Trắc nghiệm Bài 6. Polisaccarit - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Chất không tan được trong nước lạnh là :

  • A.

    Glucozơ.

  • B.

    Tinh bột.

  • C.

    Saccarozơ.       

  • D.

    Fructozơ.

Câu 2 :

Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là :

  • A.

    Amilozơ.          

  • B.

    Amilopectin.

  • C.

    Glixerol.

  • D.

    Alanin.

Câu 3 :

Trong phân tử amilozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào ?

  • A.

    α-1,4-glicozit.

  • B.

    α-1,4-glucozit.

  • C.

    β-1,4-glicozit.

  • D.

    β-1,4-glucozit.

Câu 4 :

Trong phân tử amilopectin các mắt xích ở mạch nhánh và mạch chính liên kết với nhau bằng liên kết nào?

  • A.

    α-1,4-glicozit

  • B.

    α-1,6-glicozit.

  • C.

    β-1,4-glicozit.

  • D.

    A và B.

Câu 5 :

Tính chất của tinh bột là : Polisaccarit (1), không tan trong nước lạnh (2), có vị ngọt (3), thuỷ phân tạo thành glucozơ (4), thuỷ phân tạo thành fructozơ (5), làm cho iot chuyển thành màu xanh (6), dùng làm nguyên liệu để điều chế đextrin (7). Những tính chất sai là :

  • A.

    (2), (5), (6), (7).           

  • B.

    (2), (5), (7).      

  • C.

    (3), (5).

  • D.

    (2), (3), (4), (6).           

Câu 6 :

Chọn những câu đúng trong các câu sau :

(1) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2.

(2) Glucozơ được gọi là đường mía.

(3) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ, đun nóng, xúc tác Ni thu được poliancol.

(4) Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl hoặc enzim.

(5) Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng Ag, không bị oxi hóa bởi nước brom, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO.

(6) Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính oxi hóa và tính khử.

(7) Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozơ và amilopectin.

  • A.

    1, 2, 5, 6, 7.     

  • B.

    1, 3, 4, 5, 6, 7.

  • C.

    1, 3, 5, 6, 7.     

  • D.

    1, 2, 3, 6, 7.     

Câu 7 :

Thuốc thử nào dưới đây dùng để nhận biết được tất cả các dung dịch trong dãy sau : ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha ?

  • A.

    dd AgNO3 / NH3.          

  • B.

    Cu(OH)2.         

  • C.

    Na kim loại.

  • D.

    dd CH3COOH.

Câu 8 :

Cho sơ đồ chuyển hoá sau : Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là :

  • A.

    glucozơ, ancol etylic.  

  • B.

    mantozơ, glucozơ

  • C.

    glucozơ, etyl axetat.

  • D.

    ancol etylic, anđehit axetic.

Câu 9 :

Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là :

  • A.

    (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n.

  • B.

    (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n. 

  • C.

    [C6H7O2(OH)3]n,(C6H10O5)n.  

  • D.

    (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.

Câu 10 :

Trong phân tử xenlulozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào ?

  • A.

    α-1,4-glicozit.

     

  • B.

    α-1,4-glucozit.

  • C.

    β-1,4-glicozit.

     

  • D.

    β-1,4-glucozit.

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  • A.

    Saccarozơ làm mất màu nước brom.

  • B.

    Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.

  • C.

    Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.       

  • D.

    Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

Câu 12 :

Công thức hóa học nào sau đây là của nước Svayde, dùng để hòa tan xenlulozơ trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo ?

  • A.

    [Cu(NH3)4](OH)2. 

  • B.

    [Zn(NH3)4](OH)2.       

  • C.

    [Cu(NH3)4]OH.

  • D.

    [Ag(NH3)4OH.

Câu 13 :

Phương trình :  6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[\text{clorophin}]{\text{as}}$(C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ? 

  • A.

    Quá trình hô hấp

  • B.

    Quá trình quang hợp.

  • C.

    Quá trình phân hủy.     

  • D.

    Quá trình thủy phân.                                           

Câu 14 :

Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về 

  • A.

    Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân.

  • B.

    Khả năng phản ứng với Cu(OH)2.

  • C.

    Thành phần phân tử.

  • D.

    Cấu trúc mạch cacbon.

Câu 15 :

Cho sơ đồ phản ứng : Thuốc súng không khói  $\leftarrow $ X $\to $ Y $\to $ Sobitol

Tên gọi X, Y lần lượt là

  • A.

    xenlulozơ, glucozơ.

  • B.

    tinh bột, etanol.

  • C.

    mantozơ, etanol.                        

  • D.

    saccarozơ, etanol.

Câu 16 :

Cho dãy chuyển hóa : Xenlulozơ $\to $ A$\to $ B $\to $ C $\to $ Polibutađien.

Các chất A, B, C là những chất nào sau đây ?

  • A.

    CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.      

  • B.

    glucozơ, C2H5OH, buta-1,3-đien.

  • C.

    glucozơ, CH3COOH, HCOOH.

  • D.

    CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.

Câu 17 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau : Tinh bột $\to $ A1 $\to $ A$\to $ A$\to $ A4 $\to $ CH3COOC2H5

A1, A2, A3, A4 có CTCT thu gọn lần lượt là :

  • A.

    C6H12O6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

  • B.

    C12H22O11,C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

  • C.

    glicozen, C6H12O6 , CH3CHO , CH3COOH.

  • D.

    C12H22O11 , C2H5OH , CH3CHO , CH3COOH.

Câu 18 :

Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được monosaccarit X. Hidro hóa X thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X,Y lần lượt là

  • A.
    glucozo, sobitol                
  • B.
    saccarozo, glucozo           
  • C.
    glucozo, axit gluconic    
  • D.
    frutozo, sobitol
Câu 19 :

Cho các chất: tinh bột, xenlulozo, glucozo, fructozo, saccarozo. Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là

  • A.

    4

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    3

Câu 20 :

Từ xenlulozo có thể chế hóa ra sản phẩm nào sau đây?

  • A.

    Keo dán.

  • B.

    Kem đánh răng.                      

  • C.

    Bánh mì.         

  • D.

    Thuốc súng không khói.

Câu 21 :

Thành phần chính của màng tế bào thực vật là

  • A.
    Saccarozơ.
  • B.
    Glucozơ.          
  • C.
    Tinh bột.
  • D.
    Xenlulozơ.
Câu 22 :

Khi thủy phân tinh bột thu được sản phẩm cuối cùng là

  • A.

    Glucozơ             

  • B.

    Fructozơ                         

  • C.

    Saccarozơ                          

  • D.

    Mantozơ

Câu 23 :

Trong các phát biểu sau:

(1) Xenlulozơ tan được trong nước.

(2) Xenlulozơ tan trong benzen và ete.

(3) Xenlulozơ tan trong dung dịch axit sunfuric nóng.

(4) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế thuốc nổ.

(5) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế tơ axetat, tơ visco.

(6) Xenlulozơ trinitrat dùng để sản xuất tơ sợi.

Số phát biểu đúng

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    5
  • D.
    4
Câu 24 :

Tiến hành thí nghiệm thử tính chất của xenlulozơ theo các bước sau:

Bước 1: Cho lần lượt 4 ml HNO3, 8 ml H2SO4 đặc vào cốc thủy tinh, lắc đều và làm lạnh.

Bước 2: Thêm tiếp vào cốc một nhúm bông. Đặt cốc chứa hỗn hợp phản ứng vào nồi nước nóng (khoảng 60-70oC) khuấy nhẹ trong 5 phút.

Bước 3: Lọc lấy chất rắn rửa sạch bằng nước, ép khô bằng giấy lọc sau đó sấy khô (tránh lửa).

Nhận định nào sau đây đúng?

  • A.
     Sau bước 3, sản phẩm thu được có màu vàng.
  • B.
     Có thể thay thế nhúm bông bằng hồ tinh bột.
  • C.
     Sau bước 3, lấy sản phẩm thu được đốt cháy thấy có khói trắng xuất hiện.
  • D.
     Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm OH tự do.

 

Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí cacbonic và nước nhờ ánh sáng mặt trời. Khí cacbonic được lá cây hấp thụ từ không khí, nước được rễ cây hút từ đất. Chất diệp lục (clorophin) hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời. Quá trình tạo thành tinh bột như vậy gọi là quá trình quang hợp.

Tinh bột có rất nhiều trong các loại hạt như lúa mì, ngô, …; trong các loại củ như khoai, sắn, …; trong các loại quả như chuối xanh, táo, …; là một trong những thức ăn cơ bản của con người.

Tinh bột là một polisaccarit; là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội, tan trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Hồ tinh bột làm iot chuyển sang màu xanh tím.

Câu 25

Phương trình hóa học của quá trình quang hợp có thể viết là:

  • A.

    6nCO2 + 5nH2O \(\xrightarrow[{clorophin}]{{ánh\,\,sáng}}\) (C6H10O5)n + 6nO2.

  • B.

    (C6H10O5)n + 6nO2 \(\xrightarrow[{clorophin}]{{ánh\,\,sáng}}\) 6nCO2 + 5nH2O.

  • C.

    6nCO2 + 6nH2O \(\xrightarrow[{clorophin}]{{ánh\,\,sáng}}\) (C6H12O6)n + 6nO2.

  • D.

    (C6H12O6)n + 6nO2 \(\xrightarrow[{clorophin}]{{ánh\,\,sáng}}\) 6nCO2 + 6nH2O.

Câu 26

Sau khi học xong bài Tinh bột, Lan được biết "Iot là thuốc thử của hồ tinh bột". Lúc nấu cơm, Lan đã chắt một ít nước cơm ra bát con, sau đó nhỏ vào đó vài giọt dung dịch iot thì không thấy màu xanh tím. Lan để chiết bát đó đến hôm sau để mang đến lớp hỏi cô giáo, nhưng trước khi đi học nhìn vào bát nước cơm lại thấy có màu xanh tím. Em hãy giải thích giúp Lan.

  • A.
    Vì tinh bột tan chậm trong nước nên hôm sau mới tạo dung dịch hồ tinh bột, khi đó mới xuất hiện màu xanh tím.
  • B.
    Vì dung dịch hồ tinh bột chỉ hấp phụ iot ở nhiệt độ thường cho màu xanh tím, còn ở nhiệt độ cao tinh bột không hấp phụ được iot.
  • C.
    Vì phản ứng giữa hồ tinh bột và iot là phản ứng hữu cơ, xảy ra chậm nên hôm sau ta mới quan sát được hiện tượng.
  • D.
    Vì tinh bột phản ứng với I2 ở nhiệt độ thường tạo màu xanh tím, còn ở nhiệt độ cao tinh bột bị biến chất nên không phản ứng được với iot.
Câu 27

Phản ứng tổng hợp glucozo trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 2813 kJ cho mỗi mol glucozo tạo thành:

6CO2 + 6H2O + 2813 kJ → C6H12O6 + 6O2

Nếu trong 1 phút mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng từ mặt trời nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozo. Với 1 ngày nắng (từ 6 giờ  - 17 giờ) diện tích lá xanh là 1 m2, lượng glucozo tổng hợp được là bao nhiêu?

  • A.
    82,2 gam
  • B.
    88,3 gam
  • C.
    98,3 gam
  • D.
    92,2 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chất không tan được trong nước lạnh là :

  • A.

    Glucozơ.

  • B.

    Tinh bột.

  • C.

    Saccarozơ.       

  • D.

    Fructozơ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chất không tan được trong nước lạnh là : Tinh bột

Câu 2 :

Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là :

  • A.

    Amilozơ.          

  • B.

    Amilopectin.

  • C.

    Glixerol.

  • D.

    Alanin.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là : amilopectin.

Câu 3 :

Trong phân tử amilozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào ?

  • A.

    α-1,4-glicozit.

  • B.

    α-1,4-glucozit.

  • C.

    β-1,4-glicozit.

  • D.

    β-1,4-glucozit.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Amilozơ chiếm từ 20- 30% khối lượng tinh bột. Amilozơ có dang mạch không phân nhánh trong phân tử chứa các gốc α- glucozơ liên kết với nhau bởi α- 1,4 glicozit.

Câu 4 :

Trong phân tử amilopectin các mắt xích ở mạch nhánh và mạch chính liên kết với nhau bằng liên kết nào?

  • A.

    α-1,4-glicozit

  • B.

    α-1,6-glicozit.

  • C.

    β-1,4-glicozit.

  • D.

    A và B.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Amilopectin chiếm khoảng 70- 80% khối lượng tinh bột. Amilopectin có cấu tạo phân nhánh các mắt xích phân nhánh và mạch chính được liên kết với nhau bằng liên kết α- 1,6 glicozit và α-1,4-glicozit.

Câu 5 :

Tính chất của tinh bột là : Polisaccarit (1), không tan trong nước lạnh (2), có vị ngọt (3), thuỷ phân tạo thành glucozơ (4), thuỷ phân tạo thành fructozơ (5), làm cho iot chuyển thành màu xanh (6), dùng làm nguyên liệu để điều chế đextrin (7). Những tính chất sai là :

  • A.

    (2), (5), (6), (7).           

  • B.

    (2), (5), (7).      

  • C.

    (3), (5).

  • D.

    (2), (3), (4), (6).           

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

(3) Tinh bột là chất rắn vô định hình, không có vị ngọt

(5) Tinh bột gồm nhiều gốc α −glucozo liên kết với nhau => thủy phân tinh bột thu được glucozơ

Câu 6 :

Chọn những câu đúng trong các câu sau :

(1) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2.

(2) Glucozơ được gọi là đường mía.

(3) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ, đun nóng, xúc tác Ni thu được poliancol.

(4) Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl hoặc enzim.

(5) Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng Ag, không bị oxi hóa bởi nước brom, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO.

(6) Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính oxi hóa và tính khử.

(7) Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozơ và amilopectin.

  • A.

    1, 2, 5, 6, 7.     

  • B.

    1, 3, 4, 5, 6, 7.

  • C.

    1, 3, 5, 6, 7.     

  • D.

    1, 2, 3, 6, 7.     

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

(2) sai→ glucozơ còn gọi là đường nho

Các ý còn lại đều đúng

Câu 7 :

Thuốc thử nào dưới đây dùng để nhận biết được tất cả các dung dịch trong dãy sau : ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha ?

  • A.

    dd AgNO3 / NH3.          

  • B.

    Cu(OH)2.         

  • C.

    Na kim loại.

  • D.

    dd CH3COOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết polisaccarit

Lời giải chi tiết :

Ancol etylic (C2H5OH); đường củ cải ( saccarozơ: C12H22O11); đường mạch nha (mantozơ : C12H22O11)

Dùng Cu(OH)2 cho lần lượt vào ống nghiệm chứa 3 chất này:

+ Không có hiện tượng: Ancol etylic

+ Xuất hiện phức đồng xanh thẫm là: saccarozơ và mantozơ.

Tiếp tục đun sôi 2 ống nghiệm này; ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa đỏ gạch là mantozơ

Câu 8 :

Cho sơ đồ chuyển hoá sau : Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là :

  • A.

    glucozơ, ancol etylic.  

  • B.

    mantozơ, glucozơ

  • C.

    glucozơ, etyl axetat.

  • D.

    ancol etylic, anđehit axetic.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

$Tinh\,bột\,\xrightarrow{+{{H}_{2}}O;{{H}^{+}},{{t}^{0}}}glucozo\,({{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}})\xrightarrow{Lên\,men,30-{{35}^{0}}C}ancol\,etylic\,({{C}_{2}}{{H}_{5}}OH)\xrightarrow{+O2,men\,giấm}Axit\,\text{ax}etic\,(C{{H}_{3}}COOH)$

Câu 9 :

Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là :

  • A.

    (C6H12O6)n, [C6H7O2(OH)3]n.

  • B.

    (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n. 

  • C.

    [C6H7O2(OH)3]n,(C6H10O5)n.  

  • D.

    (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)2]n.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ lần lượt là : (C6H10O5)n, [C6H7O2(OH)3]n.

Câu 10 :

Trong phân tử xenlulozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào ?

  • A.

    α-1,4-glicozit.

     

  • B.

    α-1,4-glucozit.

  • C.

    β-1,4-glicozit.

     

  • D.

    β-1,4-glucozit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xenlulozơ là một polime hợp thành từ các mắt xích β- glucozơ nối với nhau bởi các liên hết β- 1,4- glicozit.

Câu 11 :

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  • A.

    Saccarozơ làm mất màu nước brom.

  • B.

    Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.

  • C.

    Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.       

  • D.

    Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A. Sai - Saccarozo trong phân tử không có nhóm –CHO do đó không làm mất màu nước brom

B. Sai - Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.

C. Sai - Xenlulozo có cấu trúc mạch không phân nhánh

Câu 12 :

Công thức hóa học nào sau đây là của nước Svayde, dùng để hòa tan xenlulozơ trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo ?

  • A.

    [Cu(NH3)4](OH)2. 

  • B.

    [Zn(NH3)4](OH)2.       

  • C.

    [Cu(NH3)4]OH.

  • D.

    [Ag(NH3)4OH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xenlulozo tan được trong dung dịch Cu(OH)2 trong amoniac có tên là "nước Svayde", trong đó Cu2+ tồn tại chủ yếu ở dạng phức chất Cu(NH3)n(OH)2

Câu 13 :

Phương trình :  6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[\text{clorophin}]{\text{as}}$(C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ? 

  • A.

    Quá trình hô hấp

  • B.

    Quá trình quang hợp.

  • C.

    Quá trình phân hủy.     

  • D.

    Quá trình thủy phân.                                           

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương trình :  6nCO2 + 5nH2O$\xrightarrow[\text{clorophin}]{\text{as}}$(C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình quang hợp.                                          

Câu 14 :

Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về 

  • A.

    Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân.

  • B.

    Khả năng phản ứng với Cu(OH)2.

  • C.

    Thành phần phân tử.

  • D.

    Cấu trúc mạch cacbon.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh

Tinh bột có cấu trúc cả mạch phân nhánh (amilopectin) và mạch không phân nhánh( amilozơ)

Câu 15 :

Cho sơ đồ phản ứng : Thuốc súng không khói  $\leftarrow $ X $\to $ Y $\to $ Sobitol

Tên gọi X, Y lần lượt là

  • A.

    xenlulozơ, glucozơ.

  • B.

    tinh bột, etanol.

  • C.

    mantozơ, etanol.                        

  • D.

    saccarozơ, etanol.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thuốc súng không khói $\xleftarrow{+HN{{O}_{3}};xt:{{H}_{2}}S{{O}_{4}}d}Xenlulozo\xrightarrow{+{{H}_{2}}O,{{H}^{+}},{{t}^{0}}}glucozo\xrightarrow{+{{H}_{2}}}Sobitol$

Câu 16 :

Cho dãy chuyển hóa : Xenlulozơ $\to $ A$\to $ B $\to $ C $\to $ Polibutađien.

Các chất A, B, C là những chất nào sau đây ?

  • A.

    CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.      

  • B.

    glucozơ, C2H5OH, buta-1,3-đien.

  • C.

    glucozơ, CH3COOH, HCOOH.

  • D.

    CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

\[Xenlulozo\xrightarrow{+{{H}_{2}}O,H+,t0}glucozo({{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}})\xrightarrow{\,Lên\,men}Ancoletylic({{C}_{2}}{{H}_{5}}OH)\xrightarrow{xtMgO;A{{l}_{2}}{{O}_{3}},{{t}^{0}}cao}\]                                                                                      

$Buta-1,3-dien(C{{H}_{2}}=CH-CH=C{{H}_{2}})\xrightarrow{TH}Polibutadien$

Câu 17 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau : Tinh bột $\to $ A1 $\to $ A$\to $ A$\to $ A4 $\to $ CH3COOC2H5

A1, A2, A3, A4 có CTCT thu gọn lần lượt là :

  • A.

    C6H12O6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

  • B.

    C12H22O11,C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

  • C.

    glicozen, C6H12O6 , CH3CHO , CH3COOH.

  • D.

    C12H22O11 , C2H5OH , CH3CHO , CH3COOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

$Tinh\,bot\,\xrightarrow{+{{H}_{2}}O;{{H}^{+}},{{t}^{0}}}{{A}_{1}}:glucozo\,({{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}})\xrightarrow{\,Lên\,men,30-{{35}^{0}}C}{{A}_{2}}:ancol\,etylic\,({{C}_{2}}{{H}_{5}}OH)\xrightarrow{+CuO,{{t}^{0}}}$

 

${{A}_{3}}:andehit\text{ax}etic\,(C{{H}_{3}}CHO)\xrightarrow{+{{O}_{2}},\,xúc\,\,tác\,M{{n}^{2+}}}{{A}_{4}}:Axit\,\text{ax}etic\,(C{{H}_{3}}COOH)\xrightarrow{+{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH;Xt\,{{H}_{2}}SO4d}C{{H}_{3}}COO{{C}_{2}}{{H}_{5}}$

Câu 18 :

Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được monosaccarit X. Hidro hóa X thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X,Y lần lượt là

  • A.
    glucozo, sobitol                
  • B.
    saccarozo, glucozo           
  • C.
    glucozo, axit gluconic    
  • D.
    frutozo, sobitol

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 ( glucozo – X )

           C6H12O6 + H2 → C6H14O6 ( sorbitol – Y )

Câu 19 :

Cho các chất: tinh bột, xenlulozo, glucozo, fructozo, saccarozo. Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là

  • A.

    4

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tinh bột và xenlulozo thuộc loại polisaccarit => có 2 chất

Câu 20 :

Từ xenlulozo có thể chế hóa ra sản phẩm nào sau đây?

  • A.

    Keo dán.

  • B.

    Kem đánh răng.                      

  • C.

    Bánh mì.         

  • D.

    Thuốc súng không khói.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học và ứng dụng của xenlulozo

Lời giải chi tiết :

Từ xenlulozo có thể chế hóa ra sản phẩm là thuốc sung không khói.

Câu 21 :

Thành phần chính của màng tế bào thực vật là

  • A.
    Saccarozơ.
  • B.
    Glucozơ.          
  • C.
    Tinh bột.
  • D.
    Xenlulozơ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết và kiến thức được học về chương cacbohidrat.

Lời giải chi tiết :

Thành phần chính của tế bào thực vật là xenlulozo

Câu 22 :

Khi thủy phân tinh bột thu được sản phẩm cuối cùng là

  • A.

    Glucozơ             

  • B.

    Fructozơ                         

  • C.

    Saccarozơ                          

  • D.

    Mantozơ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi thủy phân tinh bột thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ

Câu 23 :

Trong các phát biểu sau:

(1) Xenlulozơ tan được trong nước.

(2) Xenlulozơ tan trong benzen và ete.

(3) Xenlulozơ tan trong dung dịch axit sunfuric nóng.

(4) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế thuốc nổ.

(5) Xenlulozơ là nguyên liệu để điều chế tơ axetat, tơ visco.

(6) Xenlulozơ trinitrat dùng để sản xuất tơ sợi.

Số phát biểu đúng

  • A.
    2
  • B.
    3
  • C.
    5
  • D.
    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong số các phát biểu đã cho, có 3 phát biểu đúng là (3), (4) và (5).

(1) và (2) sai vì xenlulozơ không tan được trong nước kể cả khi đun nóng, không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen.

(3) đúng. Xenlulozơ bị thủy phân trong dung dịch axit sunfuric nóng thu được glucozơ.

(4), (5) đúng. Xenlulozơ là nguyên liệu để chế tạo thuốc súng không khói (cho xenlulozơ + HNO3/H2SO4 đặc), tơ axetat (tạo thành khi cho xenlulozơ tác dụng với (CH3CO)2O), tơ visco.

(6) sai vì xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh nên được dùng làm thuốc súng không khói . Xenlulozơ axetat mới được dùng để sản xuất tơ sợi.

Câu 24 :

Tiến hành thí nghiệm thử tính chất của xenlulozơ theo các bước sau:

Bước 1: Cho lần lượt 4 ml HNO3, 8 ml H2SO4 đặc vào cốc thủy tinh, lắc đều và làm lạnh.

Bước 2: Thêm tiếp vào cốc một nhúm bông. Đặt cốc chứa hỗn hợp phản ứng vào nồi nước nóng (khoảng 60-70oC) khuấy nhẹ trong 5 phút.

Bước 3: Lọc lấy chất rắn rửa sạch bằng nước, ép khô bằng giấy lọc sau đó sấy khô (tránh lửa).

Nhận định nào sau đây đúng?

  • A.
     Sau bước 3, sản phẩm thu được có màu vàng.
  • B.
     Có thể thay thế nhúm bông bằng hồ tinh bột.
  • C.
     Sau bước 3, lấy sản phẩm thu được đốt cháy thấy có khói trắng xuất hiện.
  • D.
     Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm OH tự do.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A đúng, sản phẩm chính của phản ứng là xenlulozơ trinitrat có màu vàng.

B sai, vì hồ tinh bột không chứa xenlulozơ và không có phản ứng nitro hóa như xenlulozơ.

C sai, xenlulozơ trinitrat cháy không xuất hiện khói và được gọi là thuốc súng không khói

D sai, phân tử xenlulozơ có rất nhiều OH (mỗi mắt xích có 3OH) và thí nghiệm trên chứng minh rằng mỗi gốc glucozơ trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm OH tự do.

 

Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí cacbonic và nước nhờ ánh sáng mặt trời. Khí cacbonic được lá cây hấp thụ từ không khí, nước được rễ cây hút từ đất. Chất diệp lục (clorophin) hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời. Quá trình tạo thành tinh bột như vậy gọi là quá trình quang hợp.

Tinh bột có rất nhiều trong các loại hạt như lúa mì, ngô, …; trong các loại củ như khoai, sắn, …; trong các loại quả như chuối xanh, táo, …; là một trong những thức ăn cơ bản của con người.

Tinh bột là một polisaccarit; là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội, tan trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Hồ tinh bột làm iot chuyển sang màu xanh tím.

Câu 25

Phương trình hóa học của quá trình quang hợp có thể viết là:

  • A.

    6nCO2 + 5nH2O \(\xrightarrow[{clorophin}]{{ánh\,\,sáng}}\) (C6H10O5)n + 6nO2.

  • B.

    (C6H10O5)n + 6nO2 \(\xrightarrow[{clorophin}]{{ánh\,\,sáng}}\) 6nCO2 + 5nH2O.

  • C.

    6nCO2 + 6nH2O \(\xrightarrow[{clorophin}]{{ánh\,\,sáng}}\) (C6H12O6)n + 6nO2.

  • D.

    (C6H12O6)n + 6nO2 \(\xrightarrow[{clorophin}]{{ánh\,\,sáng}}\) 6nCO2 + 6nH2O.

Đáp án: A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức đã học về tinh bột và kiến thức được cung cấp ở phần đề bài.

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học của quá trình quang hợp có thể viết là:

6nCO2 + 5nH2O \(\xrightarrow[{clorophin}]{{ánh\,\,sáng}}\) (C6H10O5)n + 6nO2.

Câu 26

Sau khi học xong bài Tinh bột, Lan được biết "Iot là thuốc thử của hồ tinh bột". Lúc nấu cơm, Lan đã chắt một ít nước cơm ra bát con, sau đó nhỏ vào đó vài giọt dung dịch iot thì không thấy màu xanh tím. Lan để chiết bát đó đến hôm sau để mang đến lớp hỏi cô giáo, nhưng trước khi đi học nhìn vào bát nước cơm lại thấy có màu xanh tím. Em hãy giải thích giúp Lan.

  • A.
    Vì tinh bột tan chậm trong nước nên hôm sau mới tạo dung dịch hồ tinh bột, khi đó mới xuất hiện màu xanh tím.
  • B.
    Vì dung dịch hồ tinh bột chỉ hấp phụ iot ở nhiệt độ thường cho màu xanh tím, còn ở nhiệt độ cao tinh bột không hấp phụ được iot.
  • C.
    Vì phản ứng giữa hồ tinh bột và iot là phản ứng hữu cơ, xảy ra chậm nên hôm sau ta mới quan sát được hiện tượng.
  • D.
    Vì tinh bột phản ứng với I2 ở nhiệt độ thường tạo màu xanh tím, còn ở nhiệt độ cao tinh bột bị biến chất nên không phản ứng được với iot.

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức đã học về tinh bột.

Lời giải chi tiết :

Do ở điều kiện thường, tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng nên hấp phụ iot cho màu xanh tím, còn ở nhiệt độ cao cấu trúc xoắn duỗi ra nên không hấp phụ được iot.

Câu 27

Phản ứng tổng hợp glucozo trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 2813 kJ cho mỗi mol glucozo tạo thành:

6CO2 + 6H2O + 2813 kJ → C6H12O6 + 6O2

Nếu trong 1 phút mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng từ mặt trời nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozo. Với 1 ngày nắng (từ 6 giờ  - 17 giờ) diện tích lá xanh là 1 m2, lượng glucozo tổng hợp được là bao nhiêu?

  • A.
    82,2 gam
  • B.
    88,3 gam
  • C.
    98,3 gam
  • D.
    92,2 gam.

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính thời gian chiếu sáng cho 1 ngày

Bước 2: Tính năng lượng sử dụng cho phản ứng tổng hợp glucozo

- Tính năng lượng mặt trời 1 cm2 lá xanh nhận được từ mặt trời trong 1 ngày.

- Tính năng lượng mặt trời 1 m2 = 10cm2 lá xanh nhận được từ mặt trời trong 1 ngày.

- Tính năng lượng sử dụng cho phản ứng tổng hợp glucozo.

Bước 3: Tính khối lượng glucozo tổng hợp được

- Tính số mol glucozo tổng hợp được.

- Tính khối lượng glucozo tổng hợp được.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính thời gian chiếu sáng cho 1 ngày

- Thời gian chiếu sáng trong 1 ngày là: 17 - 6 = 11 (giờ) = 660 phút.

Bước 2: Tính năng lượng sử dụng cho phản ứng tổng hợp glucozo

- Năng lượng mặt trời 1 cm2 lá xanh nhận được từ mặt trời trong 1 ngày là: 2,09.660 = 1379,4 (J).

- Năng lượng mặt trời 1 m2 = 10cm2 lá xanh nhận được từ mặt trời trong 1 ngày là: 1379,4.104 = 13794(kJ).

- Năng lượng sử dụng cho phản ứng tổng hợp glucozo là: 13794.10% = 1379,4 (kJ).

Bước 3: Tính khối lượng glucozo tổng hợp được

- Số mol glucozo tổng hợp được là: 1379,4 : 2813 = 0,490366 mol.

- Khối lượng glucozo tổng hợp được là: 0,490366.180 = 88,2659 gam ≈ 88,3 gam.

Trắc nghiệm Bài 6. Phản ứng tráng gương - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Phản ứng tráng gương Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6. Phản ứng thủy phân và lên men - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Phản ứng thủy phân và lên men Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6. Xenlulozơ tác dụng với HNO3 và (CH3CO)2O - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Xenlulozơ tác dụng với HNO3 và (CH3CO)2O Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập đốt cháy xác định công thức cacbohiđrat - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập đốt cháy xác định công thức cacbohiđrat Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Cacbohiđrat hay và khó (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Cacbohiđrat hay và khó (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Cacbohiđrat hay và khó (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Cacbohiđrat hay và khó (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 2 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6. Đisaccarit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6. Đisaccarit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 5. Monosaccarit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5. Monosaccarit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết