Trắc nghiệm Bài 34. Crom và hợp chất của crom - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Các số oxi hoá đặc trưng của crom là

  • A.

    +2, +4, +6.

  • B.

    +2, +3, +6.

  • C.

    +1, +2, +4, +6.

  • D.

    +3, +4, +6.

Câu 2 :

Cấu hình electron của ion Cr3+

  • A.

    [Ar]3d5.

  • B.

    [Ar]3d4.

  • C.

    [Ar]3d3

  • D.

    [Ar]3d2.

Câu 3 :

Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

  • A.

    Al và Ca.

  • B.

    Fe và Cr.

  • C.

    Cr và Al

  • D.

    Fe và Mg.

Câu 4 :

Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim:

  • A.

    Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.

  • B.

    Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hóa crom thành Cr(VI).

  • C.

    Lưu huỳnh không phản ứng được với crom.

  • D.

    Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).

Câu 5 :

Crom thể hiện số oxi hóa nào khi tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng ?

  • A.

    +2.

  • B.

    +3.

  • C.

    +4.

  • D.

    +6

Câu 6 :

Nhận xét nào sau đây là không đúng ?

  • A.

    Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại

  • B.

    Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc nguội.

  • C.

    Nhôm và crom đều bị phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.

  • D.

    Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.

Câu 7 :

Điểm giống nhau giữa Al và Cr là

  • A.

    cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3.

  • B.

    cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra chất Na[M(OH)4].

  • C.

    cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3.

  • D.

    cùng bị thụ động trong dung dịch nước cường toan.

Câu 8 :

Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là

  • A.

    Fe, Al, Cr.      

  • B.

    Fe, Al, Ag

  • C.

    Fe, Al, Cu.     

  • D.

    Fe, Zn, Cr

Câu 9 :

Phản ứng nào sau đây không đúng? (trong điều kiện thích hợp)

  • A.

    2Cr + KClO3­ → Cr2O3 + KCl.

  • B.

    2Cr + 3KNO3 → Cr2O3 + 3KNO2

  • C.

    2Cr + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2.

  • D.

    2Cr + N2 → 2CrN

Câu 10 :

Ứng dụng không phải của crom là

  • A.

    Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh.

  • B.

    Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn, nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.

  • C.

    Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.

  • D.

    Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên được dùng để mạ bảo vệ thép.

Câu 11 :

Trong công nghiệp, từ quặng cromit (FeO.Cr2O3) người ta điều chế Cr bằng phương pháp nào sau đây?

  • A.

    tách quặng rồi thực hiện điện phân nóng chảy Cr2O3.

  • B.

    tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3.

  • C.

    tách quặng rồi thực hiện phản ứng khử Cr2O3 bởi CO.

  • D.

    hòa tan quặng bằng HCl rồi điện phân dung dịch CrCl3.

Câu 12 :

Hãy chỉ ra các câu đúng trong các câu sau:

  1. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe.
  2. Crom là kim loại chỉ tạo được oxit bazơ.
  3. Crom có những hợp chất giống với hợp chất giống những hợp chất của S.
  4. Trong tự nhiên crom ở dạng đơn chất.
  5. Phương pháp sản xuất crom là điện phân Cr2O3.
  6. Crom có thể cắt được thủy tinh.
  • A.

    1, 3, 4, 6.

  • B.

    1, 3, 6.

  • C.

    1, 2, 5.

  • D.

    1, 2, 3, 6.

Câu 13 :

Chọn phát biểu đúng:

  • A.

    CrO vừa có tính khử vừa có tính lưỡng tính.

  • B.

    Cr(OH)2 vừa có tính khử, vừa có tính bazơ

  • C.

    CrSO4 có tính oxi hóa mạnh.

  • D.

    A và B đều đúng.

Câu 14 :

Để phân biệt được Cr2O3, Cr(OH)2, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây

  • A.

    H2SO4 loãng.                         

  • B.

    HCl.                                     

  • C.

    NaOH.                     

  • D.

    Mg(OH)2.

Câu 15 :

So sánh không đúng là:

  • A.

    Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử.

  • B.

    Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hợp chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa, có tính khử.

  • C.

    H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh.

  • D.

    BaSO4 và BaCrO4 đều là chất không tan trong nước.

Câu 16 :

Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

  • A.

    Zn2+

  • B.

    Al3+

  • C.

    Cr3+

  • D.

    Fe3+

Câu 17 :

Chọn phát biểu đúng:

  • A.

    Trong môi trường axit, ion Cr3+ có tính khử mạnh.

  • B.

    Trong môi trường kiềm, ion Cr3+ có tính oxi hóa mạnh.

  • C.

    Trong dung dịch ion Cr3+  có tính lưỡng tính.

  • D.

    Trong dung dịch ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Câu 18 :

Cho dãy: R → RCl2 → R(OH)2 → R(OH)3 → Na[R(OH)4].

R có thể là kim loại nào sau đây?

  • A.

    Al                   

  • B.

    Cr       

  • C.

    Fe       

  • D.

    Al, Cr

Câu 19 :

Cho Br2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH thì sản phẩm thu được có chứa:

  • A.

    CrBr3.

  • B.

    Na[Cr(OH)4].

  • C.

    Na2CrO4­.

  • D.

    Na2Cr2O7.

Câu 20 :

Chọn phát biểu sai:

  • A.

    Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm.         

  • B.

    Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám.

  • C.

    CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm.

  • D.

    Cr(OH)2 là chất rắn màu trắng xanh.

Câu 21 :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A.

    Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

  • B.

    Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất lưỡng tính.

  • C.

    CrO3 là oxit bazơ

  • D.

    Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hóa thành ion Cr2+.

Câu 22 :

Cho dãy các chất : SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là

  • A.

    6

  • B.

    3

  • C.

    5

  • D.

    4

Câu 23 :

Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

  • A.

    5

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 24 :

Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4

  • A.

    Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam

  • B.

    Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

  • C.

    Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu

  • D.

    Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam

Câu 25 :

Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là

  • A.

    màu da cam và màu vàng chanh.

  • B.

    màu vàng chanh và màu da cam.

  • C.

    màu nâu đỏ và màu vàng chanh.

  • D.

    màu vàng chanh và màu nâu đỏ.

Câu 26 :

Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 +  H2O. Số phân tử HCl bị oxi hóa là

  • A.

    3

  • B.

    6

  • C.

    8

  • D.

    14

Câu 27 :

Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.

    Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH.

  • B.

    Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr.

  • C.

    Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

  • D.

    Trong môi trường kiềm , Br2 oxi hóa CrO2-  thành CrO42-.

Câu 28 :

Dung dịch FeSO4 làm mất màu dung dịch nào sau đây?

  • A.

    Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4

  • B.

    Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

  • C.

    Dung dịch Br2.

  • D.

    Cả A, B, C.

Câu 29 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Thêm lượng dư NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

(2) Thêm lượng dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.

(3) Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH (dư).

(4) Thên từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.

 Số câu đúng là

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 30 :

Cho sơ đồ phản ứng: $Cr{O_3}\xrightarrow{{ + NaOH}}X\xrightarrow{{ + {H_2}S{O_4}}}Y\xrightarrow{{ + HCl}}Z \to X$

X, Y, Z là các hợp chất chứa crom. X, Y, Z lần lượt là:    

  • A.

    Na2Cr2O3, Na2CrO4, CrCl3  

  • B.

    Na2CrO4, Na2Cr2O7, Cl2

  • C.

    Na2CrO4, Na2Cr2O7, CrCl3

  • D.

    NaCrO2, Na2Cr2O7, CrCl3

Câu 31 :

A là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy A với NaOH trong không khí thu được chất B có màu vàng dễ tan trong nước. B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A. Chất C oxi hóa HCl thành khí D.

Chọn phát biểu sai:

  • A.

    A là Cr2O3      

  • B.

    B là Na2CrO4

  • C.

    C là Na2Cr2O7

  • D.

    D là khí H2

Câu 32 :

Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính

  • A.

    FeO                             

  • B.

    CrO                                   

  • C.

    Cr2O3                                

  • D.

    CrO3

Câu 33 :

Cho chất X (CrO3) tác dụng với lượng dư NaOH, thu được hợp chất Y của crom. Đem chất Y cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được hợp chất Z của crom. Đem chất Z tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Chất Z là Na2Cr2O7                                                      

  • B.

    Khí T có màu vàng lục                          

  • C.

    Chất X có màu đỏ thẫm                      

  • D.

    Chất Y có màu da cam

Câu 34 :

Dung dịch trong nước của chất nào dưới đây có màu da cam?

  • A.

    K2Cr2O7.

  • B.

    KCl.

  • C.

    K2CrO4.

  • D.

    KMnO4.

Câu 35 :

Trong công nghiệp kim loại Cr được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

  • A.
    Điện phân nóng chảy.
  • B.
    Nhiệt nhôm.     
  • C.
    Điện phân dung dịch.
  • D.
    Thủy luyện.
Câu 36 :

Công thức của natri cromat là

  • A.
    Na2CrO4.
  • B.
    NaCrO2.
  • C.
    K2CrO4.
  • D.
    Na2Cr2O7.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Các số oxi hoá đặc trưng của crom là

  • A.

    +2, +4, +6.

  • B.

    +2, +3, +6.

  • C.

    +1, +2, +4, +6.

  • D.

    +3, +4, +6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Các số oxi hoá đặc trưng của crom là +2, +3, +6.

Câu 2 :

Cấu hình electron của ion Cr3+

  • A.

    [Ar]3d5.

  • B.

    [Ar]3d4.

  • C.

    [Ar]3d3

  • D.

    [Ar]3d2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

- Cấu hình e của Cr là [Ar]3d54s1 => cấu hình electron của ion Cr3+ là [Ar]3d3

Câu 3 :

Các kim loại nào sau đây luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit?

  • A.

    Al và Ca.

  • B.

    Fe và Cr.

  • C.

    Cr và Al

  • D.

    Fe và Mg.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Các kim loại luôn được bảo vệ trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit là Al và Cr

Câu 4 :

Chọn phát biểu đúng về phản ứng của crom với phi kim:

  • A.

    Ở nhiệt độ thường crom chỉ phản ứng với flo.

  • B.

    Ở nhiệt độ cao, oxi sẽ oxi hóa crom thành Cr(VI).

  • C.

    Lưu huỳnh không phản ứng được với crom.

  • D.

    Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

B sai vì oxi phản ứng với crom tạo Cr2O3

C sai vì lưu huỳnh có phản ứng với crom ở nhiệt độ cao

D sai vì clo sẽ oxi hóa crom thành CrCl3

Câu 5 :

Crom thể hiện số oxi hóa nào khi tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng ?

  • A.

    +2.

  • B.

    +3.

  • C.

    +4.

  • D.

    +6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Khi tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng thì crom thể hiện số oxi hóa +2

Câu 6 :

Nhận xét nào sau đây là không đúng ?

  • A.

    Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại

  • B.

    Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc nguội.

  • C.

    Nhôm và crom đều bị phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.

  • D.

    Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Al +  3HCl → AlCl3 + 3/2H2

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Câu 7 :

Điểm giống nhau giữa Al và Cr là

  • A.

    cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3.

  • B.

    cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra chất Na[M(OH)4].

  • C.

    cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3.

  • D.

    cùng bị thụ động trong dung dịch nước cường toan.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Điểm giống nhau giữa Al và Cr là cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3.

Câu 8 :

Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là

  • A.

    Fe, Al, Cr.      

  • B.

    Fe, Al, Ag

  • C.

    Fe, Al, Cu.     

  • D.

    Fe, Zn, Cr

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là Fe, Al, Cr.

Câu 9 :

Phản ứng nào sau đây không đúng? (trong điều kiện thích hợp)

  • A.

    2Cr + KClO3­ → Cr2O3 + KCl.

  • B.

    2Cr + 3KNO3 → Cr2O3 + 3KNO2

  • C.

    2Cr + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2.

  • D.

    2Cr + N2 → 2CrN

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Phản ứng nào sau đây không đúng là 2Cr + 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2.   

Vì Cr phản ứng với H2SO4 loãng sinh ra muối CrSO4 và khí H2

Câu 10 :

Ứng dụng không phải của crom là

  • A.

    Crom là kim loại rất cứng có thể dùng cắt thủy tinh.

  • B.

    Crom làm hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn, nên dùng để tạo thép cứng, không gỉ, chịu nhiệt.

  • C.

    Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.

  • D.

    Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên được dùng để mạ bảo vệ thép.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng không phải của crom là:  Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.

Câu 11 :

Trong công nghiệp, từ quặng cromit (FeO.Cr2O3) người ta điều chế Cr bằng phương pháp nào sau đây?

  • A.

    tách quặng rồi thực hiện điện phân nóng chảy Cr2O3.

  • B.

    tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3.

  • C.

    tách quặng rồi thực hiện phản ứng khử Cr2O3 bởi CO.

  • D.

    hòa tan quặng bằng HCl rồi điện phân dung dịch CrCl3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Người ta điều chế Cr bằng phương pháp tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3.

Câu 12 :

Hãy chỉ ra các câu đúng trong các câu sau:

  1. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe.
  2. Crom là kim loại chỉ tạo được oxit bazơ.
  3. Crom có những hợp chất giống với hợp chất giống những hợp chất của S.
  4. Trong tự nhiên crom ở dạng đơn chất.
  5. Phương pháp sản xuất crom là điện phân Cr2O3.
  6. Crom có thể cắt được thủy tinh.
  • A.

    1, 3, 4, 6.

  • B.

    1, 3, 6.

  • C.

    1, 2, 5.

  • D.

    1, 2, 3, 6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Những câu đúng là

1. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn Fe.

3. Crom có những hợp chất giống với hợp chất giống những hợp chất của S.

6. Crom có thể cắt được thủy tinh.

Câu 13 :

Chọn phát biểu đúng:

  • A.

    CrO vừa có tính khử vừa có tính lưỡng tính.

  • B.

    Cr(OH)2 vừa có tính khử, vừa có tính bazơ

  • C.

    CrSO4 có tính oxi hóa mạnh.

  • D.

    A và B đều đúng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

A sai vì CrO không có tính lưỡng tính.

B đúng vì :

+ tính khử: 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

+ tính bazơ: Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O

Câu 14 :

Để phân biệt được Cr2O3, Cr(OH)2, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây

  • A.

    H2SO4 loãng.                         

  • B.

    HCl.                                     

  • C.

    NaOH.                     

  • D.

    Mg(OH)2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt được Cr2O3, Cr(OH)2, chỉ cần dùng dung dịch NaOH. Cr2O3 tan còn Cr(OH)2 không tan

Câu 15 :

So sánh không đúng là:

  • A.

    Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử.

  • B.

    Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hợp chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa, có tính khử.

  • C.

    H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh.

  • D.

    BaSO4 và BaCrO4 đều là chất không tan trong nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

So sánh không đúng là: Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hợp chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa, có tính khử.

Vì Al(OH)3 không có tính khử

Câu 16 :

Ion nào nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa?

  • A.

    Zn2+

  • B.

    Al3+

  • C.

    Cr3+

  • D.

    Fe3+

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Ion vửa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là Cr3+

Câu 17 :

Chọn phát biểu đúng:

  • A.

    Trong môi trường axit, ion Cr3+ có tính khử mạnh.

  • B.

    Trong môi trường kiềm, ion Cr3+ có tính oxi hóa mạnh.

  • C.

    Trong dung dịch ion Cr3+  có tính lưỡng tính.

  • D.

    Trong dung dịch ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

A và B sai vì:

- Trong môi trường axit, muối crom(III) có tính oxi hóa và dễ bị khử thành muối crom(II)

- Trong môi trường kiềm, muối crom(III) có tính khử

C sai vì ion Cr3+ không có tính lưỡng tính, chỉ có Cr(OH)3 và Cr2O3 có tính lưỡng tính

Câu 18 :

Cho dãy: R → RCl2 → R(OH)2 → R(OH)3 → Na[R(OH)4].

R có thể là kim loại nào sau đây?

  • A.

    Al                   

  • B.

    Cr       

  • C.

    Fe       

  • D.

    Al, Cr

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Nhận thấy kim loại R có 2 hóa trị II và III => loại A và D

hiđroxit R(OH)3  tác dụng với dung dịch kiềm tạo Na[R(OH)4] => R là Cr

Câu 19 :

Cho Br2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH thì sản phẩm thu được có chứa:

  • A.

    CrBr3.

  • B.

    Na[Cr(OH)4].

  • C.

    Na2CrO4­.

  • D.

    Na2Cr2O7.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

2CrCl3 + 3Br2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 6NaCl + 8H2

Câu 20 :

Chọn phát biểu sai:

  • A.

    Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm.         

  • B.

    Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám.

  • C.

    CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm.

  • D.

    Cr(OH)2 là chất rắn màu trắng xanh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là: Cr(OH)2 là chất rắn màu trắng xanh

Vì Cr(OH)2 là chất rắn màu vàng

Câu 21 :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

  • A.

    Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

  • B.

    Crom(III) oxit và crom(III) hiđroxit đều là chất lưỡng tính.

  • C.

    CrO3 là oxit bazơ

  • D.

    Khi phản ứng với dung dịch HCl, kim loại Cr bị oxi hóa thành ion Cr2+.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Phát biểu không đúng là: CrO3 oxit là bazơ.

Câu 22 :

Cho dãy các chất : SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là

  • A.

    6

  • B.

    3

  • C.

    5

  • D.

    4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

SiO2  + 2NaOH → Na2SiO+ H2O

Cr(OH)3 + NaOH → Na[Cr(OH)4]

2NaOH + Zn(OH)2 → Na2[Zn(OH)4]

NaOH + NaHCO3  →  Na2CO3 + H2O

CrO3  + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O

Al2O3 + 2NaOH  + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Câu 23 :

Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

  • A.

    5

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là Cr(OH)3, Zn(OH)2

Câu 24 :

Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4

  • A.

    Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam

  • B.

    Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

  • C.

    Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu

  • D.

    Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

2CrO42-  +  2H+ $\overset {} \leftrightarrows $ Cr2O72- + H2O

(màu vàng)                (màu da cam)

Khi nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 thì cân bằng trên chuyển dịch sang phải

=> dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam

Câu 25 :

Cho vào ống nghiệm một vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 1 ml nước và lắc đều để K2Cr2O7 tan hết, thu được dung dịch X. Thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Màu sắc của dung dịch X và Y lần lượt là

  • A.

    màu da cam và màu vàng chanh.

  • B.

    màu vàng chanh và màu da cam.

  • C.

    màu nâu đỏ và màu vàng chanh.

  • D.

    màu vàng chanh và màu nâu đỏ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Cr2O72-  +  2OH- $\overset {} \leftrightarrows $ 2CrO42- + H2O

màu da cam                   màu vàng

Khi nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2Othì cân bằng trên chuyển dịch sang phải

=> dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng

Câu 26 :

Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 +  H2O. Số phân tử HCl bị oxi hóa là

  • A.

    3

  • B.

    6

  • C.

    8

  • D.

    14

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

K2Cr2O7 + 14HCl →  2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 +  7H2O

=> số phân tử HCl bị oxi hóa = số nguyên tử Cl tạo Cl2 = 6

Câu 27 :

Phát biểu nào sau đây là sai ?

  • A.

    Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH.

  • B.

    Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr.

  • C.

    Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

  • D.

    Trong môi trường kiềm , Br2 oxi hóa CrO2-  thành CrO42-.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Phát biểu sai là: Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr

Trong môi trường axit, muối crom(III) có tính oxi hóa và dễ bị khử thành muối crom(II)

  Zn + 2Cr3+ → Zn2+  + 2Cr2+    => B sai

A đúng

C đúng. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3:  10CrO3 + 6P → 3P2O5 + 5Cr2O3

D đúng. 3Br2 + 2CrO2-  + 8OH→ 2CrO42- + 6Br- + 4H2O

Câu 28 :

Dung dịch FeSO4 làm mất màu dung dịch nào sau đây?

  • A.

    Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4

  • B.

    Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

  • C.

    Dung dịch Br2.

  • D.

    Cả A, B, C.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

Dung dịch FeSO4 có thể làm mất màu dung dịch KMnO4/H2SO4, K2Cr2O7/H­2SO4, Br2

Câu 29 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Thêm lượng dư NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

(2) Thêm lượng dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.

(3) Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH (dư).

(4) Thên từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.

 Số câu đúng là

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

(1) đúng vì :   Cr2O72-  +  2OH- $\overset {} \leftrightarrows $ 2CrO42- + H2O

                      màu da cam                   màu vàng

(2) đúng vì: 

2CrCl2 + Cl2 → 2CrCl3

2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

(3) sai vì Cr(OH)3 là chất kết tủa màu lục xám

(4) đúng vì Na[Cr(OH)4] + HCl → Cr(OH)3 + NaCl + H2O

                    Cr(OH)3 + 3HCl → CrCl3 + 3H2O

Câu 30 :

Cho sơ đồ phản ứng: $Cr{O_3}\xrightarrow{{ + NaOH}}X\xrightarrow{{ + {H_2}S{O_4}}}Y\xrightarrow{{ + HCl}}Z \to X$

X, Y, Z là các hợp chất chứa crom. X, Y, Z lần lượt là:    

  • A.

    Na2Cr2O3, Na2CrO4, CrCl3  

  • B.

    Na2CrO4, Na2Cr2O7, Cl2

  • C.

    Na2CrO4, Na2Cr2O7, CrCl3

  • D.

