Trắc nghiệm Bài 14. Vật liệu polime - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Để tạo thành thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas), người ta tiến hành trùng hợp

  • A.

    CH2=CH–COO–CH3

  • B.

    CH3–COO–CH=CH2

  • C.

    CH3–COO–C(CH3)=CH2

  • D.

    CH2=C(CH3)–COOCH3

Câu 2 :

Chất dẻo được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là :

  • A.

    cao su buna

  • B.

    teflon

  • C.

    poli(etylenterephtalat)

  • D.

    poli(phenol-fomanđehit)

Câu 3 :

Polime dùng làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa là :

  • A.

    PVA

  • B.

    PP

  • C.

    PVC

  • D.

    PS

Câu 4 :

Tơ capron (nilon-6) được trùng hợp từ

  • A.

    caprolactam

  • B.

    axit caproic

  • C.

    α - amino caproic

  • D.

    axit ađipic

Câu 5 :

Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là

  • A.

    CH2=C(CH3)–CH=CH

  • B.

    CH3–C(CH3)=C=CH2

  • C.

    $C{H_3}-C{H_2}-C \equiv CH$

  • D.

    CH2=CH–CH2–CH2–CH3

Câu 6 :

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là :

  • A.

    CH2=C(CH­3)–CH=CH2, C6H5–CH=CH2

  • B.

    CH2=CH–CH=CH2, C6H5–CH=CH2

  • C.

    CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2

  • D.

    CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh

Câu 7 :

Cao su sống (hay cao su thô) là :

  • A.

    Cao su thiên nhiên

  • B.

    Cao su chưa lưu hoá

  • C.

    Cao su tổng hợp

  • D.

    Cao su lưu hoá

Câu 8 :

Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su Buna (1) là : etilen (2), metan (3), rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Sự sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế là

  • A.

    $3 \to 6 \to 2 \to 4 \to 5 \to 1$

  • B.

    $6 \to 4 \to 2 \to 5 \to 3 \to 1$

  • C.

    $2 \to 6 \to 3 \to 4 \to 5 \to 1$

  • D.

    $4 \to 6 \to 3 \to 2 \to 5 \to 1$

Câu 9 :

Sơ đồ điều chế PVC trong công nghiệp hiện nay là :

  • A.

    C2H6 $\xrightarrow{{C{l_2}}}$ C2H5Cl $\xrightarrow{{ - HCl}}$ C2H3Cl $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$ PVC

  • B.

    C2H4  $\xrightarrow{{C{l_2}}}$ C2H3Cl $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$ PVC

  • C.

    CH4 $\xrightarrow{{{{1500}^o}C}}$ C2H2 $\xrightarrow{{ + \,HCl}}$ C2H3Cl $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$  PVC

  • D.

    C2H4 $\xrightarrow{{C{l_2}}}$ C2H4Cl2 $\xrightarrow{{ - HCl}}$  C2H3Cl $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$  PVC

Câu 10 :

Cho sơ đồ phản ứng :

Xenlulozơ$\xrightarrow[{{H^ + }}]{{ + {H_2}O}}$ A$\xrightarrow{{men}}$ B $\xrightarrow[{{{500}^o}C}]{{ZnO,\,\,MgO}}$ D $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$ E

Chất E trong sơ đồ phản ứng trên là :

  • A.

    Cao su Buna

  • B.

    Buta-1,3-đien

  • C.

    Axit axetic

  • D.

    Polietilen

Câu 11 :

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là :

  • A.

    Policaproamit

  • B.

    Poliacrilonitrin

  • C.

    Polistiren

  • D.

    Poli(metyl metacrrylat)

Câu 12 :

Axit $\varepsilon $-amino caproic được dùng để điều chế tơ nilon-6. Công thức của axit $\varepsilon $-amino caproic là :

  • A.

    H2N–(CH2)6–COOH

  • B.

    H2N–(CH2)4–COOH

  • C.

    H2N–(CH2)3–COOH

  • D.

    H2N–(CH2)5–COOH

Câu 13 :

Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime (điều chế bằng phản ứng trùng ngưng) là :

  • A.

    Cao su ; nilon -6,6 ; tơ nitron

  • B.

    Tơ axetat ; nilon-6,6

  • C.

    Nilon-6,6 ; tơ lapsan ; thuỷ tinh plexiglas

  • D.

    Nilon-6,6 ; tơ lapsan ; nilon-6

Câu 14 :

Polime được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng là :

  • A.

    Cao su buna-S

  • B.

    Thuỷ tinh hữu cơ

  • C.

    Polistiren

  • D.

    Nilon-6,6

Câu 15 :

Poli(etylen-terephtalat) được tạo thành từ phản ứng đồng trùng ngưng giữa etylen glicol với

  • A.

    p-HOOC–C6H4–COOH

  • B.

    m-HOOC–C6H4–COOH.

  • C.

    o-HOOC–C6H4–COOH.

  • D.

    o-HO–C6H4–COOH

Câu 16 :

Polime X có công thức (–NH–[CH2]5–CO–)n. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A.

    X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng

  • B.

    X có thể kéo sợi

  • C.

    X thuộc loại poliamit

  • D.

    % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n

Câu 17 :

Cho các polime sau đây : (1) tơ tằm ; (2) sợi bông ; (3) sợi đay ; (4) tơ enang ; (5) tơ visco ; (6) nilon-6,6 ; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là :

  • A.

    (1), (2), (6)

  • B.

    (2), (3), (5), (7)

  • C.

    (2), (3), (6)

  • D.

    (5), (6), (7)

Câu 18 :

Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên ?

  • A.

    Tơ visco, tơ tằm

  • B.

    Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ

  • C.

    Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat

  • D.

    Cao su isopren, tơ visco, nilon-6,6, keo dán gỗ

Câu 19 :

Trong số các loại tơ sau : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon- 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo ?

  • A.

    Tơ tằm và tơ enang

  • B.

    Tơ visco và tơ nilon-6,6

  • C.

    Tơ nilon-6,6 và tơ capron

  • D.

    Tơ visco và tơ axetat

Câu 20 :

Loại tơ không phải tơ tổng hợp là :

  • A.

    Tơ capron

  • B.

    Tơ clorin

  • C.

    Tơ polieste

  • D.

    Tơ axetat

Câu 21 :

Tơ nilon-6,6 có công thức là:

  • A.

    (NH-[CH2]5- CO)n

  • B.

    (NH-[CH2]6-CO)n                                                   

  • C.

    (NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO)n

  • D.

    (NH-CH(CH3)-CO)n

Câu 22 :

Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều

  • A.

    có cùng phân tử khối

  • B.

    thuộc loại tơ tổng hợp

  • C.

    thuộc loại tơ thiên nhiên

  • D.

    chứa các loại nguyên tố giống nhau trong phân tử

Câu 23 :

Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon, len, tơ tằm, vì :

  • A.

    Len, tơ tằm, tơ nilon không thể là phẳng

  • B.

    Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (–CO–NH–) trong phân tử kém bền với nhiệt.

  • C.

    Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại

  • D.

    Len, tơ tằm, tơ nilon là những sợi thấm nước

Câu 24 :

Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do

  • A.

    chúng được tạo từ aminoaxit có tính chất lưỡng tính

  • B.

    chúng có chứa nitơ trong phân tử

  • C.

    liên kết –CONH– phản ứng được với cả axit và kiềm

  • D.

    số mắt xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khác

Câu 25 :

Tơ lapsan thuộc loại

  • A.

    tơ axetat

  • B.

    tơ visco

  • C.

    tơ polieste

  • D.

    tơ poliamit

Câu 26 :

Một trong các loại tơ được sản xuất từ xenlulozơ là :

  • A.

    Tơ nilon-6,6

  • B.

    Tơ capron

  • C.

    Tơ visco

  • D.

    Tơ tằm

Câu 27 :

Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là :

  • A.

    Đốt thử

  • B.

    Thuỷ phân

  • C.

    Ngửi

  • D.

    Cắt

Câu 28 :

Cho dãy các tơ sau: xenlulozo axetat, capron, nitron, visco, nilon -6, nilon -6,6. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ poliamit là

  • A.

    4

  • B.

    1

  • C.

    3

  • D.

    2

Câu 29 :

Polime nào sau đây thuộc polime bán tổng hợp?

  • A.
    Tinh bột.          
  • B.
    Tơ tằm. 
  • C.
    Tơ axetat.        
  • D.
    Polietilen.
Câu 30 :

Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?

  • A.
    Tơ nitron. 
  • B.
    Tơ capron.
  • C.
    Tơ nilon - 6,6. 
  • D.
    Tơ lapsan.
Câu 31 :

Polime được sử dụng làm chất dẻo là

  • A.
    Poli(metyl metacrylat).
  • B.
    Poli(hexametylen adipamit).
  • C.
    Poli(acrilonitrin).
  • D.
    Poliisopren.
Câu 32 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.
    Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
  • B.
    Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
  • C.
    Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
  • D.
    Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên.
Câu 33 :

Cho các loại tơ sau: tơ capron, tơ nilon-6, tơ axetat, tơ tằm, tơ visco, tơ nitron. Số chất thuộc loại tơ tổng hợp là

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4
Câu 34 :

Cho các nhận định sau:

(1) Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo.

(2) Tơ được chia làm 2 loại: tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.

(3) Polietilen có cấu trúc phân nhánh.

(4) Tơ poliamit kém bền trong môi trường kiềm.

(5) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

(6) Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic.

Số nhận định đúng là

  • A.

     4. 

  • B.

    3. 

  • C.

    5. 

  • D.

    2.

Câu 35 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. 

  • B.

    Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

  • C.

    Tinh bột là một loại polime bán tổng hợp. 

  • D.

    Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.

Câu 36 :

Polime nào sau đây trong thành phần hóa học chỉ có hai nguyên tố C và H?

  • A.

     Poli(metyl metacrylat)

  • B.

    Poli(vinyl clorua)

  • C.

    Poliacrilonitrin

  • D.

    Polistiren

Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi, tức là tính có thể biến dạng khi có lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó thôi tác dụng. Cao su có tính đàn hồi vì phân tử polime cao su có cấu trúc mạch không phân nhánh hình sợi với cấu hình cis ở các mắt xích. Bình thường, các phân tử này xoắn lại hoặc cuộn tròn vô trật tự. Khi kéo căng cao su, các phân tử polime đó duỗi ra và có trật tự hơn. Khi buông ra không kéo nữa, các phân tử polime có xu hướng co về hình dạng ban đầu.

Cao su không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước; cao su không tan trong nước, ancol etylic, axeton, … nhưng có thể tan trong xăng, benzen, …

Do có những liên kết đôi trong phân tử, cao su có thể tham gia các phản ứng cộng H2, Cl2, HCl, … và đặc biệt khi tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường.

Nhờ những tính chất đó, nhất là tính đàn hồi, làm cho cao su được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống.

Câu 37

Bản chất của sự lưu hóa cao su là

  • A.
    làm cao su dễ ăn khuôn.
  • B.
    giảm giá thành cao su.
  • C.
    tạo cầu nối đisunfua giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.
  • D.
    tạo loại cao su nhẹ hơn.
Câu 38

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.
    Cao su thiên nhiên thuộc loại hợp chất hiđrocacbon.
  • B.
    Cao su có tính đàn hồi, không dẫn điện và không dẫn nhiệt.
  • C.
    Cao su isopren tổng hợp là vật liệu polime có cấu tạo tương tự cao su thiên nhiên.
  • D.
    Cao su lưu hóa có cấu tạo mạch hở không phân nhánh gồm nhiều sợi xen kẽ nhau.
Câu 39

Khi cho một loại cao su buna-S tác dụng với brom (tan trong CCl4) người ta nhận thấy cứ 2,1 gam cao su đó có thể tác dụng hết với 1,6 gam brom. Tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren trong loại cao su nói trên là (cho NTK: H = 1; C = 12; S = 32; Br = 80)

  • A.
    1 : 2.
  • B.
    2 : 3.
  • C.
    3 : 2.
  • D.
    2 : 1.

 

Polime là 1 trong những vật liệu quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp, chế tạo, trong đó cao su là 1 trong những nguyên liệu phổ biến được áp dụng rộng rãi trong ngày nay.

Cao su có 2 loại là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, được trồng nhiều trên thế giới và nhiều tỉnh ở nước ta. Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các loại ankađien bằng phản ứng trùng hợp.

Do cao su thiên nhiên thu được ở dạng chảy nhớt nên khó có thể sử dụng. Vào năm 1837, nhà khoa học Chales Geodyear (Mỹ) đã tiến hành các thí nghiệm để thay đổi hình dạng nguyên thủy của cao su thiên nhiên và đến năm 1839, ông tìm ra phương pháp trộn cao su với lưu huỳnh rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để cho ra thành phẩm chịu nhiệt, có tính chất cơ lí vượt trội hơn hẳn cao su thô. Quá trình này gọi là lưu hóa cao su.

Ngày nay, phương pháp sản xuất cao su lưu hóa vẫn tiếp tục được duy trì, để tạo ra cao su lưu hóa, người ta làm như sau:

• Sau khi trộn đều, hỗn hợp được đổ vào khuôn và nung nóng ở 150°C với tỉ lệ hỗn hợp cao su với lưu huỳnh 97:3 về khối lượng.

• Ở nhiệt độ 120°C, lưu huỳnh bắt đầu nóng chảy rồi tan vào cao su.

• Lượng lưu huỳnh khi được thêm vào ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cao su thiên nhiên. Với các sản phẩm có lưu huỳnh hóa hợp từ 10-25% sẽ tạo ra hỗn hợp cao su có độ bền thấp ít đàn hồi, khó ứng dụng hơn.

• Với lượng lưu huỳnh đạt từ 25-32%, cao su khi này sẽ rất cứng, cực kì bền chắc và mất tính đàn hồi.

Câu 40

Phương pháp lưu hóa cao su ra đời vào năm nào?

  • A.
    1837.
  • B.
    1839.
  • C.
    1840.
  • D.
    1845.
Câu 41

Cho những đặc điểm sau:

(1) Tính đàn hồi thấp;

(2) Bền với nhiệt;

(3) Dễ mòn;

(4) Khó tan trong dung môi hữu cơ;

(5) Chống thấm khí cao.

Số tính chất ưu việt của cao su lưu hóa so với cao su thô là

  • A.
    3.
  • B.
    2.
  • C.
    4.
  • D.
    1.
Câu 42

Một loại cao su lưu hóa có khoảng 1,849% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết rằng cầu nối đisunfua (-S-S-) đã thay thế nguyên tử hiđro ở nhóm metylen (-CH2-) trong mạch cao su. Vậy khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua?

  • A.
    44.
  • B.
    46.
  • C.
    48.
  • D.
    50.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Để tạo thành thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas), người ta tiến hành trùng hợp

  • A.

    CH2=CH–COO–CH3

  • B.

    CH3–COO–CH=CH2

  • C.

    CH3–COO–C(CH3)=CH2

  • D.

    CH2=C(CH3)–COOCH3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglas), người ta tiến hành trùng hợp CH2=C(CH3)–COOCH3 (xem lại lí thuyết vật liệu polime)

Câu 2 :

Chất dẻo được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là :

  • A.

    cao su buna

  • B.

    teflon

  • C.

    poli(etylenterephtalat)

  • D.

    poli(phenol-fomanđehit)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A sai vì cao su buna là cao su (không phải chất dẻo)

C và D sai vì poli(etylenterephtalat) và poli(phenol-fomanđehit) điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

Chất dẻo được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là teflon.

Câu 3 :

Polime dùng làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa là :

  • A.

    PVA

  • B.

    PP

  • C.

    PVC

  • D.

    PS

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Polime dùng làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa là PVC (xem lại lí thuyết vật liệu polime)

Câu 4 :

Tơ capron (nilon-6) được trùng hợp từ

  • A.

    caprolactam

  • B.

    axit caproic

  • C.

    α - amino caproic

  • D.

    axit ađipic

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tơ capron (nilon-6) được tạo ra có thể từ phản ứng trùng hợp caprolactam hoặc phản ứng trùng ngưng từ axit 6-aminohexanoic.

Câu 5 :

Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là

  • A.

    CH2=C(CH3)–CH=CH

  • B.

    CH3–C(CH3)=C=CH2

  • C.

    $C{H_3}-C{H_2}-C \equiv CH$

  • D.

    CH2=CH–CH2–CH2–CH3

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là CH2=C(CH3)–CH=CH.

nCH2=C(CH3)–CH=CH →  (CH2 –C(CH3) = CH – CH2)n   (cao su isopren)

Câu 6 :

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là :

  • A.

    CH2=C(CH­3)–CH=CH2, C6H5–CH=CH2

  • B.

    CH2=CH–CH=CH2, C6H5–CH=CH2

  • C.

    CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2

  • D.

    CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là buta-1,3-đien và stiren (xem lại lí thuyết vật liệu polime)

Câu 7 :

Cao su sống (hay cao su thô) là :

  • A.

    Cao su thiên nhiên

  • B.

    Cao su chưa lưu hoá

  • C.

    Cao su tổng hợp

  • D.

    Cao su lưu hoá

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cao su sống là cao su chưa lưu hóa

Câu 8 :

Hợp chất đầu và các hợp chất trung gian trong quá trình điều chế ra cao su Buna (1) là : etilen (2), metan (3), rượu etylic (4), đivinyl (5), axetilen (6). Sự sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế là

  • A.

    $3 \to 6 \to 2 \to 4 \to 5 \to 1$

  • B.

    $6 \to 4 \to 2 \to 5 \to 3 \to 1$

  • C.

    $2 \to 6 \to 3 \to 4 \to 5 \to 1$

  • D.

    $4 \to 6 \to 3 \to 2 \to 5 \to 1$

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ điều chế cao su Buna là : đi từ khí metan có sẵn trong tự nhiên

$C{H_4}\xrightarrow[{làm\ lạnh\ nhanh }]{{{t^o},xt,p}}{C_2}{H_2}\xrightarrow[{P{\text{d}}/PbC{O_3}}]{{ + {H_2}}}{C_2}{H_4}\xrightarrow{{ + {H_2}O}}{C_2}{H_5}OH\xrightarrow{{}}C{H_2} = CH - CH = C{H_2}\xrightarrow{{}}$cao su buna

Câu 9 :

Sơ đồ điều chế PVC trong công nghiệp hiện nay là :

  • A.

    C2H6 $\xrightarrow{{C{l_2}}}$ C2H5Cl $\xrightarrow{{ - HCl}}$ C2H3Cl $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$ PVC

  • B.

    C2H4  $\xrightarrow{{C{l_2}}}$ C2H3Cl $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$ PVC

  • C.

    CH4 $\xrightarrow{{{{1500}^o}C}}$ C2H2 $\xrightarrow{{ + \,HCl}}$ C2H3Cl $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$  PVC

  • D.

    C2H4 $\xrightarrow{{C{l_2}}}$ C2H4Cl2 $\xrightarrow{{ - HCl}}$  C2H3Cl $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$  PVC

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ điều chế đúng là : C2H4 $\xrightarrow{{C{l_2}}}$ C2H4Cl2 $\xrightarrow{{ - HCl}}$ C2H3Cl $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$  PVC

Câu 10 :

Cho sơ đồ phản ứng :

Xenlulozơ$\xrightarrow[{{H^ + }}]{{ + {H_2}O}}$ A$\xrightarrow{{men}}$ B $\xrightarrow[{{{500}^o}C}]{{ZnO,\,\,MgO}}$ D $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$ E

Chất E trong sơ đồ phản ứng trên là :

  • A.

    Cao su Buna

  • B.

    Buta-1,3-đien

  • C.

    Axit axetic

  • D.

    Polietilen

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có sơ đồ phản ứng:

Xenlulozơ $\xrightarrow[{{H^ + }}]{{ + {H_2}O}}$ C6H12O6 $\xrightarrow{{men}}$C2H5OH $\xrightarrow[{{{500}^o}C}]{{ZnO,\,\,MgO}}$ CH2=CH-CH=CH2 $\xrightarrow{{{t^o},p,\,\,xt}}$ cao su Buna

Câu 11 :

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là :

  • A.

    Policaproamit

  • B.

    Poliacrilonitrin

  • C.

    Polistiren

  • D.

    Poli(metyl metacrrylat)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là policaproamit (tơ nilon-6)

Câu 12 :

Axit $\varepsilon $-amino caproic được dùng để điều chế tơ nilon-6. Công thức của axit $\varepsilon $-amino caproic là :

  • A.

    H2N–(CH2)6–COOH

  • B.

    H2N–(CH2)4–COOH

  • C.

    H2N–(CH2)3–COOH

  • D.

    H2N–(CH2)5–COOH

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công thức của axit $\varepsilon $-amino caproic là H2N–(CH2)5–COOH

Câu 13 :

Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime (điều chế bằng phản ứng trùng ngưng) là :

  • A.

    Cao su ; nilon -6,6 ; tơ nitron

  • B.

    Tơ axetat ; nilon-6,6

  • C.

    Nilon-6,6 ; tơ lapsan ; thuỷ tinh plexiglas

  • D.

    Nilon-6,6 ; tơ lapsan ; nilon-6

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime (điều chế bằng phản ứng trùng ngưng) là Nilon-6,6 ; tơ lapsan ; nilon-6 (xem lại lí thuyết vật liệu polime)

Câu 14 :

Polime được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng là :

  • A.

    Cao su buna-S

  • B.

    Thuỷ tinh hữu cơ

  • C.

    Polistiren

  • D.

    Nilon-6,6

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Polime được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng là nilon-6,6

Phương trình hóa học điều chế:

$nN{H_2}{\left[ {C{H_2}} \right]_6}N{H_2}\;\; + \;\;nHOOC{\left[ {C{H_2}} \right]_4}COOH\xrightarrow{{xt,{t^o},p}}\,\,{\rlap{--} (NH{{\text{[}}C{H_2}{\text{]}}_6}NH - CO{[C{H_2}{\text{]}}_4}CO\rlap{--} )_n} + 2n{H_2}O$

Câu 15 :

Poli(etylen-terephtalat) được tạo thành từ phản ứng đồng trùng ngưng giữa etylen glicol với

  • A.

    p-HOOC–C6H4–COOH

  • B.

    m-HOOC–C6H4–COOH.

  • C.

    o-HOOC–C6H4–COOH.

  • D.

    o-HO–C6H4–COOH

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Poli(etylen-terephtalat) là tơ lapsan. Phương trình hóa học điều chế:

$nHOOC - {C_6}{H_4} - COOH{\text{ }} + {\text{ }}nHO - C{H_2} - C{H_2} - OH\xrightarrow{{xt,{t^o},p}}\,\,{\rlap{--} (CO - {C_6}{H_4} - CO - O - C{H_2} - C{H_2} - O\rlap{--} )_n} + 2n{H_2}O$

Câu 16 :

Polime X có công thức (–NH–[CH2]5–CO–)n. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A.

    X chỉ được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng

  • B.

    X có thể kéo sợi

  • C.

    X thuộc loại poliamit

  • D.

    % khối lượng C trong X không thay đổi với mọi giá trị của n

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A sai vì X là tơ nilon-6 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp caprolactam

B đúng vì X là tơ nilon-6

C đúng vì có liên kết CO-NH

D đúng vì công thức tính % khối lượng C là $\% {m_C} = \dfrac{{12.5n}}{{113n}}.100\% = 53,1\% $  

Câu 17 :

Cho các polime sau đây : (1) tơ tằm ; (2) sợi bông ; (3) sợi đay ; (4) tơ enang ; (5) tơ visco ; (6) nilon-6,6 ; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là :

  • A.

    (1), (2), (6)

  • B.

    (2), (3), (5), (7)

  • C.

    (2), (3), (6)

  • D.

    (5), (6), (7)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là tơ thiên nhiên và tơ bán tổng hợp.

Vì vậy cần phải xác định xem đâu là tơ thiên nhiên và tơ bán tổng hợp.

Lời giải chi tiết :

Các tơ có nguồn gốc xenlulozơ là (2) sợi bông, (3) sợi đay, (5) tơ visco, (7) tơ axetat

Câu 18 :

Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên ?

  • A.

    Tơ visco, tơ tằm

  • B.

    Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ

  • C.

    Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat

  • D.

    Cao su isopren, tơ visco, nilon-6,6, keo dán gỗ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết về polime

Lời giải chi tiết :

Vật liệu được chế tạo từ polime thiên nhiên là tơ visco (nguồn gốc xenlulozơ) và tơ tằm (nguồn gốc protein)

Câu 19 :

Trong số các loại tơ sau : tơ tằm, tơ visco, tơ nilon- 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo ?

  • A.

    Tơ tằm và tơ enang

  • B.

    Tơ visco và tơ nilon-6,6

  • C.

    Tơ nilon-6,6 và tơ capron

  • D.

    Tơ visco và tơ axetat

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tơ nhân tạo là những tơ lấy polime thiên nhiên chế và chế hóa thành polime mới

Tơ visco và tơ axetat có nguồn gốc từ xenlulozơ => là tơ nhân tạo

Câu 20 :

Loại tơ không phải tơ tổng hợp là :

  • A.

    Tơ capron

  • B.

    Tơ clorin

  • C.

    Tơ polieste

  • D.

    Tơ axetat

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tơ tổng hợp là tơ hoàn toàn do con người tạo ra

Tơ axetat có nguồn gốc từ xenlulozơ => tơ nhận tạo

Câu 21 :

Tơ nilon-6,6 có công thức là:

  • A.

    (NH-[CH2]5- CO)n

  • B.

    (NH-[CH2]6-CO)n                                                   

  • C.

    (NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO)n

  • D.

    (NH-CH(CH3)-CO)n

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết PTHH tổng hợp tơ nilon-6,6 và xác định công thức phân tử.

Lời giải chi tiết :

Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit hexanđioic:

=> Có công thức là (NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO)n.

Câu 22 :

Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều

  • A.

    có cùng phân tử khối

  • B.

    thuộc loại tơ tổng hợp

  • C.

    thuộc loại tơ thiên nhiên

  • D.

    chứa các loại nguyên tố giống nhau trong phân tử

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A sai vì 2 loại tơ này có CTPT khác nhau

B và C sai vì tơ tằm không thuộc tơ thô còn nilon-6,6 không thuộc tơ thiên nhiên.

D đúng vì cùng chứa C, H, N và O

Câu 23 :

Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon, len, tơ tằm, vì :

  • A.

    Len, tơ tằm, tơ nilon không thể là phẳng

  • B.

    Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (–CO–NH–) trong phân tử kém bền với nhiệt.

  • C.

    Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại

  • D.

    Len, tơ tằm, tơ nilon là những sợi thấm nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon, len, tơ tằm, vì len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm (–CO–NH–) trong phân tử kém bền với nhiệt.

Câu 24 :

Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do

  • A.

    chúng được tạo từ aminoaxit có tính chất lưỡng tính

  • B.

    chúng có chứa nitơ trong phân tử

  • C.

    liên kết –CONH– phản ứng được với cả axit và kiềm

  • D.

    số mắt xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khác

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do liên kết –CO-NH– phản ứng được với cả axit và kiềm.

Câu 25 :

Tơ lapsan thuộc loại

  • A.

    tơ axetat

  • B.

    tơ visco

  • C.

    tơ polieste

  • D.

    tơ poliamit

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tơ lapsan được tổng hợp từ axit và ancol => là tơ poliesste

Câu 26 :

Một trong các loại tơ được sản xuất từ xenlulozơ là :

  • A.

    Tơ nilon-6,6

  • B.

    Tơ capron

  • C.

    Tơ visco

  • D.

    Tơ tằm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tơ nilon-6,6 được tổng hợp từ axit và amin

Tơ capron được tổng hợp từ amino axit

Tơ visco được sản xuất từ xenlulozơ

Tơ tằm là tơ thiên nhiên

Câu 27 :

Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là :

  • A.

    Đốt thử

  • B.

    Thuỷ phân

  • C.

    Ngửi

  • D.

    Cắt

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là đốt thử vì khi đốt, da thật tạo mùi khét còn da giả không tạo mùi khét.

Câu 28 :

Cho dãy các tơ sau: xenlulozo axetat, capron, nitron, visco, nilon -6, nilon -6,6. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ poliamit là

  • A.

    4

  • B.

    1

  • C.

    3

  • D.

    2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

tơ poliamit là tơ có nhóm -CONH- trong phân tử nhưng các nhóm này không được tạo từ các gốc α-amino axit

Lời giải chi tiết :

Số tơ trong dãy thuộc loại tơ poliamit: capron; nilon -6, nilon -6,6 => có 3 tơ

Câu 29 :

Polime nào sau đây thuộc polime bán tổng hợp?

  • A.
    Tinh bột.          
  • B.
    Tơ tằm. 
  • C.
    Tơ axetat.        
  • D.
    Polietilen.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Có 3 loại tơ:

+ tơ thiên nhiên: 100% từ thiên nhiên

+ tơ tổng hợp: 100% do con người tổng hợp

+ tơ bán tổng hợp: 1 phần từ thiên nhiên, 1 phần do con người tạo ra.

Lời giải chi tiết :

Tinh bột, tơ tằm là tơ thiên nhiên

Tơ axetat là tơ bán tổng hợp

Polietilen là tơ tổng hợp

Câu 30 :

Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét?

  • A.
    Tơ nitron. 
  • B.
    Tơ capron.
  • C.
    Tơ nilon - 6,6. 
  • D.
    Tơ lapsan.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng của các loại tơ thường gặp được học trong sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Tơ nitron thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét

Tơ nilon - 6,6 dùng để dệt vải may mặc, vải lót săm lốp xe, dệt bít tất, bện làm dây cáp, dây dù, đan lưới..

Tơ lapsan dùng để dệt vải may mặc

Câu 31 :

Polime được sử dụng làm chất dẻo là

  • A.
    Poli(metyl metacrylat).
  • B.
    Poli(hexametylen adipamit).
  • C.
    Poli(acrilonitrin).
  • D.
    Poliisopren.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lý thuyết vật liệu polime.

Lời giải chi tiết :

- Poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất dẻo.

- Poli(hexametylen adipamit) (nilon-6,6); Poli(acrilonitrin) được dùng làm tơ sợi.

- Poliisopren được dùng làm cao su.

Câu 32 :

Phát biểu nào sau đây sai?

  • A.
    Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
  • B.
    Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
  • C.
    Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
  • D.
    Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lý thuyết về vật liệu polime.

Lời giải chi tiết :

A, B, C đúng

D sai vì tơ visco có nguồn gốc từ xenlulozo và được con người chế biến nên thuộc loại tơ nhân tạo hay bán tổng hợp.

Câu 33 :

Cho các loại tơ sau: tơ capron, tơ nilon-6, tơ axetat, tơ tằm, tơ visco, tơ nitron. Số chất thuộc loại tơ tổng hợp là

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các tơ tổng hợp là: tơ capron, tơ nilon-6, tơ nitron.

Câu 34 :

Cho các nhận định sau:

(1) Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo.

(2) Tơ được chia làm 2 loại: tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.

(3) Polietilen có cấu trúc phân nhánh.

(4) Tơ poliamit kém bền trong môi trường kiềm.

(5) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

(6) Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic.

Số nhận định đúng là

  • A.

     4. 

  • B.

    3. 

  • C.

    5. 

  • D.

    2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết tổng hợp về vật liệu polime.

Lời giải chi tiết :

Có 4 phát biểu đúng: (1), (4), (5), (6).

(2) sai, vì tơ được chia thành 2 loại: tơ thiên nhiên và tơ hóa học (gồm tơ tổng hợp và tơ bán tổng hợp).

(3) sai, vì polietilen có cấu trúc không phân nhánh.

Câu 35 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.

    Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. 

  • B.

    Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

  • C.

    Tinh bột là một loại polime bán tổng hợp. 

  • D.

    Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào lý thuyết polime và vật liệu polime.

Lời giải chi tiết :

A sai vì amilozơ là mạch không phân nhánh

B đúng

C sai vì tinh bột là polime thiên nhiên

D sai vì tơ visco thuộc loại bán tổng hợp

Câu 36 :

Polime nào sau đây trong thành phần hóa học chỉ có hai nguyên tố C và H?

  • A.

     Poli(metyl metacrylat)

  • B.

    Poli(vinyl clorua)

  • C.

    Poliacrilonitrin

  • D.

    Polistiren

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Từ tên gọi → công thức cấu tạo → thành phần nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

- Phương án A: Poli(metyl metacrylat): [-CH2-C(CH3)(COOCH3)-]n → chứa C, H, O.

- Phương án B: Poli(vinyl clorua): (-CH2-CHCl-)n → chứa C, H, Cl.

- Phương án C: Poliacrilonitrin: (-CH2-CH(CN)-)n → chứa C, H, N.

- Phương án D: Polistiren: [-CH2-CH(C6H5)-]n → chứa C, H.

Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi, tức là tính có thể biến dạng khi có lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó thôi tác dụng. Cao su có tính đàn hồi vì phân tử polime cao su có cấu trúc mạch không phân nhánh hình sợi với cấu hình cis ở các mắt xích. Bình thường, các phân tử này xoắn lại hoặc cuộn tròn vô trật tự. Khi kéo căng cao su, các phân tử polime đó duỗi ra và có trật tự hơn. Khi buông ra không kéo nữa, các phân tử polime có xu hướng co về hình dạng ban đầu.

Cao su không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước; cao su không tan trong nước, ancol etylic, axeton, … nhưng có thể tan trong xăng, benzen, …

Do có những liên kết đôi trong phân tử, cao su có thể tham gia các phản ứng cộng H2, Cl2, HCl, … và đặc biệt khi tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường.

Nhờ những tính chất đó, nhất là tính đàn hồi, làm cho cao su được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống.

Câu 37

Bản chất của sự lưu hóa cao su là

  • A.
    làm cao su dễ ăn khuôn.
  • B.
    giảm giá thành cao su.
  • C.
    tạo cầu nối đisunfua giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.
  • D.
    tạo loại cao su nhẹ hơn.

Đáp án: C

Phương pháp giải :

Lý thuyết bài: Vật liệu polime.

Lời giải chi tiết :

Bản chất của sự lưu hóa cao su là tạo cầu nối đisunfua giữa các mạch phân tử cao su làm cho chúng tạo mạng không gian.

Câu 38

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.
    Cao su thiên nhiên thuộc loại hợp chất hiđrocacbon.
  • B.
    Cao su có tính đàn hồi, không dẫn điện và không dẫn nhiệt.
  • C.
    Cao su isopren tổng hợp là vật liệu polime có cấu tạo tương tự cao su thiên nhiên.
  • D.
    Cao su lưu hóa có cấu tạo mạch hở không phân nhánh gồm nhiều sợi xen kẽ nhau.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

Lý thuyết bài: Vật liệu polime và kiến thức được cung cấp ở phần đề bài.

Lời giải chi tiết :

A đúng, vì cao su thiên nhiên chỉ chứa 2 nguyên tố C và H.

B đúng, đây là tính chất của cao su.

C đúng.

D sai, cao su lưu hóa có mạch không gian.

Câu 39

Khi cho một loại cao su buna-S tác dụng với brom (tan trong CCl4) người ta nhận thấy cứ 2,1 gam cao su đó có thể tác dụng hết với 1,6 gam brom. Tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren trong loại cao su nói trên là (cho NTK: H = 1; C = 12; S = 32; Br = 80)

  • A.
    1 : 2.
  • B.
    2 : 3.
  • C.
    3 : 2.
  • D.
    2 : 1.

Đáp án: B

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết công thức của cao su buna-S.

Bước 2: Tính tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren

- Gọi số mắt xích của butadien và stiren là n, m ⟹ \(M_{phan tu}\) ứng với 2,1 gam cao su buna-S phản ứng với brom.

- Dựa vào tỉ lệ phản ứng với brom ⟹ \(\dfrac{{n}}{{m}}\).

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Viết công thức của cao su buna-S.

Cao su buna-S:

\(-CH_2-CH=CH-CH_2-\): mắt xích butađien

\(-CH(C_6H_5)-CH_2-\): mắt xích stiren

Bước 2: Tính tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren

Giả sử cứ n mắt xích butađien thì có m mắt xích stiren.

Như vậy: \((54n + 104m) \) gam cao su kết hợp với \(160n\) gam brom. Mặt khác, theo đầu bài: 2,1 gam cao su kết hợp với 1,6 gam brom.

\(\to \dfrac{{54n+104m}}{{2,1}}=\dfrac{{160n}}{{1,6}} \to \dfrac {{n}}{{m}}=\dfrac{{2}}{{3}}\).

Vậy tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích stiren là  \(2\;: 3.\)

 

Polime là 1 trong những vật liệu quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp, chế tạo, trong đó cao su là 1 trong những nguyên liệu phổ biến được áp dụng rộng rãi trong ngày nay.

Cao su có 2 loại là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, được trồng nhiều trên thế giới và nhiều tỉnh ở nước ta. Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các loại ankađien bằng phản ứng trùng hợp.

Do cao su thiên nhiên thu được ở dạng chảy nhớt nên khó có thể sử dụng. Vào năm 1837, nhà khoa học Chales Geodyear (Mỹ) đã tiến hành các thí nghiệm để thay đổi hình dạng nguyên thủy của cao su thiên nhiên và đến năm 1839, ông tìm ra phương pháp trộn cao su với lưu huỳnh rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để cho ra thành phẩm chịu nhiệt, có tính chất cơ lí vượt trội hơn hẳn cao su thô. Quá trình này gọi là lưu hóa cao su.

Ngày nay, phương pháp sản xuất cao su lưu hóa vẫn tiếp tục được duy trì, để tạo ra cao su lưu hóa, người ta làm như sau:

• Sau khi trộn đều, hỗn hợp được đổ vào khuôn và nung nóng ở 150°C với tỉ lệ hỗn hợp cao su với lưu huỳnh 97:3 về khối lượng.

• Ở nhiệt độ 120°C, lưu huỳnh bắt đầu nóng chảy rồi tan vào cao su.

• Lượng lưu huỳnh khi được thêm vào ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cao su thiên nhiên. Với các sản phẩm có lưu huỳnh hóa hợp từ 10-25% sẽ tạo ra hỗn hợp cao su có độ bền thấp ít đàn hồi, khó ứng dụng hơn.

• Với lượng lưu huỳnh đạt từ 25-32%, cao su khi này sẽ rất cứng, cực kì bền chắc và mất tính đàn hồi.

Câu 40

Phương pháp lưu hóa cao su ra đời vào năm nào?

  • A.
    1837.
  • B.
    1839.
  • C.
    1840.
  • D.
    1845.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết :

Phương pháp lưu hóa cao su ra đời vào năm 1839 do nhà khoa học Chales Geodyear (Mỹ) tìm ra.

Câu 41

Cho những đặc điểm sau:

(1) Tính đàn hồi thấp;

(2) Bền với nhiệt;

(3) Dễ mòn;

(4) Khó tan trong dung môi hữu cơ;

(5) Chống thấm khí cao.

Số tính chất ưu việt của cao su lưu hóa so với cao su thô là

  • A.
    3.
  • B.
    2.
  • C.
    4.
  • D.
    1.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết :

Cao su sau khi lưu hóa có những tính chất hơn hẳn cao su thô như: đàn hồi hơn, bền đối với nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hữu cơ, có khả năng chống thấm khí cao, …

⟹ Có 3 tính chất đúng.

Câu 42

Một loại cao su lưu hóa có khoảng 1,849% lưu huỳnh về khối lượng. Giả thiết rằng cầu nối đisunfua (-S-S-) đã thay thế nguyên tử hiđro ở nhóm metylen (-CH2-) trong mạch cao su. Vậy khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu đisunfua?

  • A.
    44.
  • B.
    46.
  • C.
    48.
  • D.
    50.

Đáp án: D

Phương pháp giải :

- Cao su thiên nhiên có công thức cấu tạo: CH2=C(CH3)-CH=CH2 (CTPT: C5H8).

- Gọi số mắt xích isopren có chứa 1 cầu đisunfua là n ⟹ Công thức cao su lưu hóa là: C5nH8n-2S2.

Lời giải chi tiết :

- Cao su thiên nhiên có công thức cấu tạo: CH2=C(CH3)-CH=CH2 (CTPT: C5H8).

- Gọi số mắt xích isopren có chứa 1 cầu đisunfua là n ⟹ Công thức cao su lưu hóa là: C5nH8n-2S2.

- Theo đề bài ta có:

\(\% {m_S} = \dfrac{{2.32}}{{12.5n + (8n - 2) + 2.32}}.100\%  = 1,849\% \) ⟹ n = 50.

Vậy khoảng 50 mắt xích isopren có một cầu đisunfua.