Trắc nghiệm Bài 10. Tính lưỡng tính của amino axit - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

  • A.

    CH3-CH(NH2)COOH.           

  • B.

    H2N-CH2-COOH.      

  • C.

    H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.

  • D.

    (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH.

     

Câu 2 :

Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?

  • A.

    CH3NH2.

  • B.

    NH2CH2COOH

  • C.

    HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.

  • D.

    CH3COOH.

Câu 3 :

Dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ?

  • A.

    Glyxin, alanin, lysin.  

  • B.

    Glyxin, valin, axit glutamic.

  • C.

    Alanin, axit glutamic, valin.   

  • D.

    Glyxin, lysin, axit glutamic.

Câu 4 :

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

  • A.

    4

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    5

Câu 5 :

Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch

  • A.

    NaNO3.

  • B.

    NaCl.

  • C.

    NaOH.

  • D.

    Na2SO4.

Câu 6 :

Glyxin không tác dụng với

  • A.

    H2SO4 loãng.

  • B.

    CaCO3.

  • C.

    C2H5OH.        

  • D.

    KCl.

Câu 7 :

Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với

  • A.

    dung dịch KOH và dung dịch HCl.

  • B.

    dung dịch NaOH và dung dịch NH3.

  • C.

    dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.

  • D.

    dung dịch KOH và CuO.

Câu 8 :

Chất phản ứng được với cả hai dung dịch NaOH, HCl là

  • A.

    C2H6.

  • B.

    . H2N-CH2-COOH.    

  • C.

    CH3COOH.   

  • D.

    C2H5OH.

Câu 9 :

Nhúng quỳ tím vào dung dịch nào sau đây, dung dịch nào làm quỳ chuyển màu hồng ?

  • A.

    ClH3N-CH2-CH2-COOH.

  • B.

    H2N-CH2-COONa

  • C.

    H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.

  • D.

    CH3-CH(NH2)-COOH.

Câu 10 :

Có các dung dịch riêng biệt sau:C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2COOH, H2N-CH2-COONa,HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.

Số lượng các dung dịch có pH < 7 là :

  • A.

    2

  • B.

    5

  • C.

    4

  • D.

    3

Câu 11 :

Cho 35,6 gam alanin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.

    50,30.

  • B.

    50,20.

  • C.

    45,62.

  • D.

    37,65.

Câu 12 :

X là một α-aminoaxit no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch HCl 1M, thu được 16,725 gam muối. CTCT của X là:

  • A.

    H2N-CH2-COOH.      

  • B.

    CH3-CH(NH2)-COOH.

  • C.

    C2H5-CH(NH2)-COOH.        

  • D.

    H2N- CH2-CH2-COOH.

Câu 13 :

Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X

  • A.

    H2N-[CH2]4-COOH.

  • B.

    H2N-[CH2]2-COOH.

  • C.

    H2N-[CH2]3-COOH.

  • D.

     H2N-CH2-COOH

Câu 14 :

Trung hoà 1 mol $\alpha $-amino axit X cần dùng 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,29% về khối lượng. CTCT của X là:

  • A.

    H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.

  • B.

    H2N-CH2-COOH.

  • C.

    CH3-CH(NH2)-COOH.         

  • D.

    H2N-CH2-CH2-COOH

Câu 15 :

Cho 0,02 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,67 gam muối. Phân tử khối của A là

  • A.

    134

  • B.

    146.

  • C.

    147.

  • D.

    157.

Câu 16 :

Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là:

  • A.

    28,25

  • B.

    18,75

  • C.

    21,75

  • D.

    37,50

Câu 17 :

Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Công thức của amino axit là

  • A.

    H2N-C2H4-COOH     

  • B.

    H2N-C3H6-COOH     

  • C.

    H2N-CH2-COOH       

  • D.

    H2N-C3H4-COOH

Câu 18 :

Aminoaxit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là

  • A.

    9

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    8

Câu 19 :

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụngvới dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là:

  • A.

    13,8.

  • B.

    12,0.   

  • C.

    13,1.

  • D.

    16,0.

Câu 20 :

Cho 0,01 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 0,01 mol H2SO4 hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức chung của X có dạng:

  • A.

    (H2N)2RCOOH

  • B.

    H2NRCOOH

  • C.

    H2NR(COOH)2          

  • D.

    (H2N)2R(COOH)2

Câu 21 :

Amino axit X có tỉ lệ khối lượng C, H, O, N là 9 : 1,75 : 8 : 3,5 tác dụng với dd NaOH và dung dịch HCl đều theo tỉ lệ mol 1: 1 và mỗi trường hợp chỉ tạo một muối duy nhất. Vậy công thức của X là:

  • A.

    H2N-C2H4-COOH     

  • B.

    H2N-CH2-COOH       

  • C.

    H2N-C3H6-COOH                 

  • D.

    H2N-C4H8-COOH

Câu 22 :

Cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của amino axit là:

  • A.

    H2N-C3H6-COOH.                

  • B.

    H2N-[CH2]4CH(NH2)-COOH.

  • C.

    H2N-C2H4-COOH.                

  • D.

    HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.

Câu 23 :

Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m– m= 7,5. Công thức phân tử của X là

  • A.

    C4H10O2N2.

  • B.

    C5H9O4N.

  • C.

    C4H8O4N2.

  • D.

    C5H11O2N.

Câu 24 :

Cho 0,02 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là :

  • A.

    HOOC – CH2CH2CH(NH2) – COOH.         

  • B.

    H2N – CH2CH2CH2 – COOH.

  • C.

    CH3CH(NH2) – COOH.        

  • D.

    H2N – CH2CH2CH(COOH)2.

Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    112,2. 

  • B.

    165,6.

  • C.

    123,8.

  • D.

    171,0.

Câu 26 :

Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

  • A.

    0,50.

  • B.

     0,65.

  • C.

    0,55.

  • D.

    0,70.

Câu 27 :

Cho 0,2 mol alanin tác dụng với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X có chứa 28,75 gam chất tan. Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để phản ứng vừa đủ với các chất trong dung dịch X?

  • A.

    100 ml.

  • B.

     400 ml.

  • C.

    500 ml.           

  • D.

    300 ml.

Câu 28 :

Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1mol HCl thu được muối Y. Lấy 0,1 mol muối Y phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối Z có khối lượng là 24,95 gam. Vậy công thức của X là:

  • A.

    H2N-C3H5(COOH)2   

  • B.

    H2N-C2H3(COOH)2

  • C.

    (H2N)2C3H5-COOH

  • D.

    H2N-C2H4-COOH

Câu 29 :

Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO40,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch Z chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là

  • A.

    9,524%

  • B.

    10,687%

  • C.

    10,526%

  • D.

    11,966%

Câu 30 :

Cho 45 gamH2N-CH2-COOH vào dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch A. Cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    111,5.

  • B.

    84,5.

  • C.

    102,0.

  • D.

    103,5.

Câu 31 :

Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m

  • A.

    55,60.

  • B.

    53,75.

  • C.

    61,00.

  • D.

    32,25.

Câu 32 :

Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    44,65.

  • B.

    50,65.

  • C.

    22,35.

  • D.

    33,50.

Câu 33 :

Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 15 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là

  • A.
    200 . 
  • B.
    100. 
  • C.
    50. 
  • D.
    150. 
Câu 34 :

Cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,8M, thu được dung dịch X chứa 14,43 gam chất tan. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch Y chứa H2SO4 0,6M và HCl 0,8M, thu được dung dịch Z chứa 23,23 gam muối.  Biết các phản  ứng xảy ra  hoàn  toàn. Tính giá trị của m?

  • A.
    11,76.
  • B.
    10,29.
  • C.
    8,82.
  • D.
    7,35
Câu 35 :

Aminoaxit có khả năng phản ứng với cả dd NaOH và dd HCl vì

  • A.
    Aminoaxit có tính bazơ
  • B.
    Aminoaxit có tính lưỡng tính
  • C.
    Aminoaxit có tính axit
  • D.
    Aminoaxit có tính khử
Câu 36 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Ala và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
    48,875                  
  • B.
    53,125                      
  • C.
    45,075                         
  • D.
    57,625
Câu 37 :

Cho 200 ml dung dịch α-aminoaxit X nồng độ 0,2M chia làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M

- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan.Vậy công thức của X là

  • A.
    H2NCH(CH3)COOH
  • B.
    H2NCH2CH2COOH
  • C.
    (H2N)2CHCOOH
  • D.
    CH3CH2CH(NH2)COOH
Câu 38 :

Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 31,62 gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
    30,96.
  • B.
    26,94.
  • C.
    24,72.
  • D.
    25,02.
Câu 39 :

Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm về khối lượng của nitơ trong X là

  • A.
    11,966%.
  • B.
    10,687%. 
  • C.
    9,524%. 
  • D.
    10,526%.
Câu 40 :

α-amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,68 gam X tác dụng với axit HCl dư, thu được 15,06 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A.

     H2NCH2COOH. 

  • B.

    CH3CH2CH(NH2)COOH.

  • C.

     CH3CH(NH2)COOH. 

  • D.

    H2NCH2CH2COOH.

Câu 41 :

Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,2 mol một amino axit X cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 2M. Số nhóm cacboxyl (-COOH) có trong X là

  • A.
     4.
  • B.
     2.
  • C.
     1.
  • D.
     3.
Câu 42 :

Cho 8,9 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 12,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là

  • A.
     7.
  • B.
     11.
  • C.
     9.
  • D.
     5.
Câu 43 :

 Cho m gam CH3CH(NH2)COOH tác dụng với 300 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M và KOH 1M, thu được dung dịch Z. Giá trị của m là

  • A.
     8,90.
  • B.
     13,35.
  • C.
     22,25.
  • D.
     17,80.
Câu 44 :

Cho các chất sau: Glyxin (X), HCOONH3CH3 (Y), CH3CH2NH2 (Z), H2NCH2(CH3)COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

  • A.
    X, Y, Z, T.
  • B.
    X, Y, T.
  • C.
    X, Y, Z.
  • D.
    Y, Z, T.
Câu 45 :

Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, C6H6, H2N-CH2-COOH. Số chất phản ứng được với cả hai dung dịch NaOH, HCl là

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.
Câu 46 :

Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh. Axit glutamic giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic như mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt... Phát biểu nào sau đây đúng về axit glutamic?

  • A.
    Mì chính là axit glutamic.
  • B.
    Phân tử khối của axit glutamic là 117.
  • C.
    Axit glutamic có khả năng phản ứng với dung dịch HCl.
  • D.
    Axit glutamic không làm quỳ tím chuyển màu.
Câu 47 :

Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể cho chất này thực hiện phản ứng hóa học lần lượt với

  • A.
    dung dịch KOH và dung dịch HCl.
  • B.
    dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
  • C.
    dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.
  • D.
    dung dịch KOH và CuO.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

  • A.

    CH3-CH(NH2)COOH.           

  • B.

    H2N-CH2-COOH.      

  • C.

    H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.

  • D.

    (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH.

     

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xét amino axit có dạng: (NH2)xR(COOH)y

A, B, D. x = y => quỳ không đổi màu

C. x > y => quỳ hóa xanh

Câu 2 :

Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?

  • A.

    CH3NH2.

  • B.

    NH2CH2COOH

  • C.

    HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.

  • D.

    CH3COOH.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Xét hợp chất có dạng: (NH2)xR(COOH)y

A. x > y → amin làm quỳ xanh

B. x = y → không đổi màu quỳ

C. x < y → quỳ chuyển đỏ

D. x < y → quỳ chuyển đỏ

Câu 3 :

Dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ?

  • A.

    Glyxin, alanin, lysin.  

  • B.

    Glyxin, valin, axit glutamic.

  • C.

    Alanin, axit glutamic, valin.   

  • D.

    Glyxin, lysin, axit glutamic.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xét hợp chất có dạng: (NH2)xR(COOH)y

A. gly và ala có x = y không đổi màu quỳ, lys x > y quỳ chuyển xanh

B. gly và val có x = y không đổi màu quỳ, glu x < y quỳ chuyển đỏ

C. Ala và val có x = y không đổi màu quỳ, glu x < y quỳ chuyển đỏ

D. gly có x = y quỳ không đổi màu

Lys có x > y quỳ chuyển xanh

Glu x < y quỳ chuyển đỏ

Câu 4 :

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

  • A.

    4

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các chất tác dụng với dung dịch HCl là C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2CH2NH2

Câu 5 :

Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch

  • A.

    NaNO3.

  • B.

    NaCl.

  • C.

    NaOH.

  • D.

    Na2SO4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

NaNO3, NaCl, Na2SO4 là những muối của axit mạnh và bazơ mạnh→ không tác dụng với H2NCH2COOH

H2NCH2COOH tác dụng được với dung dịch NaOH

H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O

Câu 6 :

Glyxin không tác dụng với

  • A.

    H2SO4 loãng.

  • B.

    CaCO3.

  • C.

    C2H5OH.        

  • D.

    KCl.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Glyxin có nhóm NH2→ tác dụng được với H2SO4 loãng

Glyxin có nhóm COOH → tác dụng được với CaCO3 và C2H5OH

Glyxin không tác dụng được với KCl

Câu 7 :

Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với

  • A.

    dung dịch KOH và dung dịch HCl.

  • B.

    dung dịch NaOH và dung dịch NH3.

  • C.

    dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.

  • D.

    dung dịch KOH và CuO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính lưỡng tính của amino axit

Lời giải chi tiết :

Chất có tính lưỡng tính khi tác dụng với axit hoặc bazơ gây ra phản ứng trung hòa, do đó để chứng minh tính lưỡng tính ta cho phản ứng với axit và bazo.

Câu 8 :

Chất phản ứng được với cả hai dung dịch NaOH, HCl là

  • A.

    C2H6.

  • B.

    . H2N-CH2-COOH.    

  • C.

    CH3COOH.   

  • D.

    C2H5OH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính lưỡng tính của amino axit

Lời giải chi tiết :

C2H6 không tác dụng với dung dịch nào

H2-CH2-COOH tác dụng được với cả 2 dung dịch

CH3COOH tác dụng được với NaOH

C2H5OH không tác dụng được với NaOH

Câu 9 :

Nhúng quỳ tím vào dung dịch nào sau đây, dung dịch nào làm quỳ chuyển màu hồng ?

  • A.

    ClH3N-CH2-CH2-COOH.

  • B.

    H2N-CH2-COONa

  • C.

    H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.

  • D.

    CH3-CH(NH2)-COOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

+ Đối với hợp chất dạng: R(NH3Cl)x(COOH)y(NH2)z(COONa)t

A. x + y > z + t môi trường axit => quì sang đỏ

B. x + y = z + t môi trường trung tính => không đổi màu quì

C. x + y < z + t môi trường bazo => quì sang xanh

D. x + y = z + t môi trường trung tính => không đổi màu quì

Câu 10 :

Có các dung dịch riêng biệt sau:C6H5-NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, ClH3N-CH2COOH, H2N-CH2-COONa,HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.

Số lượng các dung dịch có pH < 7 là :

  • A.

    2

  • B.

    5

  • C.

    4

  • D.

    3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

+ Đối với hợp chất dạng: R(NH3Cl)x(COOH)y(NH2)z(COONa)t

Nếu x + y > z + t môi trường axit => quì sang đỏ

x + y < z + t môi trường bazo => quì sang xanh

x + y = z + t môi trường trung tính => không đổi màu quì

=> Các dung dịch có pH < 7 (có tính axit) là C6H5-NH3Cl,ClH3N-CH2COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

Câu 11 :

Cho 35,6 gam alanin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.

    50,30.

  • B.

    50,20.

  • C.

    45,62.

  • D.

    37,65.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nalanin = nHCl

Bảo toàn khối lượng : mmuối = malanin + mHCl

Lời giải chi tiết :

nalanin = \(\dfrac{{35,6}}{{89}}\)= 0,4 mol → nHCl = nalanin = 0,4 mol

Bảo toàn khối lượng : mmuối = malanin + mHCl = 35,6 + 0,4.36,5 = 50,2 gam

Câu 12 :

X là một α-aminoaxit no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch HCl 1M, thu được 16,725 gam muối. CTCT của X là:

  • A.

    H2N-CH2-COOH.      

  • B.

    CH3-CH(NH2)-COOH.

  • C.

    C2H5-CH(NH2)-COOH.        

  • D.

    H2N- CH2-CH2-COOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

α-aminoaxit no, mạch hở, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH có dạng H2N-R-COOH

nmuối = nHCl

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của X dạng H2N-R-COOH

H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH

nHCl = 0,15 mol → nmuối = nHCl = 0,15 mol

→ Mmuối = \(\dfrac{{16,725}}{{0,15}}\)= 111,5 → 36,5 + 16 + R + 45 = 111,5 → R = 14

→ R là CH­2 → CTCT của X là H2N-CH2-COOH

Câu 13 :

Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X

  • A.

    H2N-[CH2]4-COOH.

  • B.

    H2N-[CH2]2-COOH.

  • C.

    H2N-[CH2]3-COOH.

  • D.

     H2N-CH2-COOH

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng : maa + mHCl = mmuối

X chứa 1 nhóm NH2→ nX = nHCl

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng : maa + mHCl = mmuối → mHCl = 37,65 – 26,7 = 10,95 gam → nHCl = 0,3 mol

Vì X chứa 1 nhóm NH2→ nX = nHCl = 0,3 mol

→ MX = 89

Câu 14 :

Trung hoà 1 mol $\alpha $-amino axit X cần dùng 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,29% về khối lượng. CTCT của X là:

  • A.

    H2N-CH2-CH(NH2)-COOH.

  • B.

    H2N-CH2-COOH.

  • C.

    CH3-CH(NH2)-COOH.         

  • D.

    H2N-CH2-CH2-COOH

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ 1 : 1 → X có 1 nhóm NH2

NH2RCOOH + HCl → ClH3NRCOOH

\(\% {m_{Cl}} = \dfrac{{35,5}}{{R + 97,5}}.100\%  = 28,29\% \)

Lời giải chi tiết :

Vì X tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ 1 : 1 → loại A

→ X là α-amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH

→ X có dạng NH2RCOOH

NH2RCOOH + HCl → ClH3NRCOOH

\(\% {m_{Cl}} = \dfrac{{35,5}}{{R + 97,5}}.100\%  = 28,29\% \)→ R = 28

Vì X là α-amino axit → CTCT của X là CH3-CH(NH2)-COOH.

Câu 15 :

Cho 0,02 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,67 gam muối. Phân tử khối của A là

  • A.

    134

  • B.

    146.

  • C.

    147.

  • D.

    157.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

nA = nHCl → trong phân tử A chứa 1 nhóm NH2

nmuối = nA→ Mmuối

Maa + 36,5x = Mmuối

Lời giải chi tiết :

nHCl = 0,02 mol

vì nA = nHCl → trong phân tử A chứa 1 nhóm NH2

nmuối = nA = 0,02 mol → Mmuối = \(\dfrac{{3,67}}{{0,02}}\) =183,5

Maa + 36,5 = Mmuối→Maa = 183,5 – 36,5 = 147

Câu 16 :

Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là:

  • A.

    28,25

  • B.

    18,75

  • C.

    21,75

  • D.

    37,50

Đáp án : B

Phương pháp giải :

naminoaxit = nmuối

Lời giải chi tiết :

naminoaxit = nmuối = 0,25 mol

→ m = 0,25.75 = 18,75 gam

Câu 17 :

Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, đun nóng. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan. Công thức của amino axit là

  • A.

    H2N-C2H4-COOH     

  • B.

    H2N-C3H6-COOH     

  • C.

    H2N-CH2-COOH       

  • D.

    H2N-C3H4-COOH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

nX = nNaOH → trong X chứa 1 nhóm COOH

nmuối = nX

Maa + 22y = Mmuối natri

Lời giải chi tiết :

nX = 0,02 mol;  nNaOH = 0,02 mol

Ta thấy nX = nNaOH → trong X chứa 1 nhóm COOH

nmuối = nX = 0,02 mol → Mmuối = \(\dfrac{{2,22}}{{0,02}}\) = 111

Ta có: Maa + 22y = Mmuối natri → Maa = 111 – 22 = 89

→ Công thức của amino axit là H2N-C2H4-COOH    

Câu 18 :

Aminoaxit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là

  • A.

    9

  • B.

    6

  • C.

    7

  • D.

    8

Đáp án : C

Phương pháp giải :

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 → X có dạng (NH2)xR(COOH)2

nmuối = naa

Maa + 22.2= Mmuối

Lời giải chi tiết :

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 → X có dạng (NH2)xR(COOH)2

nmuối = naa  = 0,1 mol → Mmuối = 177

Maa + 22.2= Mmuối→ Maa = 177 – 44 = 133

→ 16x + R = 43 → x = 1 và R = 27 (C2H3)

R là H2N-C2H3(COOH)2→ trong R có 7H

Câu 19 :

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụngvới dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là:

  • A.

    13,8.

  • B.

    12,0.   

  • C.

    13,1.

  • D.

    16,0.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- công thức chung của X có dạng R(COOH)x

- số mol O trong muối gấp đôi số mol Na

maa + 22nNaOH = mmuối

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung của X có dạng R(COOH)x

X tác dụng với NaOH thu được muối R(COONa)x

Nhận xét: số mol O trong muối gấp đôi số mol Na

%mO = \(\frac{{16.2x}}{m}.100\%  = 41,2\% \)→ x = 0,012875m

→ nNa = x = 0,012875m

Ta có : maa + 22nNaOH = mmuối →m+ 22.0,012875m = 20,532 → m = 16

Câu 20 :

Cho 0,01 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 0,01 mol H2SO4 hoặc 0,01 mol NaOH. Công thức chung của X có dạng:

  • A.

    (H2N)2RCOOH

  • B.

    H2NRCOOH

  • C.

    H2NR(COOH)2          

  • D.

    (H2N)2R(COOH)2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

X tác dụng với dung dịch H2SO4 (axit 2 nấc) theo tỉ lệ 1 : 1 → X có 2 nhóm NH2

X tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1 : 1 → X có 1 nhóm COOH

Câu 21 :

Amino axit X có tỉ lệ khối lượng C, H, O, N là 9 : 1,75 : 8 : 3,5 tác dụng với dd NaOH và dung dịch HCl đều theo tỉ lệ mol 1: 1 và mỗi trường hợp chỉ tạo một muối duy nhất. Vậy công thức của X là:

  • A.

    H2N-C2H4-COOH     

  • B.

    H2N-CH2-COOH       

  • C.

    H2N-C3H6-COOH                 

  • D.

    H2N-C4H8-COOH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

X tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều theo tỉ lệ mol 1: 1

→ số nhóm COOH bằng số nhóm NH2 trong X

${n_C}:{\rm{ }}{n_H}:{\rm{ }}{n_O}:{\rm{ }}{n_N} = \frac{9}{{12}}:\frac{{1,75}}{1}:\frac{8}{{16}}:\frac{{3,5}}{{14}}$

Lời giải chi tiết :

X tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều theo tỉ lệ mol 1: 1

→ số nhóm COOH bằng số nhóm NH2 trong X

Dựa vào 4 đáp án → X có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2

${n_C}:{\rm{ }}{n_H}:{\rm{ }}{n_O}:{\rm{ }}{n_N} = \frac{9}{{12}}:\frac{{1,75}}{1}:\frac{8}{{16}}:\frac{{3,5}}{{14}} = 3:7:2:1$→ CTĐGN của X là C3H7O2N

→ CTPT C3H7O2N

Câu 22 :

Cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của amino axit là:

  • A.

    H2N-C3H6-COOH.                

  • B.

    H2N-[CH2]4CH(NH2)-COOH.

  • C.

    H2N-C2H4-COOH.                

  • D.

    HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

\({n_{HCl}} = {n_{N{H_2}}} = \dfrac{{{m_{m'}} - {m_X}}}{{36,5}}\)

\({n_{NaOH}} = {n_{COOH}} = \dfrac{{{m_{m'}} - {m_X}}}{{23 - 1}}\)

X tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều theo tỉ lệ mol 1: 1

→X có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2→ nX = nHCl = nNaOH

Lời giải chi tiết :

\({n_{HCl}} = {n_{N{H_2}}} = \dfrac{{{m_{m'}} - {m_X}}}{{36,5}}\)= 0,1 mol

\({n_{NaOH}} = {n_{COOH}} = \dfrac{{{m_{m'}} - {m_X}}}{{23 - 1}} = 0,1\,\,mol\)

→ số nhóm COOH bằng số nhóm NH2 trong X

Dựa vào 4 đáp án → X có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2

→ nX = nHCl = nNaOH = 0,1 mol

→ MX = 103 (H2N-C3H6-COOH)

Câu 23 :

Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m– m= 7,5. Công thức phân tử của X là

  • A.

    C4H10O2N2.

  • B.

    C5H9O4N.

  • C.

    C4H8O4N2.

  • D.

    C5H11O2N.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

aminoaxit có x nhóm NH2 và y nhóm COOH → CTPT X có dạng RO2yNx

Bảo toàn khối lượng:

m1 = mX + mHCl

m2 = mX + 22.y.nX

Lời giải chi tiết :

Giả sử amino axit có x nhóm NH2 và y nhóm COOH → CTPT X có dạng RO2yNx

Bảo toàn khối lượng:

m1 = mX + mHCl = mX + 36,5x

m2 = mX + 22.y.nX = mX + 22y

→ 22y – 36,5x = 7,5  (1)

Nếu x = 1 thay vào (1) → y = 2 →chọn B

Nếu x = 2 thay vào (1) → y = 3,6 (loại)

Câu 24 :

Cho 0,02 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là :

  • A.

    HOOC – CH2CH2CH(NH2) – COOH.         

  • B.

    H2N – CH2CH2CH2 – COOH.

  • C.

    CH3CH(NH2) – COOH.        

  • D.

    H2N – CH2CH2CH(COOH)2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 → X có 2 nhóm COOH

X tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1 : 1 → X có 1 nhóm NH2

\({n_{Cl{H_3}N - R{{(COOH)}_2}}} = {n_X}\)

Lời giải chi tiết :

X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 → X có 2 nhóm COOH

X tác dụng với HCl theo tỉ lệ 1 : 1 → X có 1 nhóm NH2

→ X có dạng NH2-R-(COOH)2

\({n_{Cl{H_3}N - R{{(COOH)}_2}}} = {\rm{ }}{n_X} = {\rm{ }}0,02{\rm{ }}mol\,\, \to \,\,{M_{Cl{H_3}N - R{{(COOH)}_2}}} = \frac{{3,67}}{{0,02}} = 183,5\)

→ R là C3H5

Vì X là $\alpha $ – amino axit → công thức của X là HOOC – CH2CH2CH(NH2) – COOH

Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    112,2. 

  • B.

    165,6.

  • C.

    123,8.

  • D.

    171,0.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

aa [R(COOH)(NH2)]: x mol và  Glu : y mol

+ X tác dụng với dung dịch NaOH dư : nCOOH = \(\dfrac{{{m_{m'}} - {m_{aa}}}}{{22}}\)

nNaOH = x  + 2y

+ BTKL:  maa + mHCl = mmuối

=> nNH2 = nHCl   => nHCl = x + y

Giải hệ tìm x, y → m = malanin + maxit glutamic

Lời giải chi tiết :

Gọi nalanin = x mol; naxit glutamic = y mol

X tác dụng với dung dịch NaOH dư : nCOOH = \(\dfrac{{{m_{m'}} - {m_{aa}}}}{{22}}\)

→ x + 2y = \(\dfrac{{m + 30,8 - m}}{{22}}\)= 1,4  (1)

X tác dụng với dung dịch HCl :

BTKL:  maa + mHCl = mmuối→ mHCl = m + 36,5 – m = 36,5 → nHCl = 1 mol

→ nNH2 = nHCl = 1

→ x + y = 1  (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,6;  y = 0,4

→ m = malanin + maxit glutamic = 0,6.89 + 0,4.147 = 112,2 gam

Câu 26 :

Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

  • A.

    0,50.

  • B.

     0,65.

  • C.

    0,55.

  • D.

    0,70.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Coi hh X gồm H2NC3H5(COOH)2và HCl không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH

→ nNaOH phản ứng = ngốc COOH + nHCl

Lời giải chi tiết :

Coi hh X gồm H2NC3H5(COOH)2và HCl không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH

→ nNaOH phản ứng = ngốc COOH + nHCl = 0,15.2 + 0,35 = 0,65 mol

Câu 27 :

Cho 0,2 mol alanin tác dụng với 200 ml dung dịch HCl thu được dung dịch X có chứa 28,75 gam chất tan. Cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M để phản ứng vừa đủ với các chất trong dung dịch X?

  • A.

    100 ml.

  • B.

     400 ml.

  • C.

    500 ml.           

  • D.

    300 ml.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Coi hh X gồm CH3-CH(NH2)COOH và HCl không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH

m$ = {{m}_{C{{H}_{3}}-CH(N{{H}_{2}})COOH}}$ + mHCl

Lời giải chi tiết :

Gọi nHCl = x mol

Coi hh X gồm CH3-CH(NH2)COOH và HCl không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH

→ mHCl = mX - ${{m}_{C{{H}_{3}}-CH(N{{H}_{2}})COOH}}$= 28,75 – 0,2.89 = 10,95 gam

→ nHCl = 0,3 mol

→ nNaOH phản ứng = ngốc COOH + nHCl = 0,2 + 0,3 = 0,5 mol

→ V = 500 ml

Câu 28 :

Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1mol HCl thu được muối Y. Lấy 0,1 mol muối Y phản ứng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được hỗn hợp muối Z có khối lượng là 24,95 gam. Vậy công thức của X là:

  • A.

    H2N-C3H5(COOH)2   

  • B.

    H2N-C2H3(COOH)2

  • C.

    (H2N)2C3H5-COOH

  • D.

    H2N-C2H4-COOH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

X tác dụng với HCl tỉ lệ 1 : 1 → trong X có 1 nhóm NH2

Coi hh Y gồm X và HCl không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH

nNaOH phản ứng = ngốc COOH + nHCl

ngốc COOH = 2nX→ X chứa 2 nhóm COOH

→ X có dạng H2N-R(COOH)2

Bảo toàn nguyên tố : \({n_{{H_2}N - R{{\left( {COONa} \right)}_2}}} = {n_X};\,\,\,\,{n_{NaCl}} = {n_{HCl}}\)

Lời giải chi tiết :

X tác dụng với HCl tỉ lệ 1 : 1 →trong X có 1 nhóm NH2

Coi hh Y gồm X và HCl không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH

nNaOH phản ứng = ngốc COOH + nHCl → ngốc COOH = nNaOH phản ứng - nHCl = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol

→ngốc COOH = 2nX→ X chứa 2 nhóm COOH

→ X có dạng H2N-R(COOH)2

Hỗn hợp muối X thu được gồm H2N-R(COONa)2 và NaCl

Bảo toàn nguyên tố :

\({n_{{H_2}N - R{{\left( {COONa} \right)}_2}}} = {n_X} = 0,1\,\,mol;\,\,{n_{NaCl}} = {n_{HCl}} = 0,1\,\,mol\)

→ mZ = 0,1.(R + 150) + 0,1.58,5 = 24,95 → R = 41 (C3H5)

Câu 29 :

Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO40,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch Z chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là

  • A.

    9,524%

  • B.

    10,687%

  • C.

    10,526%

  • D.

    11,966%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Giả sử lấy a lít dung dịch Y → nNaOH = a mol; nKOH = 3a mol

Coi hh Y gồm X và H2SO4 không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH và KOH

nNaOH + nKOH= ngốc COOH + 2.nH2SO4

Dung dịch Z chứa các ion : \({H_2}NR{\left( {CO{O^ - }} \right)_2},{\rm{ }}SO_4^{2 - },{\rm{ }}{K^ + },N{a^ + }\)

→ mmuối = 0,1.(R + 104) + 96.0,1 + 39.0,1.3 + 23.0,1 = 36,7

→ R = 27\( \to \% {m_N}\)

Lời giải chi tiết :

Giả sử lấy a lít dung dịch Y → nNaOH = a mol; nKOH = 3a mol

Coi hh Y gồm X và H2SO4 không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH và KOH

nNaOH + nKOH= ngốc COOH + 2.nH2SO4→ a + 3a = 0,1.2 + 2.0,2.0,5

→ a = 0,1

Dung dịch Z chứa các ion : \({H_2}NR{\left( {CO{O^ - }} \right)_2},{\rm{ }}SO_4^{2 - },{\rm{ }}{K^ + },N{a^ + }\)

→ mmuối = 0,1.(R + 104) + 96.0,1 + 39.0,1.3 + 23.0,1 = 36,7

→ R = 27

\( \Rightarrow \% {m_N} = \dfrac{{14}}{{16 + 27 + 45.2}}.100\%  = 10,526\% \)

Câu 30 :

Cho 45 gamH2N-CH2-COOH vào dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch A. Cho A tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    111,5.

  • B.

    84,5.

  • C.

    102,0.

  • D.

    103,5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Coi H2N-CH2-COOH và NaOH không phản ứng với nhau và đều phản ứng với HCl

mmuối = \({m_{Cl{H_3}N - C{H_2} - COOH}} + {m_{NaCl}}\)

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}N - C{H_2} - COOH}} = 0,6\,\,mol$

Coi H2N-CH2-COOH và NaOH không phản ứng với nhau và đều phản ứng với HCl

\({n_{NaOH}} = {n_{{H_2}N - C{H_2} - COOH}}\)= 0,6 mol

→ mmuối = \({m_{Cl{H_3}N - C{H_2} - COOH}} + {m_{NaCl}}\)= 0,6.111,5 + 0,6.58,5 = 102 gam

Câu 31 :

Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m

  • A.

    55,60.

  • B.

    53,75.

  • C.

    61,00.

  • D.

    32,25.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Coi hh Y gồm lysin, glyxin và KOH không phản ứng với nhau và đều phản ứng với HCl

→ nHCl phản ứng = nnhóm NH2 + nKOH

Bảo toàn khối lượng : mmuối = mlysin + mglyxin + mKOH + mHCl – mH2O sinh ra

Lời giải chi tiết :

nlysin = 0,05 mol;   nglyxin = 0,2 mol

Coi hh Y gồm lysin, glyxinvà KOH không phản ứng với nhau và đều phản ứng với HCl

→ nHCl phản ứng = nnhóm NH2 + nKOH= 0,05.2 + 0,2 + 0,3 = 0,6 mol

Bảo toàn khối lượng : mmuối = mlysin + mglyxin + mKOH + mHCl – mH2O sinh ra

→ mmuối = 7,3 + 15 + 0,3.56 + 0,6.36,5 – 0,3.18 = 55,6

Câu 32 :

Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    44,65.

  • B.

    50,65.

  • C.

    22,35.

  • D.

    33,50.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hỗn hợp ban đầu có x mol H2NCH2COOH và y mol CH3COOH

Hỗn hợp muối X gồm x mol H2NCH2COOK và y mol CH3COOK

Khi X + HCl tạo muối ClH3NCH2COOH và KCl

Bảo toàn nguyên tố K : nKCl = \({n_{{H_2}NC{H_2}COOK}} + {n_{C{H_3}COOK}}\)

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp ban đầu có x mol H2NCH2COOH và y mol CH3COOH

→ 75x + 60y = 21 (1)

Hỗn hợp muối X gồm x mol H2NCH2COOK và y mol CH3COOK

→ 113x + 98y = 32,4 (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,2;  y = 0,1

Khi X + HCl tạo muối ClH3NCH2COOH và KCl

Bảo toàn nguyên tố K : nKCl = \({n_{{H_2}NC{H_2}COOK}} + {n_{C{H_3}COOK}}\)→ nKCl = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol

→ mmuối = 111,5.0,2 + 0,3.74,5 = 44,65

Câu 33 :

Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 15 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của V là

  • A.
    200 . 
  • B.
    100. 
  • C.
    50. 
  • D.
    150. 

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nNaOH = nH2NCH2COOH

Lời giải chi tiết :

nH2NCH2COOH = 15: 75 = 0,2 (mol)

PTHH: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O

                    0,2               → 0,2                                              (mol)

→ VNaOH  = nNaOH : CM = 0,2 : 2= 0,1 (lít) = 100 (ml)

Câu 34 :

Cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,8M, thu được dung dịch X chứa 14,43 gam chất tan. Cho dung dịch X phản ứng vừa đủ với dung dịch Y chứa H2SO4 0,6M và HCl 0,8M, thu được dung dịch Z chứa 23,23 gam muối.  Biết các phản  ứng xảy ra  hoàn  toàn. Tính giá trị của m?

  • A.
    11,76.
  • B.
    10,29.
  • C.
    8,82.
  • D.
    7,35

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta có sơ đồ:

Glu + NaOH, KOH → Chất tan + H2O

Đặt nGlu = a mol; nNaOH = 0,5b (mol); nKOH = 0,8b (mol) và nH2O = c (mol)

Muối trong dung dịch Z chứa:

(HOOC)2C3H5NH3+: a mol; Na+: 0,5 b mol; K+: 0,8b mol

Cl-: 0,8x mol và SO42-: 0,6x mol (trong đó x là thể tích dung dịch axit).

Khi cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH và KOH ta xét 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu axit glutamic phản ứng hết thì nH2O = 2.nGlu

Trường hợp 2: Nếu kiềm phản ứng hết thì nNaOH + nKOH = nH2O

Trong từng trường hợp lập hệ để tìm a, b và x.

Lời giải chi tiết :

Ta có sơ đồ:

Glu + NaOH, KOH → Chất tan + H2O

Đặt nGlu = a mol; nNaOH = 0,5b (mol); nKOH = 0,8b (mol) và nH2O = c (mol)

Theo bảo toàn khối lượng ta có: mGlu + mNaOH + mKOH = mchất tan + mH2O

→ 147a + 40. 0,5b + 56.0,8b = 14,43 + 18c (1)

Khi cho m gam axit glutamic vào dung dịch chứa NaOH và KOH ta xét 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Nếu axit glutamic phản ứng hết thì nH2O = 2.nGlu ⟹ 2a = c (2)

Trường hợp 2: Nếu kiềm phản ứng hết thì nNaOH + nKOH = nH2O → 0,5b + 0,8b = c (3)

Muối trong dung dịch Z chứa:

(HOOC)2C3H5NH3+: a mol

Na+: 0,5 b mol

K+: 0,8b mol

Cl-: 0,8x mol

SO42-: 0,6x mol

Trong đó x là thể tích dung dịch axit.

Theo bảo toàn điện tích ta có: a + 0,5b + 0,8b = 0,8x + 0,6x. 2 (4)

Ta có: mmuối = 148a + 23.0,5b + 39.0,8b + 0,8x.35,5 + 0,6x.96 = 23,23 (5)

Giải hệ trong trường hợp 1:

Giải hệ (1), (2), (4) và (5) ta có: a = 0,0576; b = 0,124; c = 0,1152 và x = 0,1094

⟹ mGlu = 147a = 8,4672 (không có đáp án thỏa mãn)

Giải hệ trong trường hợp 2:

Giải hệ (1), (3), (4) và (5) ta có: a = 0,07; b = 0,1; c = 0,13 và x = 0,1

⟹ mGlu = 147a = 10,29 (gam)

Câu 35 :

Aminoaxit có khả năng phản ứng với cả dd NaOH và dd HCl vì

  • A.
    Aminoaxit có tính bazơ
  • B.
    Aminoaxit có tính lưỡng tính
  • C.
    Aminoaxit có tính axit
  • D.
    Aminoaxit có tính khử

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức cấu tạo của aminoaxit để kết luận

Lời giải chi tiết :

Phân tử aminoaxit có nhóm cacboxyl (COOH) thể hiện tính axit nên phản ứng được với dd NaOH và nhóm amino (NH2) thể hiện tính bazơ nên phản ứng được với dd HCl.

Do vậy phân tử có khả năng phản ứng với cả dd NaOH và dd HCl vì có tính chất lưỡng tính.

Câu 36 :

Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol Ala và 0,15 mol axit glutamic tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Lấy dung dịch B phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
    48,875                  
  • B.
    53,125                      
  • C.
    45,075                         
  • D.
    57,625

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Quy đổi hỗn hợp B thành Ala, Glu, NaOH

- Sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng để hoàn thành bài toán

Lời giải chi tiết :

Quy đổi hỗn hợp B thành \(\left\{ \begin{gathered}  Ala:0,1\,mol \hfill \\  \,Glu:\,0,15\,mol \hfill \\  NaOH:0,3\,mol \hfill \\\end{gathered}  \right.\)

Tóm tắt: \(B\left\{ \begin{gathered}Ala:0,1\,mol \hfill \\  \,Glu:\,0,15\,mol \hfill \\  NaOH:0,3\,mol \hfill \\\end{gathered}  \right. + HCl \to Muoi + {H_2}O\)

\({n_{HCl}} = {n_{Ala}} + {n_{Glu}} + {n_{NaOH}} = 0,1 + 0,15 + 0,3 = 0,55(mol)\)

\({n_{{H_2}O}} = {n_{NaOH}} = 0,3(mol)\)

\(BTKL \to {m_{muoi}} = {m_B} + {m_{HCl}} - {m_{{H_2}O}}\)

→ m = 0,1.89 + 0,15.147 + 0,3.40 + 0,55.36,5 - 0,3.18 = 57,625 gam

Câu 37 :

Cho 200 ml dung dịch α-aminoaxit X nồng độ 0,2M chia làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M

- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được 2,22 gam muối khan.Vậy công thức của X là

  • A.
    H2NCH(CH3)COOH
  • B.
    H2NCH2CH2COOH
  • C.
    (H2N)2CHCOOH
  • D.
    CH3CH2CH(NH2)COOH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Xét tỷ lệ nX : nHCl, kết luận số nhóm NH2

- Xét tỷ lệ nX : nNaOH, kết luận số nhóm COOH

- Có số mol X, tìm phân tử khối của muối

- Suy ra phân tử khối của X và công thức cấu tạo của X.

Lời giải chi tiết :

Mỗi phần chứa 0,02 mol X

Phần 1:

\({n_X}:{n_{HCl}} = 1:1 \to \)X có 1 nhóm NH2

Phần 2:

\({n_X}:{n_{NaOH}} = 1:1 \to \)X có 1 nhóm COOH

Mà nmuối = nX = 0,02 → Mmuối = 111

→ MX = 111 – 22 = 89

X là H2NCH(CH3)COOH

Câu 38 :

Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 31,62 gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
    30,96.
  • B.
    26,94.
  • C.
    24,72.
  • D.
    25,02.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Viết phản ứng tổng quát: H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-COONa + H2O

- Từ PTTQ suy ra: \({n_{{H_2}O}} = {n_{NaOH}}\)

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính m

Lời giải chi tiết :

Tổng quát: H2N-R-COOH + NaOH → H2N-R-COONa + H2O

Theo phương trình tổng quát: \({n_{{H_2}O}} = {n_{NaOH}} = 0,25.1,2 = 0,3(mol)\)

Bảo toàn khối lượng: \({m_{a.a}} + {m_{NaOH}} = {m_{muoi}} + {m_{{H_2}O}} \Leftrightarrow m + 0,3.40 = 31,62 + 0,3.18 \Leftrightarrow m = 25,02(g)\)

Câu 39 :

Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm về khối lượng của nitơ trong X là

  • A.
    11,966%.
  • B.
    10,687%. 
  • C.
    9,524%. 
  • D.
    10,526%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Tính lượng NaOH, KOH dựa vào lượng axit

+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tìm được Maminoaxit

+ Tính % N có trong phân tử amino axit

Lời giải chi tiết :

nH2SO4 = 0,1 mol

Đặt nNaOH = a; nKOH = 3a (mol)

Ta có: nH+ = nOH- → 2nX + 2nH2SO4 = nNaOH + nKOH

→ 2.0,1 + 2.0,1 = a + 3a → a = 0,1

→ nH2O = nH+ = nOH- = 0,4 mol

BTKL: mX + mH2SO4 + mNaOH + mKOH = m muối + mH2O

→ mX + 0,1.98 + 0,1.40 + 0,3.56 = 36,7 + 0,4.18 → mX = 13,3 gam

→ MX = 13,3/0,1 = 133

→ %mN = (14/133).100% ≈ 10,526%

Câu 40 :

α-amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,68 gam X tác dụng với axit HCl dư, thu được 15,06 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A.

     H2NCH2COOH. 

  • B.

    CH3CH2CH(NH2)COOH.

  • C.

     CH3CH(NH2)COOH. 

  • D.

    H2NCH2CH2COOH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết PTHH của X tác dụng với HCl

Đặt công thức X là H2N-R-COOH.

Viết PTHH: H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH.

Bước 2: Tính nHCl

BTKL: mHCl = mmuối - mX → nHCl.

Bước 3: Tìm CTCT của X

Ta có: nX = nHCl ⟹ MX ⟹ CTCT của X.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Viết PTHH của X tác dụng với HCl

Đặt công thức X là H2N-R-COOH.

PTHH: H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH

Bước 2: Tính nHCl

BTKL: mHCl = mmuối - mX = 15,06 - 10,68 = 4,38 gam → nHCl = 4,38/36,5 = 0,12 mol.

Ta có: nX = nHCl = 0,12 mol

Bước 3: Tìm CTCT của X

MX = 10,68/0,12 = 89.

Mà X là α-amino axit ⟹ X là CH3CH(NH2)COOH.

Câu 41 :

Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,2 mol một amino axit X cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 2M. Số nhóm cacboxyl (-COOH) có trong X là

  • A.
     4.
  • B.
     2.
  • C.
     1.
  • D.
     3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính số mol COOH

Ta thấy cứ 1 nhóm COOH phản ứng 1 phân tử NaOH ⟹ nCOOH = nNaOH.

Bước 2: Tính số nhóm COOH

Số nhóm COOH = nCOOH/nX.

Lời giải chi tiết :

nX = 0,2 mol; nNaOH = 0,4 mol

Ta thấy cứ 1 nhóm COOH phản ứng 1 phân tử NaOH ⟹ nCOOH = nNaOH = 0,4 mol.

Số nhóm COOH = nCOOH/nX = 0,4/0,2 = 2.

Câu 42 :

Cho 8,9 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 12,55 gam muối. Số nguyên tử H trong phân tử X là

  • A.
     7.
  • B.
     11.
  • C.
     9.
  • D.
     5.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính nHCl

BTKL: mHCl = mmuối - mX → nHCl.

Bước 2: Tính số nguyên tử H trong phân tử X.

PTHH: H2NCnH2nCOOH + HCl → ClH3NCnH2nCOOH

⟹ nX = nHCl ⟹ MX ⟹ giá trị của n

⟹ Xác định CTCT X

⟹ Số nguyên tử H trong phân tử X.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính nHCl

BTKL: mHCl = mmuối - mX = 12,55 - 8,9 = 3,65 gam → nHCl = 0,1 mol.

Bước 2: Tính số nguyên tử H trong phân tử X.

H2NCnH2nCOOH + HCl → ClH3NCnH2nCOOH

           0,1 ←            0,1                                        (mol)

⟹ MX = mX : nX = 8,9 : 0,1 = 89

⟹ 16 + 14n + 45 = 89 ⟹ n = 2

⟹ H2NC2H4COOH

⟹ X có 7 nguyên tử H.

Câu 43 :

 Cho m gam CH3CH(NH2)COOH tác dụng với 300 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,5M và KOH 1M, thu được dung dịch Z. Giá trị của m là

  • A.
     8,90.
  • B.
     13,35.
  • C.
     22,25.
  • D.
     17,80.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Để đơn giản ta coi Y gồm Ala, HCl, H2SO4.

Bước 2: Tính số mol của Ala:

Trong phản ứng trung hòa ta luôn có nH+ = nOH- ⟹ nAla + nHCl + 2nH2SO4 = nNaOH + nKOH.

Bước 3: Tính giá trị của m.

Lời giải chi tiết :

- Để đơn giản ta coi Y gồm Ala, HCl, H2SO4.

- Trong phản ứng trung hòa ta luôn có nH+ = nOH-

⟹ nAla + nHCl + 2nH2SO4 = nNaOH + nKOH

⟹ nAla + 0,3 + 2.0,15 = 0,25 + 0,5

⟹ nAla = 0,15 mol

⟹ m = 0,15.89 = 13,35 gam.

Câu 44 :

Cho các chất sau: Glyxin (X), HCOONH3CH3 (Y), CH3CH2NH2 (Z), H2NCH2(CH3)COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

  • A.
    X, Y, Z, T.
  • B.
    X, Y, T.
  • C.
    X, Y, Z.
  • D.
    Y, Z, T.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Xét các chất phản ứng với dung dịch NaOH.

- Xét các chất phản ứng với dung dịch HCl.

Lời giải chi tiết :

- Các chất tác dụng được với dung dịch NaOH: X, Y, T

- Các chất tác dụng được với dung dịch HCl: X, Y, Z, T

⟹ Các chất tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là X, Y, T.

Các PTHH:

H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O

H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH

HCOONH3CH3 + NaOH → HCOONa + CH3NH2↑ + H2O

HCOONH3CH3 + HCl → HCOOH + CH3NH3Cl

H2NCH2(CH3)COOC2H5 + NaOH \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H2NCH2(CH3)COONa + C2H5OH

H2NCH2(CH3)COOC2H5 + HCl \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) ClH3NCH2(CH3)COOC2H5

Câu 45 :

Cho các chất sau: C2H5OH, CH3COOH, C6H6, H2N-CH2-COOH. Số chất phản ứng được với cả hai dung dịch NaOH, HCl là

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Các chất tác dụng với NaOH: CH3COOH, H2N-CH2-COOH

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O

- Các chất dụng với HCl: C2H5OH, H2N-CH2-COOH

C2H5OH + HCl \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) C2H5Cl + H2O

H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH

- Không tác dụng với HCl và NaOH: C6H6

Vậy có 1 chất vừa tác dụng với NaOH và HCl là H2N-CH2-COOH.

Câu 46 :

Axit glutamic là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp kích thích thần kinh. Axit glutamic giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt axit glutamic như mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt... Phát biểu nào sau đây đúng về axit glutamic?

  • A.
    Mì chính là axit glutamic.
  • B.
    Phân tử khối của axit glutamic là 117.
  • C.
    Axit glutamic có khả năng phản ứng với dung dịch HCl.
  • D.
    Axit glutamic không làm quỳ tím chuyển màu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lý thuyết về amino axit.

Lời giải chi tiết :

CTCT của axit glutamic là: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH.

- A sai vì mì chính có thành phần chính là muối mononatri glutamat, không phải axit glutamic.

- B sai vì axit glutamic có M = 147.

- C đúng vì phân tử axit glutamic có 1 nhóm NH2.

- D sai vì axit glutamic có số nhóm COOH > NH2 nên làm quỳ tím chuyển đỏ.

Câu 47 :

Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể cho chất này thực hiện phản ứng hóa học lần lượt với

  • A.
    dung dịch KOH và dung dịch HCl.
  • B.
    dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
  • C.
    dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.
  • D.
    dung dịch KOH và CuO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng cho và nhận proton (H+):

- Khi phản ứng với kiềm chất lưỡng tính cho H+ (thể hiện tính axit).

- Khi phản ứng với axit chất lưỡng tính sẽ nhận H+ (thể hiện tính bazơ).

Lời giải chi tiết :

Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng cho và nhận proton (H+):

- Khi phản ứng với kiềm chất lưỡng tính cho H+ (thể hiện tính axit).

- Khi phản ứng với axit chất lưỡng tính sẽ nhận H+ (thể hiện tính bazơ).

Vậy để chứng minh tính lưỡng tính của amino axit ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với dung dịch KOH và dung dịch HCl:

Trắc nghiệm Bài 10. Đốt cháy amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Đốt cháy amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Phản ứng khác của amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Phản ứng khác của amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Protein - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Protein Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Phản ứng thủy phân peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Phản ứng thủy phân peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập đốt cháy peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập đốt cháy peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Peptit (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 3 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Đốt cháy amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đốt cháy amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Tính bazơ của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Tính bazơ của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Đồng phân và tính chất vật lí của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đồng phân và tính chất vật lí của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết