Bài 109 trang 153 SBT toán 7 tập 1>
Giải bài 109 trang 153 sách bài tập toán 7 tập 1. Cho tam giác ABC cân tại A, kẻ BH vuông góc AC ...
Đề bài
Cho tam giác \(ABC\) cân tại \(A\), kẻ \(BH \bot \,AC\). Gọi \(D\) là một điểm thuộc cạnh đáy \(BC.\) Kẻ \({\rm{D}}E \bot\, AC,DF \bot\, AB\). Chứng minh rằng \(DE + DF = BH.\)
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Lời giải chi tiết
Kẻ \({\rm{DK}} \bot {\rm{BH}}\)
\(BH \bot AC\;\left( {gt} \right)\)
\( \Rightarrow DK // AC\) (vì cùng vuông góc với \(BH\))
\( \Rightarrow \widehat {K{\rm{D}}B} = \widehat C\) (hai góc đồng vị)
Vì \(∆ABC\) cân tại \(A\) nên \(\widehat B = \widehat C\) (tính chất tam giác cân)
\( \Rightarrow \widehat {K{\rm{D}}B} = \widehat B\)
Xét hai tam giác vuông \(BFD\) và \(DKB\) có:
\(\widehat {BF{\rm{D}}} = \widehat {DKB} = 90^\circ \)
\(BD\) cạnh chung
\(\widehat {FB{\rm{D}}} = \widehat {K{\rm{D}}B}\) (chứng minh trên)
\( \Rightarrow ∆BFD = ∆DKB\) (cạnh huyền - góc nhọn)
\( \Rightarrow DF = BK \) (hai cạnh tương ứng) (1)
Nối \(DH.\)
Vì \(DK//AC\) nên \(\widehat {EH{\rm{D}}} = \widehat {K{\rm{D}}H}\) (hai góc so le trong)
Xét \(∆DEH\) và \(∆HKD\) có:
\(\widehat {DEH} = \widehat {HKD} = 90^\circ \)
\(DH\) cạnh chung
\(\widehat {EH{\rm{D}}} = \widehat {K{\rm{D}}H}\) (chứng minh trên)
\( \Rightarrow ∆DEH = ∆HKD\) (cạnh huyền - góc nhọn)
\( \Rightarrow DE = HK\) (hai cạnh tương ứng) (2)
Mặt khác: \(BH = BK + HK\) (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra \( DF + DE = BH\).
Loigiaihay.com
- Bài 110 trang 153 SBT toán 7 tập 1
- Bài 2.1, 2.2, 2.3 phần bài tập bổ sung trang 154 SBT toán 7 tập 1
- Bài 108 trang 153 SBT toán 7 tập 1
- Bài 107 trang 153 SBT toán 7 tập 1
- Bài 106 trang 153 SBT toán 7 tập 1
>> Xem thêm