Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 - Hóa 12
Đề bài
Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là
-
A.
CnH2n-5N (n ≥ 6).
-
B.
CnH2n+1N (n ≥ 2).
-
C.
CnH2n-1N (n ≥ 2).
-
D.
CnH2n+3N (n ≥ 1).
Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là
-
A.
3
-
B.
2
-
C.
5
-
D.
4
Tìm phát biểu sai.
-
A.
Etylamin dễ tan trong nước do tạo được liên kết hiđro với nước.
-
B.
Anilin có tính bazơ quá yếu nên không làm quỳ tím hóa xanh.
-
C.
Nhận biết amin có thể dùng quỳ tím (hóa xanh) hoặc HCl đặc (khói trắng).
-
D.
Metylamin là chất lỏng có mùi khai tương tự amoniac.
Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
-
A.
etylamin < metylamin < axit axetic < ancol etylic.
-
B.
metylamin < etylamin < ancol etylic < axit axetic.
-
C.
metylamin < etylamin < axit axetic < ancol etylic.
-
D.
ancol etylic < metylamin < etylamin < axit axetic.
Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
-
A.
(3), (1), (5), (2), (4).
-
B.
(4), (1), (5), (2), (3).
-
C.
(4), (2), (3), (1), (5).
-
D.
(4), (2), (5), (1), (3).
Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
-
A.
4
-
B.
8
-
C.
5
-
D.
7
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là
-
A.
C3H7N.
-
B.
C3H9N.
-
C.
C4H9N.
-
D.
C2H7N.
Cho 2,1 gam hh X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dd HCl (dư), thu được 3,925 gam hh muối. Công thức của 2 amin trong hh X là
-
A.
C3H7NH2 và C4H9NH2.
-
B.
CH3NH2 và C2H5NH2.
-
C.
CH3NH2 và (CH3)3N.
-
D.
C2H5NH2 và C3H7NH2.
Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là
-
A.
2 : 1.
-
B.
1 : 2.
-
C.
3 : 5.
-
D.
5 : 3.
Có 3 chất hữu cơ: H2N-CH2-COOH, CH3CH2-COOH, CH3[CH2]3-NH2. Để nhận ra dd của các hợp chất trên, chỉ cần dùng một thuốc thử nào sau đây?
-
A.
NaOH.
-
B.
HCl.
-
C.
CH3OH/HCl.
-
D.
Quỳ tím.
Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH3COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
-
A.
(2), (1), (3).
-
B.
(3), (1), (2).
-
C.
(1), (2), (3).
-
D.
(2), (3), (1).
Trong các dung dịch: CH3–CH2–NH2, H2N–CH2–COOH, H2N–CH2–CH(NH2)–COOH, HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
1
-
D.
2
Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR' (R, R' là các gốc hiđrocacbon) phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hoá thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là
-
A.
3,56.
-
B.
5,34.
-
C.
2,67.
-
D.
4,45.
α-aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
-
A.
CH3CH2CH(NH2)COOH.
-
B.
H2NCH2CH2COOH.
-
C.
CH3CH(NH2)COOH.
-
D.
H2NCH2COOH.
Cho 0,02 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là
-
A.
CH3CH(NH2)-COOH.
-
B.
HOOC-CH2CH(NH2)-COOH.
-
C.
HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH.
-
D.
H2NCH2CH(NH2)COOH.
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
-
A.
0,70.
-
B.
0,50.
-
C.
0,65.
-
D.
0,55.
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
-
A.
85
-
B.
68
-
C.
45
-
D.
46
Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hh Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
-
A.
16,5 gam.
-
B.
15,7 gam.
-
C.
14,3 gam.
-
D.
8,9 gam.
Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
-
A.
HCOOH3NCH=CH2.
-
B.
H2NCH2CH2COOH.
-
C.
CH2=CHCOONH4.
-
D.
H2NCH2COOCH3.
Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là
-
A.
2
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
3
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
-
A.
dung dịch NaOH.
-
B.
dung dịch NaCl.
-
C.
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
-
D.
dung dịch HCl.
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
-
A.
3
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
4
Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
-
A.
H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
-
B.
H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-
-
C.
H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH2)-COOH.
-
D.
H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+CH(CH3)-COOHCl-.
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
-
A.
81,54.
-
B.
66,44.
-
C.
111,74.
-
D.
90,6.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
-
A.
Gly-Phe-Gly-Ala-Val.
-
B.
Gly-Ala-Val-Val-Phe.
-
C.
Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
-
D.
Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là
-
A.
8,15 gam.
-
B.
7,09 gam.
-
C.
7,82 gam.
-
D.
16,30 gam.
Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
-
A.
11,82.
-
B.
17,73.
-
C.
23,64.
-
D.
29,55.
Chất X (C6H16O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, chất Y (C6H15O3N3, mạch hở) là muối amoni của đipeptit. Cho hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp gồm hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử, không phải đồng phân của nhau) và dung dịch B chỉ chứa hai muối (A và D). Cho các phát biểu sau:
(1) Chất X và Y đều tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(2) Thủy phân X thu được etylamin.
(3) Dung dịch B có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(4) Các A và D có cùng số nguyên tử cacbon.
Số nhận định đúng là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Cho các phát biểu
(1) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(2) Dung dịch lysin làm quì tím hóa xanh.
(3) Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do sự đông tụ protein.
(4) Trong phân tử peptit (mạch hở) có chứa nhóm NH2 và COOH.
(5) Tơ nilon-6,6 và tơ lapsan đều có cùng thành phần nguyên tố.
Số phát biểu đúng là
-
A.
1
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
4
Cho sơ đồ phản ứng sau:
\({\mathbf{X}}\left( {{C_4}{H_9}{O_2}N} \right)\xrightarrow{{NaOH,{t^0}}}{{\mathbf{X}}_{\mathbf{1}}}\xrightarrow{{HCl(du)}}{{\mathbf{X}}_{\mathbf{2}}}\xrightarrow{{C{H_3}OH,HCl(khan)}}{{\mathbf{X}}_{\mathbf{3}}}\xrightarrow{{KOH}}{H_2}NC{H_2}COOK.\)
Vậy X2 là:
-
A.
H2N-CH2-COOH.
-
B.
H2N-CH2-COONa.
-
C.
H2N-CH2COOC2H5.
-
D.
ClH3N-CH2-COOH.
Kết quả thí nghiệm các dung dich X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
-
A.
hồ tinh bột, lòng trắng trứng, fructozơ, phenyl amoni clorua.
-
B.
hồ tinh bột, fructozơ, lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua.
-
C.
lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua, hồ tinh bột, fructozơ.
-
D.
hồ tinh bột, lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua, fructozơ.
Cho dãy các chất sau: (1) CH3CH2NH2, (2) (CH3)2NH, (3) CH3COOH, (4) HCOOCH3. Tính chất của các chất được mô tả như sau:
Chất X là
-
A.
(CH3)2NH
-
B.
CH3CH2NH2.
-
C.
CH3COOH.
-
D.
HCOOCH3
Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
-
A.
3,12
-
B.
2,97
-
C.
3,36
-
D.
2,76
Cho các nhận định sau:
(a) CH3NH2 là amin bậc 1.
(b) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím.
(c) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch NaOH.
(d) H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit.
(e) Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.
Số nhận định đúng là
-
A.
2.
-
B.
3.
-
C.
4.
-
D.
5.
Cho các chất sau:
(1) ClH3NCH2COOH; (2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH;
(3) CH3-NH3NO3; (4) (HOOCCH2NH3)2SO4;
(5) ClH3NCH2-CONH-CH2-COOH; (6) CH3COOC6H5.
Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa hai muối là
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
6.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất lỏng, tan tốt trong nước.
(b) Ở trạng thái kết tinh, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.
(c) Polipeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - aminoaxit và là cơ sở tạo nên protein.
(d) Dung dịch anilin trong nước làm xanh quỳ tím.
Số nhận định đúng là
-
A.
1.
-
B.
4.
-
C.
2.
-
D.
3.
Lời giải và đáp án
Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là
-
A.
CnH2n-5N (n ≥ 6).
-
B.
CnH2n+1N (n ≥ 2).
-
C.
CnH2n-1N (n ≥ 2).
-
D.
CnH2n+3N (n ≥ 1).
Đáp án : D
Gọi CTPT của amin là CnH2n+2-2k-x(NH2)x
Amin no k = 0, đơn chức x = 1 => CTPT của amin là CnH2n+1NH2 = CnH2n+3N (n ≥ 1)
Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là
-
A.
3
-
B.
2
-
C.
5
-
D.
4
Đáp án : D
+) Tính độ không no k
+) Viết các đồng phân thỏa mãn
$k = \pi + v = \dfrac{{2.7 - 9 + 2 + 1}}{2} = 4$
=> Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là:
Tìm phát biểu sai.
-
A.
Etylamin dễ tan trong nước do tạo được liên kết hiđro với nước.
-
B.
Anilin có tính bazơ quá yếu nên không làm quỳ tím hóa xanh.
-
C.
Nhận biết amin có thể dùng quỳ tím (hóa xanh) hoặc HCl đặc (khói trắng).
-
D.
Metylamin là chất lỏng có mùi khai tương tự amoniac.
Đáp án : D
Phát biểu sai là: Metylamin là chất lỏng có mùi khai tương tự amoniac.
Các amin CH3-NH2, (CH3)2-NH, (CH3)3N, C2H5-NH2 là các chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước.
Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
-
A.
etylamin < metylamin < axit axetic < ancol etylic.
-
B.
metylamin < etylamin < ancol etylic < axit axetic.
-
C.
metylamin < etylamin < axit axetic < ancol etylic.
-
D.
ancol etylic < metylamin < etylamin < axit axetic.
Đáp án : B
Theo thứ tự nhiệt độ sôi: amin < ancol < axit
Vì etylamin có khối lượng phân tử lớn hơn metylamin => nhiệt độ sôi: metylamin < etylamin
+) Etylamin không có liên kết hiđro nên nhiệt độ sôi: etylamin < ancol etylic < axit
=> thứ tự đúng là: metylamin < etylamin < ancol etylic < axit axetic.
Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
-
A.
(3), (1), (5), (2), (4).
-
B.
(4), (1), (5), (2), (3).
-
C.
(4), (2), (3), (1), (5).
-
D.
(4), (2), (5), (1), (3).
Đáp án : D
Gốc ankyl đẩy e làm tăng tính bazơ, gốc benzyl hút e làm giảm tính bazơ
Gốc ankyl đẩy e làm tăng tính bazơ, gốc benzyl hút e làm giảm tính bazơ
→ Sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ:
(C2H5)2NH > C2H5NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH
Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
-
A.
4
-
B.
8
-
C.
5
-
D.
7
Đáp án : B
Áp dụng tăng giảm khối lượng: nHCl = namin $ = \dfrac{{15 - 10}}{{36,5}}$
Gọi CT của X là RNH2
$RN{H_2} + HCl\xrightarrow{{}}RN{H_3}Cl$
Áp dụng tăng giảm khối lượng ta có : nHCl = namin $= \dfrac{{15 - 10}}{{36,5}} = \dfrac{{10}}{{73}}\,\,mol$
→ Mamin $= \dfrac{{10}}{{\dfrac{{10}}{{73}}}} = 73 \to R + 16 = 73 \to R = 57$ → R là C4H9
Số đồng phân cấu tạo của X là
(1). CH3CH2CH2CH2NH2 (2). CH3CH2CH(NH2)CH3
(3). (CH3)2CHCH2NH2 (4). (CH3)2C(NH2)CH3
(5). CH3NHCH2CH2CH3 (6). CH3NHCH(CH3)2
(7). CH3CH2NHCH2CH3 (8). (CH3)2NCH2CH3
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là
-
A.
C3H7N.
-
B.
C3H9N.
-
C.
C4H9N.
-
D.
C2H7N.
Đáp án : B
+) Đốt cháy amin đơn chức: namin = 2.nN2
+) Số C = $\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{amin }}}}$ ; số H = $\dfrac{{2.{n_{{H_2}O}}}}{{{n_{amin }}}}$
Gọi CTPT của amin đơn chức là CxHyN
${C_x}{H_y}N + \left( {x + \dfrac{y}{4}} \right){O_2}\xrightarrow{{}}xC{O_2} + \dfrac{y}{2}{H_2}O + \dfrac{1}{2}{N_2}$
${n_{C{O_2}}} = \dfrac{{8,4}}{{22,4}} = 0,375mol\,;\,{n_{{H_2}O}} = \dfrac{{10,125}}{{18}} = 0,5625mol\,;\,{n_{{N_2}}} = \dfrac{{1,4}}{{22,4}} = 0,0625mol$
$\to {n_{amin }} = 2{n_{{N_2}}} = 0,125mol$
$ \to x = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{amin }}}} = \dfrac{{0,375}}{{0,125}} = 3\,\,;\,\,y = \dfrac{{2{n_{{H_2}O}}}}{{{n_{amin }}}} = \dfrac{{2.0,5625}}{{0,125}} = 9\,\, \to {C_3}{H_9}N$
Cho 2,1 gam hh X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dd HCl (dư), thu được 3,925 gam hh muối. Công thức của 2 amin trong hh X là
-
A.
C3H7NH2 và C4H9NH2.
-
B.
CH3NH2 và C2H5NH2.
-
C.
CH3NH2 và (CH3)3N.
-
D.
C2H5NH2 và C3H7NH2.
Đáp án : B
+) Áp dụng tăng giảm khối lượng: nHCl = namin $ = \dfrac{{3,925 - 2,1}}{{36,5}}$
+) Tính khối lượng phân tử trung bình của 2 amin
Gọi CT của X là ${C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_2}$
${C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_2} + HCl\xrightarrow{{}}{C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}N{H_3}Cl$
Áp dụng tăng giảm khối lượng ta có : nHCl = namin $ = \dfrac{{3,925 - 2,1}}{{36,5}} = 0,05\,\,mol$
→ Mamin $ = \dfrac{{2,1}}{{0,05}} = 42 \to 14\overline n + 17 = 42 \to \overline n = 1,786$ mà 2 amin đồng đẳng kế tiếp → CH3NH2 và C2H5NH2
Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là
-
A.
2 : 1.
-
B.
1 : 2.
-
C.
3 : 5.
-
D.
5 : 3.
Đáp án : B
+) Tìm CTPT trung bình của 2 amin
+) Gọi số mol O2 là x mol, từ tỉ khối của hh khí X => số mol O3 theo x
+) Viết PTHH, tính số mol nguyên tử O cần phản ứng => tỉ lệ
Gọi CTPT chung của amin là CnH2n+3N
${\overline M _{amin }} = 35,666 = 14n + 17 \to n = \dfrac{4}{3}$
$\% {O_2} = \dfrac{{48 - 44}}{{48 - 32}} = 0,25$
$\to {n_{{O_2}}} = x(mol)\,;\,\,{n_{{O_3}}} = 3{\text{x}}\,(mol)$
$ \to \left\{ \begin{gathered}{n_O} = 2.x + 3.3{\text{x}} = 11{\text{x}}(mol) \hfill \\{n_{({O_2} + {O_3})}} = 4{\text{x}}(mol) \hfill \\ \end{gathered} \right.$
${C_{\dfrac{4}{3}}}{H_{\dfrac{{17}}{3}}}N + \dfrac{{11}}{2}O\xrightarrow{{}}\dfrac{4}{3}C{O_2} + \dfrac{{17}}{6}{H_2}O + \dfrac{1}{2}{N_2}$
$ \to {V_O} = \dfrac{{11}}{2}{V_1} \to {V_{({O_2} + {O_3})}} = {V_2} = \dfrac{4}{{11}}.\dfrac{{11}}{2}{V_1} = 2{V_1}$
$\to {V_1}:{V_2} = 1:2$
Có 3 chất hữu cơ: H2N-CH2-COOH, CH3CH2-COOH, CH3[CH2]3-NH2. Để nhận ra dd của các hợp chất trên, chỉ cần dùng một thuốc thử nào sau đây?
-
A.
NaOH.
-
B.
HCl.
-
C.
CH3OH/HCl.
-
D.
Quỳ tím.
Đáp án : D
Sử dụng tính chất đổi màu quỳ tím của amino axit, axit và amin
- Dùng quỳ tím để nhận biết: H2N-CH2-COOH không làm đổi màu quỳ, CH3CH2-COOH làm quỳ hóa đỏ, CH3[CH2]3-NH2 làm quỳ hóa xanh.
Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH3COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
-
A.
(2), (1), (3).
-
B.
(3), (1), (2).
-
C.
(1), (2), (3).
-
D.
(2), (3), (1).
Đáp án : A
Cần nắm được tính chất đổi của amino axit, axit và amin
(1)H2NCH3COOH : môi trường trung tính
(2) CH3COOH : môi trường axit
(3) CH3CH2NH2 : môi trường bazơ
→ Sắp xếp theo thứ tự pH tăng dần : (2) < (1) < (3)
Trong các dung dịch: CH3–CH2–NH2, H2N–CH2–COOH, H2N–CH2–CH(NH2)–COOH, HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
1
-
D.
2
Đáp án : D
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh có pH > 7:
+ Amin
+ Amino axit có nhóm NH2 nhiều hơn nhóm –COOH
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh có pH > 7:
+ Amin : CH3–CH2–NH2
+ Amino axit có nhóm NH2 nhiều hơn nhóm –COOH: HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH
→ Có 2 chất thỏa mãn
Chất hữu cơ X mạch hở có dạng H2N-R-COOR' (R, R' là các gốc hiđrocacbon) phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,73%. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, toàn bộ lượng ancol sinh ra cho tác dụng hết với CuO (đun nóng) được anđehit Y (ancol chỉ bị oxi hoá thành anđehit). Cho toàn bộ Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 12,96 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là
-
A.
3,56.
-
B.
5,34.
-
C.
2,67.
-
D.
4,45.
Đáp án : C
+) Từ %N trong X => CTPT của X
+) nX = nCH3OH = nHCHO = ¼ . nAg
$\% N = \dfrac{{14}}{{{M_X}}}.100\% = 15,73\% \to {M_X} = 89 \to este\,X:{H_2}NC{H_2}COOC{H_3}$
${H_2}NC{H_2}COOC{H_3} + NaOH\xrightarrow{{}}{H_2}NC{H_2}COONa + C{H_3}OH$
$C{H_3}OH + CuO\,\,\xrightarrow{{{t^ \circ }}}\,\,\,Cu + HCHO + {H_2}O$
$HCHO + 4AgN{O_3} + 6N{H_3} + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}4Ag \downarrow + {(N{H_4})_2}C{O_3} + 4N{H_4}N{O_3}$
${n_{Ag}} = \dfrac{{12,96}}{{108}} = 0,12 \to {n_X} = {n_{C{H_3}OH}} = {n_{HCHO}} = \dfrac{1}{4}.{n_{Ag}} = \dfrac{{0,12}}{4} = 0,03\,\,mol$
$ \to {m_X} = 0,03.89 = 2,67\,gam$
α-aminoaxit X chứa một nhóm –NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
-
A.
CH3CH2CH(NH2)COOH.
-
B.
H2NCH2CH2COOH.
-
C.
CH3CH(NH2)COOH.
-
D.
H2NCH2COOH.
Đáp án : A
Áp dụng tăng giảm khối lượng:
${n_{HCl}} = {n_X} = \dfrac{{13,95 - 10,3}}{{36,5}} \to {M_X}$
${(H{\text{OO}}C)_a} - R - N{H_2} + HCl \to {(H{\text{OO}}C)_a} - R - N{H_3}Cl$
Áp dụng tăng giảm khối lượng ta có:
${n_{HCl}} = {n_X} = \dfrac{{13,95 - 10,3}}{{36,5}} = 0,1\,mol \to {M_X} = \dfrac{{10,3}}{{0,1}} = 103 \to R + 16 + 45a = 103$
$ \Rightarrow R + 45a = 87$
$ \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}a = 1 \hfill \\R = 42 \hfill \\ \end{gathered} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}a = 1 \hfill \\R:{C_3}{H_6} \hfill \\ \end{gathered} \right.$
X là α-aminoaxit → CH3CH2CH(NH2)COOH
Cho 0,02 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là
-
A.
CH3CH(NH2)-COOH.
-
B.
HOOC-CH2CH(NH2)-COOH.
-
C.
HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH.
-
D.
H2NCH2CH(NH2)COOH.
Đáp án : C
+) Từ tỉ lệ nNaOH : nX và nHCl : nX => số nhóm COOH và số nhóm NH2
+) từ khối lượng muối => Mmuối => CTPT của X
Ta có: $\left\{ \begin{gathered}\dfrac{{{n_{NaOH}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{0,04}}{{0,02}} = 2 \hfill \\\dfrac{{{n_{HCl}}}}{{{n_X}}} = \dfrac{{0,02}}{{0,02}} = 1 \hfill \\ \end{gathered} \right.$ => X có 2 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 trong phân tử
Gọi CT của X là (H2N)R(COOH)2
(H2N)R(COOH)2 + 2NaOH $\xrightarrow{{}}$ (H2N)R(COONa)2 + 2H2O
Khối lượng muối:
${m_{Cl{H_3}NR{{(C{\text{OOH)}}}_2}}} = 3,67\,gam = 0,02.(52,5 + R + 45.2) \to R = 41 \to R:{C_3}{H_5}$
$ \to X:{H_2}N{C_3}{H_5}{(C{\text{OOH)}}_2}$
Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là
-
A.
0,70.
-
B.
0,50.
-
C.
0,65.
-
D.
0,55.
Đáp án : C
Coi hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và HCl => NaOH thêm vào sẽ phản ứng với 2 chất theo số mol ban đầu
${n_{NaOH}} = 2.{n_{{H_2}N{C_3}{H_5}{{(C{\text{OOH)}}}_2}}} + {n_{HCl}}$
Ta có:
H2NC3H5(COOH)2 + HCl $\xrightarrow{{}}$ ddX
X + NaOH $\xrightarrow{{}}$ H2NC3H5(COONa)2 + NaCl + H2O
Coi hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và HCl => NaOH thêm vào sẽ phản ứng với 2 chất theo số mol ban đầu
$ \to {n_{NaOH}} = 2.{n_{{H_2}N{C_3}{H_5}{{(C{\text{OOH)}}}_2}}} + {n_{HCl}} = 2.0,15 + 0,175.2 = 0,65\,mol$
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là
-
A.
85
-
B.
68
-
C.
45
-
D.
46
Đáp án : C
+) Tính độ không no k và dựa vào sản phẩm gồm chất hữu cơ Y và các chất vô cơ => CTPT của X
$k = \pi + v = \dfrac{{2.2 + 2 - 8 + 2}}{2} = 0$
X + NaOH → chất hữu cơ Y + các chất vô cơ
→ X là muối nitrat
X là: CH3CH2NH3NO3 (M = 45)
CH3CH2NH3NO3 + NaOH → CH3CH2NH2 + NaNO3 + H2O
Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hh Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
-
A.
16,5 gam.
-
B.
15,7 gam.
-
C.
14,3 gam.
-
D.
8,9 gam.
Đáp án : C
+) Biện luận tìm CTPT của 2 chất hữu cơ trong X => 2 chất khí Z
+) Tính số mol mỗi khí trong Z => số mol mỗi muối
$k = \pi + v = \dfrac{{2.2 + 2 - 7 + 1}}{2} = 0$
${n_Z} = \dfrac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2\,mol;$ dZ/H2 = 13,75 → $ \to {\overline M _z} = 27,5$
→ Z có NH3
→ X gồm CH3COONH4 và HCOONH3CH3
→ Z gồm NH3 và CH3NH2
$\% {n_{N{H_3}}} = \dfrac{{31 - 27,5}}{{31 - 17}}.100\% = 25\% \to \left\{ \begin{gathered}{n_{N{H_3}}} = 0,05\,mol \hfill \\{n_{C{H_3}N{H_2}}} = 0,15\,mol \hfill \\ \end{gathered} \right.$
${n_{HCOONa}} = {n_{HCOON{H_3}C{H_3}}} = {n_{C{H_3}N{H_2}}} = 0,15\,mol$
${n_{C{H_3}COONa}} = {n_{C{H_3}COON{H_4}}} = {n_{N{H_3}}} = 0,05\,mol$
=> mmuối $= \,{m_{HCOONa}} + {m_{C{H_3}COONa}} = \,0,15.68 + 0,05.82 = 14,3\,gam$
Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
-
A.
HCOOH3NCH=CH2.
-
B.
H2NCH2CH2COOH.
-
C.
CH2=CHCOONH4.
-
D.
H2NCH2COOCH3.
Đáp án : D
+) Từ số mol NaOH và số mol X => số mol NaOH dư
+) tính Mmuối => CTPT của muối => CTPT của X
$k = \pi + v = \frac{{2.3 + 2 - 7 + 1}}{2} = 1$
${n_X} = \dfrac{{8,9}}{{89}} = 0,1\,mol\,;\,{n_{NaOH}} = 1,5.0,1 = 0,15\,mol$
nNaOH dư = 0,15 - 0,1 = 0,05 mol
mmuối = 11,7 - 0,05.40 = 9,7 gam
nmuối = nX = 0,1 mol
Mmuối = $\dfrac{{9,7}}{{0,1}} = 97$ → Muối là H2NCH2COONa
→ X là H2NCH2COOCH3
Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là
-
A.
2
-
B.
4
-
C.
5
-
D.
3
Đáp án : B
Số liên kết peptit = số amino axit tạo thành nó - 1
Số liên kết peptit = số amino axit tạo thành nó - 1
→ số liên kết peptit = 5 – 1 = 4
Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
-
A.
dung dịch NaOH.
-
B.
dung dịch NaCl.
-
C.
Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
-
D.
dung dịch HCl.
Đáp án : C
Xem lại lí thuyết phản ứng màu biure
Đipeptit Gly-Ala không có phản ứng màu biure, tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure nên dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để phân biệt.
Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
-
A.
3
-
B.
1
-
C.
2
-
D.
4
Đáp án : D
Số n peptit có thể tạo thành từ x phân tử α- amino axit là ${x^n}$
Số n peptit có thể tạo thành từ x phân tử α- amino axit là ${x^n}$
→ Số đipeptit có thể tạo thành từ alanin và glyxin là ${2^2} = 4$
Ala – Ala ; Gly – Gly ; Ala – Gly ; Gly – Ala .
Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là:
-
A.
H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
-
B.
H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-
-
C.
H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH2)-COOH.
-
D.
H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+CH(CH3)-COOHCl-.
Đáp án : D
$N{H_2}C{H_2}CONHCH(C{H_3})CONHC{H_2}COOH + 2{H_2}O\xrightarrow{{{H^ + }}}2N{H_2}C{H_2}COOH + N{H_2}CH(C{H_3})COOH$
$N{H_2}C{H_2}COOH + HCl\xrightarrow{{}}{}^ + N{H_3}C{H_2}COOHC{l^ - }$
$N{H_2}CH(C{H_3})COOH + HCl\xrightarrow{{}}{}^ + N{H_3}CH(C{H_3})COOHC{l^ - }$
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
-
A.
81,54.
-
B.
66,44.
-
C.
111,74.
-
D.
90,6.
Đáp án : A
+) Bảo toàn Ala: ${n_{Ala - Ala - Ala - Ala}} = \dfrac{{\sum {n_{Ala}}}}{4}$
- Sản phẩm thủy phân bao gồm
$\begin{gathered}
{n_{Ala}} = \frac{{28,48}}{{89}} = 0,32{\mkern 1mu} mol,{\mkern 1mu} \hfill \\
{n_{Ala - Ala}} = \frac{{32}}{{89.2 - 18}} = 0,2{\mkern 1mu} mol,{\mkern 1mu} \hfill \\
{n_{Ala - Ala - Ala}} = \frac{{27,72}}{{89.3 - 18.2}} = 0,12{\mkern 1mu} mol \hfill \\
\end{gathered} $
- Bảo toàn gốc ala ta có:
4nAla-Ala-Ala-Ala = nAla + 2nAla-Ala + 3nAla-Ala-Ala = 0,32 + 0,2.2 + 0,12.3 = 1,08
=> nAla-Ala-Ala-Ala = 0,27
=> mAla-Ala-Ala-Ala = 0,27.(89.4 - 18.3) = 81,54
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
-
A.
Gly-Phe-Gly-Ala-Val.
-
B.
Gly-Ala-Val-Val-Phe.
-
C.
Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
-
D.
Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
Đáp án : C
Từ dữ kiện bài toán => loại các đáp án
Thuỷ phân không hoàn toàn được đipeptit Val-Phe nên A sai
Thủy phân hoàn toàn được 2 mol Gly nên B sai
Thuỷ phân không hoàn toàn được tripeptit Gly-Ala-Val nên D sai.
Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là
-
A.
8,15 gam.
-
B.
7,09 gam.
-
C.
7,82 gam.
-
D.
16,30 gam.
Đáp án : C
+) Bảo toàn khối lượng ta có: ${m_{peptit}} + {m_{{H_2}O}} = {m_{a\operatorname{minoaxit} }}$
+) Thủy phân đipeptit: ${n_{amino axit}} = 2.{n_{{H_2}O}}$
+) Khối lượng muối khan = ${m_{amino axit}} + {m_{HCl}}$
Đipeptit + 2H2O $\xrightarrow{{}}$ 2 aminoaxit
Bảo toàn khối lượng ta có: ${m_{peptit}} + {m_{{H_2}O}} = {m_{a\operatorname{mino axit} }}$
$ \to {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{63,6 - 60}}{{18}} = 0,2\,mol \to {n_{amino axit}} = 2.{n_{{H_2}O}} = 2.0,2 = 0,4\,mol$
1/10 hỗn hợp X tác dụng với ${n_{HCl}} = \dfrac{{0,4}}{{10}} = 0,04\,mol$
Khối lượng muối khan là: ${m_{amino axit}} + {m_{HCl}} = \dfrac{{63,6}}{{10}} + 0,04.36,5 = 7,82\,(g)$
Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
-
A.
11,82.
-
B.
17,73.
-
C.
23,64.
-
D.
29,55.
Đáp án : B
+) Viết CTPT của tripeptit X và tetrapeptit Y
Tripeptit X là 3(Cn+1H2n+3O2N)-2H2O
Tetrapeptit Y là 4(Cn+1H2n+3O2N)-3H2O
+) Tính số mol CO2 và H2O theo n => tính n
Vì công thức của amino axit là H2NCnH2nCOOH = Cn+1H2n+3O2N
Tripeptit X là 3(Cn+1H2n+3O2N)-2H2O = ${C_{3n + 3}}{H_{6n + 5}}{N_3}{O_4}$
Tetrapeptit Y là 4(Cn+1H2n+3O2N)-3H2O = ${C_{4n + 4}}{H_{8n + 6}}{N_4}{O_5}$
=> Đốt cháy 0,05 mol ${C_{4n + 4}}{H_{8n + 6}}{N_4}{O_5}$ thu được:
${n_{C{O_2}}} = 0,05.(4n + 4)$ mol và ${n_{{H_2}O}} = 0,05.(4n + 3)$ mol
$ \to 0,05.(4n + 4).44 + 0,05.(4n + 3).18 = 36,3 \to n = 2$
→ X là ${C_9}{H_{17}}{N_3}{O_4}$: 0,01 mol
Bảo toàn C: nCO2 = 9.nX = 0,09 mol
=> nBaCO3 = 0,09 mol => mkết tủa = 0,09.197 = 17,73 gam
Chất X (C6H16O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, chất Y (C6H15O3N3, mạch hở) là muối amoni của đipeptit. Cho hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp gồm hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử, không phải đồng phân của nhau) và dung dịch B chỉ chứa hai muối (A và D). Cho các phát biểu sau:
(1) Chất X và Y đều tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(2) Thủy phân X thu được etylamin.
(3) Dung dịch B có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(4) Các A và D có cùng số nguyên tử cacbon.
Số nhận định đúng là
-
A.
1
-
B.
2
-
C.
3
-
D.
4
Đáp án : B
Xác định CTCT của các chất và đối chiếu vào từng phát biểu => Đáp án đúng
chất Y (C6H15O3N3, mạch hở) là muối amoni của đipeptit, tác dụng với NaOH cho amin trong CTPT có 2 nguyên tử
=> CTCT của Y là NH2-CH2-CONH-CH2-COONH3C2H5.
=> Amin do Y tạo ra có CTCT là C2H5NH2 hoặc CH3NHCH3
Chất X (C6H16O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, tác dụng với NaOH cho amin có 2 nguyên tử C trong CTCT tuy nhiên không phải là đồng phân của C2H7N
=> CTCT của X là (CH3COONH3)2C2H4
Vậy, từ kết quả trên ta nhận thấy: (1), (4) đúng và (2); (3) sai
Cho các phát biểu
(1) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(2) Dung dịch lysin làm quì tím hóa xanh.
(3) Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do sự đông tụ protein.
(4) Trong phân tử peptit (mạch hở) có chứa nhóm NH2 và COOH.
(5) Tơ nilon-6,6 và tơ lapsan đều có cùng thành phần nguyên tố.
Số phát biểu đúng là
-
A.
1
-
B.
3
-
C.
2
-
D.
4
Đáp án : D
(1) đúng
(2) đúng do lysin có 2NH2 > 1COOH nên có MT bazơ
(3) đúng vì riêu cua bản chất là protein nên khi đun nóng bị đông tụ
(4) đúng vì peptit sẽ chứa nhóm NH2 của aminoaxit mở đầu và nhóm COOH của aminoaxit cuối
(5) sai vì:
+ Nilon-6,6 là (-OC-[CH2]4-CONH-[CH2]6-NH-)n có C, H, O, N
+ Lapsan là (-OC-C6H4-COO-CH2CH2O-)n chỉ có C, H, O
⟹ 4 phát biểu đúng
Cho sơ đồ phản ứng sau:
\({\mathbf{X}}\left( {{C_4}{H_9}{O_2}N} \right)\xrightarrow{{NaOH,{t^0}}}{{\mathbf{X}}_{\mathbf{1}}}\xrightarrow{{HCl(du)}}{{\mathbf{X}}_{\mathbf{2}}}\xrightarrow{{C{H_3}OH,HCl(khan)}}{{\mathbf{X}}_{\mathbf{3}}}\xrightarrow{{KOH}}{H_2}NC{H_2}COOK.\)
Vậy X2 là:
-
A.
H2N-CH2-COOH.
-
B.
H2N-CH2-COONa.
-
C.
H2N-CH2COOC2H5.
-
D.
ClH3N-CH2-COOH.
Đáp án : D
Từ phản ứng X3 + KOH tạo thành H2NCH2COOK xác định được X3, từ đó xác định được X2, X1 và X.
Từ sơ đồ trên ta xác định được:
X3 là ClH3N-CH2-COOCH3
X2 là ClH3N-CH2-COOH
X1 là H2N-CH2-COONa
X là H2N-CH2-COOC2H5
Các PTHH:
(1) H2N-CH2-COOC2H5 + NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H2N-CH2-COONa + C2H5OH
(2) H2N-CH2-COONa + 2HCl → ClH3N-CH2-COOH + NaCl
(3) ClH3N-CH2-COOH + CH3OH \(\xrightarrow{{HCl(khan)}}\) ClH3N-CH2-COOCH3 + H2O
(4) ClH3N-CH2-COOCH3 + KOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H2N-CH2-COOK + KCl + CH3OH + H2O
Kết quả thí nghiệm các dung dich X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
-
A.
hồ tinh bột, lòng trắng trứng, fructozơ, phenyl amoni clorua.
-
B.
hồ tinh bột, fructozơ, lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua.
-
C.
lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua, hồ tinh bột, fructozơ.
-
D.
hồ tinh bột, lòng trắng trứng, phenyl amoni clorua, fructozơ.
Đáp án : A
X + dung dịch I2 → màu xanh tím nên X là hồ tinh bột ⇒ loại C
Y + Cu(OH)2/OH- tạo màu tím nên Y là peptit có từ 3 aminoaxit trở lên ⇒ Y là lòng trắng trứng ⇒ loại B
Z + AgNO3/NH3 dư, đun nóng → ↓ Ag nên Z không thể là phenyl amoni clorua được, Z là fructozơ ⇒ loại D
T + NaOH → tách lớp ⇒ thỏa mãn T là phenol amoni clorua vì C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O thì aninlin tạo thành không tan trong nước nên tách lớp khỏi dung dịch
Cho dãy các chất sau: (1) CH3CH2NH2, (2) (CH3)2NH, (3) CH3COOH, (4) HCOOCH3. Tính chất của các chất được mô tả như sau:
Chất X là
-
A.
(CH3)2NH
-
B.
CH3CH2NH2.
-
C.
CH3COOH.
-
D.
HCOOCH3
Đáp án : A
- Dựa vào pH phân loại các chất đề bài cho:
Chất có pH < 7 ⇒ axit
Chất có pH = 7 ⇒ este
Chất có pH > 7 ⇒ min
- Amin no bậc 2 có tính bazo mạnh hơn amin no bậc 1 nên có pH lớn hơn.
Dựa vào pH có:
+ T có pH < 7 nên T là axit CH3COOH
+ Z có pH = 7 nên Z là este HCOOCH3
+ X, Y có pH > 7 nên X và Y là amin
Vì X có pH lớn hơn Y nên X có tính bazơ mạnh hơn Y
⇒ X là amin bậc 2 (CH3)2NH và Y là CH3CH2NH2
Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
-
A.
3,12
-
B.
2,97
-
C.
3,36
-
D.
2,76
Đáp án : D
Bước 1: Xác định thành phần hợp chất trong Y
- Dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ ⟹ 2 chất ban đầu là muối của các axit vô cơ (H2CO3 và HNO3).
- Sau phản ứng thu được 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm) ⟹ 2 chất hữu cơ này là amin.
Bước 2: Tính số mol C3H12N2O3 và C2H8N2O3
X gồm (CH3NH3)2CO3 (a mol) và C2H5NH3NO3 (b mol)
- Lập hệ phương trình tính a, b
+ Pt (1): mX = 124a + 108b = 3,4
+ Viêt PTHH: (CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2CH3NH2 ↑ + 2H2O
C2H5NH3NO3 + NaOH → NaNO3 + C2H5NH2 ↑ + H2O
⟹ Pt (2): namin = 2a + b
Bước 3: Tính m muối khan
- Từ PTHH muối khan gồm Na2CO3 và NaNO3.
- Tính m muối khan.
Bước 1: Xác định thành phần hợp chất trong Y
- Dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ ⟹ 2 chất ban đầu là muối của các axit vô cơ (H2CO3 và HNO3).
- Sau phản ứng thu được 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm) ⟹ 2 chất hữu cơ này là amin.
Bước 2: Tính số mol C3H12N2O3 và C2H8N2O3
X gồm (CH3NH3)2CO3 (a mol) và C2H5NH3NO3 (b mol)
⟹ mX = 124a + 108b = 3,4 (1)
(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2CH3NH2 ↑ + 2H2O
a → a → 2a (mol)
C2H5NH3NO3 + NaOH → NaNO3 + C2H5NH2 ↑ + H2O
b → b → b (mol)
⟹ namin = 2a + b = 0,04 (2)
Từ (1)(2) ⟹ a = 0,01; b = 0,02.
Bước 3: Tính m muối khan
- Muối khan thu được sau phản ứng gồm: Na2CO3 (0,01 mol); NaNO3 (0,02 mol)
⟹ m = 0,01.106 + 0,02.85 = 2,76 gam.
Cho các nhận định sau:
(a) CH3NH2 là amin bậc 1.
(b) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím.
(c) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch NaOH.
(d) H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit.
(e) Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.
Số nhận định đúng là
-
A.
2.
-
B.
3.
-
C.
4.
-
D.
5.
Đáp án : B
Lý thuyết về amin, amino axit, peptit, protein.
(a) CH3NH2 là amin bậc 1.
⟹ Đúng. Ghi nhớ: Bậc của amin là số nguyên tử H của NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon.
(b) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím.
⟹ Đúng. Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên có phản ứng màu biure tạo phức màu tím.
(c) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch NaOH.
⟹ Sai. Vì C6H5NH2 không phản ứng với NaOH.
Để làm sạch ống nghiệm dính C6H5NH2 ta có thể dùng dung dịch HCl vì có phản ứng:
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
Phản ứng tạo thành C6H5NH3Cl là chất tan tốt trong nước nên dễ bị rửa trôi.
(d) H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH là một đipeptit.
⟹ Sai, vì peptit được tạo nên từ các α-amino axit. Ta thấy H2N-CH2-CH2-COOH không phải là α-amino axit.
(e) Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.
⟹ Đúng
Vậy có 3 nhận định đúng.
Cho các chất sau:
(1) ClH3NCH2COOH; (2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH;
(3) CH3-NH3NO3; (4) (HOOCCH2NH3)2SO4;
(5) ClH3NCH2-CONH-CH2-COOH; (6) CH3COOC6H5.
Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa hai muối là
-
A.
4
-
B.
3
-
C.
5
-
D.
6.
Đáp án : C
Bước 1: Viết PTHH với từng chất
Dựa vào tính chất hóa học của các chất và viết PTHH.
Bước 2: Xác định các phản ứng thu được 2 muối.
(1) ClH3NCH2COOH + 2NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2NCH2COONa, NaCl.
(2) H2NCH(CH3)-CONH-CH2COOH + 2NaOH → H2NCH(CH3)-COONa + H2N-CH2COONa + H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2NCH(CH3)-COONa, H2N-CH2COONa.
(3) CH3-NH3NO3 + NaOH → NaNO3 + CH3-NH2 + H2O
⟹ Thu được 1 muối là NaNO3.
(4) (HOOCCH2NH3)2SO4 + 4NaOH → 2H2N-CH2-COONa + Na2SO4 + 4H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2N-CH2-COONa, Na2SO4.
(5) ClH3N-CH2-CONH-CH2-COOH + 3NaOH → 2H2N-CH2-COONa + NaCl + 2H2O
⟹ Thu được 2 muối là H2N-CH2-COONa, NaCl.
(6) CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
⟹ Thu được 2 muối là CH3COONa, C6H5ONa.
Vậy có 5 chất tác dụng với dung dịch NaOH (dư, đun nóng) thu được dung dịch chứa 2 muối.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất lỏng, tan tốt trong nước.
(b) Ở trạng thái kết tinh, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.
(c) Polipeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - aminoaxit và là cơ sở tạo nên protein.
(d) Dung dịch anilin trong nước làm xanh quỳ tím.
Số nhận định đúng là
-
A.
1.
-
B.
4.
-
C.
2.
-
D.
3.
Đáp án : A
(a) sai, điều kiện thường, trimetylamin là chất khí.
(b) đúng.
(c) sai, vì oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - aminoaxit và là cơ sở tạo nên protein.
(d) sai, vì tính bazo của anilin rất yếu nên không làm đổi màu giấy quỳ tím.
Vậy có 1 phát biểu đúng.
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập đốt cháy peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Phản ứng thủy phân peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Protein Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Phản ứng khác của amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Đốt cháy amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Tính lưỡng tính của amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đốt cháy amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Tính bazơ của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đồng phân và tính chất vật lí của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết