Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập lý thuyết Hữu cơ - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 g tinh bột thì cần bao nhiêu lit không khí (dktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp :

  • A.

    1 482 600 lit

  • B.

    1 382 600 lit

  • C.

    1 402 666 lit

  • D.

    1 382 716 lit

Câu 2 :

Cho các chất: etilen,axit metacrylic, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH), CO2, SO2 saccarozo, fructozo. Số chất có khả năng làm mất màu nước brom là

  • A.

    7

  • B.

    5

  • C.

    6

  • D.

    4

Câu 3 :

Cho các chất sau đây: glyxylalanin (Gly-Ala), anilin, metyl amoniclorua, natri axetat, phenol. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là

  • A.

    3

  • B.

    1

  • C.

    4

  • D.

    2

Câu 4 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat

(b) Thủy tinh hữu cơ được ứng dụng làm cửa kính phương tiện giao thông

(c) Glucozo có vị ngọt thấy đầu lưỡi mát lạnh vì xảy ra phản ứng lên men rượu

(d) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím

(e) Nicotin là 1 amin độc, có trong thuốc lá

(f) Sau khi lưu hóa, cao su chịu nhiệt và đàn hồi tốt hơn

Số phát biểu đúng là:

  • A.
    3
  • B.
    5
  • C.
    4
  • D.
    6
Câu 5 :

Chất nào dưới đây tạo kết tủa trắng với dung dịch brom?

  • A.

    metyl amin.

  • B.

    analin

  • C.

    vinyl axetat.

  • D.

    anilin.

Câu 6 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozo được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực.

(b) Thành phần chính của cồn 750 mà trong y tế thường dùng để sát trùng là metanol.

(c) Để ủ hoa quả nhanh chín và an toàn hơn, có thể thay thế C2H2 bằng C2H4.

(d) Hàm lượng tinh bột trong ngô cao hơn trong gạo.

(e) Axit glutamic là thuốc ngăn ngừa và chữa trị các triệu chứng suy nhược thần kinh (mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt,...)

Số phát biểu sai

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    3

Câu 7 :

Cho các phản ứng sau

(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure

(b) Cho HNO3 vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng

(c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước

(d) Ở điều kiện thường, metyl amin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai

Số phát biểu đúng là

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    1

Câu 8 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic.

(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí

(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.

(e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2.

Số phát biểu đúng là

  • A.

    4

  • B.

    2

  • C.

    5

  • D.

    3

Câu 9 :

Có các phát biểu sau :

a. Glucozo và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom

b. Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằn phản ứng tráng bạc

c. Kim loại Bari và Kali có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối

d. Khi đun nóng tristearin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện

e. Amilozo là polime thiên nhiên mạch phân nhánh

f. Oxi hóa hoàn glucozo bằng H2 ( Ni, to) thu được sorbitol

g. Tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ nitron, tơ axetat là tơ nhân tạo

Số phát biểu đúng là

  • A.

    5

  • B.

    4

  • C.

    2

  • D.

    3

Câu 10 :

Cho X, Y,Z,T là bốn chất khác nhau trong các chất sau C6H5NH2, C6H5OHNH3, C2H5NH2  và có các tính chất ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi

182,0

-33,4

16,6

184,0

pH ( dung dịch nồng độ 0,1M)

8,8

11,1

11,9

5,4

Nhận định nào sau đây là đúng

  • A.

    Y là C6H5OH                 

  • B.

    T là C6H5NH2   

  • C.

    Z là C2H5NH2

  • D.

    X là NH3

Câu 11 :

Cho các chất sau: metyl acrylat, vinyl axetat, etyl fomat, tripanmitin, phenyl benzoat. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng không thu được ancol là

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    2

  • D.

    5

Câu 12 :

Chất A có công thức phân tử C6H8O4 . Cho sơ đồ phản ứng sau :

(A) + 2NaOH → (B) + (C) + H2O

(B) \(\xrightarrow{{{H_2}S{O_4},{t^0}}}\)(D) + H2O

(C) + HCl → (E) + NaCl

Phát biểu nào sau đây phù hợp với sơ đồ trên :

  • A.

    Chất E là HOOC-CH≡CH-COOH   

  • B.

    Chất B là CH3OH

  • C.

    Chất D là C3H6          

  • D.

    Chất A là este 2 chức

Câu 13 :

Tiến hành thí nghiệm của 1 vài vật liệu polime với dung dịch kiềm theo các bước sau đây :

- Bước 1 : Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất PE, PVC , sợi len, xenlulozo theo thứ tự 1,2,3,4

- Bước 2 : Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10% đun sôi, để nguội

- Bước 3 : Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng là các ống nghiệm 1’,2’,3’,4’

- Bước 4 : Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào ống nghiệm 1’,2’. Thêm vài giọt CuSO4 vào ống 3’,4’.

Phát biểu nào sau đây sai :

  • A.

    Ống 1’ không hiện tượng

  • B.

    Ống 2’ có kết tủa trắng

  • C.

    Ống 3’ có màu tím đặc trưng

  • D.

    Ống 4’ có màu xanh lam

Câu 14 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

(1) n-pentan \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) A + B và D + E

(2) A + Cl2 \(\xrightarrow{{a/s}}\) CH3-CHCl-CH3 + F

(3) CH3COONa + NaOH → D + G

(4) D + Cl2 \(\xrightarrow{{a/s}}\) L + F

(5) CH3-CHCl-CH3 + L + Na → M + NaCl

Các chất A, B, D, E và M lần lượt có cấu tạo là

  • A.

    CH3-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3, CH4, CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH2-CH3.

  • B.

    CH3-CH2-CH3, CH4, CH3-CH3, CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3.

  • C.

    CH3-CH2-CH3, CH2=CH2, CH4, CH2=CH-CH2-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3.

  • D.

    CH4, CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH2-CH3, CH3-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3.

Câu 15 :

Cho các chất sau: tristearin, tinh bột, etyl axetat, tripeptit (Gly - Ala - Val). Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là

  • A.

    3

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    4

Câu 16 :

Loại hợp chất nào sau đây không chứa nitơ trong phân tử?

  • A.
    Amino axit. 
  • B.
    Muối amoni.    
  • C.
    Cacbohiđrat. 
  • D.
    Protein.
Câu 17 :

X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O4. X, Y, Z đều tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1:2

- X tác dụng với NaHCO3, thu được số mol khí gấp đôi số mol X phản ứng.

- Y tác dụng với NaHCO3 theo tỉ lệ mol 1:1 nhưng không có phản ứng tráng gương.

- Z có phản ứng tráng gương và không tác dụng với NaHCO3.

Công thức cấu tạo của X, Y và Z tương ứng là

  • A.

    HOOC-CH2-CH2-COOH,HOOC-COO-CH2-CH3, HCOO-CH2-COO-CH3.

  • B.
    HCOO-CH2-CH2-OOCH, HOOC-COO-CH2-CH3, HOOC-CH2-COO-CH3.
  • C.
    HOOC-CH2-CH2-COOH, HOOC-COO-CH2-CH3, HOOC-CH2-COO-CH3.
  • D.
    HOOC-CH2-CH2-COOH, CH3OOC-COO-CH3, HOOC-CH2-COO-CH3.
Câu 18 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Xenlulozo là polime thiên nhiên và là nguyên liệu để sản xuất các tơ tổng hợp

(b) Cho nhúm bông vào dung dịch H2SO4 70%, đun nóng thu được dung dịch trong suốt;

(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc;

(d) Ở điều kiện thường, glucozo, fructozo và saccarozo đều tan tốt trong nước;

(e) Amilozo trong tinh bột chứa liên kết α - 1,4- glicozit và α - 1,6- glicozit;

(f) Glucozo và fructozo đều bị khử bởi khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng);

Số phát biểu đúng là

  • A.
    4
  • B.
    5
  • C.
    6
  • D.
    3
Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X: axit axetic, andehit fomic, glucozo và fructozo cần 3,36 lít O2(đktc). Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng dung dịch Ca(OH)2 thay đổi như thế nào?

  • A.
    Tăng 9,3 gam. 
  • B.
    Tăng 6,6 gam. 
  • C.
    Giảm 5,7 gam. 
  • D.
    Giảm 12,3 gam.
Câu 20 :

Cho các phát biểu sau:

     (1) Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.

     (2) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

     (3) Tên thay thế của amin có công thức (CH3)3N là trimetylamin

     (4) Dung dịch 37 - 40% fomanđehit trong nước gọi là fomalin (còn gọi là fomon) được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng.

     (5) Các chất: cocain, amphetamin, heroin, moocphin là những chất gây nghiện, hết sức nguy hại cho sức khỏe con người.

Có bao nhiêu phát biểu sai?

  • A.
    3
  • B.
    1
  • C.
    4
  • D.
    2
Câu 21 :

Cho các phát biểu sau:

(a) mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol

(b) Fructozo có nhiều trong mật ong

(c) Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit

(d) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên

(e) Cao su Buna-S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

(f) Tinh bột và xenlulozo là đồng phân của nhau

(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan trong nước tạo thành dung dịch keo

(h) Amilozo và amylopectin đều có các liên kết α – 1,4 – glicozit

Số phát biểu đúng là 

  • A.
    4
  • B.
    5
  • C.
    3
  • D.
    6
Câu 22 :

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:

Mẫu thử Thí nghiệm

Hiện tượng

X hoặc T Tác dụng với quỳ tím Chuyển màu xanh
Y Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng Có kết tủa Ag
Z Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng

Không hiện tượng

Y hoặc Z Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Dung dịch xanh lam
T Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím


Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

  • A.

    Etylamin, fructozo, saccarozo, Glu-Val- Ala.

  • B.

    Anilin, glucozo, saccarozo, Lys-Gly- Ala.

  • C.

    Etylamin, glucozo, saccarozo, Lys -Val.        

  • D.

    Etylamin, glucozo, saccarozo, Lys -Val- Ala.

Câu 23 :

Hỗn hợp X gồm metyl acrylat, vinyl axetat, buta-1,3-đien và vinyl axetilen. Để đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X cần dùng 54,88 lít O2 (đktc) thu được khí CO2 và 23,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của vinyl axetilen có trong X là

  • A.

    30,50%.

  • B.

    31,52%.

  • C.

    21,55%.

  • D.

    33,35%.

Câu 24 :

Cho sơ đồ phản ứng sau

Số phản ứng oxi hóa khử là

  • A.
    4                                    
  • B.
    6                                    
  • C.
    5                                  
  • D.
    3
Câu 25 :

Cho m gam hỗn hợp gồm axit axetic, axit oxalic, axit glutamic tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa (m + 8,8) gam muối. Giá trị của V là

  • A.
    200
  • B.
    400
  • C.
    250
  • D.
    300
Câu 26 :

Cho các chất : C2H5OH, CH3COOH, C2H2 , C2H4. Có bao nhiêu chất sinh ra từ CH3CHO bằng một phản ứng

  • A.
    3
  • B.
    5
  • C.
    4
  • D.
    2
Câu 27 :

Cho dãy các chất sau : propin, but – 2- in, axit fomic, axit axetic, anđehit axetic, anđehit acrylic, etyl fomat, metyl axetat. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là

  • A.
    3
  • B.
    6
  • C.
    5
  • D.
    4
Câu 28 :

Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường

  • A.
    Etylen glycol, glixerol và ancol etylic                         
  • B.
    Glixerol, glucozơ và etyl axetat                              
  • C.
    Glucozơ, glixerol và saccarozơ                                 
  • D.
    Glucozơ, glixerol và metyl axetat
Câu 29 :

Cho các dung dịch C6H5NH2, CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là

  • A.
    4
  • B.
    3
  • C.
    5
  • D.
    2
Câu 30 :

Cho các chất: (1) polibutađien, (2) C2H4, (3) CH4, (4) C2H5OH, (5) đivinyl, (6) C2H2. Sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế polibutađien là

  • A.
    3 → 6 → 2 → 4 → 5 → 1                                         
  • B.
    6 → 4 → 2 → 5 → 3 → 1
  • C.
    2 → 6 → 3 → 4 → 5 → 1                                       
  • D.
    4 → 6 → 3 → 2 → 5 → 1
Câu 31 :

Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH. (b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng. (c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng. (d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin. (e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

  • A.
    3
  • B.
    5
  • C.
    6
  • D.
    4
Câu 32 :

Cho các chất sau: etylamin, alanin, phenyl amoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là?

  • A.
    3
  • B.
    1
  • C.
    4
  • D.
    2
Câu 33 :

Peptit X và peptit Y đều mạch hở cấu tạo từ α-amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm COOH. Z là trieste của glixerol và 2 axit thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp E (gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ưng là 1 : 2 : 5), thu được 3,92 mol CO2, 2,92 mol H2O và 0,24 mol N2. Nếu cho 21,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A.
    20,32.                                 
  • B.
    52,16.                                
  • C.
    32,50.                              
  • D.
    26,08.
Câu 34 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.
    Có thể phân biệt phenol và anilin bằng quỳ tím ẩm.
  • B.

    Benzen có khả năng làm mất màu nước brom.

  • C.
    Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
  • D.

    Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

Câu 35 :

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat.

(b) Cho lượng dư toluen vào dung dịch thuốc tím, đun nóng.

(c) Cho lượng dư dung dịch HCl vào dung dịch muối mononatri glutamat.

(d) Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch phenyl amoni clorua đun nóng.

(e) Cho chất hữu cơ có công thức C2H7NO3 vào dung dịch KOH dư, đun nóng.

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là

  • A.
    3
  • B.
    4
  • C.
    2
  • D.
    5
Câu 36 :

Cho các chất sau: etyl fomat, anilin, glucozo, Gly – Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là:

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    4
  • D.
    3
Câu 37 :

Cho các phương trình hóa học sau:

(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O

(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(3) nX2 + nY → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O

(4) nX3 + nZ → tơ nilon-6,6 + 2nH2O

Công thức phân tử của X là:

  • A.
     C8H14O4.
  • B.
     C8H14O5.
  • C.
     C10H16O5.
  • D.
     C10H18O4.
Câu 38 :

Cho sơ đồ sau: CH4 → X → Y → Z → Cao su buna. Tên gọi của X, Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:

  • A.
     axetilen, etanol, buta-1,3-đien.
  • B.
     etilen, vinyl axetilen, buta-1,3-đien.
  • C.
     anđehit axetic, etanol, buta-1,3-đien.
  • D.
     axetilen, vinyl axetilen, buta-1,3-đien.
Câu 39 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Peptit Gly-Ala tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.

(2) Dung dịch metylamin, anilin làm quỳ tím sang xanh.

(3) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit Gly và Ala.

(4) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.

(5) Tripeptit Gly-Gly-Ala có phân tử khối là 203.

(6) Polime được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ là poli(metyl metacrylat).

Số phát biểu đúng là

  • A.
    2.
  • B.
    1.
  • C.
    4.
  • D.
    3.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 g tinh bột thì cần bao nhiêu lit không khí (dktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp :

  • A.

    1 482 600 lit

  • B.

    1 382 600 lit

  • C.

    1 402 666 lit

  • D.

    1 382 716 lit

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phản ứng quang hợp : 6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n

Tính toán số mol theo phản ứng => số mol CO2 => thể tích không khí cần dùng.

Lời giải chi tiết :

Tinh bột có công thức : (C6H10O5)n => ntinh bột = \(\frac{{500}}{{162n}}\) mol

- Phản ứng quang hợp : 6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n

                        Mol        6n. \(\frac{{500}}{{162n}}\)       ¬      \(\frac{{500}}{{162n}}\)

=> VCO2 = 22,4. 6n. \(\frac{{500}}{{162n}}\) = 414,815 lit

=> VKK = VCO2 : 0,03% = 1 382 716 lit

Câu 2 :

Cho các chất: etilen,axit metacrylic, stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH), CO2, SO2 saccarozo, fructozo. Số chất có khả năng làm mất màu nước brom là

  • A.

    7

  • B.

    5

  • C.

    6

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

các chất có liên kết bội kém bền (nối đôi hoặc ba), anlinin, phenol, có gốc -CHO trong phân tử, SO2 thì làm mất màu dd nước brom

Lời giải chi tiết :

Các chất có khả năng làm mất màu dd nước Br2 là: etilen (CH2=CH2); axit metacrylic (CH2=CH-COOH);anilin (C6H5NH2); stiren (C6H5CH=CH2); phenol (C6H5OH), SO2

→ có 6 chất

Câu 3 :

Cho các chất sau đây: glyxylalanin (Gly-Ala), anilin, metyl amoniclorua, natri axetat, phenol. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là

  • A.

    3

  • B.

    1

  • C.

    4

  • D.

    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại TCHH của aminoaxit, amin, phenol

Lời giải chi tiết :

Có 3 chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch là: glyxylalanin (Gly-Ala), metyl amoniclorua, phenol.

Câu 4 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat

(b) Thủy tinh hữu cơ được ứng dụng làm cửa kính phương tiện giao thông

(c) Glucozo có vị ngọt thấy đầu lưỡi mát lạnh vì xảy ra phản ứng lên men rượu

(d) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím

(e) Nicotin là 1 amin độc, có trong thuốc lá

(f) Sau khi lưu hóa, cao su chịu nhiệt và đàn hồi tốt hơn

Số phát biểu đúng là:

  • A.
    3
  • B.
    5
  • C.
    4
  • D.
    6

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết về este, cacbohidrat, polime

Lời giải chi tiết :

(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat

            => Đúng

(b) Thủy tinh hữu cơ được ứng dụng làm cửa kính phương tiện giao thông

            => Đúng

(c) Glucozo có vị ngọt thấy đầu lưỡi mát lạnh vì xảy ra phản ứng lên men rượu

            => Sai. Vì quá trình hòa tan Glucozo trong nước là quá trình thu nhiệt => tạo cảm giác mát lạnh nơi tiếp xúc với Glucozo ở đầu lưỡi.

(d) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím

            => Đúng. (vì khoai lang có chứa tinh bột nên tạo thành hợp chất xanh tím với I2)

(e) Nicotin là 1 amin độc, có trong thuốc lá

            => Đúng

(f) Sau khi lưu hóa, cao su chịu nhiệt vào đàn hồi tốt hơn

            => Đúng

=> Có 5 ý đúng

Câu 5 :

Chất nào dưới đây tạo kết tủa trắng với dung dịch brom?

  • A.

    metyl amin.

  • B.

    analin

  • C.

    vinyl axetat.

  • D.

    anilin.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết về este và amin

Lời giải chi tiết :

Chất tạo kết tủa trắng với dd Br2 là anilin

Câu 6 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozo được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực.

(b) Thành phần chính của cồn 750 mà trong y tế thường dùng để sát trùng là metanol.

(c) Để ủ hoa quả nhanh chín và an toàn hơn, có thể thay thế C2H2 bằng C2H4.

(d) Hàm lượng tinh bột trong ngô cao hơn trong gạo.

(e) Axit glutamic là thuốc ngăn ngừa và chữa trị các triệu chứng suy nhược thần kinh (mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt,...)

Số phát biểu sai

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    4

  • D.

    3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết về hidrocacbon không no, aminoaxit, ancol và glucozo 

Lời giải chi tiết :

(a), (c), (e) đúng

(b) sai vì Thành phần chính của cồn 750 mà trong y tế thường dùng để sát trùng là etanol

(d) hàm lượng tinh bột trong ngô thấp hơn trong gạo

=> có 2 phát biểu sai

Câu 7 :

Cho các phản ứng sau

(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure

(b) Cho HNO3 vào dung dịch protein tạo thành dung dịch màu vàng

(c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước

(d) Ở điều kiện thường, metyl amin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai

Số phát biểu đúng là

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    1

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức tổng hợp về amin, peptit và protein sgk hóa 12 trang 39

Lời giải chi tiết :

(a) Sai vì đipeptit không có phản ứng màu biure

(b) Sai vì phản ứng tạo ra kết tủa vàng

(c) Sai vì muối này tan

(d) Đúng

Câu 8 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic.

(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí

(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.

(e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2.

Số phát biểu đúng là

  • A.

    4

  • B.

    2

  • C.

    5

  • D.

    3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

(a) sai vì phản ứng tạo ra CH3CHO : andehit axetic

(b) sai PE được điều chế từ phản ứng trùng hợp

(c) sai, anilin là chất rắn

(d) đúng

(e) đúng

Câu 9 :

Có các phát biểu sau :

a. Glucozo và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom

b. Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằn phản ứng tráng bạc

c. Kim loại Bari và Kali có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối

d. Khi đun nóng tristearin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện

e. Amilozo là polime thiên nhiên mạch phân nhánh

f. Oxi hóa hoàn glucozo bằng H2 ( Ni, to) thu được sorbitol

g. Tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ nitron, tơ axetat là tơ nhân tạo

Số phát biểu đúng là

  • A.

    5

  • B.

    4

  • C.

    2

  • D.

    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về cacbohidrat, tính chất vật lý của kim loại kiềm thổ, chất béo và polime

Lời giải chi tiết :

a. Sai vì glucozo tác dụng với brom nhưng là hợp chất no

b. Sai vì cả 2 chất cho cùng hiện tượng tạo kết tủa trắng Ag

c. Đúng

d. Đúng

e. Sai vì đây là mạch không phân nhánh

f. Glucozo không phải bị oxi hóa mà là bị khử

g. Sai vì tơ tơ nilon -6,6, tơ nitron là tơ tổng hợp

Câu 10 :

Cho X, Y,Z,T là bốn chất khác nhau trong các chất sau C6H5NH2, C6H5OHNH3, C2H5NH2  và có các tính chất ghi trong bảng sau:

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi

182,0

-33,4

16,6

184,0

pH ( dung dịch nồng độ 0,1M)

8,8

11,1

11,9

5,4

Nhận định nào sau đây là đúng

  • A.

    Y là C6H5OH                 

  • B.

    T là C6H5NH2   

  • C.

    Z là C2H5NH2

  • D.

    X là NH3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xét về pH thì C6H5OH mang tính axit ( axit phenic) còn 3 chất còn lại mang tình bazo do mang nhóm NH2

Chất nào mang gốc hidrocacbon hút e càng mạnh tính axit càng tăng nên xét về tính axit C6H5 > H > C2H5

Xét về nhiệt độ sôi:

Chất nào khối lượng càng lớn nhiệt độ sôi càng cao

ROH có nhiệt độ sôi lớn hơn RNH2 do tạo liên kết hidro bền hơn

RNH2 và R’NH2 thì chất nào có gốc hidrocabon lớn hơn thì sôi lâu hơn

Lời giải chi tiết :

X có nhiệt độ sôi cao và pH > 7 nên X là C6H5NH2

T có nhiệt độ sôi cao và pH < 7 nên T là C6H5OH

Z có nhiệt độ sôi cao hơn Y nên Z là C2H5NH2 và Y là NH3

Câu 11 :

Cho các chất sau: metyl acrylat, vinyl axetat, etyl fomat, tripanmitin, phenyl benzoat. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng không thu được ancol là

  • A.

    3

  • B.

    4

  • C.

    2

  • D.

    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

các este có dạng: RCOOCH2=CR' ; RCOOCH(R')=CHR'' hoặc RCOOC6H4R' thủy phân trong môi trường kiềm sẽ không thu được ancol với R,R',R'' là các gốc hidrocacbon.

Lời giải chi tiết :

metyl acrylat: CH2=CH-COOCH3 thủy phân cho ancol CH3OH

vinyl axetat: CH3COOCH=CH2 thủy phân cho andehit CH3CHO

etyl fomat: HCOOC2H5 thủy phân cho ancol C2H5OH

tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5 thủy phân cho ancol C3H5(OH)3

phenyl benzoat: C6H5COOC6H5 thủy phân cho muối C6H5CH2ONa ; C6H5ONa và H2O

→ có 2 chất thủy phân trong môi trường kiềm không thu được ancol

Câu 12 :

Chất A có công thức phân tử C6H8O4 . Cho sơ đồ phản ứng sau :

(A) + 2NaOH → (B) + (C) + H2O

(B) \(\xrightarrow{{{H_2}S{O_4},{t^0}}}\)(D) + H2O

(C) + HCl → (E) + NaCl

Phát biểu nào sau đây phù hợp với sơ đồ trên :

  • A.

    Chất E là HOOC-CH≡CH-COOH   

  • B.

    Chất B là CH3OH

  • C.

    Chất D là C3H6          

  • D.

    Chất A là este 2 chức

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biện luận công thức cấu tạo của este dựa vào công thức phân tử và tính chất hóa họC.

Công thức tính số liên kết pi + vòng = \(\frac{{2C + 2 - H}}{2}\)

Lời giải chi tiết :

- Este là C6H8O4 : Số (pi + vòng) = \(\frac{{2.6 + 2 - 8}}{2}\)= 3

=> Este 2 chức có 1 liên kết pi trong gốc hidrocacbon

- Dựa vào phản ứng : (A) + 2NaOH → (B) + (C) + H2O

=> A có 1 nhóm COOH và 1 nhóm COOR

- Mặt khác có phản ứng : (B) \(\xrightarrow{{{H_2}S{O_4},{t^0}}}\)(D) + H2O

=>B phải là ancol có từ 2 C trở lên

=> Công thức của A chỉ có thể là : HOOC – CH = CH – COOC2H5

Câu 13 :

Tiến hành thí nghiệm của 1 vài vật liệu polime với dung dịch kiềm theo các bước sau đây :

- Bước 1 : Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất PE, PVC , sợi len, xenlulozo theo thứ tự 1,2,3,4

- Bước 2 : Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10% đun sôi, để nguội

- Bước 3 : Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng là các ống nghiệm 1’,2’,3’,4’

- Bước 4 : Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào ống nghiệm 1’,2’. Thêm vài giọt CuSO4 vào ống 3’,4’.

Phát biểu nào sau đây sai :

  • A.

    Ống 1’ không hiện tượng

  • B.

    Ống 2’ có kết tủa trắng

  • C.

    Ống 3’ có màu tím đặc trưng

  • D.

    Ống 4’ có màu xanh lam

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- PE (-CH2-CH2-)n không phản ứng với NaOH và AgNO3

- PVC (-CH2-CHCl-)n + nNaOH → (CH2-CHOH-)n + NaCl

Khi gạt lấy lớp nước thì cũng bao gồm các chất tan trong nước => không còn NaCl

=> không có phản ứng với AgNO3/HNO3 => không thể có kết tủa trắng

- Sợi len nếu làm từ hữu cơ (polypeptit) thì sẽ phản ứng với Cu(OH)2/OH- tạo màu tím đặc trưng

            CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

- Xenlulozo không phản ứng với NaOH, khi thêm CuSO4 vào thì xuất hiện màu xanh của CuSO4.

Câu 14 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

(1) n-pentan \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) A + B và D + E

(2) A + Cl2 \(\xrightarrow{{a/s}}\) CH3-CHCl-CH3 + F

(3) CH3COONa + NaOH → D + G

(4) D + Cl2 \(\xrightarrow{{a/s}}\) L + F

(5) CH3-CHCl-CH3 + L + Na → M + NaCl

Các chất A, B, D, E và M lần lượt có cấu tạo là

  • A.

    CH3-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3, CH4, CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH2-CH3.

  • B.

    CH3-CH2-CH3, CH4, CH3-CH3, CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3.

  • C.

    CH3-CH2-CH3, CH2=CH2, CH4, CH2=CH-CH2-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3.

  • D.

    CH4, CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH2-CH3, CH3-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết về hidrocacbon

Lời giải chi tiết :

3) CH3COONa + NaOH \(\xrightarrow{{CaO,{t^o}}}\) CH4 (D) + Na2CO3 (G)

(4) CH4 (D) + Cl2 \(\xrightarrow{{a/s}}\) CH3Cl (L) + HCl (F)

(1) CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 \(\xrightarrow{{crackinh}}\) CH4 (D) + CH2=CH-CH2-CH3 (E)

      CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 \(\xrightarrow{{crackinh}}\) CH3-CH2-CH3 (A) + CH2=CH2 (B)

(2) CH3-CH2-CH3 (A) + Cl2 \(\xrightarrow{{a/s}}\) CH3-CHCl-CH3 + HCl (F)

(5) CH3-CHCl-CH3 + CH3Cl (L) + 2Na → CH3-CH(CH3)-CH3 (M) + 2NaCl

Câu 15 :

Cho các chất sau: tristearin, tinh bột, etyl axetat, tripeptit (Gly - Ala - Val). Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là

  • A.

    3

  • B.

    1

  • C.

    2

  • D.

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

các chất có các nhóm -COO; -CO-NH dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm

Lời giải chi tiết :

Các chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là: tristearin, etyl axetat, tripeptit (Gly - Ala - Val) => có 3 chất

Câu 16 :

Loại hợp chất nào sau đây không chứa nitơ trong phân tử?

  • A.
    Amino axit. 
  • B.
    Muối amoni.    
  • C.
    Cacbohiđrat. 
  • D.
    Protein.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần cấu tạo chung của các phân tử, từ đó xác định được chất nào có nito, chất nào không có.

Lời giải chi tiết :

Cacbohidrat là hợp chất có công thức chung Cn(H2O)m => chỉ chứa C, H, O không chứa N trong phân tử.

Câu 17 :

X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O4. X, Y, Z đều tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1:2

- X tác dụng với NaHCO3, thu được số mol khí gấp đôi số mol X phản ứng.

- Y tác dụng với NaHCO3 theo tỉ lệ mol 1:1 nhưng không có phản ứng tráng gương.

- Z có phản ứng tráng gương và không tác dụng với NaHCO3.

Công thức cấu tạo của X, Y và Z tương ứng là

  • A.

    HOOC-CH2-CH2-COOH,HOOC-COO-CH2-CH3, HCOO-CH2-COO-CH3.

  • B.
    HCOO-CH2-CH2-OOCH, HOOC-COO-CH2-CH3, HOOC-CH2-COO-CH3.
  • C.
    HOOC-CH2-CH2-COOH, HOOC-COO-CH2-CH3, HOOC-CH2-COO-CH3.
  • D.
    HOOC-CH2-CH2-COOH, CH3OOC-COO-CH3, HOOC-CH2-COO-CH3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

X là axit 2 chức,

Y có chức COOH nhưng không có chức HCOO-

Z có HCOO- và không có nhóm -COOH

Từ đó suy ra CTCT X,Y,Z

Lời giải chi tiết :

C4H6O4 có k = (4.2 + 2 -6)/2 = 2

- X tác dụng với NaHCO3 thu được số mol khí gấp đôi số mol X phản ứng => X là axit 2 chức

- Y tác dụng với NaHCO3 theo tỉ lệ mol 1:1 nhưng không có phản ứng tráng gương => Y có chức COOH nhưng không có chức HCOO-

- Z có phản ứng tráng gương và không tác dụng với NaHCO3 → Z có HCOO- và không có nhóm -COOH

Vậy X, Y, Z lần lượt là: HOOC-CH2-CH2-COOH,HOOC-COO-CH2-CH3, HCOO-CH2-COO-CH3.

Câu 18 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Xenlulozo là polime thiên nhiên và là nguyên liệu để sản xuất các tơ tổng hợp

(b) Cho nhúm bông vào dung dịch H2SO4 70%, đun nóng thu được dung dịch trong suốt;

(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc;

(d) Ở điều kiện thường, glucozo, fructozo và saccarozo đều tan tốt trong nước;

(e) Amilozo trong tinh bột chứa liên kết α - 1,4- glicozit và α - 1,6- glicozit;

(f) Glucozo và fructozo đều bị khử bởi khí H2 (xúc tác Ni, đun nóng);

Số phát biểu đúng là

  • A.
    4
  • B.
    5
  • C.
    6
  • D.
    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

dựa vào kiến thức học về chương 2 - cacbohidart hóa lớp 12

Lời giải chi tiết :

(a) sai, xenlulozo là nguyên liệu để sản xuất các tơ bán tổng hợp

(b) sai, vì dung dịch H2SO4 70% có thể coi là đặc, có thể hút nước trong bông tạo thành chất cacbon có màu đen

(c) đúng

(d) đúng

(e) sai, Amilozo trong tinh bột chỉ chứa liên kết α - 1,4- glicozit

(f) đúng

→ có 3 phát biểu đúng

Câu 19 :

Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X: axit axetic, andehit fomic, glucozo và fructozo cần 3,36 lít O2(đktc). Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng dung dịch Ca(OH)2 thay đổi như thế nào?

  • A.
    Tăng 9,3 gam. 
  • B.
    Tăng 6,6 gam. 
  • C.
    Giảm 5,7 gam. 
  • D.
    Giảm 12,3 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hỗn hợp X gồm: C2H4O2; CH2O; C6H12O6; C6H12O6 → tất cả các chất này có công thức chung là (CH2O)n

PTHH: (CH2O)n + nO2 → nCO2 + nH2O

→ nCO2  = nH2O = 0,15 (mol)

Khi cho sp cháy vào dd Ca(OH)2 dư có phản ứng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,15                    → 0,15 (mol)

Xét: ∆m = mCO2 + mH2O - mCaCO3 = ?

∆m > 0 thì khối lượng dd tăng; ∆m < 0 thì khối lượng dung dịch giảm

Lời giải chi tiết :

Hỗn hợp X gồm: C2H4O2; CH2O; C6H12O6; C6H12O6 → tất cả các chất này có công thức chung là (CH2O)n

nO2(đktc) = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)

PTHH: (CH2O)n + nO2 → nCO2 + nH2O

                               0,15 → 0,15     0,15     (mol)

→ nCO2  = nH2O = 0,15 (mol)

Khi cho sp cháy vào dd Ca(OH)2 dư có phản ứng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,15                    → 0,15 (mol)

Xét: ∆m = mCO2 + mH2O - mCaCO3 = 0,15.44 + 0,15.18 - 0,15.100 = -5,7

Vậy khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 5,7 g

Câu 20 :

Cho các phát biểu sau:

     (1) Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.

     (2) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

     (3) Tên thay thế của amin có công thức (CH3)3N là trimetylamin

     (4) Dung dịch 37 - 40% fomanđehit trong nước gọi là fomalin (còn gọi là fomon) được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng.

     (5) Các chất: cocain, amphetamin, heroin, moocphin là những chất gây nghiện, hết sức nguy hại cho sức khỏe con người.

Có bao nhiêu phát biểu sai?

  • A.
    3
  • B.
    1
  • C.
    4
  • D.
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết phần este, lipit, amin, andehit

Lời giải chi tiết :

(1) đúng vì este không tạo được liên kết H như ancol và axit

(2) sai vì dầu ăn thành phần chính là chất béo còn dầu bôi trơn có thành phần chính là các hidrocacbon

(3) sai vì đó là tên gốc chức (không phải tên thay thế)

(4) đúng

(5) đúng

Vậy có 2 phát biểu sai

Câu 21 :

Cho các phát biểu sau:

(a) mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol

(b) Fructozo có nhiều trong mật ong

(c) Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit

(d) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên

(e) Cao su Buna-S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

(f) Tinh bột và xenlulozo là đồng phân của nhau

(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan trong nước tạo thành dung dịch keo

(h) Amilozo và amylopectin đều có các liên kết α – 1,4 – glicozit

Số phát biểu đúng là 

  • A.
    4
  • B.
    5
  • C.
    3
  • D.
    6

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào TCHH của peptit, este và polime

Lời giải chi tiết :

(a) sai vì có thể tạo ra andehit, xeton hoặc muối của phenol

(b) đúng

(c) sai vì liên kết peptit là liên kết giữa nhóm CO và nhóm NH giữa các α aminoaxit

(d) đúng

(e) sai vì cao su Buna-S được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

(f) sai vì hệ số n trong CTPT (C6H10O5)n của hai chất khác nhau

(g) sai vì protein dạng cầu dễ dàng tan trong nước tạo thành dung dịch keo

(h) đúng

=> có 3 phát biểu đúng

Câu 22 :

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:

Mẫu thử Thí nghiệm

Hiện tượng

X hoặc T Tác dụng với quỳ tím Chuyển màu xanh
Y Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng Có kết tủa Ag
Z Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng

Không hiện tượng

Y hoặc Z Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Dung dịch xanh lam
T Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím


Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

  • A.

    Etylamin, fructozo, saccarozo, Glu-Val- Ala.

  • B.

    Anilin, glucozo, saccarozo, Lys-Gly- Ala.

  • C.

    Etylamin, glucozo, saccarozo, Lys -Val.        

  • D.

    Etylamin, glucozo, saccarozo, Lys -Val- Ala.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X hoặc T làm quỳ tím chuyển sang màu xanh => X và T có môi trường bazo

Y tạo kết tủa Ag với dd AgNO3/NH3, đun nóng => Y có nhóm -CHO trong phân tử hoặc trong môi trường bazo chuyển hóa thành chất có khả năng phản ứng tráng Ag.

Z không phản ứng với AgNO3/NH3, đun nóng => Y không có nhóm -CHO

Lời giải chi tiết :

X hoặc T làm quỳ tím chuyển sang màu xanh => X và T có môi trường bazo => X và T có thể là Etylamin; Lys-Gly- Ala hoặc Lys -Val- Ala.

T lại tạo phức màu tím với Cu(OH)2/OH- => T là tripeptit có chứa gốc lys

=> X chắc chắn là etylamin

Y tạo kết tủa Ag với dd AgNO3/NH3, đun nóng => Y là glucozo hoặc fructozo

Z không phản ứng với AgNO3/NH3, đun nóng => Z là saccarozo

Vậy X, Y, Z, T theo thứ tự phù hợp với bài toán và đáp án cho là: Etylamin, glucozo, saccarozo, Lys -Val- Ala.

Câu 23 :

Hỗn hợp X gồm metyl acrylat, vinyl axetat, buta-1,3-đien và vinyl axetilen. Để đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X cần dùng 54,88 lít O2 (đktc) thu được khí CO2 và 23,4 gam H2O. Phần trăm khối lượng của vinyl axetilen có trong X là

  • A.

    30,50%.

  • B.

    31,52%.

  • C.

    21,55%.

  • D.

    33,35%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt công thức của 3 chất đầu tiên metyl acrylat (CH2=CH-COOCH3), vinyl axetat (CH3COOCH=CH2), buta-1,3-đien (CH2=CH-CH=CH2) là C4H6On

Như vậy hỗn hợp gồm C4H6On (x mol) và C4H4 (y mol)

nX = x + y = 0,5 (1)

nH2O = 3x + 2y = 1,3 (2)

Giải (1) và (2) thu được x và y

Các chất đều chứa 4C nên nCO2 = 4nX

BTNT “O”: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nO(X)

Tính được mX = mC + mH + mO

=> %mC4H4

Lời giải chi tiết :

nO2 = 2,45 mol; nH2O = 1,3 mol

Đặt công thức của 3 chất đầu tiên metyl acrylat (CH2=CH-COOCH3), vinyl axetat (CH3COOCH=CH2), buta-1,3-đien (CH2=CH-CH=CH2) là C4H6On

Như vậy hỗn hợp gồm C4H6On (x mol) và C4H4 (y mol)

nX = x + y = 0,5 (1)

nH2O = 3x + 2y = 1,3 (2)

Giải (1) và (2) thu được x = 0,3 và y = 0,2

nCO2 = 4nX = 4.0,5 = 2 mol (do các chất đều chứa 4C)

BTNT “O”: nO(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nO(X) + 2.2,45 = 2.2 + 1,3 => nO(X) = 0,4 mol

X chứa: C (2 mol), H (2.1,3 = 2,6 mol), O (0,4 mol)

mX = mC + mH + mO = 12.2 + 1.2,6 + 16.0,4 = 33 gam

=> %mC4H4 = (0,2.52/33).100% = 31,52%

Câu 24 :

Cho sơ đồ phản ứng sau

Số phản ứng oxi hóa khử là

  • A.
    4                                    
  • B.
    6                                    
  • C.
    5                                  
  • D.
    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Viết phản ứng hóa học xảy ra, các phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng là phản ứng oxi hóa khử

Lời giải chi tiết :

Ta có sơ đồ sau

Số phản ứng oxi hóa khử là (1); (2); (3);(5);(6) => có 5 phản ứng

 

Câu 25 :

Cho m gam hỗn hợp gồm axit axetic, axit oxalic, axit glutamic tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa (m + 8,8) gam muối. Giá trị của V là

  • A.
    200
  • B.
    400
  • C.
    250
  • D.
    300

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng: nNaOH = 8,8/ (23-1) = ?

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức chung của các axit là R(COOH)x

R(COOH)x + xNaOH → R(COONa)x + xH2O

Vì khối lượng tăng chính là khối lượng của Na thay thế H trong gốc -COOH của axit

Đặt số mol gốc -COOH = a(mol)

-COOH → -COONa

       a     →      a          (mol)=> Khối lượng tăng là 22a gam

Theo bài => 22a = 8,8

→ a= 0,4 (mol)

→ nNaOH = 0,4 (mol) → VNaOH = nNaOH: CM = 0,4 :1 = 0,4 (lít) = 400 (ml)

Câu 26 :

Cho các chất : C2H5OH, CH3COOH, C2H2 , C2H4. Có bao nhiêu chất sinh ra từ CH3CHO bằng một phản ứng

  • A.
    3
  • B.
    5
  • C.
    4
  • D.
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất hóa học của CH3CHO trong sgk hóa 11 – trang 200

Lời giải chi tiết :

Chất sinh ra từ CH3CHO bằng một phản ứng là C2H5OH, CH3COOH

2CH3CHO + O2 \(\xrightarrow{{lenmen}}\) 2CH3COOH

CH3CHO + H2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) C2H5OH

Câu 27 :

Cho dãy các chất sau : propin, but – 2- in, axit fomic, axit axetic, anđehit axetic, anđehit acrylic, etyl fomat, metyl axetat. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là

  • A.
    3
  • B.
    6
  • C.
    5
  • D.
    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 là những chất có nối ba đầu mạch, andehit hoặc các chất có dạng nhóm andehit như este hay muối của axit fomic

Lời giải chi tiết :

Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa là propin, axit fomic, anđehit axetic, anđehit acrylic, etyl fomat

Câu 28 :

Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường

  • A.
    Etylen glycol, glixerol và ancol etylic                         
  • B.
    Glixerol, glucozơ và etyl axetat                              
  • C.
    Glucozơ, glixerol và saccarozơ                                 
  • D.
    Glucozơ, glixerol và metyl axetat

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất phản ứng được với Cu(OH)2 điều kiện thường là những chất có từ 2 nhóm OH liền kề, có nhóm COOH

Lời giải chi tiết :

Dãy các chất phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là : Glucozơ, glixerol và saccarozơ

A sai do ancol etylic không phản ứng

B sai do etyl axetat không phản ứng

D sai vì metyl axetat không phản ứng

Câu 29 :

Cho các dung dịch C6H5NH2, CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là

  • A.
    4
  • B.
    3
  • C.
    5
  • D.
    2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Amin ( trừ anilin và các amin có chứa vòng thơm) đều làm dd phenolphtalein chuyển màu đỏ (hồng)

Aa làm phenolphtalein thay đổi dựa màu khi số nhóm -COOH < NH2

Lời giải chi tiết :

Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi mày phenolphtalein là : CH3NH2, NaOH

→ có 2 chất.

Câu 30 :

Cho các chất: (1) polibutađien, (2) C2H4, (3) CH4, (4) C2H5OH, (5) đivinyl, (6) C2H2. Sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế polibutađien là

  • A.
    3 → 6 → 2 → 4 → 5 → 1                                         
  • B.
    6 → 4 → 2 → 5 → 3 → 1
  • C.
    2 → 6 → 3 → 4 → 5 → 1                                       
  • D.
    4 → 6 → 3 → 2 → 5 → 1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức được học về điều chế poli butanđien

Lời giải chi tiết :

Sắp xếp các chất theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế polibutađien là (3) CH4 →(6) C2H2 → C2H4 (2) → (4) C2H5OH → (5) đivinyl → (1) polibutađien

\(\begin{gathered}2C{H_4}\xrightarrow[{lam\,lanh\,nhanh}]{{{{1500}^o}C}}{C_2}{H_2} + 3{H_2} \hfill \\{C_2}{H_2} + {H_2}\xrightarrow{{Pd/PbC{O_3}}}{C_2}{H_4} \hfill \\{C_2}{H_4} + {H_2}O\xrightarrow{{{H^ + },\,{t^o}}}{C_2}{H_5}OH \hfill \\2{C_2}{H_5}OH\xrightarrow{{{t^o},\,xuc\,tac}}{H_2} + {H_2}O + C{H_2} = CH - CH = C{H_2} \hfill \\nC{H_2} = CH - CH = C{H_2}\xrightarrow{{{t^o},p,xt}} - {(C{H_2} - CH = CH - C{H_2})_n} -  \hfill \\\end{gathered} \)                                          

Câu 31 :

Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch CH3COOH. (b) Đun nóng tinh bột trong dung dịch H2SO4 loãng. (c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng. (d) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch anilin. (e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch axit glutamic.(g) Cho dung dịch metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

  • A.
    3
  • B.
    5
  • C.
    6
  • D.
    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lý thuyết về cacbohidrat, amin, lipt và este

Lời giải chi tiết :

Các thí nghiệm xảy ra phản ứng là

(a) CH3NH2 + CH3COOH → CH3COONH3CH3

(b) (C6H10O5)n\(\buildrel {{H_2}S{O_4}\,} \over\longrightarrow \) nC6H12O6 (glucozo)

(c) 3H2 + (C17H33COO)3C3H5 \(\buildrel {Ni,{t^0}\,} \over\longrightarrow \) (C17H35COO)3C3H5

(d) C6H5NH2 + 3Br2 → 2,4,6- tri brom anlanin + 3HBr

(e) HCl + HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH → HOOC-[CH2]2-CH(NHCl)-COOH

(g) HCOOCH3 + 2AgNO3 + 2NH3 + H2O\(\buildrel {{t^0}\,} \over\longrightarrow \) NH4OOCCH3 + 2Ag↓ + NH4NO3

=> cả 6 thí nghiệm đều xảy ra pư

Câu 32 :

Cho các chất sau: etylamin, alanin, phenyl amoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là?

  • A.
    3
  • B.
    1
  • C.
    4
  • D.
    2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất phản ứng với HCl là chất có nhóm NH2 và muối của este

Lời giải chi tiết :

Chất phản ứng được với dung dịch HCl là etylamin, alanin,natri axetat → có 3 chất

Câu 33 :

Peptit X và peptit Y đều mạch hở cấu tạo từ α-amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm COOH. Z là trieste của glixerol và 2 axit thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,32 mol hỗn hợp E (gồm X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ưng là 1 : 2 : 5), thu được 3,92 mol CO2, 2,92 mol H2O và 0,24 mol N2. Nếu cho 21,62 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A.
    20,32.                                 
  • B.
    52,16.                                
  • C.
    32,50.                              
  • D.
    26,08.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nX =  0,04 mol ; nY = 0,08 mol và nZ = 0,2 mol

Quy E thành C2H3ON ; CH2; NH  với số mol lần lượt là x, y ,z mol và (CH2=CHCOO)3C3H5 : 0,2 mol ; H2O : 0,12 mol

Bảo toàn C có nCO2 = 2nC2H3ON + nCH2 + 12neste (1)

Bảo toàn H có 2nH2O = 3nC2H3ON + 2nCH2 + nNH + 14neste + 2.0,12 => (2)

Bảo toàn N có 2nN2 = nC2H3ON + nNH (3)

Giải (1) (2) và (3) được x ; y và z → mE

21,62 gam E + NaOH → muối+ C3H5(OH)3 +H2O

Có nE→ nX, nY, nZ 

nNaOH = naa + 3nZ = nC2H3ON + 3nZ ; nC3H5(OH)3 = nZ và nH2O = nH2O(E)

BTKL : mmuối = mE + mNaOH – mH2O – mC3H5(OH)3

Lời giải chi tiết :

nX =  0,04 mol ; nY = 0,08 mol và nZ = 0,2 mol

Quy E thành C2H3ON ; CH2; NH  với số mol lần lượt là x, y ,z mol và (CH2=CHCOO)3C3H5 : 0,2 mol ; H2O : 0,12 mol

Bảo toàn C có nCO2 = 2nC2H3ON + nCH2 + 12neste = 2x + y + 12.0,2 =3,92 (1)

Bảo toàn H có 2nH2O = 3nC2H3ON + 2nCH2 + nNH + 14neste + 2.0,12 => 2.2,92 = 3x + y + z + 0,2.14 + 0,24 (2)

Bảo toàn N có 2nN2 = nC2H3ON + nNH = x + z = 2.0,24 (3)

Giải (1) (2) và (3) được x = 0,36 mol; y = 0,8 mol và z = 0,12 mol

  mE = 0,36.57 + 0,8.14 + 0,12.15 + 0,2.254 +0,12.18 =86,48

21,62 gam E + NaOH → muối+ C3H5(OH)3 +H2O

Có nE = 21,62 : 86,48 . 0,32  = 0,08 mol nên \(\left\{ \begin{gathered}{n_X} = 0,01\,mol \\{n_Y} = 0,02\,mol  \\{n_Z} = 0,05\,mol \\\end{gathered}  \right.\)

nNaOH = naa + 3nZ = nC2H3ON + 3nZ = 0,36.0,08 : 0,32 + 3.0,05 = 0,24 mol

nC3H5(OH)3 = nZ = 0,05 mol và nH2O = nH2O(E) = 0,12.0,08 : 0,32 = 0,03 mol

BTKL : mmuối = mE + mNaOH – mH2O – mC3H5(OH)3 = 21,62 + 0,24.40 – 0,03.18 – 0,05.92 = 26,08 gam

Câu 34 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A.
    Có thể phân biệt phenol và anilin bằng quỳ tím ẩm.
  • B.

    Benzen có khả năng làm mất màu nước brom.

  • C.
    Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
  • D.

    Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kĩ năng thuốc thử phân biệt các chất

Lời giải chi tiết :

A. sai vì phenol và anilin đều không làm quỳ tím chuyển màu

B. sai, benzen không làm mất màu nước Br2

C. đúng

D. Sai, từ tripeptit trở nên mới có phản ứng màu biure.

Câu 35 :

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat.

(b) Cho lượng dư toluen vào dung dịch thuốc tím, đun nóng.

(c) Cho lượng dư dung dịch HCl vào dung dịch muối mononatri glutamat.

(d) Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch phenyl amoni clorua đun nóng.

(e) Cho chất hữu cơ có công thức C2H7NO3 vào dung dịch KOH dư, đun nóng.

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là

  • A.
    3
  • B.
    4
  • C.
    2
  • D.
    5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết PTHH xảy ra, chọn các phản ứng chỉ thu được 1 muối

Lời giải chi tiết :

(a) CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3 → 1 muối NaHCO3

(b) C6H5CH3 + 2KMnO4  \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) C6H5COOK + KOH + 2MnO2 + H2O → 1 muối C6H5COOK

(c) HCl + NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH → HOOC-[CH2]2-CH(NH3Cl)-COOH + NaCl → 2 muối: NaCl và HOOC-[CH2]2-CH(NH3Cl)-COOH

(d) NaOH + C6H5NH3Cl \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)  C6H5NH2 + NaCl + H2O → 1 muối NaCl

(e) CH3NH3HCO3 + 2KOH dư \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)  CH3NH2 + K2CO+ H2O → 1 muối  K2CO3

→ có 4 thí nghiệm thu được 1 muối: (a), (b), (d), (e)

Câu 36 :

Cho các chất sau: etyl fomat, anilin, glucozo, Gly – Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là:

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    4
  • D.
    3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các chất thủy phân trong môi trường kiềm là: este, peptit, axit, phenol

Lời giải chi tiết :

Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là:etyl fomat, Gly – Ala.

Câu 37 :

Cho các phương trình hóa học sau:

(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O

(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(3) nX2 + nY → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O

(4) nX3 + nZ → tơ nilon-6,6 + 2nH2O

Công thức phân tử của X là:

  • A.
     C8H14O4.
  • B.
     C8H14O5.
  • C.
     C10H16O5.
  • D.
     C10H18O4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

­Bước 1: Biện luận xác định X, X1, X2 thuộc loại hợp chất nào

- Dựa vào phương trình (1), (2)

Bước 2: Xác định CTCT của X2, Y

- Dựa vào phương trình (3) điều chế poli(etylen terephtalat)

Bước 3: Xác định CTCT của  X3, Z => X1 và X

- Dựa vào phương trình (4) điều chế tơ nilon-6,6

=> X1 và X

Lời giải chi tiết :

­Bước 1: Biện luận xác định X, X1, X2 thuộc loại hợp chất nào

(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O

(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

Từ (1,2) → X là este, X1 là muối natri, X2 là ancol

Bước 2: Xác định CTCT của X2, Y

(3) nX2 + nY → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O

[ poli(etylen terephtalat) là (-O-CH2-CH2-O-CO-C6H4-CO-)]

→ X2: HOCH2CH2OH; Y: HOOC-C6H4-COOH

(4) nX3 + nZ → tơ nilon-6,6 + 2nH2O

[ nilon-6,6 là (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n ]

→ X3: HOOC-[CH2]4-COOH; Z: H2N-[CH2]6-NH2

Bước 3: Xác định CTCT của  X3, Z => X1 và X

→ X1 là NaOOC-[CH2]4-COONa

Mà 1 mol X tác dụng với 2 mol NaOH sinh ra 1 mol X1, 1 mol X2 và 1 mol H2O

→ X là HOOC-[CH2]4COOCH2CH2OH có CTPT là C8H14O5.

Câu 38 :

Cho sơ đồ sau: CH4 → X → Y → Z → Cao su buna. Tên gọi của X, Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:

  • A.
     axetilen, etanol, buta-1,3-đien.
  • B.
     etilen, vinyl axetilen, buta-1,3-đien.
  • C.
     anđehit axetic, etanol, buta-1,3-đien.
  • D.
     axetilen, vinyl axetilen, buta-1,3-đien.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ điều chế cao su buna: CH4 → C2H2 (X) → C4H4 (Y) → C4H6 (Z) → Cao su buna.

PTHH:

2CH4 \(\xrightarrow[{lam\,lanh\,nhanh}]{{{{1500}^o}C}}\) C2H(axetilen) + 3H2

2CH≡CH \(\xrightarrow{{{t^o},xt,p}}\) CH≡C-CH=CH2 (vinyl axetilen)

CH≡C-CH=CH2 \(\xrightarrow{{Pd/PbC{O_3},{t^o}}}\) CH2=C-CH=CH2 (buta-1,3-đien)

Câu 39 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Peptit Gly-Ala tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.

(2) Dung dịch metylamin, anilin làm quỳ tím sang xanh.

(3) Có thể tạo ra tối đa 4 đipeptit từ các amino axit Gly và Ala.

(4) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.

(5) Tripeptit Gly-Gly-Ala có phân tử khối là 203.

(6) Polime được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ là poli(metyl metacrylat).

Số phát biểu đúng là

  • A.
    2.
  • B.
    1.
  • C.
    4.
  • D.
    3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

(1) sai, vì đipeptit không có phản ứng màu biure.

(2) sai, dung dịch metylamin làm quỳ tím hóa xanh, anilin thì không (có tính bazơ nhưng rất yếu).

(3) đúng, đó là các đipeptit: Ala-Gly; Gly-Ala; Gly-Gly; Ala-Ala.

(4) sai, anilin không phản ứng với kiềm nên không tan trong NaOH.

(5) đúng, MGly-Gly-Ala = 75.2 + 89 - 18.2 = 203 đvC.

(6) đúng.

Vậy có 3 phát biểu đúng.