCO2 + mH2O → 13,728 + 1,24.32 = 44x + 18y (1)
Mà x – y = 0,064 mol => x = 0,88 mol và y = 0,816 mol
Bảo toàn O có nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO(X)
= 2.0,88 + 0,816 – 2.1,24 =0,096 mol
Vì X là triglixerit nên nO(X) = 6nX → nX = 0,016 mol
Ta có nX = (nCO2 - nH2O)/(k -1) => k = 5
→ X cộng tối đa với 2H2 → no
X + 0,096 mol H2 → Y => nX = 0,048 mol → mX =41,184 gam
→mY = 41,184 + 0,096.2 =41,376 gam
nY =nX =0,048 mol
Y + 3NaOH → a gam muối + C3H5(OH)3
nNaOH = 3nY = 0,048.3 =0,144 mol và nC3H5(OH)3 = 0,048 mol
→ BTKL : mmuối = mY + mNaOH – mC3H5(OH)3
= 41,376 + 0,144.40 – 0,048.92 = 42,72 gam
Cho m gam triolein tác dụng hoàn toàn với H2 dư thu được (m + 0,3) gam chất X. Nếu cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng thu được a gam muối. Giá trị của a là
-
A.
45,6.
-
B.
45,9.
-
C.
48,3.
-
D.
48,0.
Đáp án : C
Tính toán theo phương trình phản ứng. Bảo toàn khối lượng.
Triolein + H2 theo tỉ lệ 1:3
Bảo toàn khối lượng: mTriolein + mH2 pứ = mX
=> mH2 pứ = (m + 0,3) – m = 0,3g
=> nH2 = 0,3 : 2 = 0,15 mol
=> ntristearin = nH2 : 3 = 0,05 mol
Khi X + NaOH:
(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3
Mol 0,05 → 0,15 mol
=> mmuối = 0,15.322 = 48,3g
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần 9,016 lít O2 thu được 6,384 lít CO2 và 4,77 g H2O. Mặt khác m gam X phản ứng vừa đủ với x gam Brom (trong dung môi CCl4). Biết thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của x là:
-
A.
1,6
-
B.
5,6
-
C.
4,8
-
D.
3,2
Đáp án : A
- Bảo toàn nguyên tố O: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nO(X) => nX
- Mặt khác: (k – 1).nX = (nCO2 – nH2O) => k
=> số mol Br2 => x
- Gọi công thức của X là (RCOO)3C3H5 có k liên kết pi
nO2 = 9,016 : 22,4 = 0,4025 mol ; nCO2 = 6,384 : 22,4 = 0,285 mol ; nH2O = 0,265 mol
Bảo toàn nguyên tố O: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nO(X) = 0,03 mol = 6n(X) => nX = 0,005 mol
Mặt khác: (k – 1).nX = (nCO2 – nH2O) => k = 5
Có 3 pi trong 3 gốc COO => 2 pi còn lại sẽ nằm trong gốc hidrocacbon (Có thể phản ứng được với Br2/CCl4)
=> nBr2 = 2.nX = 2.0,005 = 0,01 mol
=> mBr2 = x = 0,01.160 = 1,6g
X là trieste tạo bởi glixerol và các axit cacboxylic đơn chức. X có các đặc điểm:
- Trong X số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 3.
- Đốt cháy hoàn toàn x mol X thu được y mol CO2 và z mol H2O với y - z = 3x.
- X có đồng phân hình học cis - trans.
Nhận xét nào sau đây là sai?
-
A.
Có 2 công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của X.
-
B.
Phân tử X có 10 nguyên tử hiđro.
-
C.
Xà phòng hoá hoàn toàn 16,2 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 6,9 gam glixerol.
-
D.
X có phản ứng tráng bạc.
Đáp án : B
- X là trieste tạo bởi glixerol và các axit cacboxylic đơn chức nên có 6O
- Số C nhiều hơn số O là 3 nên X có 9C
- Khi đốt hợp chất hữu cơ (chứa C, H, O) có độ bất bão hòa k ta có:
\({n_{hchc}} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \to k = 4\)
⟹ X có 1 liên kết C=C
Mà X có đồng phân hình học nên X là (HCOO)2(CH3-CH=CH-COO)C3H5
- X là trieste tạo bởi glixerol và các axit cacboxylic đơn chức nên có 6O
- Số C nhiều hơn số O là 3 nên X có 9C
- Khi đốt hợp chất hữu cơ (chứa C, H, O) có độ bất bão hòa k ta có:
\({n_{hchc}} = \frac{{{n_{C{O_2}}} - {n_{{H_2}O}}}}{{k - 1}} \Leftrightarrow x = \frac{{y - z}}{{k - 1}} \Leftrightarrow x = \frac{{3{\rm{x}}}}{{k - 1}} \Leftrightarrow k = 4\)
⟹ X có 1 liên kết C=C
Mà X có đồng phân hình học nên X là (HCOO)2(CH3-CH=CH-COO)C3H5
A đúng, 2 CTCT đó là:
B sai, X có 12 nguyên tử H
C đúng, nX = 16,2 / 216 = 0,075 = nglixerol ⟹ mglixerol = 0,075.92 = 6,9 gam
D đúng, vì X có đầu HCOO- nên có khả năng tráng bạc
Hỗn hợp X gồm hai đieste (có tỉ lệ mol 1 : 1 và có cùng công thức phân tử C10H10O4) đều chứa vòng benzen. Khi xà phòng hoá hoàn toàn 38,8 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol có số nguyên tử cacbon bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn gồm các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là
-
A.
28,6.
-
B.
46,2.
-
C.
37,8.
-
D.
48,0.
Đáp án : B
\(k = \frac{{2C + 2 - H}}{2} = 6\) ⟹ 2 este đều no (vì có 2π trong 2 nhóm COO và vòng benzen có độ bất bão hòa 4)
Do sau phản ứng thu được 2 ancol có cùng số nguyên tử C nên 2 ancol đó là C2H5OH và C2H4(OH)2
⟹ CTCT của 2 este trong X
Sau đó tính toán theo các PTHH
\(k = \frac{{2C + 2 - H}}{2} = 6\) ⟹ 2 este đều no (vì có 2π trong 2 nhóm COO và vòng benzen có độ bất bão hòa 4)
Do sau phản ứng thu được 2 ancol có cùng số nguyên tử C nên 2 ancol đó là C2H5OH và C2H4(OH)2
⟹ CTCT của 2 este trong X là:
Ta có nA = nB = ½.nhh X = ½.(38,8 : 194) = 0,1 mol
C2H5OOC-COOC6H5 + 3NaOH → (COONa)2 + C6H5ONa + C2H5OH + H2O
0,1 → 0,1 → 0,1
C6H5COO-CH2-CH2-OOCH + 2NaOH → C6H5COONa + HCOONa + C2H4(OH)2
0,1 → 0,1 → 0,1
Chất rắn trong Z gồm: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{{\left( {COONa} \right)}_2}:0,1}\\{{C_6}{H_5}ONa:0,1}\\{{C_6}{H_5}COONa:0,1}\\{HCOONa:0,1}\end{array}} \right.\)
→ m = mchất rắn = 0,1.134 + 0,1.116 + 0,1.144 + 0,1.68 = 46,2 gam
Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
X (C18H12O12) + 6NaOH → X1 + 3X2.
X1 + 6HCl → X3 + 6NaCl.
X3 + C2H5OH → X4 + H2O
Biết khi đốt cháy hoàn toàn X1 chỉ tạo ra sản phẩm chứa Na2CO3 và CO2. Phân tử khối của X4 là
-
A.
118.
-
B.
220.
-
C.
235.
-
D.
370
Đáp án : D
Đốt cháy X1 chỉ thu được Na2CO3 và CO2 nên X1 chứa C, O và Na trong phân tử
X1 pư với HCl theo tỉ lệ 1:6 nên X1 có 6 trung tâm phản ứng với HCl → X là este 6 chức → CTCT của X
Chú ý: este vòng
Đốt cháy X1 chỉ thu được Na2CO3 và CO2 nên X1 chứa C, O và Na trong phân tử
X1 pư với HCl theo tỉ lệ 1:6 nên X1 có 6 trung tâm phản ứng với HCl → X là este 6 chức → CTCT của X C6[(COO)2C2H4]3
Công thức cấu tạo của X1 là:
X3 là axit C6(COOH)6 (6 gốc –COOH gắn vào 6 đỉnh của vòng benzen)
X2 là C2H4(OH)2
X4 là C6(COOH)5(COOC2H5)
→ Phân tử khối của X4 = 370
Phát biểu nào sau đây sai?
-
A.
Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
-
B.
Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
-
C.
Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
-
D.
Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
Đáp án : A
Dựa vào tính chất vật lí, tính chất hóa học và công thức chung của chất béo, este để chọn phát biểu sai.
Phát biểu A sai vì sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là muối của axit béo và glixerol.
Phát biểu B đúng vì ancol có liên kết hidro nên có nhiệt độ sôi cao hơn rất nhiều este có cùng phân tử khối.
Phát biểu C đúng vì trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hóa.
Phát biểu D đúng vì công thức chung của este là CnH2n+2-2kO2m nên số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, sinh ra glixerol và hỗn hợp 2 muối gồm natri oleat và natri stearat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 1,61 mol O2, thu được H2O và 1,14 mol CO2. Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
X tác dụng với hidro (dư, xúc tác Ni, đun nóng) thu được triolein.
-
B.
Phân tử X chứa 1 liên kết đôi C=C.
-
C.
Giá trị của m là 17,72.
-
D.
Phân tử X chứa 54 nguyên tử cacbon.
Đáp án : C
Bảo toàn nguyên tố
- Vì sản phẩm chứa 2 muối của axit có 18C => Số C của X = 18.3 + 3 = 57 => D sai
- X là este của axit oleic và stearic => X tác dụng H2 (dư, Ni, t0) tạo ra tristearin, không phải là triolein => A sai
- Do X chứa 57 nguyên tử C => nX = nCO2 : 57 = 1,14 : 57 = 0,02 mol
BTNT "O": nH2O = 6nX + 2nO2 - 2nCO2 = 6.0,02 + 2.1,61 - 2.1,14 = 1,06 mol
BTKL: mX = mCO2 + mH2O - mO2 = 1,14.44 + 1,06.18 - 1,61.32 = 17,72 gam => C đúng
- Giả sử chất béo là: (C17H33COO)n(C17H35COO)3-nC3H5
=> m chất béo = 0,02.[281n + 283(3-n) + 41] = 17,72 => n = 2
=> X chứa 2 gốc oleat => X chứa 2 liên kết C=C => B sai
Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 3H2O \(\underset{{{t^o}}}{\overset{{{H_2}S{O_4}}}{\longleftrightarrow}}\) X1 + X2 + X3 + X4
(b) X1 + 2H2 \(\xrightarrow{{Ni,{t^o}}}\) X2
Cho biết: X là triglixerit có số liên kết π nhỏ hơn 6 và có 55 nguyên tử cacbon trong phân tử; X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau, X2 nhiều hơn X3 hai nhóm CH2. Nhận định nào sau đây không đúng?
-
A.
%mH trong X3 là 12,5%.
-
B.
X4 là glixerol.
-
C.
X có 5 liên kết π.
-
D.
%mC trong X1 < 77%.
Đáp án : D
- X1, X2, X3 là axit.
- Từ (b) suy ra X2 là axit no. X2 nhiều hơn X3 2 nhóm CH2 nên X3 cũng là axit no
- X1 có thể cộng tối đa 2H2 nên phân tử X1 chứa 2 liên kết π ở ngoài mạch hidrocacbon
Mà số liên kết π trong X nhỏ hơn 6 nên suy ra phân tử X chứa 3π trong 3 nhóm COO và 2π ngoài mạch hidrocacbon => Hệ số bất bão hòa k = 5
Đặt: Số C(X1) = Số C(X2) = n => Số C(X3) = n - 2
Số C(X) = Số C(X1) + Số C(X2) + Số C(X3) + 3 => n + n + (n - 2) + 3 = 55 => n = 18
Kết luận:
X1 là C17H31COOH
X2 là C17H35COOH
X3 là C15H31COOH
X là C55H102O6
X4 là C3H5(OH)3
Xét các phương án:
A. %mH(X3) = 32/256.100% = 12,5% => A đúng
B đúng
C đúng
D. %mC(X1) = (18.12/280).100% = 77,14% => D sai
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Este - Lipit hay và khó (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Thủy phân chất béo Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2. Lipit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập về hiệu suất phản ứng este hóa Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập về chuỗi phản ứng este Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Điều chế, ứng dụng, nhận biết este Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Đốt cháy este không no Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Đốt cháy este no Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đa chức Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đặc biệt Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Thủy phân este đơn giản Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Este (Đồng phân - Danh pháp - Tính chất vật lý) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết