Trắc nghiệm Bài 40. Nhận biết một số ion trong dung dịch - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì sản phẩm có màu xanh thẫm của

  • A.

    Cu(OH)2.     

  • B.

    [Cu(NH3)4]SO4

  • C.

    [Cu(NH3)4](OH)2.

  • D.

    [Cu(NH3)4]2+.

Câu 2 :

Dãy dung dịch nào sau đây đều làm quỳ tím chuyển qua màu xanh?

  • A.

    NH3 và Na2CO3.                                           

  • B.

    NaHSO4 và NH4Cl.

  • C.

    Ca(OH)2và H2SO4.    

  • D.

    NaAlO2 và AlCl3.

Câu 3 :

Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng

  • A.

    chuyển thành màu đỏ.

  • B.

    hiện tượng thoát ra 1 chất khí không màu có mùi khai.

  • C.

    thoát ra 1 khí có màu nâu đỏ.

  • D.

    thoát ra khí không màu không mùi.

Câu 4 :

Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3 vì

  • A.

    tạo ra khí có màu nâu.

  • B.

    tạo ra dung dịch có màu vàng.

  • C.

    tạo ra kết tủa có màu vàng.                      

  • D.

    tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.

Câu 5 :

Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện chứng tỏ

  • A.

    axit H2S mạnh hơn H2SO4.     

  • B.

    axit H2SO4 mạnh hơn H2S.

  • C.

    kết tủa CuS không tan trong axit mạnh. 

  • D.

    phản ứng oxi hóa – khử xảy ra.

Câu 6 :

Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì

  • A.

    không thấy xuất hiện kết tủa.      

  • B.

    có kết tủa màu xanh sau đó tan.

  • C.

    sau 1 thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa. 

  • D.

    có kết tủa keo màu xanh xuất hiện.

Câu 7 :

Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm 1 chất để nhận biết các dung dịch đó thì chất đó là chất nào?

  • A.

    dung dịch HNO3.                        

  • B.

    dung dịch KOH.

  • C.

    dung dịch BaCl2.             

  • D.

    dung dịch NaCl.

Câu 8 :

Chỉ dùng 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: NH4Cl, NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2?

  • A.

    Dung dịch phenolphtalein.         

  • B.

    Dung dịch AgNO3.

  • C.

    Dung dịch quỳ tím.                   

  • D.

    Dung dịch BaCl2.

Câu 9 :

Có 5 dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó?

  • A.

    Dung dịch NaOH.       

  • B.

    Dung dịch AgNO3.

  • C.

    Dung dịch Na2SO4.     

  • D.

    Dung dịch HCl.

Câu 10 :

Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết 4 dung dịch: Na2CO3, NaOH, Na2SO4, HCl?

  • A.

    Dung dịch Ba(NO3)2.                  

  • B.

    dung dịch H2SO4.

  • C.

    Quỳ tím.              

  • D.

    dung dịch K2SO4.

Câu 11 :

Các thuốc thử thích hợp dùng để phân biệt các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, Na2SO4, NaOH là:

  • A.

    dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3, quỳ tím

  • B.

    dung dịch AgNO3, quỳ tím.

  • C.

    dung dịch BaCl2, quỳ tím, Cl2, hồ tinh bột.

  • D.

    dung dịch BaCl2, Cl2, hồ tinh bột.

Câu 12 :

Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết 3 dung dịch: H2SO4 đặc, Ba(OH)2, HCl là

  • A.

    Cu.                        

  • B.

    SO2.                   

  • C.

    giấy quỳ tím.  

  • D.

    cả A và C đều đúng.

Câu 13 :

Cho các dung dịch: Na2S, Na2SO4, NaNO3, NaCl. Để nhận biết các dung dịch trên cần dùng những thuốc thử trong dãy nào sau đây?

  • A.

    Dung dịch BaCl2, dung dịch HCl, dung dịch CuCl2.

  • B.

    Dung dịch AgNO3.

  • C.

    Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3.

  • D.

    Dung dịch Pb(NO3)2, dung dịch NaCl.

Câu 14 :

Trong các chất sau đây, chất nào có thể dùng làm thuốc thử để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch?

  • A.

    Ba(OH)2.             

  • B.

    AgNO3.    

  • C.

    NaOH.            

  • D.

    Ba(NO3)2.

Câu 15 :

Có 3 bình không nhãn, mỗi bình đựng 1 trong các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI. Dùng cặp thuốc thử nào sau đây để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình?

  • A.

    Nước Cl2 và dung dịch I2.                       

  • B.

    Nước Br2 và dung dịch I2.

  • C.

    Nước Cl2và hồ tinh bột.      

  • D.

    Nước Br2 và hồ tinh bột.

Câu 16 :

Khi làm thí nghiệm nên sử dụng hóa chất với 1 lượng nhỏ nhằm mục đích gì?

  • A.

    Tiết kiệm về mặt kinh tế.

  • B.

    Giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường.

  • C.

    Giảm độ phát hiện, tăng độ nhạy của phép phân tích.

  • D.

    Cả A, B, C.

Câu 17 :

Có 2 dung dịch chứa riêng rẽ các anion sau: SO32-, CO32-. Thuốc thử để nhận biết các anion là

  • A.

    Nước vôi trong.         

  • B.

    dung dịch HCl và nước Br2.

  • C.

    Dung dịch HCl.          

  • D.

    Dung dịch NaOH.

Câu 18 :

Có 3 dung dịch chứa 3 muối natri của các anion: Cl-, CO32-, SO42-. Thuốc thử nào sau đây cho phép phân biệt cả 3 muối trên?

  • A.

    AgNO3 và BaCl2.             

  • B.

    Dung dịch HCl.

  • C.

    BaCl2và HCl.        

  • D.

    BaCl2 và NaOH.

Câu 19 :

Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch dùng Cu và H2SO4 loãng đung nóng vì

  • A.

    phản ứng tạo dd màu xanh thẫm.

  • B.

    phản ứng tạo kết tủa xanh lam.

  • C.

    phản ứng tạo kết tủa vàng nhạt.

  • D.

    tạo thành dd màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Câu 20 :

Nước giếng ở đồng bằng Bắc bộ thường có nhiều ion Fe2+. Loại nước này dùng để sinh hoạt có nhiều bất tiện như làm quần áo bị ố vàng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Biện pháp nào loại bỏ ion Fe2+ ra khỏi nước là đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả hơn cả ?

  • A.

    dùng vôi (Ca(OH)2) để kết tủa hết ion Fe2+.

  • B.

    dùng giàn mưa, tăng diện tích tiếp xúc của nước với O2không khí để oxi hóa Fe2+ dễ tan thành Fe3+ ít tan kết tủa dạng Fe(OH)3.

  • C.

    dùng hệ thống lọc, xúc tác MnO2.

  • D.

    xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch quy mô lớn cho các hộ nông dân.

Câu 21 :

Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3 vì

  • A.

    tạo ra khí có màu nâu.

  • B.

    tạo ra dung dịch có màu vàng.

  • C.

    tạo ra kết tủa có màu vàng.                      

  • D.

    tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì sản phẩm có màu xanh thẫm của

  • A.

    Cu(OH)2.     

  • B.

    [Cu(NH3)4]SO4

  • C.

    [Cu(NH3)4](OH)2.

  • D.

    [Cu(NH3)4]2+.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì sản phẩm có màu xanh thẫm của phức [Cu(NH3)4](OH)2

Câu 2 :

Dãy dung dịch nào sau đây đều làm quỳ tím chuyển qua màu xanh?

  • A.

    NH3 và Na2CO3.                                           

  • B.

    NaHSO4 và NH4Cl.

  • C.

    Ca(OH)2và H2SO4.    

  • D.

    NaAlO2 và AlCl3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: 2 dung dịch đều làm quỳ tím chuyển qua màu xanh là NH3 và Na2CO3.    

Đáp án B sai vì NaHSO4 làm quỳ chuyển sang màu đỏ

Đáp án C sai vì H2SO4 làm quỳ chuyển sang màu đỏ

Đáp án D sai vì NaAlO2 và AlCl3 đều không làm quỳ tím chuyển xanh

Câu 3 :

Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng

  • A.

    chuyển thành màu đỏ.

  • B.

    hiện tượng thoát ra 1 chất khí không màu có mùi khai.

  • C.

    thoát ra 1 khí có màu nâu đỏ.

  • D.

    thoát ra khí không màu không mùi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh vì khi đó ở ống nghiệm đựng muối amoni có hiện tượng thoát ra 1 chất khí không màu có mùi khai.

Câu 4 :

Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3 vì

  • A.

    tạo ra khí có màu nâu.

  • B.

    tạo ra dung dịch có màu vàng.

  • C.

    tạo ra kết tủa có màu vàng.                      

  • D.

    tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3 vì tạo ra kết tủa có màu vàng.

Câu 5 :

Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện chứng tỏ

  • A.

    axit H2S mạnh hơn H2SO4.     

  • B.

    axit H2SO4 mạnh hơn H2S.

  • C.

    kết tủa CuS không tan trong axit mạnh. 

  • D.

    phản ứng oxi hóa – khử xảy ra.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Cho khí H2S lội qua dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa đen xuất hiện chứng tỏ kết tủa CuS không tan trong axit mạnh.

Câu 6 :

Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì

  • A.

    không thấy xuất hiện kết tủa.      

  • B.

    có kết tủa màu xanh sau đó tan.

  • C.

    sau 1 thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa. 

  • D.

    có kết tủa keo màu xanh xuất hiện.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì có kết tủa màu xanh sau đó tan.

Câu 7 :

Có 4 dung dịch là: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm 1 chất để nhận biết các dung dịch đó thì chất đó là chất nào?

  • A.

    dung dịch HNO3.                        

  • B.

    dung dịch KOH.

  • C.

    dung dịch BaCl2.             

  • D.

    dung dịch NaCl.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

- Dùng thêm thuốc thử là dung dịch BaCl2

 

NaOH

H2SO4

HCl

Na2CO3

BaCl2

Không hiện tượng

Kết tủa trắng

Không hiện tượng

Kết tủa trắng

NaOH

 

Không hiện tượng

 

Không hiện tượng

HCl

 

Không hiện tượng

 

Xuất hiện khí

Câu 8 :

Chỉ dùng 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch: NH4Cl, NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2?

  • A.

    Dung dịch phenolphtalein.         

  • B.

    Dung dịch AgNO3.

  • C.

    Dung dịch quỳ tím.                   

  • D.

    Dung dịch BaCl2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

- dùng dung dịch quỳ tím ta chia thành 3 nhóm

- Nhóm (I): quỳ tím hóa đỏ : NH4Cl, H2SO4

- Nhóm (II) quỳ tím hóa xanh: NaOH, Ba(OH)2

- Nhóm (III): quỳ tím không đổi màu: NaCl, Na2SO4

- Cho lần lượt từng chất ở nhóm (II) vào từng chất ở nhóm (I)

 

NH4Cl

H2SO4

NaOH

Khí mùi khai

Không hiện tượng

Ba(OH)2

Khí mùi khai

Kết tủa trắng

- Cho Ba(OH)2 nhận biết được vào từng chất ở nhóm (III), chất tạo kết tủa trắng là Na2SO­4, chất không hiện tượng là NaCl

Câu 9 :

Có 5 dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch đó?

  • A.

    Dung dịch NaOH.       

  • B.

    Dung dịch AgNO3.

  • C.

    Dung dịch Na2SO4.     

  • D.

    Dung dịch HCl.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

- dùng dung dịch NaOH

 

KNO3

Cu(NO3)2

FeCl3

AlCl3

NH4Cl

NaOH

Không ht

Kết tủa xanh

Kết tủa nâu đỏ

Kết tủa trắng rồi tan

Khí mùi khai

Câu 10 :

Dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết 4 dung dịch: Na2CO3, NaOH, Na2SO4, HCl?

  • A.

    Dung dịch Ba(NO3)2.                  

  • B.

    dung dịch H2SO4.

  • C.

    Quỳ tím.              

  • D.

    dung dịch K2SO4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

- dùng quỳ tím

+ nhóm (I) làm quỳ chuyển xanh: Na2CO3, NaOH

+ quỳ chuyển đỏ: HCl

+ quỳ không đổi màu: Na2SO4

- Cho HCl vào từng chất nhóm (I), chất xuất hiện khí là Na2CO3, không hiện tượng là NaOH

Câu 11 :

Các thuốc thử thích hợp dùng để phân biệt các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, Na2SO4, NaOH là:

  • A.

    dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3, quỳ tím

  • B.

    dung dịch AgNO3, quỳ tím.

  • C.

    dung dịch BaCl2, quỳ tím, Cl2, hồ tinh bột.

  • D.

    dung dịch BaCl2, Cl2, hồ tinh bột.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

- dùng dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3, quỳ tím

 

NaCl

NaBr

NaI

HCl

H2SO4

Na2SO4

NaOH

BaCl2

 

 

 

 

↓ trắng

↓ trắng

 

AgNO3

↓ trắng

↓ vàng nhạt

↓ vàng đậm

↓ trắng

↓ trắng

↓ trắng

↓ đen

Quỳ tím

Không đổi màu

 

 

Hóa đỏ

Hóa đỏ

Không đổi màu

 

Câu 12 :

Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết 3 dung dịch: H2SO4 đặc, Ba(OH)2, HCl là

  • A.

    Cu.                        

  • B.

    SO2.                   

  • C.

    giấy quỳ tím.  

  • D.

    cả A và C đều đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Thuốc thử duy nhất có thể dùng để nhận biết 3 dung dịch: H2SO4 đặc, Ba(OH)2, HCl là

- Dùng Cu:

 

H2SO4 đặc

Ba(OH)2

HCl

Cu

Tan tạo khí

Không tan

Không tan

Dung dịch CuSO4

 

↓ xanh

Không ht

- Dùng giấy quỳ tím

 

H2SO4 đặc

Ba(OH)2

HCl

Giấy quỳ tím

Giấy hóa than

Hóa xanh

Hóa đỏ

Câu 13 :

Cho các dung dịch: Na2S, Na2SO4, NaNO3, NaCl. Để nhận biết các dung dịch trên cần dùng những thuốc thử trong dãy nào sau đây?

  • A.

    Dung dịch BaCl2, dung dịch HCl, dung dịch CuCl2.

  • B.

    Dung dịch AgNO3.

  • C.

    Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3.

  • D.

    Dung dịch Pb(NO3)2, dung dịch NaCl.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Dùng dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3

 

Na2S

Na2SO4

NaNO3

NaCl

BaCl2

Không hiện tượng

↓ trắng

Không ht

Không ht

AgNO3

↓ đen

↓ trắng

Không ht

↓ trắng

 

Câu 14 :

Trong các chất sau đây, chất nào có thể dùng làm thuốc thử để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch?

  • A.

    Ba(OH)2.             

  • B.

    AgNO3.    

  • C.

    NaOH.            

  • D.

    Ba(NO3)2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

- Chất dùng để nhận biết hợp chất halogenua là AgNO3

Câu 15 :

Có 3 bình không nhãn, mỗi bình đựng 1 trong các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI. Dùng cặp thuốc thử nào sau đây để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình?

  • A.

    Nước Cl2 và dung dịch I2.                       

  • B.

    Nước Br2 và dung dịch I2.

  • C.

    Nước Cl2và hồ tinh bột.      

  • D.

    Nước Br2 và hồ tinh bột.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

- dùng nước Cl2 và hồ tinh bột

 

NaCl

NaBr

NaI

Dung dịch Cl2

Không ht

Màu dd đậm dần

Màu dd đậm dần

Hồ tinh bột

 

 

Chuyển màu xanh

Câu 16 :

Khi làm thí nghiệm nên sử dụng hóa chất với 1 lượng nhỏ nhằm mục đích gì?

  • A.

    Tiết kiệm về mặt kinh tế.

  • B.

    Giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường.

  • C.

    Giảm độ phát hiện, tăng độ nhạy của phép phân tích.

  • D.

    Cả A, B, C.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Khi làm thí nghiệm nên sử dụng hóa chất với 1 lượng nhỏ nhằm mục đích gì?

- Tiết kiệm về mặt kinh tế.

- Giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường.

- Giảm độ phát hiện, tăng độ nhạy của phép phân tích.

Câu 17 :

Có 2 dung dịch chứa riêng rẽ các anion sau: SO32-, CO32-. Thuốc thử để nhận biết các anion là

  • A.

    Nước vôi trong.         

  • B.

    dung dịch HCl và nước Br2.

  • C.

    Dung dịch HCl.          

  • D.

    Dung dịch NaOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Thuốc thử để nhận biết là dung dịch HCl và nước Br2.

 

SO32-

CO32-

HCl

Tạo khí

Tạo khí

Sục khí tạo ra vào dung dịch Br2

Mất màu

Không ht

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Câu 18 :

Có 3 dung dịch chứa 3 muối natri của các anion: Cl-, CO32-, SO42-. Thuốc thử nào sau đây cho phép phân biệt cả 3 muối trên?

  • A.

    AgNO3 và BaCl2.             

  • B.

    Dung dịch HCl.

  • C.

    BaCl2và HCl.        

  • D.

    BaCl2 và NaOH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Thuốc thử để nhận biết là BaCl2 và HCl

 

Cl-

CO32-

SO42-

BaCl2

Không ht

↓ trắng

↓ trắng

HCl

 

Tạo khí

Không ht

Câu 19 :

Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch dùng Cu và H2SO4 loãng đung nóng vì

  • A.

    phản ứng tạo dd màu xanh thẫm.

  • B.

    phản ứng tạo kết tủa xanh lam.

  • C.

    phản ứng tạo kết tủa vàng nhạt.

  • D.

    tạo thành dd màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch dùng Cu và H2SO4 loãng đung nóng vì tạo thành dd màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Câu 20 :

Nước giếng ở đồng bằng Bắc bộ thường có nhiều ion Fe2+. Loại nước này dùng để sinh hoạt có nhiều bất tiện như làm quần áo bị ố vàng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Biện pháp nào loại bỏ ion Fe2+ ra khỏi nước là đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả hơn cả ?

  • A.

    dùng vôi (Ca(OH)2) để kết tủa hết ion Fe2+.

  • B.

    dùng giàn mưa, tăng diện tích tiếp xúc của nước với O2không khí để oxi hóa Fe2+ dễ tan thành Fe3+ ít tan kết tủa dạng Fe(OH)3.

  • C.

    dùng hệ thống lọc, xúc tác MnO2.

  • D.

    xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch quy mô lớn cho các hộ nông dân.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Phương pháp cần dùng ở đây là dùng giàn mưa, tăng diện tích tiếp xúc của nước với O2 không khí để oxi hóa Fe2+ dễ tan thành Fe3+ ít tan kết tủa dạng Fe(OH)3.

Câu 21 :

Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3 vì

  • A.

    tạo ra khí có màu nâu.

  • B.

    tạo ra dung dịch có màu vàng.

  • C.

    tạo ra kết tủa có màu vàng.                      

  • D.

    tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết Phân biệt một số chất vô cơ

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử là dd AgNO3 vì tạo ra kết tủa có màu vàng.