    NaCrO2, Na2Cr2O7, CrCl3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

X phải là Na2CrO(Cr6+) do đó loại A và D.

Ở cả ý B và C, Y đều là Na2Cr2Onên ta bỏ qua, xét Z:

Na2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

Phải chọn Z sao cho từ Z điều chế lại được X là Na2Cr2O=> chỉ có thể là ý C, Z phải là CrCl3

Câu 31 :

A là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy A với NaOH trong không khí thu được chất B có màu vàng dễ tan trong nước. B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A. Chất C oxi hóa HCl thành khí D.

Chọn phát biểu sai:

  • A.

    A là Cr2O3      

  • B.

    B là Na2CrO4

  • C.

    C là Na2Cr2O7

  • D.

    D là khí H2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết crom và hợp chất

Lời giải chi tiết :

A là Cr2O3 không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm.

B có màu vàng => B là muối cromat Na2CrO4

C là muối đicromat Na2Cr2O7 có màu da cam

Khí D là sản phẩm phản ứng oxi hóa khử => D là Cl2

Phát biểu sai là D

Câu 32 :

Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính

  • A.

    FeO                             

  • B.

    CrO                                   

  • C.

    Cr2O3                                

  • D.

    CrO3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các oxit lưỡng tính

Lời giải chi tiết :

Oxit  lưỡng tính : Cr2O3 

Câu 33 :

Cho chất X (CrO3) tác dụng với lượng dư NaOH, thu được hợp chất Y của crom. Đem chất Y cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được hợp chất Z của crom. Đem chất Z tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A.

    Chất Z là Na2Cr2O7                                                      

  • B.

    Khí T có màu vàng lục                          

  • C.

    Chất X có màu đỏ thẫm                      

  • D.

    Chất Y có màu da cam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết PTHH

Xem lại TCHH của crom

Lời giải chi tiết :

CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 (Y)+ H2O

→ X có màu đỏ thẫm  → C đúng

Y có màu vàng → D sai

2Na2CrO4 + H2SO4 → Na2Cr2O7 + Na2SO4 + H2O

→ Z là  Na2Cr2O7A đúng

Z + HCl : Na2Cr2O7 + 14HCl → 2NaCl + 2CrCl3 + 7H2O + 3Cl2

→ khí T là Cl2B đúng

Câu 34 :

Dung dịch trong nước của chất nào dưới đây có màu da cam?

  • A.

    K2Cr2O7.

  • B.

    KCl.

  • C.

    K2CrO4.

  • D.

    KMnO4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào màu sắc của các muối đac được học, từ đó chọn được muối có màu da cam tương ứng

Lời giải chi tiết :

A. dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam

B. dung dich KCl không có màu

C. dung dich K2CrO4 có màu vàng.

D. dung dich KMnO4 có màu tím

Câu 35 :

Trong công nghiệp kim loại Cr được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

  • A.
    Điện phân nóng chảy.
  • B.
    Nhiệt nhôm.     
  • C.
    Điện phân dung dịch.
  • D.
    Thủy luyện.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức điều chế crom trong sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

Trong công nghiệp, Cr được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm

Cr2O3 + 2Al  \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Cr + Al2O3

Phương pháp này điều chế được Cr có độ tinh khiết từ 97-99%

Câu 36 :

Công thức của natri cromat là

  • A.
    Na2CrO4.
  • B.
    NaCrO2.
  • C.
    K2CrO4.
  • D.
    Na2Cr2O7.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi các hợp chất của crom sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

A. Na2CrO4 - Natri cromat

B. NaCrO2- Natri cromit

C. K2CrO4 - Kali cromat

D. Na2Cr2O7 - Natri đicromat

Trắc nghiệm Bài 34. Crom và hợp chất của crom (tiếp) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 34. Crom và hợp chất của crom (tiếp) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 35. Đồng và hợp chất của đồng - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 35. Đồng và hợp chất của đồng Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 36. Sơ lược về một số kim loại khác - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 36. Sơ lược về một số kim loại khác Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Crom - Sắt - Đồng hay và khó - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Crom - Sắt - Đồng hay và khó Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 7 - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 7t Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 33. Quy đổi sắt - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 33. Quy đổi sắt Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 33. Hợp kim của sắt - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 33. Hợp kim của sắt Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 32. Hợp chất của sắt - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 32. Hợp chất của sắt Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 31. Sắt - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 31. Sắt Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết