Bài 7 trang 169 SGK Đại số và Giải tích 11


Giải phương trình f'(x) = 0

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Giải phương trình \(f'(x) = 0\), biết rằng:

LG a

\(f(x) = 3\cos x + 4\sin x + 5x\)

Phương pháp giải:

Sử dụng bảng đạo hàm cơ bản và các quy tắc tính đạo hàm, tính đạo hàm của hàm số, sau đó giải phương trình lượng giác.

Phương pháp giải phương trình dạng \(a\sin x + b\cos x = c\): Chia cả 2 vế cho \(\sqrt {{a^2} + {b^2}} \).

Lời giải chi tiết:

\(f'(x) = - 3\sin x + 4\cos x + 5\). Do đó

\(f'(x) = 0 \Leftrightarrow - 3\sin x + 4\cos x + 5 = 0\)

\(\Leftrightarrow3 \sin x - 4\cos x = 5\)

\(\Leftrightarrow \dfrac{3}{5}\sin x -  \dfrac{4}{5}\ cos x = 1\).    (1)

Đặt \(\cos φ =  \dfrac{3}{5}\), \(\left(φ ∈ \left ( 0;\dfrac{\pi }{2} \right )\right ) \Rightarrow \sin φ =  \dfrac{4}{5}\), ta có:

(1)   \(\Leftrightarrow \sin x.\cos φ - \cos x.\sin φ = 1   \Leftrightarrow \sin(x - φ) = 1\)

\(\Leftrightarrow x - φ =  \dfrac{\pi }{2} + k2π   \Leftrightarrow x = φ + \dfrac{\pi }{2} + k2π, k ∈ \mathbb Z\)

LG b

\(f(x) = 1 - \sin(π + x) + 2\cos \left ( \dfrac{2\pi +x}{2} \right )\)

Phương pháp giải:

Sử dụng mối liên hệ của các góc phụ nhau, bù nhau, hơn kém nhau \(\pi\), hơn kém nhau \(\dfrac{\pi }{2}\) và giải phương trình lượng giác cơ bản

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}
f'\left( x \right) = \left( 1 \right)' - \left[ {\sin \left( {\pi + x} \right)} \right]' + 2\left[ {\cos \left( {\pi + \dfrac{x}{2}} \right)} \right]'\\
= - \left( {\pi + x} \right)'\cos \left( {\pi + x} \right) + 2\left( {\pi + \dfrac{x}{2}} \right)'.\left[ { - \sin \left( {\pi + \dfrac{x}{2}} \right)} \right]\\
= - \cos \left( {\pi + x} \right) + 2.\dfrac{1}{2}.\left[ { - \sin \left( {\pi + \dfrac{x}{2}} \right)} \right]
\end{array}\)

\(f'(x) = - \cos(π + x) - \sin \left (\pi + \dfrac{x}{2} \right ) = \cos x + \sin  \dfrac{x }{2}\)

\(f'(x) = 0 \Leftrightarrow \cos x +  \sin \dfrac{x }{2} = 0 \Leftrightarrow \sin \dfrac{x }{2} = - cosx\)

\(\Leftrightarrow sin \dfrac{x }{2} = sin \left (x-\dfrac{\pi}{2}\right )\)

\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\dfrac{x}{2} = x - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \\
\dfrac{x}{2} = \pi - x + \dfrac{\pi }{2} + k2\pi 
\end{array} \right.
\end{array}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
- \frac{x}{2} = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \\
\frac{{3x}}{2} = \frac{{3\pi }}{2} + k2\pi
\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = \pi - k4\pi \\
x = \pi + \frac{{k4\pi }}{3}
\end{array} \right. \)

\(\Leftrightarrow x = \pi + \frac{{k4\pi }}{3}\)

Cách khác:

\(\begin{array}{l}
f\left( x \right) = 1 - \sin \left( {\pi + x} \right) + 2\cos \left( {\frac{{2\pi + x}}{2}} \right)\\
= 1 + \sin x + 2\cos \left( {\pi + \frac{x}{2}} \right)\\
= 1 + \sin x - 2\cos \frac{x}{2}\\
f'\left( x \right) = \left( {1 + \sin x - 2\cos \frac{x}{2}} \right)'\\
= \left( 1 \right)' + \left( {\sin x} \right)' - 2\left( {\cos \frac{x}{2}} \right)'\\
= 0 + \cos x - 2.\frac{1}{2}\left( { - \sin \frac{x}{2}} \right)\\
= \cos x + \sin \frac{x}{2}\\
f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \cos x + \sin \frac{x}{2} = 0\\
\Leftrightarrow \cos x = - \sin \frac{x}{2} = - \cos \left( {\frac{\pi }{2} - \frac{x}{2}} \right)\\
\Leftrightarrow \cos x = \cos \left( {\pi - \left( {\frac{\pi }{2} - \frac{x}{2}} \right)} \right)\\
\Leftrightarrow \cos x = \cos \left( {\frac{\pi }{2} + \frac{x}{2}} \right)\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{2} + \frac{x}{2} + k2\pi \\
x = - \frac{\pi }{2} - \frac{x}{2} + k2\pi
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\frac{x}{2} = \frac{\pi }{2} + k2\pi \\
\frac{{3x}}{2} = - \frac{\pi }{2} + k2\pi
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = \pi + k4\pi \\
x = - \frac{\pi }{3} + \frac{{k4\pi }}{3}
\end{array} \right.
\end{array}\)

Chú ý:

Ở họ nghiệm thứ 2 nếu cho \(k=1+l,l\in Z\) thì:

\(x =  - \frac{\pi }{3} + \frac{{k4\pi }}{3} =  - \frac{\pi }{3} + \frac{{\left( {1 + l} \right)4\pi }}{3} \)

\(=  - \frac{\pi }{3} + \frac{{4\pi  + l4\pi }}{3} =  - \frac{\pi }{3} + \frac{{4\pi }}{3} + \frac{{l4\pi }}{3} \)

\(= \pi  + \frac{{l4\pi }}{3}\)

Do đó hai họ nghiệm \(x = \pi + k4\pi\) và \(x= \pi  + \frac{{l4\pi }}{3}\) hợp lại vẫn được họ nghiệm \(x=\pi  + \frac{{l4\pi }}{3}\) trùng với kết quả cách 1.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.9 trên 17 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 11 - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.