Trắc nghiệm: Thể tích của một hình. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối. Mét khối Toán 5
Đề bài
Xăng-ti-mét khối được viết tắt là:
A. \(cm\)
B. \(c{m^2}\)
C. \(c{m^3}\)
D. \({m^3}\)
Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài \(1dm\). Đúng hay sai?
Trong các đơn vị sau, đơn vị nào dùng để đo thể tích?
A. \({m^3}\)
B. \(d{m^3}\)
C. \(c{m^3}\)
D. Cả A, B, C đều đúng
Bạn Hà nói: “\(25d{m^3}\) đọc là hai mươi lăm đề-xi-mét”. Hà nói đúng hay sai?
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm:
Thể tích hình A ... thể tích hình B.
A. Lớn hơn
B. Nhỏ hơn
C. Bằng
Cho hai hình C và D như hình vẽ:
Hình nào có thể tích lớn hơn?
A. Hình C
B. Hình D
C. Thể tích hai hình bằng nhau
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(3d{m^3} = \)
\(c{m^3}\)
\(35000d{m^3} = \) ..... \({m^3}\)
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(3,5\)
B. \(35\)
C. \(350\)
D. \(3500\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
Mười hai nghìn bảy trăm bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối viết là
\(c{m^3}\).
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm :
\(5d{m^3}\,\,\,\,...\,\,\,\,500c{m^3}\)
A. \( = \)
B. \( > \)
C. \( < \)
Điền số thích hợp vào ô trống :
\(\dfrac{4}{5}{m^3} =\)
\(c{m^3}\)
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(1402c{m^3} - 789c{m^3} = \)
\(c{m^3}\)
Tính giá trị biểu thức:
\(6543d{m^3} - 1,85{m^3} \times 2 + 999d{m^3}\)
A. \(3842d{m^3}\)
B. \(7172d{m^3}\)
C. \(10385d{m^3}\)
D. \(13715d{m^3}\)
Người ta làm một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật bằng bìa. Biết hộp đó có chiều dài \(5dm\), chiều rộng \(3dm\) và chiều cao \(3dm\). Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hình lập phương \(1d{m^3}\) để đầy cái hộp đó?
A. \(15\) hình
B. \(30\) hình
C. \(45\) hình
D. \(54\) hình
Lời giải và đáp án
Xăng-ti-mét khối được viết tắt là:
A. \(cm\)
B. \(c{m^2}\)
C. \(c{m^3}\)
D. \({m^3}\)
C. \(c{m^3}\)
Xăng-ti-mét khối được viết tắt là \(c{m^3}\).
Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài \(1dm\). Đúng hay sai?
Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài \(1dm\).
Vậy phát biểu trên là đúng.
Trong các đơn vị sau, đơn vị nào dùng để đo thể tích?
A. \({m^3}\)
B. \(d{m^3}\)
C. \(c{m^3}\)
D. Cả A, B, C đều đúng
D. Cả A, B, C đều đúng
Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị : xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối, mét khối, …
Để đo thể tích người ta có thể dùng những đơn vị: xăng-ti-mét khối \((c{m^3})\), đề-xi-mét khối \((d{m^3})\), mét khối \(({m^3})\), …
Vậy cả A, B, C đều đúng.
Chọn D.
Bạn Hà nói: “\(25d{m^3}\) đọc là hai mươi lăm đề-xi-mét”. Hà nói đúng hay sai?
Đọc số đo thể tích trước rồi đọc tên đơn vị đo thể tích sau.
Hà đã đọc sai tên đơn vị đo thể tích. \(25d{m^3}\) đọc là hai mươi lăm đề-xi-mét khối.
Vậy Hà nói chưa đúng.
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm:
Thể tích hình A ... thể tích hình B.
A. Lớn hơn
B. Nhỏ hơn
C. Bằng
C. Bằng
Đếm số hình lập phương nhỏ của hình A và hình B rồi so sánh.
Hình A có \(3\) hình lập phương nhỏ, hình B cũng có \(3\) hình lập phương nhỏ.
Vậy thể tích hình A bằng thể tích hình B.
Cho hai hình C và D như hình vẽ:
Hình nào có thể tích lớn hơn?
A. Hình C
B. Hình D
C. Thể tích hai hình bằng nhau
B. Hình D
Đếm số hình lập phương nhỏ của hình C và hình D rồi so sánh.
Hình C có hai lớp, mỗi lớp có \(6\) hình lập phương nhỏ.
Hình C có số hình lập phương nhỏ là:
\(6 \times 2 = 12\) (hình)
Hình D có hai lớp, mỗi lớp có \(8\) hình lập phương nhỏ.
Hình D có số hình lập phương nhỏ là:
\(8 \times 2 = 16\) (hình)
Ta có \(12 < 16\)
Vậy hình D có thể tích lớn hơn hình C.
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(3d{m^3} = \)
\(c{m^3}\)
\(3d{m^3} = \)
\(c{m^3}\)
Dựa vào tính chất: \(1d{m^3} = 1000c{m^3}\).
Ta có: \(1d{m^3} = 1000c{m^3}\), mà \(1000 \times 3 = 3000\) nên \(3d{m^3} = 3000c{m^3}\).
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(3000\).
\(35000d{m^3} = \) ..... \({m^3}\)
Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \(3,5\)
B. \(35\)
C. \(350\)
D. \(3500\)
B. \(35\)
Dựa vào tính chất: \(1{m^3} = 1000d{m^3}\).
Ta có: \(1{m^3} = 1000d{m^3}\).
Nhẩm: \(35000:1000 = 35\).
Vậy \(35000d{m^3} = 35{m^3}\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
Mười hai nghìn bảy trăm bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối viết là
\(c{m^3}\).
Mười hai nghìn bảy trăm bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối viết là
\(c{m^3}\).
Viết số đo thể tích trước rồi viết tên đơn vị đo thể tích sau.
Mười hai nghìn bảy trăm bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối viết là \(12776c{m^3}\).
Vậy số cần điền vào ô trống là \(12776\).
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm :
\(5d{m^3}\,\,\,\,...\,\,\,\,500c{m^3}\)
A. \( = \)
B. \( > \)
C. \( < \)
B. \( > \)
- Đưa về cùng đơn vị đo để so sánh.
- Đổi một số có đơn vị đo là đề-xi-mét khối sang đơn vị đo là xăng-xi-mét khối thì ta chỉ việc nhân số đó với $1000$.
Ta có: \(1d{m^3} = 1000c{m^3}\) nên \(5d{m^3} = 5000c{m^3}\).
Mà \(5000c{m^3} > 500c{m^3}\).
Vậy \(5d{m^3}\,> \, 500c{m^3}\).
Điền số thích hợp vào ô trống :
\(\dfrac{4}{5}{m^3} =\)
\(c{m^3}\)
\(\dfrac{4}{5}{m^3} =\)
\(c{m^3}\)
Đổi \(1{m^3} = 1000000c{m^3}\).
Muốn đổi một số có đơn vị là mét khối sang đơn vị là xăng - ti - mét khối thì ta lấy \(1000000c{m^3}\) nhân với số đó.
Ta có: \(\dfrac{4}{5}{m^3} = \,1000000cm^3 \times \dfrac{4}{5} = 800000cm^3\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(800000\).
Điền số thích hợp vào ô trống:
\(1402c{m^3} - 789c{m^3} = \)
\(c{m^3}\)
\(1402c{m^3} - 789c{m^3} = \)
\(c{m^3}\)
Thực hiện phép tính trừ hai số: $1402 - 789$, sau đó ghi thêm đơn vị diện tích vào.
Ta có: \(1402c{m^3} - 789c{m^3} = 613c{m^3}\)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là \(613\).
Tính giá trị biểu thức:
\(6543d{m^3} - 1,85{m^3} \times 2 + 999d{m^3}\)
A. \(3842d{m^3}\)
B. \(7172d{m^3}\)
C. \(10385d{m^3}\)
D. \(13715d{m^3}\)
A. \(3842d{m^3}\)
- Đưa về cùng đơn vị đo để tính.
- Biểu thức chỉ có chứa phép nhân, phép cộng và phép trừ nên ta thực hiện tính phép nhân trước, phép tính cộng, trừ sau. Khi chỉ còn phép cộng và phép trừ thì ta tính từ trái qua phải.
- Kết quả viết kèm theo đơn vị.
Ta có:
\(\begin{array}{l}6543d{m^3} - 1,85{m^3} \times 2 + 999d{m^3}\\ = 6543d{m^3} - 1850d{m^3} \times 2 + 999d{m^3}\\ = 6543d{m^3} - 3700d{m^3} + 999d{m^3}\\ = 2843d{m^3} + 999d{m^3}\\ = 3842d{m^3}\end{array}\)
Người ta làm một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật bằng bìa. Biết hộp đó có chiều dài \(5dm\), chiều rộng \(3dm\) và chiều cao \(3dm\). Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hình lập phương \(1d{m^3}\) để đầy cái hộp đó?
A. \(15\) hình
B. \(30\) hình
C. \(45\) hình
D. \(54\) hình
C. \(45\) hình
Sau khi xếp đầy hộp ta được \(3\) lớp hình lập phương \(1d{m^3}\) như hình vẽ.
Mỗi lớp có số hình lập phương \(1d{m^3}\) là:
\(5 \times 3 = 15\) ( hình )
Số hình lập phương \(1d{m^3}\) xếp đầy hộp là:
\(15 \times 3 = 45\) ( hình )
Đáp số: \(45\) hình.
Luyện tập và củng cố kiến thức Thể tích hình hộp chữ nhật Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Thể tích hình lập phương Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 3 Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Luyện tập về diện tích các hình Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Diện tích hình tròn Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Hình tròn. Đường tròn. Chu vi hình tròn Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Hình thang. Diện tích hình thang Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Hình tam giác. Diện tích hình tam giác Toán 5 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết